lớn cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc; ngược lại, nếu không biết sử dụng và phát huy nguồn lao động này sẽ trở thành “gánh nặng” không nhỏ cho miền Bắc.
Tình hình quốc tế và trong nước như trên đã đặt ra nhiệm vụ cho miền Bắc cho miền Bắc như sau: Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH. Khôi phục, cải tạo, phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ bức thiết đặt ra cho miền Bắc để tái thiết lại nền kinh tế - xã hội sau chiến tranh. Bắt tay vào thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục và phát triển kinh tế (1955-1957), mục tiêu đặt ra cho miền Bắc là khôi phục cơ sở sản xuất và sản xuất bằng mức trước chiến tranh năm 1939. Sản xuất nông nghiệp được coi là đầu mối để khôi phục kinh tế: “Muốn khôi phục kinh tế, trước hết phải khôi phục và nâng cao sản xuất nông nghiệp” [146, tr. 211]. Nhà nước khuyến khích sản xuất phát triển, tạo điều kiện phát triển sản xuất theo quy mô hộ gia đình, đồng thời vận động nhân dân tham gia các tổ đổi công, xây dựng thí điểm các HTX nông nghiệp và cải tạo các đồn điền cũ, xây dựng các NTQD. Kết thúc thời kì khôi phục kinh tế, miền Bắc bước vào thời kì thực hiện kế hoạch cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội (1958-1960). Miền Bắc đẩy mạnh cải tạo XHCN đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công, thành phần kinh tế tư bản, tư doanh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (tháng 9-1960), Trung ương Đảng chỉ rò: “Cải tạo XHCN là một nhiệm vụ cơ bản trong cách mạng XHCN ở miền Bắc”. Nhiệm vụ trọng tâm của cải tạo XHCN là cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp: “Muốn đưa miền Bắc tiến lên CNXH, chúng ta phải đi từ nông nghiệp (…) cải tạo nông nghiệp là khâu chính của toàn bộ công cuộc xã hội chủ nghĩa” [149, tr. 531 và 537]. Trong nông nghiệp, khâu then chốt của toàn bộ công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN ở miền Bắc được phát triển theo hướng: Xây dựng nông, lâm trường, đại diện cho khu vực kinh tế quốc doanh; Xây dựng các HXT nông nghiệp, đại diện cho khu vực kinh tế tập thể.
Như vậy từ sau năm 1955, miền Bắc nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội để chuẩn bị mọi tiền đề cho miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH vững mạnh về mọi mặt và trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam.
Tiềm năng đất đai và các đồn điền cũ ở miền Bắc
Miền Bắc còn nhiều tiềm năng về đất đai chưa khai thác hết tập trung chủ yếu ở vùng miền núi. Diện tích miền núi rộng khoảng 4,15 triệu ha, bằng 2/3 diện tích toàn miền Bắc. Diện tích đã trồng trọt chỉ khoảng 21,6 vạn ha, còn khoảng 3,9 triệu ha là rừng, núi, đồi trọc. Đất canh tác mới chiếm khoảng 5%, còn lại gần 95% là rừng và đất rừng [202, tr. 33], [228, tr. 3-4]. Trên 3.000 km biên giới Việt-Trung và Việt-Lào của miền Bắc cũng nằm hầu hết ở miền núi.
Vùng miền núi đất rộng, người thưa. Đất đai và tài nguyên có nhiều nhưng thiếu người khai phá. Khu vực miền núi chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên toàn miền Bắc nhưng dân cư lại thưa thớt, trung bình chỉ có 24 người/km2, không đủ nguồn nhân lực để khai thác2. So với thì vùng đồng bằng, chiếm khoảng 1/4 diện tích toàn miền Bắc nhưng dân số lại quá đông. Bình quân khoảng 212 người/km2, một số tỉnh như Hưng Yên là 738 người/km2, Nam Định là 808 người/km2, Thái Bình là 864 người/km2, có một số huyện ở Thái Bình và Thanh Hóa lên tới 1.200 người/km2 [228, tr. 5].
Trong khi đó, diện tích đất trồng trọt nói chung ở miền Bắc rất thấp. Diện tích trồng trọt chỉ chiếm khoảng 12% tổng diện tích toàn miền Bắc. Mỗi nhân khẩu có diện tích đất canh tác rất ít. Bình quân nhân khẩu có khoảng 0,11 ha/người, nếu tính cụ thể thì nhiều nơi nhất là đồng bằng chỉ có 300 m2, 150 m2, thậm chí 11 m2 như ở Hưng Yên, tương đương 3 sào Bắc Bộ3. Con số này là rất thấp so với các nước XHCN khác4. Do vậy, nhiệm vụ khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất đang là vấn đề đặt ra cho miền Bắc lúc này.
Những vùng rừng núi rộng lớn của miền Bắc hầu hết tập trung ở Việt Bắc, Tây Bắc, Đông Bắc, miền Tây khu IV, vùng giới tuyến là những vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị và quân sự. Đây cũng là nơi cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Phát triển sản xuất ở những vùng miền núi, vùng giới tuyến không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị, xã hội và quốc
Có thể bạn quan tâm!
- Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đề Tài Luận Án
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 4
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Nông Trường Quốc Doanh Ở Nước Ngoài
- Mạng Lưới Nông Trường Quốc Doanh Ở Miền Bắc Việt Nam Hợp Nhất Ba Loại H Nh Sản Xuất Nông Nghiệp Thành Mạng Lưới Ntqd
- Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Và L C Lượng Lao Động Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
- Mối Quan Hệ Giữa Nông Trường Quốc Doanh Với Nhân Dân Và Chính Quyền Địa Phương
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
2 Mật độ bình quân của Khu tự trị Thái-Mèo (năm 1962 đổi tên là Khu Tây Bắc) chỉ có 13 người/km2, Lào Cai là 24 người/km2, Yên Bái là 28 người/km. Diện tích của Khu tự trị Thái-Mèo chiếm 1/5 diện tích toàn miền Bắc nhưng dân số chưa bằng 1/2 dân số tỉnh Hưng Yên hoặc chỉ bằng 1/3 dân số tỉnh Thái Bình. [5, tr. 5].
3 Cụm từ “Xiêng 3 sào” là nhằm để chỉ mỗi người nông dân Bắc Bộ chỉ được 3 sào ruộng. Diện tích trồng trọt chỉ có 3 sào được ví như “cái xiềng” luôn trói buộc người nông dân trong cảnh đói nghèo, thiếu đất canh tác.
4 Ví dụ năm 1956, Liên Xô đạt 1,09 ha/người; Hungari là 0,59 ha/người; Ba Lan là 0,58 ha/người; Đức là 0,29 ha/người;
Trung Quốc thấp nhất cũng đạt là 0,27 ha/người [191, tr. 5].
phòng, gắn phát triển kinh tế với quốc phòng. Đồng thời, điều đó cũng tạo ra sự đoàn kết, giúp đỡ giữa các dân tộc trong sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN.
Thời điểm năm 1955, miền Bắc có diện tích đất đai lớn thuộc các đồn điền cũ bị bỏ hoang hóa. Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp đã lập ra rất nhiều đồn điền ở miền Bắc5. Giai đoạn 1884-1918, thực dân Pháp lập được 476 đồn điền với diện tích là 417.650 ha6(Xem chi tiết ở Phụ lục: Mục lục 1.1). Giai đoạn 1919-1945, miền Bắc lập thêm 335 đồn điền với diện tích là 40.065 ha7. Diện tích bình quân của một đồn điền giai đoạn 1919-1945 chỉ khoảng 119,5 ha so với diện tích bình quân 877,4 ha ở giai đoạn 1884-1918 [234, tr. 101-103]. Ngoài những đồn điền kể trên, miền Bắc còn có hơn 5.400 đồn điền nhỏ với tổng diện tích khoảng 101.549 ha được thiết lập theo quy chế nhượng tiểu đồn điền cho người “bản xứ”8.
Từ kết quả của cuộc nhượng đất, khẩn hoang lập đồn điền suốt thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945), miền Bắc có tổng 811 đồn điền với diện tích là 457.715,8 ha, đó là chưa kể khoảng 5.400 tiểu đồn điền của người “bản xứ”. Số đồn điền và diện tích kể trên chưa tính ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Bình.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (năm 1945), Chính phủ tiến hành tịch thu tất cả ruộng đất, đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt. Bộ Nông lâm chỉ giữ lại 7 cơ sở sản xuất và kinh doanh với một số vốn nhất định của Chính phủ giao cho. Số các đồn điền còn lại giao cho địa phương quản lý hoặc chia cho nhân dân. Tuy nhiên suốt một thời gian dài từ năm 1945 đến năm 1954 do đất nước phải tập trung nhân lực và vật lực cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, những đồn điền này gần như bị “bỏ quên”, dần trở thành hoang hóa, cỏ mọc um tùm, xen lẫn các rừng cây, không còn giá trị về kinh tế.
5 Trước năm 1945, thực dân Pháp chia đơn vị hành chính Việt Nam thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ; trong đó, Bắc Kỳ bao gồm các tỉnh: Hà Nội, Hải Phòng (có thời điểm gọi Kiến An), Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Đông, Phúc Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc (thuộc vùng đồng bằng); Thái Nguyên, Sơn Tây, Hưng Hóa (sau đổi thành Phú Thọ), Bắc Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hòa Bình (thuộc vùng trung du), Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu (thuộc vùng thượng du).
6 Trong đó có 150 đồn điền diện tích từ 0-50 ha; 55 đồn điền diện tích từ 51-100 ha; 133 đồn điền diện tích từ 101-500 ha; 45 đồn điền diện tích từ 501-1.000 ha; 36 đồn điền diện tích từ 1.001-2.000 ha; 23 đồn điền diện tích từ 2.001-5.000 ha; 20 đồn điền diện tích trên 5.000 ha và 14 đồn điền không rò diện tích [233, tr. 102].
7 Trong số đó, 148 đồn điền là của người Pháp (67 đồn điền diện tích dưới 50 ha; 81 đồn điền diện tích trên 50 ha) và 187
đồn điền của người Việt (109 đồn điền diện tích dưới 50 ha, 75 đồn điền diện tích trên 50 ha). [234, tr. 96] .
8 Cụ thể như sau: 5.000 tiểu đồn điền được thiết lập theo quy chế nhượng tiểu đồn điền cho người “bản xứ” với diện tích khoảng 60.000 ha; 100 đồn điền được thiết lập theo quy chế quản lý đất phủ rừng với diện tích là 4.958,3101 ha; 63 đồn điều được thiết lập theo quy chế nhượng cấp đồn điền di dân tập thể với diện tích là 14.776,74 ha và 285 đồn điền được
thiết lập theo hình thức nhượng, khẩn hoang bãi bồi ven biển với diện tích là 21.815,5517 ha [234, tr. 527].
Như vậy là đến thời điểm năm 1955, ở miền Bắc có một tiềm năng đất đai rất lớn cần được khai phá. Đó là diện tích đất đai rộng lớn tập trung ở khu vực miền núi và những đồn điền cũ đang bị bỏ hoang hóa, trải dài từ Chi Nê, Xuân Mai, Phú Mạn, Ba Vì, Hoà Bình, Suối Rút, Mộc Châu, Nà Sản, Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, Lai Châu, Ba Khe, Nghĩa Lộ, Than Uyên, vùng Đồn Vàng Phú Thọ, Đoan Hùng, Tân Trào, vùng Đông Bắc cho đến Tây Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đây là một trong những cơ sở quan trọng để Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức đưa lực lượng lao động đi khai hoang, phục hóa xây dựng NTQD.
2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khai hoang
Khuyến khích sản xuất nông nghiệp, trong đó có khuyến khích khai hoang vẫn luôn là tư tưởng nhất quán và xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Năm 1954, Nhà nước đã thông qua “10 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở những xã chưa cải cách”9. Tiếp đến, tháng 5-1955, Nhà nước ban hành 8 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp, trong đó có khuyến khích khai hoang, phục hoá: Ruộng đất khai hoang được miễn thuế 5 năm, ruộng đất phục hoá
được miễn thuế 3 năm; phần sản phẩm tăng do tăng vụ, tăng năng suất không phải đóng thuế10. Cùng với việc khuyến khích người nông dân khai hoang, phục hoá, Nhà nước đứng ra tổ chức khai hoang, phục hóa trên quy mô lớn và tập trung. Đối với hình thức quốc doanh khai hoang, từ năm 1955 đến năm 1960, Nhà nước giao cho Bộ Nông lâm, Bộ Quốc phòng và Ủy Ban thống nhất Trung ương tổ chức đưa nhân dân, lực lượng bộ đội chuyển ngành, lực lượng cán bộ, đồng bào miền Nam
9 Năm 1954, Chính phủ đã thông qua “10 chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp ở những xã chưa cải cách”. Nội dung 10 chính sách như sau: 1. Đảm bảo người nào cày cấy, người đó thu hoa lợi; 2. Chống bỏ ruộng hoang, khuyến khích khai hoang; 3. Chăm bón tốt thêm, không phải đóng thuế thêm; 4. Đảm bảo tự do thuê mướn nhân công; 5. Đảm bảo tự do vay mượn; 6. Đảm bảo tự do thuê và cho thuê trâu bò; 7. Đẩy mạnh việc giúp đỡ lẫn nhau; 8. Khuyến khích phát triển nghề phụ; 9. Bảo hộ và khuyến khích lao động làm ăn khá giả, khen thưởng chiến sĩ lao động; 10. Nghiêm cấm phá hoại sản xuất, bảo hộ quyền lợi của nông dân đã giành được trong đấu tranh.
Ở điều 2, khuyến khích khai hoang ghi rò: Đối với ruộng đất bỏ hoang không phải vì thiên tai, địch họa, không phải vì mất sức lao động thì nhất luật không giảm mức thuế nông nghiệp; Ai muốn cày cấy ruộng đất bỏ hoang không kể có hay không có lý do chính đáng thì báo cáo cho Ủy ban kháng chiến xã và được Hội Nông xã biết. Người cày cấy được thu toàn bộ hoa lợi và được miễn thu nông nghiệp 3 năm; Đối với đất đai chưa khai phá, nếu ai khai phá chưa đầy 3 năm thì khi chia ruộng đất sẽ không tính số ruộng đất đó vào ruộng đất đã có của họ và được miễn thuế nông nghiệp 5 năm.10 8 chính sách khuyến khích sản xuất bao gồm: (1) Bảo đảm quyền sở hữu ruộng đất; (2) Bảo hộ tài sản nông dân và các tầng lớp khác; (3) Khuyến khích khai hoang, phục hoá bằng miễn giảm thuế 3 năm cho ruộng đất khai hoang, 5 năm cho
ruộng đất phục hóa; Không phải đóng thuế phần tăng vụ, tăng năng suất; (4) Tự do thuê mướn nhân công, thuê mướn trâu bò, vay và cho vay; (5) Khuyến khích phát triển tổ đổi công; (6) Khuyến khích phát triển nghề phụ và nghề thủ công trong nông dân và nông thôn; (7) Bảo hộ và khuyến khích, khen thưởng những hộ nông dân làm ăn giỏi; (8) Nghiêm cấm phá hoại sản xuất. [132, tr.58-59].
tập kết ra miền Bắc đi khai hoang, phục hóa thành lập ra các nông trường, các tập đoàn sản xuất nông nghiệp.
Tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960), vấn đề phát triển sản xuất, khai hoang để mở rộng diện tích đất canh tác trở thành nhiệm vụ quan trọng. Nghị quyết Đại hội chỉ rò: “Phải phân bố hợp lý sức sản xuất ở đồng bằng trung du và miền núi, điều chỉnh sức người giữa các vùng, quy hoạch từng bước các vùng kinh tế, thực hiện sự phân công phối hợp giữa các vùng kinh tế với nhau” [149, tr. 928]. Chủ trương khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới tiếp tục được kh ng định tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (tháng 7-1961) (khóa III), lần thứ 7 (tháng 6-1962), lần thứ 8 (tháng 4-1963) và Nghị quyết về phát triển sản xuất nông nghiệp miền núi. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 5 về vấn đề phát triển nông nghiệp chỉ rò để phát triển kinh tế nông nghiệp phải tiến hành ba biện pháp: Tăng vụ trên toàn bộ diện tích đất đai canh tác; cải tiến kỹ thuật tăng năng suất và tổ chức khai hoang mở rộng diện tích, trong đó, khai hoang là một trong những biện pháp quan trọng nhất. Từ cuối năm 1960, công tác khai hoang diễn ra mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. Điển hình nhất là hình thức nhân dân khai hoang để lập ra các HTX nông nghiệp và quốc doanh khai hoang để lập ra các NTQD. Đối với quốc doanh khai hoang do Bộ Nông trường tổ chức và chỉ đạo, trong 5 năm (1961-1965), miền Bắc “phải khai hoang thêm khoảng 55 vạn ha (nông trường quốc doanh khai hoang khoảng 20 vạn ha, nông dân khai hoang khoảng 35 vạn ha)” [150, tr. 424-425].
Để đẩy mạnh công tác khai hoang, giai đoạn này, Đảng và Nhà nước thực hiện vận động đồng bào miền xuôi đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới ở miền núi. Đây là một trong ba cuộc vận động lớn diễn ra tại miền Bắc11. Thực tế, “Cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi về cơ bản vẫn là cuộc vận động trong nông nghiệp. Khâu trung tâm của nó vẫn là khai hoang mở rộng diện tích” [2, tr. 4]. NTQD góp phần tích cực vào việc thực hiện cuộc vận động đó và giữ vai trò là thành trung tâm ở những vùng kinh tế mới.
11 Đó là ba cuộc vận động sau:
- Vận động cải tiến quản lý HTX, cải tiến kỹ thuật, nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc (gọi tắt là Cuộc vận động cải tiến quản lý HTX);
- Vận động nâng cao ý thức trách nhiệm; tăng cường quản lý kinh tế, tài chính; cải tiến kỹ thuật; chống tham ô; lãng phí; quan liêu (gọi tắt là Cuộc vận động ba xây, ba chống);
- Vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế ở miền núi.
Có thể nói, việc xây dựng NTQD và các HTX là nhằm thực tế hóa chủ trương, chính sách khai hoang, mở rộng diện tích canh tác của Đảng và Nhà nước.
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh
Tháng 3-1955, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (Khóa II), Trung ương Đảng chủ trương “bắt đầu xây dựng NTQD để thí nghiệm và làm kiểu mẫu cho nông dân” [146, tr. 211]. Các NTQD được xây dựng trên cơ sở khai hoang, phục hóa từ những đồn điền cũ của thực dân Pháp và địa chủ Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 12 (tháng 3-1957) tiếp tục kh ng định: “Củng cố các NTQD và quốc doanh lâm khẩn, thực hiện lối kinh doanh xí nghiệp” [147, tr. 264].
Bước vào thực hiện kế hoạch Cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội (1958-1960), Đảng và Nhà nước kh ng định trong nền kinh tế tồn tại hai hình thức sở hữu là hình thức sở hữu toàn dân (Nhà nước) và hình thức sở hữu tập thể. Trong nông nghiệp, Trung ương Đảng chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng NTQD và HTX nông nghiệp. Tháng 11-1958, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14 (Khóa II), Trung ương Đảng chỉ rò: “Các NTQD của ta hiện nay còn rất ít, nhưng việc tổ chức sản xuất và quản lí kinh doanh còn chậm được cải tiến, kết quả rất bị hạn chế. Cần phải tích cực củng cố các nông trường, làm cho nông trường sản xuất tốt và có lãi, nêu rò vai trò tiên tiến trong sản xuất, phổ biến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật cho nông dân. Cần phát triển các nông trường quân đội và các tập đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam, dựa vào lực lượng có tổ chức của quân đội và anh em cán bộ miền Nam ra ngoài biên chế mà đẩy mạnh việc khôi phục các đồn điền, việc khai hoang, mở thêm những khu vực sản xuất mới ở các trung du và miền núi” [148, tr. 476-477]. Tại kỳ họp Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III (9-1960), Trung ương Đảng tiếp tục nhấn mạnh “đi đôi với việc hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp, cần đặc biệt chú trọng phát triển các NTQD nhằm hướng chính là trung du và miền núi” [149, tr. 578].
Thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), Trung ương Đảng nêu rò “NTQD cần phải được củng cố và phát triển hơn nữa để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất và phát huy tác dụng làm gương mẫu cho HTX” [150, tr. 449]. NTQD giữ một vị trí quan trọng đối với vấn đề phát triển nông nghiệp miền núi “làm chuyển biến
bộ mặt nông nghiệp miền núi, biến nền kinh tế vốn là tự cấp dần dần trở thành một nền kinh tế phát triển toàn diện và có nhiều sản phẩm hàng hóa” [150, tr. 449].
Như vậy là từ năm 1955, NTQD bắt đầu được xây dựng, từ chỗ thí điểm đến ngày càng đẩy mạnh công tác xây dựng NTQD. Nếu thời kì khôi phục kinh tế (1955-1957), NTQD xây dựng trên cơ sở phục hồi những đồn điền cũ bị bỏ hoang hóa, thì đến thời kì thực hiện kế hoạch Cải tạo và phát triển kinh tế-xã hội (1958- 1960) và tiếp đến là 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), NTQD được xây dựng trên cơ sở khai hoang những vùng đất mới.
2.1.3. Mô hình nông trường quốc doanh ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
Lênin là người khởi xướng ý tưởng về việc xây dựng NTQD ở Liên Xô. Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga (1917) thành công, tháng 2-1919, Lênin ký đã sắc lệnh “Về việc tổ chức những NTQD do các cơ quan và tổ chức liên hiệp của giai cấp vô sản công nhân đảm nhiệm”. Cùng năm 1919, Lênin cũng thông qua Nghị quyết “Về việc quy hoạch đất đai XHCN và về những biện pháp chuyển sang nền nông nghiệp XHCN” và quy định nhiệm vụ của NTQD như sau: “Nông trường quốc doanh được tổ chức ra với mục đích: a) tăng thật nhiều hơn nữa sản phẩm bằng cách nâng cao năng suất nông nghiệp và mở rộng diện tích gieo trồng, b) tạo điều kiện để chuyển hoàn toàn sang nền nông nghiệp cộng sản chủ nghĩa, c) xây dựng và phát triển những trung tâm văn hoá - kỹ thuật nông nghiệp” [217, tr. 65]. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (năm 1919), các NTQD được thành lập khắp nơi ở Liên Xô. Năm 1922, Liên Xô tổ chức được 4.316 NTQD với diện tích 3.324 nghìn ha; năm 1939 là 4.027 NTQD với diện tích đất đai là 68 triệu ha; năm 1965 là 11.681 với diện tích đất đai là 89 triệu ha; năm 1967 lên tới 12.196 NTQD [217, tr. 65-68]. Các NTQD đã giữ một vị trí quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp lương thực, thực phẩm cho Nhà nước Liên Xô. Tại thời điểm đó, NTQD Liên Xô đã trở thành những xí nghiệp nông nghiệp lớn nhất trên thế giới cả về diện tích đất đai và quy mô sản xuất. Những năm đầu xây dựng, đa số NTQD phát triển theo hướng chuyên môn hóa hẹp. Nhưng những năm sau đó, các NTQD ở Liên Xô tăng dần số ngành sản xuất và dần trở thành những nông trường nhiều ngành. Từ năm 1960, các NTQD đẩy mạnh triệt để việc thực hiện chuyên môn hóa và tập trung hóa sản xuất.
Mô hình NTQD ở Liên Xô nhìn chung thường có một khu trung tâm và một số khu vực sản xuất (nông trường trồng trọt gọi là phân trường, nông trường chăn nuôi
gọi là trại chăn nuôi). Ở khu trung tâm gồm có văn phòng, nhà kho, trạm phát điện, những xí nghiệp phụ, những công trình phục vụ văn hóa và sinh hoạt, cũng có một số phân trường hoặc trại chăn nuôi. Còn những phân trường và trại chăn nuôi khác đều có khu riêng, trong đó có nhà ở, nhà làm việc và những tư liệu sản xuất. Về nguồn vốn phát triển sản xuất của NTQD do Nhà nước cấp và tiền trích lợi nhuận. Các kế hoạch hàng năm quy định hạn ngạch về vốn đầu tư, về biên chế và về quỹ tiền lương. Nguyên tắc phân phối theo lao động trong các NTQD thực hiện theo hình thức trả lương (lương khoán và lương theo thời gian). NTQD tổ chức thành các đội sản xuất. NTQD thực hiện kế hoạch hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất.
Ở Đông Âu, tại thời điểm lịch sử đó, mô hình phát triển kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Xô-Viết Liên bang Nga trở thành kiểu mẫu cho các nước XHCN. Noi gương Liên Xô và dựa vào kinh nghiệm của Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu đều tập trung xây dựng nền kinh tế quốc hữu hóa. Trong nông nghiệp, các nước thành lập những xí nghiệp quốc doanh (NTQD) và xí nghiệp hợp tác(nông trang tập thể, HTX). Các nước như Tiệp Khắc, Bungari, Cộng hòa Dân chủ Đức, Rumani, Balan, Hungari đều xây dựng NTQD.
Ở Trung Quốc, sau khi đất nước giải phóng (năm 1949), Đảng và Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng tổ chức các binh đoàn lên miền núi khai hoang, xây dựng NTQD. Phần lớn NTQD được xây dựng ở những vùng đất hoang thuộc các vùng tự trị Tân Cương, Khu tự trị Nội Mông Cổ, các tỉnh Hắc Long Giang, Vân Nam và đảo Hải Nam.
Trong thời kì xây dựng XHCN từ sau năm 1954, miền Bắc Việt Nam cũng học tập theo mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp của Liên Xô và các nước XHCN. NTQD đã ra đời và được xây dựng khắp các tỉnh miền Bắc, trải dài từ Tây Bắc đến Vĩnh Linh (Quảng Trị).
2.2. Qúa trình xây dựng và phát triển nông trường quốc doanh
2.2.1. Quá trình hình thành nông trường quốc doanh
2.2.1.1 Sự ra đời ba loại hình sản xuất nông nghiệp trong những năm 1955-1960
Nông trường quốc doanh
Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Bộ Nông lâm thành lập Nha Khẩn hoang di dân có nhiệm vụ quản lý đất đai, các đồn điền của thực dân Pháp và địa chủ người Việt, cũng như để hướng dẫn và thu nhận đồng bào tản cư