xuất công cộng tiến hành sản xuất ra nông sản phẩm (…) trực tiếp thực hiện kế hoạch Nhà nước, làm ra nông sản cho xã hội, giao nộp sản phẩm cho Nhà nước và phân phối sản phẩm trong nội bộ xí nghiệp”. [193, tr. 32-33]
+ Khái niệm về xí nghiệp quốc doanh: “Là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lí hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao …” [170, tr. 1011]
Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, nông trường quốc doanh là xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước tổ chức, quản lý và phân phối sản phẩm, gồm tập thể những người lao động được Nhà nước trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành sản xuất với quy mô lớn theo kế hoạch của Nhà nước, có sự phân công và hợp tác lao động trong quá trình tham gia sản xuất, góp phần phát triển phong trào hợp tác hóa và hướng dẫn người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở những vùng nông thôn, miền núi.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước
* Nh m công tr nh nghiên cứu chung về kinh tế và kinh tế nông nghiệp, trong đ c đề cập đến nông trường quốc doanh
Trước hết là những công trình nghiên cứu về đồn điền ở miền Bắc. Vì sao nghiên cứu sinh lại liệt kê những công trình nghiên cứu về đồn điền? Mặc dù đối tượng nghiên cứu của đề tài là Nông trường quốc doanh (NTQD). Bởi có không ít NTQD ở miền Bắc nói riêng, Việt Nam nói chung được hình thành trên cơ sở kế thừa và mở rộng những đồn điền từ thời Pháp thuộc để lại. Năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời tiếp quản những đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt để lại. Đến năm 1955, sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTQD, trên cơ sở của các đồn điền cũ, nhân dân cải tổ lại các đồn điền cũ thành lập nên các nông trường. Đây cũng là một sự phát triển tiếp nối của lịch sử, là sự chuyển giao từ sở hữu tư nhân sang sở hữu nhà nước về tư liệu sản xuất, về đất đai.
Hai công trình nghiên cứu “Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884 - 1918”. 1996. Nhà xuất bản (Nxb) Thế giới, Hà Nội và “Việc nhượng đất, khẩn
hoang ở Bắc Kỳ từ năm 1919 đến năm 1945”. 2001. Nxb Thế giới, Hà Nội, của tác giả Tạ Thị Thúy. Hai công trình là kết quả nghiên cứu cả một quá trình liên tục và xuyên suốt về đồn điền ở Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945. Hai công trình đã làm rò lịch sử hình thành các đồn điền của người Pháp và một số địa chủ người Việt ở Bắc Kỳ diễn ra như thế nào; thực trạng chế độ đồn điền, tất cả các hoạt động diễn ra trong đồn điền, gồm hoạt động sản xuất và hoạt động quan hệ sản xuất; về việc chuyển nhượng, khẩn hoang diễn ra trong các đồn điền.v.v... Từ kết quả hai công trình nghiên cứu của mình, tác giả đi đến nhận định: Sự xuất hiện của các đồn điền của người Pháp và địa chủ người Việt trước năm 1945 với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là những nhân tố mới, tác động tích cực đến những yếu tố bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời của phương thức sản xuất truyền thống ở Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những mặt tiêu cực, mục đích và thực chất việc thực dân Pháp lập đồn điền ở Bắc Kỳ, kh ng định quan hệ trong đồn điền là quan hệ bóc lột và chứa đựng những yếu tố tiềm ẩn tạo nên các cuộc đấu tranh chống lại điền chủ và thực dân Pháp. Qua hai công trình kể trên, nghiên cứu sinh có được bức tranh toàn cảnh về kinh tế đồn điền thời thuộc địa: số lượng đồn điền, quy mô đồn điền, nơi phân bố đồn điền, hoạt động sản xuất, phương thức tổ chức sản xuất, quan hệ sản xuất, phương thức quản lý nhân công... Đặc biệt ở hai công trình nghiên cứu là những số liệu mà tác giả dày công sưu tập rất có giá trị và độ tin cậy cao. Hai công trình kể trên được luận án tiếp thu và kế thừa rất nhiều trong quá trình nghiên cứu. Có thể nói, luận án về nông trường quốc doanh là sự liền mạch, tiếp tục của hai công trình nghiên cứu về đồn điền trong tiến trình phát triển của lịch sử từ cận đại đến hiện đại.
Công trình “Đồn điền Thanh H a thời Pháp thuộc 1940-1945”. 2012. Nxb Thanh Hóa của nhóm tác giả do Nguyễn Trọng Văn chủ biên, gồm 3 chương. Chương I, công trình nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của các đồn điền ở Thanh Hóa như: điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội và lịch sử… các cơ sở để thực dân Pháp lập đồn điền tại tỉnh Thanh Hóa và những văn bản, nghị định quy định về việc lập đồn điền. Trong đó, các văn bản quy định rất rò chỉ những công dân Pháp, người có quốc tịch Pháp, người dân bảo hộ của Pháp mới đủ pháp lý được cấp đồn điền. Chương II, nhóm tác giả tập trung phân tích việc thúc đẩy thành lập đồn điền,
Có thể bạn quan tâm!
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 1
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 2
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 4
- Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Nông Trường Quốc Doanh Ở Nước Ngoài
- Chủ Trương, Chính Sách Của Đảng Và Nhà Nước Về Xây Dựng Nông Trường Quốc Doanh
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
việc khai thác đồn điền diễn ra như thế nào. Công trình đã trình bày rất rò số lượng, quy mô và sự phân bố đồn điền ở Thanh Hóa. So với các tỉnh ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ, đồn điền ở Thanh Hóa thiết lập muộn hơn song lại là vùng mà Pháp chú ý nhiều nhất trong quá trình khai thác thuộc địa tại Đông Dương. Thanh Hóa cũng là một trong những tỉnh/thành có số lượng đồn điền nhiều ở Việt Nam. Chương III, tập thể tác giả phân tích phương thức kinh doanh và sử dụng đất của đồn điền (chủ yếu là trồng cà phê kết hợp với chăn nuôi), về tổ chức bộ máy, phương thức quản lý công nhân, phương thức quản lý nhân công và tài sản. Có thể nói, công trình đã phục dựng lại khá toàn diện về đồn điền ở tỉnh Thanh Hóa thời Pháp thuộc.
Luận án Tiến sĩ Lịch sử của Hồ Công Lưu “Đồn điền ở đồng bằng Bắc Kỳ từ năm 1884 đến năm 1945”. 2017. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, với nội dung chương 2 “Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1884 đến năm 1918”, chương 3 “Đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ từ năm 1919 đến năm 1945” và chương 4 “Đặc điểm và tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ”. Luận án đã khôi phục lại một cách tương đối hệ thống và khách quan về thực trạng đồn điền ở đồng bằng Bắc kỳ thời kỳ 1884-1945. Tác giả đã làm rò cơ sở hình thành đồn điền, chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp và sự thiết lập hệ thống đồn điền ở Bắc Kỳ; tổ chức quản lý đồn điền; các hoạt động kinh tế trong đồn điền. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra những nhận định, quan điểm riêng về đặc điểm, nhất là đặc điểm đối với kinh tế nông nghiệp đồng bằng Bắc kỳ so với giai đoạn trước năm 1884; về tác động của đồn điền tới kinh tế-xã hội Bắc Kỳ, chỉ ra cả những đóng góp của đồn điền như: Bước đầu đặt nền móng cho khoa học nông nghiệp Việt Nam, góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thuộc địa ra đời; tác động tích cực đến biến đổi của một số ngành nghề khác ở Bắc Kỳ và cũng làm rò những hạn chế, tích cực của đồn điền đối với kinh tế-xã hội vùng đồng bằng Bắc kỳ, như: Xã hội chuyển biến, phân hóa; phong trào đấu tranh của nông dân chống điền chủ và thực dân Pháp...
Tiếp đến là những công trình có đề cập đến nông trường quốc doanh. Công trình “Tổ chức quản lí xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa”. 1970. Nxb Nông thôn, do tập thể cán bộ Bộ môn Tổ chức xí nghiệp - Khoa Kinh tế nông nghiệp -
Đại học Nông nghiệp I biên soạn. Công trình có 17 chương, dài 150 trang, đã trình bày một cách hệ thống về tổ chức NTQD và hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, từ nguyên tắc và bộ máy quản lý; chuyên môn hóa sản xuất và quy mô; kế hoạch nội bộ của nông trường quốc doanh và hợp tác xã; quy hoạch đất đai; tổ chức tư liệu sản xuất; tổ chức lao động; định mức lao động; trả công lao động; tổ chức sản xuất (trồng trọt và chăn nuôi); phân phối và tiêu thụ sản phẩm; hạch toán kinh tế, doanh lợi và tài chính; tổ chức trạm máy kéo và máy móc nông nghiệp xã hội chủ nghĩa (XHCN); quản lý kinh tế trạm máy kéo và máy móc... Nội dung công trình giới thiệu đầy đủ phương thức tổ chức và vận hành của NTQD và HTX nông nghiệp.
Công trình “Kinh tế nông nghiệp xã hội chủ nghĩa”. 1973. Nxb Nông thôn, của trường Đại học Nông nghiệp I. Công trình dày 376 trang, trong đó, NTQD là đối tượng được công trình đề cập đến. Tuy nhiên so với tổng số lượng trang của toàn bộ công trình thì dung lượng số trang viết về NTQD rất ít ỏi, chỉ khoảng 7 trang: Tại mục 1 trong phần III “Xây dựng, củng cố và phát triển NTQD, trạm máy kéo và máy móc nông nghiệp” (từ trang 56 đến trang 59) và mục IV “Củng cố và hoàn thiện sản xuất mới trong nông nghiệp” (từ trang 62 đến trang 64). Các tác giả đã phân tích những đặc trưng cơ bản nhất của NTQD, đó là: NTQD sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước, kế hoạch sản xuất và tài vụ do Nhà nước trực tiếp giao và xét duyệt, sản phẩm làm ra do Nhà nước thống nhất phân phối; NTQD được trang bị công cụ sản xuất hiện đại, quy mô sản xuất lớn, có khả năng ứng dụng khoa học-kỹ thuật vào sản xuất; NTQD là xí nghiệp nông nghiệp thuộc sở hữu toàn dân có năng suất lao động cao nên tỷ suất sản phẩm hàng hóa của NTQD cao hơn so với HTX nông nghiệp; NTQD do giai cấp công nhân làm chủ. Đặc biệt ở trang 59, các tác giả có đưa phân tích, bình xét đánh giá về NTQD như sau: “Nhưng nhiều NTQD của ta kinh doanh còn bị lỗ vốn, năng suất lao động chưa cao, sản phẩm cung cấp cho nhà nước chưa nhiều. Do vậy, tác dụng gương mẫu, hướng dẫn vào lãnh đạo của NTQD đối với HTX còn hạn chế” [247, tr. 57 và 59]. Sau cùng, nhóm tác giả kh ng định tính ưu việt của NTQD đối với nền kinh tế nông nghiệp XHCN. Đây là cơ sở lý luận cho luận án tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu.
Công trình “Ra sức phấn đấu cho một nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa”. 1976. Nxb Sự Thật, của Phạm Văn Đồng. NTQD được tác giả tập trung phân tích ở mục: “Một số vấn đề xây dựng và phát triển NTQD trong quá trình đưa nền nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. Tác giả kh ng định vai trò, vị trí của NTQD đối với nông nghiệp miền Bắc XHCN; đề xuất một số bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng và phát triển NTQD đúng với chức năng, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho. Mặc dù số lượng trang viết về NTQD chỉ có khoảng 7 trang nhưng đây là cơ sở lý luận cho nghiên cứu sinh để đánh giá về NTQD ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975.
Công trình “Tổ chức xí nghiệp nông nghiệp chủ nghĩa xã hội”. 1978. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, do Nguyễn Đình Nam làm chủ biên, gồm 26 chương. Nội dung giới thiệu một cách hệ thống những lý luận và phương pháp luận cơ bản của việc tổ chức quản lý các NTQD, các HTX nông nghiệp, các trạm cơ khí, sửa chữa máy móc trong nông nghiệp; tổ chức ngành trồng trọt, chăn nuôi; các ngành công nghiệp phục vụ và ngành phụ; tổ chức công tác phân phối, công tác tài chính, hạch toán kinh tế và tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh doanh trong các nông trường quốc doanh, các hợp tác xã, trạm máy kéo... Công trình là tài liệu tham khảo rất có giá trị giúp cho độc giả nắm được những vấn đề cơ bản về cách thức tổ chức, cách thức vận hành, cách thức hoạt động của một nông trường quốc doanh.
Công trình của Thế Đạt “Nền nông nghiệp Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945”. 1981. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, gồm 280 trang với 5 phần: Nền nông nghiệp Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945; Nền nông nghiệp Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi (7/1954); Nền nông nghiệp Việt Nam từ khi bắt đầu khôi phục kinh tế (1955) đến khi kết thúc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1965); Nền nông nghiệp Việt Nam từ năm 1966 đến khi miền Nam hoàn toàn giải phóng (4/1975); Nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
NTQD cũng là một nội dung rất nhỏ được tác giả đề cập đến ở phần ba và phần bốn và có liên quan trực tiếp đến luận án. Ở phần ba “B. Việc xây dựng thắng
lợi NTQD và trạm cơ khí nông nghiệp và sửa chữa trong nền nông nghiệp XHCN miền Bắc của Việt Nam”, tác giả dành một mục viết về NTQD, khoảng 10 trang (từ trang 90 đến trang 100). Tác giả giới thiệu một cách khái quát nhất về quá trình xây dựng NTQD ở miền Bắc Việt Nam và mở rộng ở miền Nam, số lượng NTQD, một số kết quả về hoạt động sản xuất của NTQD với những dẫn chứng số liệu cụ thể và sinh động ở từng giai đoạn.Trong phần này, tác giả đưa ra rất nhiều những phân tích, nhận xét, đánh giá , tiêu biểu như nhận xét sau: “Nhìn chung, các NTQD cùng với những xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh khác (trạm, trại quốc doanh...) đã đạt được một số kết quả như trên đã phân tích, nhưng so với mức vốn Nhà nước đầu tư về các mặt cũng như so với vị trí, yêu cầu, nhiệm vụ “làm gương” cho các hợp tác xã nông nghiệp thì chưa tương xứng. Tuy đã có một số quá trình xây dựng và phát triển từ nhiều năm nay, nhưng còn nhiều NTQD vẫn chưa được định hình rò nét, từ đó về phương hướng sản xuất vẫn chưa ổn định, có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển lâu dài của chúng” [159, tr. 99-100]. Đây là nhận định quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nhận xét, đánh giá về NTQD. Phần bốn, mục 1 “Vấn đề phát huy những kết quả của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và vấn đề phát triển sản xuất toàn diện nền nông nghiệp xã hội chủ nghĩa của miền Bắc với vai trò hậu phương vững chắc đối với tiền tuyến lớn anh hùng của cả nước” có khoảng 3 trang (từ trang 144 đến trang 147) viết về NTQD. Tác giả đưa ra nhiều số liệu về trồng trọt và chăn nuôi của NTQD ở miền Bắc từ năm 1966 đến năm 1974. Kết quả nghiên cứu của công trình được nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài nghiên cứu.
Tuy nhiên, số lượng trang viết về NTQD là không nhiều, chỉ có khoảng 14/280 trang. NTQD không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên tác giả chỉ khái quát, sơ lược, còn rất nhiều vấn đề đặt ra cho luận án để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu.
Công trình “Đưa nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa”. 1981. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, của Nguyễn Huy. Chương III “Hình thức tổ chức của nền nông nghiệp lớn xã hội chủ nghĩa” có nhắc đến hình thức tổ chức NTQD. Tác giả giới thiệu về các hình thức tổ chức NTQD, HTX nông nghiệp, các trạm máy kéo và máy móc nông nghiệp, trong đó có phân tích vai trò và vị trí
của NTQD trong nền sản xuất lớn XHCN ở miền Bắc. Từ đó, tác giả kh ng định sự cần thiết của mô hình NTQD nhằm đưa nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.
Công trình “45 năm kinh tế Việt Nam 1945-1990”. 1990. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, do Đào Văn Tập (chủ biên), tổng kết lại chặng đường 45 năm phát triển kinh tế ở Việt Nam. Trong khi phân tích về nền kinh tế nông nghiệp, các tác giả có đưa ra những đánh giá về hiệu quả sản xuất của NTQD ở miền Bắc giai đoạn 1955-1960. Theo quan điểm của nhóm tác giả, trừ một số nông trường sản xuất chè, còn đại đa số các nông-lâm trường đều thua lỗ, sản xuất không hiệu quả. Ở trang 10, tác giả viết “Các nông lâm trường tuy có những thành tựu nhất định, song chưa tương xứng với số vốn đầu tư nhà nước bỏ ra. Có nhiều nguyên nhân của tình trạng đó, nhưng trước hết là do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp từ trên xuống đã làm cho hoạt động kinh tế của nông trường kém hiệu quả” [224, tr. 10]. Với nhận định này, nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để đánh giá về NTQD ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn này.
Công trình “Lịch sử nông nghiệp Việt Nam”. 1994. Nxb Sự Thật, Hà Nội, tổng kết lại những chặng đường phát triển lịch sử của nông nghiệp Việt Nam. Đó là: Lịch sử phát triển các loại tài nguyên nông nghiệp; các bộ phận hợp thành nền nông nghiệp Việt Nam; các biện pháp kỹ thuật trong nông nghiệp; tổ chức, quản lý nông nghiệp qua các thời đại; những bài học và dự báo về con đường phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Trong chương IV “Tổ chức, quản lý nông nghiệp qua các thời đại”, trang 201, tác giả viết về NTQD như sau: trong hai năm 1956-1956, cùng với việc khôi phục một số đồn điền cũ do các nhà tư sản Pháp để lại, Bộ Nông lâm đã thành lập thêm 15 nông trường tại các tỉnh Hà Bắc, Hòa Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Vĩnh Phú, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình [183, tr. 201]. Tuy dung lượng viết về NTQD không nhiều nhưng đây là nguồn tài liệu quý giá cho đề tài tham khảo.
Công trình “Kinh tế nông nghiệp”. 1997. Nxb Tài chính, Hà Nội, do Nguyễn Đình Hợi chủ biên, dày 208 trang. Mục III “Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp (Doanh nghiệp Nhà nước)”, gồm 5 trang, nhóm tác giả có đề cập đến NTQD. Nhóm
tác giả có kh ng định: Kinh tế quốc doanh trong nông nghiệp bao gồm các cơ sở quốc doanh sản xuất (NTQD, các cơ sở sản xuất khác của Nhà nước) và quốc doanh dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp (giống, bảo vệ thực vật, thủy lợi...). Đó là những doanh nghiệp Nhà nước, tức là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn, quản lý với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo hướng của Nhà nước. Nhà nước có thể giao một số ít chỉ tiêu pháp lệnh và có thể can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp về định giá, về tài trợ. Song các biện pháp quản lý trực tiếp của Nhà nước không thoát ly một pháp nhân kinh tế hoạt động theo pháp luật và bình đ ng với doanh nghiệp khác. Những biện pháp quản lý trực tiếp không thoát ly cơ chế thị trường. Trước đây, do quan niệm chỉ có kinh tế quốc doanh mới triệt để xã hội chủ nghĩa (XHCN), mới có điều kiện sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, cho nên đã có chủ trương phát triển tràn lan các nông trường, các trạm cơ khí nông nghiệp và sửa chữa, các trạm, trại sản xuất và dịch vụ kỹ thuật khác. Nhưng hàng chục năm qua do cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, do trình độ tổ chức quản lý của cán bộ, công nhân còn thấp nên hầu hết các cơ sở quốc doanh, nông nghiệp đều làm ăn thua lỗ, không tương ứng với số vốn đầu tư của Nhà nước bỏ ra [171, tr. 70-72]. Nhận định này của nhóm tác giả giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở phân tích và nhận xét của NTQD.
Công trình “Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam”. 1999. Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, của Trương Thị Tiến. Công trình có tổng số 260 trang, chia là 3 chương: Quá trình hình thành và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp và mô hình tổ chức quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta (1955-1980); Quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam (1981-1997); Một số kinh nghiệm rút ra từ góc độ lịch sử. Trong đó, chương I, tác giả nghiên cứu từ năm 1955 đến năm 1980 có liên quan trực tiếp đến đề tài. Tác giả dành một số nội dung nhất định viết về NTQD ở miền Bắc Việt Nam, từ quá trình hình thành đến tổ chức quản lý nông trường. Cụ thể ở chương I, mục III “Mô hình tổ chức quản lý trong các xí nghiệp quốc doanh nông nghiệp”, từ trang 49 đến trang 53, tác giả tập trung phân tích và đánh giá về tổ chức quản lý của hệ thống NTQD ở miền Bắc. Từ nghiên cứu của mình, tác giả đưa ra quan điểm như sau: “Cơ chế quản lý trong khu