Nhóm Công Trình Nghiên Cứu Về Nông Trường Quốc Doanh Ở Nước Ngoài

sĩ Lịch sử “Qúa trình h nh thành và hoạt động của Nông trường Vân Lĩnh, tỉnh Phú Thọ từ năm 1957 đến năm 2009". 2015. Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của Vi Hữu Thụ. Luận văn có 3 chương: Điều kiện tự nhiên, dân cư và sự hình thành Nông trường Vân Lĩnh; hoạt động của Nông trường Vân Lĩnh từ năm 1957 đến năm 1985; hoạt động của Nông trường Vân Lĩnh từ năm 1986 đến năm 2009. Tác giả phục dựng lại một cách khái quát bức tranh về Nông trường Vân Lĩnh, phân tích bối cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời Nông trường Vân Lĩnh, các hoạt động của nông trường, quá trình chuyển đổi hình thức kinh doanh từ sau đổi mới năm 1986. Trong mỗi chương, tác giả có đưa ra một số nhận xét; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử "Nông trường Phúc Do (huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh H a) giai đoạn 1986-2014". 2015. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, của Lê Văn Anh. Trước khi đi vào nội dung chính, tác giả dành một mục khái quát sơ lược về sự ra đời và hoạt động của Nông trường Phúc Do từ khi thành lập đến trước năm 1986. Đây cũng là một phần nội dung nhỏ có liên quan đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh có thêm thông tin về Nông trường Phúc Do; Luận văn Thạc sỹ Nhân văn “Nông trường quốc doanh Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên (1957-1991)”. 2015. Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, của Vũ Khắc Doanh, nghiên cứu xuyên suốt về Nông trường Bắc Sơn qua từng giai đoạn từ năm 1957 đến năm 1991 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau khi phân tích quá trình hình thành và xây dựng Nông trường Bắc Sơn, tác giả rút ra một số nhận xét về đặc điểm, vai trò của Nông trường Bắc Sơn đối với kinh tế, xã hội Thái Nguyên nói riêng và miền Bắc nói chung; Luận văn Thạc sĩ Lịch sử "Kinh tế nông trường quốc doanh 3-2 (Quỳnh Hợp, Nghệ An) từ năm 1958 đến năm 1985". 2015. Trường Đại học Vinh, của Nguyễn Thị Liếu. Luận văn chia làm 3 chương: Sự ra đời của NTQD 3-2 ở huyện Quỳ Hợp; tình hình sản xuất, kinh doanh của NTQD Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985; tác động của kinh tế NTQD 3-2 đến tình hình kinh tế, xã hội huyện Quỳ Hợp từ năm 1958 đến năm 1985. Tác giả tập trung nghiên cứu về hoạt động kinh tế của Nông trường 3-2 trên địa bàn Quỳ Hợp, Nghệ An từ khi hình thành năm 1958 đến năm 1985 và những tác động của hoạt động kinh tế đó đối với kinh tế, xã hội địa phương. Từ NTQD 3-2, nghiên cứu sinh có thêm cái nhìn khái quát hơn về hoạt động kinh tế của mô hình NTQD nói chung.

1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở nước ngoài

Học tập mô hình kinh tế NTQD của Liên Xô và các nước XHCN, giai đoạn này, nhiều công trình viết về NTQD ở Liên Xô và các nước XHCN được dịch ra tiếng Việt dưới dạng “Tài liệu tham khảo nước ngoài”, có thể kể đến một số công trình sau:

Công trình “Tổ chức nông trường tại Liên Xô”, 1949, in tại Quốc gia Ấn Thư cục, Chi nhánh Việt Bắc. Công trình dung lượng chỉ 28 trang, giới thiệu sơ lược về tổ chức NTQD ở Liên Xô và những kết quả mà nông trường đạt được đến năm 1936. Ngoài ra, các tác giả cũng phân tích tình hình khủng hoảng nông nghiệp thế giới và tình hình nông nghiệp ở Liên Xô đưa tới sự ra đời các NTQD ở Liên Xô. Công trình là nguồn tài liệu quý cho luận án tham khảo.

Công trình “Tập thể nông trường ở Liên Xô”. 1950. Thanh Phong dịch, được Nông dân cứu quốc Trung ương xuất bản. Công trình có 34 trang, nội dung tập trung làm rò việc tổ chức nông trường ở Liên Xô và lợi ích của các nông trường đem lại: Sự cần thiết phải lập tập thể nông trường; tập thể nông trường xây dựng như thế nào; sự phân phối hoa lợi trong nông trường; đời sống của hội viên nông trường; đào tạo con người mới; trên mặt trận nông nghiệp; cách tổ chức làm việc trong các nông trường tập thể. Từ công trình, nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để so sánh với mô hình NTQD ở Việt Nam.

Công trình “Quản lý nông trường quốc doanh” của U.N Nagimốp, 1958. Vân Nùng dịch, Nxb Nông nghiệp in. Công trình có 7 chương, trong đó chương X: Chế độ hạch toán kinh tế ở NTQD và cơ sở kinh tế của nó, tác giả tập trung phân tích về cách hạch toán kinh tế, mục đích của chế độ hạch toán kinh tế để nâng cao năng suất, kinh doanh có hiệu quả. Tài liệu là cơ sở để nghiên cứu sinh so sánh với phương thức quản lý NTQD ở Việt Nam.

Công trình “Kinh tế xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa” của hai tác giả người Đức là Jannermann và Karl-Diether Gussek. 1969. Hồ Sỹ Phấn và Phạm Ngọc Bình dịch, Nxb Nông nghiệp in. Đây là một công trình nghiên cứu rất đồ sộ gồm 3 tập, 14 chương, với trên 1.532 trang. Công trình giới thiệu toàn diện về cách tổ chức sản xuất nông nghiệp của Cộng hòa Dân chủ Đức. Trong đó, các tác giả

cũng giới thiệu về cách tổ chức và quản lý NTQD ở Đức, cũng như xây dựng những xí nghiệp liên doanh nông công nghiệp ở Đức. Công trình là nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên cứu sinh.

Công trình “Phân tích hoạt động của nông trường quốc doanh và nông trang tập thể” của I.A. X mianôp. 1970. Việt Hà dịch, Nxb Nông thôn, gồm 13 chương. Công trình tập trung phân tích các hoạt động kinh tế của NTQD như vấn đề chuyên môn hóa, thâm canh sản xuất nông nghiệp, quy mô và cơ cấu tổ chức, hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của NTQD ở Liên Xô. Đây là cơ sở cho luận án so sánh về các hoạt động của NTQD ở Việt Nam.

Công trình “Tổ chức các xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa” do S.G.Cô- lét-snhép (chủ biên). 1976. Nxb Sự Thật in. Đây là một công trình tương đối đồ sộ, gồm 4 tập, 23 chương. Nội dung khái quát khá toàn diện về các xí nghiệp nông nghiệp của Liên Xô. Trong đó, nhóm tác giả tập trung phân tích công tác tổ chức và quản lý ở NTQD và nông trang tập thể như: kế hoạch hóa, chuyên môn hóa trong sản xuất, quy mô, tổ chức lao động, định mức lao động, trả công lao động trong trồng trọt và chăn nuôi, tổ chức ngành trồng trọt, tổ chức ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp phụ, thủ công nghiệp, công tác tài chính, hạch toán kinh tế, công tác quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Công trình “Tổ chức sản xuất trong nông trường quốc doanh và nông trang tập thể” của tác giả X.I.Azeva - M.I.Chikhômirôva. 1981. Hồ Sỹ Phấn dịch, Nxb Nông nghiệp Hà Nội in. Với 9 chương, 318 trang, công trình nghiên cứu tương đối toàn diện về NTQD và nông trang tập thể ở Liên Xô, từ nguyên lý kinh tế tổ chức đến vấn đề kế hoạch hóa, chuyên môn hóa, tập trung hóa, định mức trả công lao động, hạch toán kinh tế… của xí nghiệp nói chung và NTQD nói riêng. Công trình là cơ sở cho luận án so sánh về tổ chức sản xuất của NTQD ở Việt Nam

Nguồn tài liệu nước ngoài cung cấp cho nghiên cứu sinh nhiều kiến thức về mô hình NTQD ở nước ngoài, chủ yếu là Liên Xô trước đây, là cơ sở cho nghiên cứu sinh hiểu hơn về mô hình NTQD và có sự so sánh với mô hình NTQD ở Việt Nam trong quá trình thực hiện đề tài.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 5

1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Nhận xét về kết quả nghiên cứu

Thứ nhất về mặt tư liệu, các công trình kể trên là nguồn tư liệu phong phú, rất có giá trị và đáng tin cậy. Nguồn tư liệu đều được các tác giả khai thác tại các viện nghiên cứu, tài liệu tại địa phương... Nguồn tư liệu này giúp ích và hỗ trợ rất nhiều cho luận án trong quá trình nghiên cứu. Đối với luận án, trên cơ sở tiếp cận và khai thác nguồn tư liệu về NTQD tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, luận án góp phần bổ sung nhiều nguồn tư liệu mới và có giá trị.

Thứ hai về nội dung, đối với những các công trình nghiên cứu có liên quan đến NTQD, dung lượng viết về NTQD rất ít ỏi, mới chỉ khái quát, sơ lược nhất về NTQD hoặc chỉ tập trung vào một hay một số nội dung cụ thể. NTQD không phải là đối tượng nghiên cứu chính cho nên không được các tác giả tập trung nghiên cứu chuyên sâu. Nhìn chung, khi nghiên cứu về NTQD, các tác giả đều đồng quan điểm cho rằng các NTQD sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, nhưng có ít công trình lí giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ. Một số ít tác giả kh ng định đóng góp của NTQD đối với kinh tế, xã hội miền Bắc.

Đối với những công trình nghiên cứu về NTQD ở nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo rất quý giá để nghiên cứu sinh có thêm cơ sở lý luận chung về mô hình NTQD, đồng thời so sánh với mô hình NTQD ở miền Bắc Việt Nam.

Đối với những công trình nghiên cứu trực tiếp về NTQD thì đó chỉ là những “mảnh ghép” chưa phải là một bức tranh tổng quát về NTQD. Mỗi công trình in thành sách, đăng trên tạp chí, hay luận văn thạc sỹ, luận án tiến sĩ tập trung nghiên cứu xuyên suốt về một nội dung cụ thể hoặc một NTQD trên một địa bàn cụ thể, từ khi thành lập, xây dựng và phát triển cho đến khi chuyển đổi sang các công ty nông nghiệp. Một số công trình viết theo thể ký sự (như công trình “Nông trường Đồng Giao, 30 năm xây dựng và trưởng thành”, “Nông trường Rạng Đông trên con đường xây dựng và phát triển” nên không tránh được văn phong ca ngợi, tự hào về truyền thống lịch sử, ít nhiều có cảm xúc chủ quan của tác giả. Những công trình viết trực tiếp về NTQD có rất ít, hơn nữa lại tập trung vào một nội dung nhất định mà tác giả quan tâm tạo nên chưa trở thành một bức tranh tổng thể, khái quát và đầy đủ về NTQD.

Qua các công trình nghiên cứu kể trên, nghiên cứu sinh thấy rằng: Các tác giả xác định đối tượng, nhiệm vụ, mục đích và nội dung nghiên cứu của mình theo những phương diện, khía cạnh khác nhau nên kết quả nghiên cứu về NTQD đạt được ở từng công trình là khác nhau: nhiều hay ít, chuyên sâu hay điểm qua, chỉ tập trung nhấn mạnh ở một nội dung hay một số nội dung. Nhìn chung, các công trình mới chỉ nhận xét, đánh giá sơ lược nhất NTQD, chưa phải là một bức tranh toàn diện, tổng quát về NTQD. Còn rất nhiều vấn đề, nội dung cần được làm sáng tỏ như: Bối cảnh lịch sử ra đời NTQD? Hoàn cảnh ra đời có ảnh hưởng gì nhiệm vụ, tính chất của NTQD? Quá trình hình thành, xây dựng và tổ chức các hoạt động của NTQD ở miền Bắc diễn ra như thế nào? Những nhận xét, đánh giá về mô hình kinh tế NTQD: đặc điểm, đóng góp và hạn chế của NTQD ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1955-1975? Kinh nghiệm rút ra từ những thành công và thất bại của mô hình kinh tế NTQD cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước hiện nay?

Từ những phân tích trên, có thể kh ng định: NTQD ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 là một đề tài mới, không trùng lặp với bất cứ công trình nghiên cứu nào đã công bố trước đó ở trong và ngoài nước.

Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

Trong luận án, nghiên cứu sinh đi sâu nghiên cứu làm rò những vấn đề sau:

Thứ nhất, bối cảnh lịch sử; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nói chung, xây dựng NTQD nói riêng ở miền Bắc sau năm 1955.

Thứ hai, quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của NTQD ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975.

Thứ ba, hoạt động của NTQD, trong đó tập trung làm rò hoạt động sản xuất - nhiệm vụ chính yếu nhất của nông trường, gồm các hoạt động: khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản .

Thứ tư, nhận xét về những đặc điểm, đóng góp và hạn chế của mô hình NTQD, nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém.

Thứ năm, từ kết quả nghiên cứu đề tài NTQD giai đoạn 1955-1975, luận án rút ra một số kinh nghiệm góp phần phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tiểu kết chương 1

NTQD và HTX nông nghiệp là hai thành phần chính của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp thường có một phần nhất định về NTQD. Thời gian gần đây, nghiên cứu về NTQD được quan tâm hơn của các nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu đã công bố có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, toàn diện, có, hệ thống về NTQD ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975.

Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, luận án khái quát các công trình nghiên cứu, bài viết, các luận án trước đó đã đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những vấn đề mà những công trình đã công bố chưa đề cập, hoặc đề cập chưa nhiều và rút ra những nội dung có thể kế thừa, tham khảo cho luận án, từ đó xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, góp phần “thu hẹp khoảng trống” trong nghiên cứu về NTQD từ trước đến nay còn ít được quan tâm. Những vấn đề mà luận án nghiên cứu có những đóng góp nhất định về mặt khoa học và thực tiễn.

Chương 2

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1965

2.1. Cơ sở hình thành nông trường quốc doanh ở miền Bắc

2.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1955

Tình hình và nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1955

Tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp. Phe tư bản chủ nghĩa do đế quốc Mỹ đứng đầu ra sức củng cố địa vị chính trị trên trường quốc tế, tìm mọi cách giành lại vị trí và tạo thế cân bằng với Liên Xô. Trong khi đó, phe XHCN do Liên Xô đứng đầu ngày càng lớn mạnh. Liên Xô và các nước Dân chủ Đông Âu đã tỏ rò lực lượng to lớn, có sức ảnh hưởng tới nhiều nước. Sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự của Liên Xô là một đối trọng to lớn đối với đế quốc Mỹ. Liên Xô trở thành cường quốc về quân sự và là thành trì giúp đỡ các nước dân chủ nhân dân. Mô hình phát triển kinh tế, xã hội của Liên Xô trở thành kiểu mẫu cho nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam. Nhưng từ cuối thập niên 1950, hai nước lớn trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc bắt đầu có những bất đồng, chia rẽ và gây mẫu thuẫn. Mối quan hệ chia rẽ ngày càng căng th ng giữa Liên Xô và Trung Quốc tác động rất lớn đến Việt Nam.

Tình hình trong nước, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7-1954), Việt Nam có những thay đổi lớn: Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bắt đầu bước vào công cuộc xây dựng XHCN; miền Nam vẫn tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Sự nghiệp thống nhất đất nước đang bị phá hoại bởi âm mưu và hành động của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai.

Ở miền Nam, đế quốc Mỹ thể hiện rò tham vọng muốn biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của Mỹ. Tháng 7-1954, Pháp lâm vào tình thế thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ, lợi dụng cơ hội đó, Mỹ công khai hậu thuẫn cho Ngô Đình Diệm. Với việc trưng cầu dân ý, phế truất Bảo Đại, thành lập Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam (tháng 10-1955) đánh dấu việc Mỹ áp đặt xong thể chế chính trị hoàn toàn phụ thuộc vào Mỹ. Sau khi thành lập chế độ Việt Nam Cộng hòa, Mỹ - Diệm th ng tay đàn áp lực lượng cách mạng, khủng bố đồng bào miền Nam. Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam đòi thực hiện hiệp thương, tổng tuyển cử, thống nhất đất nước bị Mỹ - Diệm dìm

trong biển máu. Từ đây, sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, thống nhất đất nước càng trở nên khó khăn hơn.

Ở miền Bắc, cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giành thắng lợi, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH). Xây dựng CNXH không chỉ là yêu cầu cấp bách của xu thế phát triển cách mạng ở miền Bắc mà còn là yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong cả nước; làm cho miền Bắc vững mạnh về mọi mặt để miền Bắc thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam nhằm “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào”, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Về kinh tế, kinh tế miền Bắc vốn đã lạc hậu, manh mún, sau 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) càng làm cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Mức độ tàn phá của chiến tranh rất nặng nề, phá hủy hầu hết tiềm lực kinh tế của miền Bắc. Cơ sở vật chất bị phá hoại nghiêm trọng. Sản xuất nông nghiệp xơ xác, tiêu điều, gần như bị đình đốn sau chiến tranh1. Kinh tế thủ công nghiệp, công nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng. Nền công nghiệp trước chiến tranh chiếm khoảng 10% giá trị tổng sản lượng

công-nông nghiệp, sau chiến tranh chỉ còn 1,5%. Giao thông vận tải bị hư hỏng nặng nề.

Về văn hoá-xã hội, trình độ dân trí của nhân dân miền Bắc còn thấp, 95% dân mù chữ. Đời sống nhân dân miền Bắc gặp rất nhiều khó khăn. Tình trạng thiếu đói diễn ra rất phổ biến, hơn 85% người dân thiếu đói. Trên 50.000 người rơi vào tình cảnh thất nghiệp [159, tr. 60-61]. Tổng kết về tình hình kinh tế, xã hội sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh kết luận “tóm lại là một cảnh tượng hoang tàn, xơ xác” [151, tr. 93].

Sau năm 1954, miền Bắc có một lực lượng lao động to lớn là lao động của các tỉnh ở miền Bắc, đặc biệt là ở những tỉnh đông dân như Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa và lực lượng rất lớn cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Giơ-ne-vơ cùng với lực lượng bộ đội từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Đây vừa là lợi thế vừa là áp lực không nhỏ cho miền Bắc. Vấn đề đặt ra cho miền Bắc lúc bấy giờ là: Sử dụng và phát huy nguồn lực lao động đó như thế nào? Nếu biết sử dụng và phát huy nguồn lao động này sẽ có đóng góp rất


1 Diện tích đồng ruộng bị bỏ hoang hóa lên tới 140.000 ha, chiếm 1/7 ruộng đất. Sức kéo thiếu trầm trọng, 1/4 số trâu bò bị bắn giết. Nông cụ sản xuất thiếu thốn do bị đốt hủy. Hệ thống thủy lợi, kênh mương gần như không hoạt động, 1/3 ruộng đất không có nước để cày cấy [159, tr. 60-61].

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí