Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 2

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NTQD từ tháng 10/1960 đến 1965 50

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở NTQD giai đoạn

1965-1975............................................................................................. 93

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Có một thời gian khá dài, khoảng 30 năm (1955-1986), nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã từng được coi là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Nông trường quốc doanh đại diện cho hình thức sở hữu Nhà nước (sở hữu toàn dân); hợp tác xã nông nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tập thể trong nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 đến nay không thể không nhắc đến nông trường quốc doanh và hợp tác xã nông nghiệp.

Nếu hợp tác xã nông nghiệp được tập trung nghiên cứu, có nhiều công trình công bố và đánh giá trên nhiều phương diện, bình xét có tính chuyên sâu, thì nông trường quốc doanh lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu với tư cách một công trình nghiên cứu độc lập. Nông trường quốc doanh chỉ được nhắc đến, điểm qua với tính chất là một thành phần kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, nếu có, thì chỉ chiếm một phần nội dung rất nhỏ so với toàn bộ dung lượng của cả công trình. Hoặc một số công trình nghiên cứu về một nông trường quốc doanh cụ thể, hay một số nông trường quốc doanh cùng trên địa giới hành chính (tỉnh, khu). Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu thực sự chuyên sâu, có tính khái quát và hệ thống về nông trường quốc doanh đã từng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Đó vẫn là “khoảng trống” trong nghiên cứu về nông trường quốc doanh cần được lấp đầy.

Nông trường quốc doanh bắt đầu được xây dựng ở miền Bắc từ năm 1955. Suốt một thời gian dài, nông trường quốc doanh từng được kỳ vọng là “đầu tàu" đưa nền nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; là “tấm gương”, là “trường học” đối với hợp tác xã; là lực lượng chính trong việc đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể. Nhưng trên thực tế, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc doanh diễn ra như thế nào và có đóng góp gì đối với kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả quốc phòng-an ninh miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975? Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế của mô hình nông trường quốc doanh? Trả lời cho câu hỏi đó

rất cần sự nghiên cứu nghiêm túc. Có thể nói, nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 là rất cần thiết, để từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện; đánh giá đúng những thành tựu, đóng góp, cũng như th ng thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế, yếu kém của mô hình nông trường quốc doanh, tránh cái nhìn phiến diện: ca ngợi, tô hồng thái quá hoặc phủ định những đóng góp của nông trường quốc doanh đối với kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh ở một giai đoạn lịch sử cụ thể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nghiên cứu về nông trường quốc doanh không những giúp hiểu về mô hình kinh tế nông trường quốc doanh, mà còn hiểu về nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam trước khi thực hiện đường lối đổi mới. Nghiên cứu vấn đề này còn góp phần lý giải sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam phải chủ trương thực hiện đường lối đổi mới vào năm 1986? Sự thành công, cũng như những hạn chế, yếu kém của mô hình nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 để lại rất nhiều kinh nghiệm quý báu và thiết thực cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung, cũng như cho việc quản lý và dụng hiệu quả đất đai của nông trường quốc doanh trong giai đoạn hiện nay.

Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn như trên, nghiên cứu sinh quyết định chọn đề tài “Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 2

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1. Mục đích nghiên cứu

Làm rò quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975; đưa ra một số nhận xét về thành tựu và hạn chế của mô hình nông trường quốc doanh , trên cơ sở đó, luận án đưa một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung làm rò các nội dung sau:

Một là, bối cảnh lịch sử và các yếu tố tác động đến sự ra đời của nông trường quốc doanh ở miền Bắc những năm 1955-1975.

Hai là, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc.

Ba là, hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, trong đó tập trung làm rò hoạt động sản xuất của nông trường.

Bốn là, nhận xét về những thành tựu và hạn chế của mô hình kinh tế nông trường quốc doanh

Năm là, rút ra một số kinh nghiệm cho vấn đề phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là nông trường quốc doanh, cụ thể là quá trình hình thành, xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975.

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Đề tài nghiên cứu nông trường quốc doanh trên phạm vi miền Bắc Việt Nam theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, từ vĩ tuyến 17o trở ra miền Bắc, lấy ranh giới là sông Bến Hải.

Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu 20 năm đầu xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc chủ nghĩa xã hội, từ năm 1955 đến năm 1975. Năm 1955 là năm Trung ương Đảng bắt đầu có chủ trương xây dựng nông trường quốc doanh, từ Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 mở rộng (Khóa II) họp vào tháng 3- 1955. Năm 1975 là năm hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, thống nhất đất nước. Trong quá trình triển khai đề tài, nghiên cứu sinh chia thành hai giai đoạn: 1955-1965, 1965-1975. Sở dĩ nghiên cứu sinh chọn năm 1965 để phân chia giai đoạn vì năm 1965 đế quốc Mỹ chiến tranh leo thang ra miền Bắc đã có tác động không nhỏ đến hoạt động của nông trường quốc doanh.

Về nội dung: Luận án phân tích cơ sở hình thành, phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích tổ chức và hoạt động của nông trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy mô, tổ chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các hoạt động của nông trường quốc doanh, qua kết quả nghiên cứu nghiên cứu sinh nêu lên những nhận xét, đóng góp cũng như hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm.

Trong đó, nghiên cứu tập trung vào nội dung hoạt động sản xuất của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 gồm: hoạt

động khai hoang, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến nông sản. Bởi hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế là nhiệm vụ căn cốt nhất của nông trường quốc doanh và tác động trở lại đến các hoạt động khác. Một số hoạt động khác của nông trường quốc doanh cũng được đề cập đến ở một mức độ nhất định.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc hình thành từ 3 loại hình: Nông trường quốc doanh, Nông trường quân đội và các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam. Đến tháng 10-1960, 3 loại hình này được hợp nhất lại do Bộ Nông trường quản lý. Do vậy, các nội dung của nông trường quốc doanh, nông trường quân đội và các liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam đều thuộc phạm vi nội dung cần nghiên cứu.

4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận:

Đề tài được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận sử học, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng về vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội, về kinh tế nông nghiệp và nông trường quốc doanh.

Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp logic

Phương pháp lịch sử để phục dựng lại một cách khách quan, hệ thống quá trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 theo trình tự thời gian, lịch sử của vấn đề. Nông trường quốc doanh được đặt trong cách nhìn lịch đại, đồng đại; trong mối quan hệ với các sự kiện lịch sử thời đó. Các sự kiện, các hoạt động của nông trường cũng được trình bày theo trình tự thời gian; xác định những dấu mốc quan trọng đối với nông trường quốc doanh để có sự phân kỳ hợp lý.

Phương pháp logic nhằm trình bày các vấn đề liên quan theo mối quan hệ nhân quả như tìm hiểu bối cảnh lịch sử tác động đến sự ra đời của nông trường quốc doanh, hoàn cảnh lịch sử đặt ra những nhiệm vụ gì đối với nông trường quốc doanh trong giai đoạn này; các hoạt động đặt trong mối liên quan chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau. Trên cơ sở đó, đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia, điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn nhân chứng…

4.2. Nguồn tư liệu

Để hoàn thành luận án, nghiên cứu sinh dựa trên các nguồn tư liệu sau:

- Các Văn kiện, Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước về phương hướng phát triển kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp, cũng như NTQD nói riêng. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan điểm, phương hướng nghiên cứu các vấn đề do luận án đặt ra.

- Nguồn tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III (các báo cáo của Bộ Nông lâm, Bộ Nông trường, Bộ Tài chính, Cục Nông trường quân đội, Cục quản lý Nông trường quốc doanh, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Ủy ban Thống nhất Chính phủ...); Nguồn tài liệu khai thác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Chính phủ. Đây là nguồn tài liệu gốc và là tài liệu chính, rất quan trọng là cơ sở tư liệu chủ yếu để nghiên cứu sinh sử dụng trong suốt quá trình hoàn thành luận án.

- Các sách chuyên khảo, các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, các luận án tiến sĩ và một số trang website có nội dung liên quan đến nông trường quốc doanh. Đây là nguồn tư liệu bổ sung cho những nhận định, đánh giá xác đáng hơn và làm cơ sở để so sánh với kết quả nghiên cứu của luận án.

- Các tư liệu được tổng hợp từ kết quả của điền dã, khảo sát thực địa, phỏng vấn một số nhân chứng đã từng làm việc hoặc có bố mẹ đã từng làm việc tại các nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975.

5. Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Luận án là công trình nghiên cứu chuyên khảo đầu tiên trình bày một cách hệ thống về nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, góp phần “thu hẹp khoảng trống” về mảng nông trường quốc doanh ít được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu.

- Luận án phân tích những cơ sở hình thành, mở rộng nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam qua hai giai đoạn 1955-1965 và 1965-1975; phân tích tổ chức và hoạt động của nông trường quốc doanh, từ việc phân bố, số lượng, quy mô, tổ

chức bộ máy quản lý, lực lượng lao động, xây dựng cơ sở vật chất đến các hoạt động của nông trường quốc doanh,

- Luận án phân tích những đóng góp, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và rút ra một số kinh nghiệm qua nghiên cứu nông trường quốc doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 cho vấn đề phát triển kinh tế, xã hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Luận án cung cấp các nguồn tư liệu, tài liệu có độ tin cậy cao. Do đó, luận án góp phần cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, học tập và giảng dạy về lịch sử nông trường quốc doanh nói riêng và lịch sử Việt Nam hiện đại nói chung.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận, công trình nghiên cứu có tính hệ thống đầu tiên về nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, để từ đó có cái nhìn tổng quan về nông trường quốc doanh. Nghiên cứu về nông trường quốc doanh không chỉ hiểu về nông trường quốc doanh ở miền Bắc giai đoạn 1955-1975, mà còn hiểu hơn về nền kinh tế nông nghiệp nói chung trước Đổi mới. Từ đó có thêm những lý giải sâu sắc hơn tại sao Đảng và Nhà nước Việt Nam quyết tâm thực hiện Đổi mới vào năm 1986.

Ý nghĩa thực tiễn, từ kết quả nghiên cứu, luận án góp phần đem lại nhiều lợi ích cho vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như trong công tác quản lý và sử dụng đất đai; nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông nghiệp hiện nay.

7. Bố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, bố cục của luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu

Chương 2: Quá trình xây dựng và hoạt động của nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1965

Chương 3: Mở rộng và phát triển nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Chương 4: Một số nhận xét và kinh nghiệm

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Một số khái niệm

Nhằm hiểu rò vấn đề luận án đang nghiên cứu, trước hết, nghiên cứu sinh làm rò khái niệm về nông trường quốc doanh và một số khái niệm liên quan. Từ những định nghĩa đã có, nghiên cứu sinh đưa ra quan điểm riêng về nông trường quốc doanh.

- Khái niệm về nông trường quốc doanh: Là người khởi xướng xây dựng mô hình nông trường quốc doanh, Lênin kh ng định “Nông trường quốc doanh được tổ chức ra với mục đích: a) tăng thật nhiều hơn nữa sản phẩm bằng cách nâng cao năng suất nông nghiệp và mở rộng diện tích gieo trồng, b) tạo điều kiện để chuyển hoàn toàn sang nền nông nghiệp cộng sản chủ nghĩa, c) xây dựng và phát triển những trung tâm văn hoá - kỹ thuật nông nghiệp” [217, tr. 65-66]. Tuy không đưa ra một khái niệm cụ thể nhưng tổng hợp các diễn giải của Lênin, nông trường quốc doanh được hiểu là những xí nghiệp nông nghiệp, một hình thức tổ chức của nền sản xuất XHCN, là tập thể những người lao động được trang bị những tư liệu sản xuất, do Nhà nước trực tiếp tổ chức và quản lý, bằng lao động tập thể sản xuất và cung cấp nhiều sản phẩm cho xã hội với giá thành hạ, góp phần phát triển phong trào hợp tác hóa và giúp nông dân tập thể về cách tổ chức quản lý một trật tự mới, một nền sản xuất mới ở nông thôn.

Theo quan điểm của Đảng Lao động Việt Nam, Nghị quyết số 26-NQ/TW, tháng 7-1961, Hội nghị Trung ương lần thứ 5 ghi rò: Nông trường quốc doanh “là xí nghiệp xã hội chủ nghĩa thuộc sở hữu toàn dân” [150, tr. 413]. Thông tư số 348- TTg, ngày 30-8-1961, có ghi: “Các nông trường quốc doanh là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, quản lý theo chế độ kinh tế hạch toán, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước” [209, tr. 23-24].

Trong Từ điển Tiếng Việt, nông trường quốc doanh được giải nghĩa ngắn gọn là “cơ sở sản xuất nông nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàn dân, do Nhà nước tổ chức và trực tiếp quản lý” [325, tr. 740]. Bên cạnh đó còn có một số khái niệm liên quan:

+ Xí nghiệp nông nghiệp xã hội chủ nghĩa: “Là hình thức tổ chức sản xuất xã hội gồm một tập thể những người lao động được trang bị bằng những tư liệu sản

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí