- xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng ở những vùng miền núi, vùng biên giới. NTQD có những đóng góp rất lớn trên mọi lĩnh vực đối với nông thôn các tỉnh miền núi, từ phát triển kinh tế - xã hội đến ổn định chính trị, quốc phòng - an ninh.
4.2.1. Về kinh tế
NTQD có những đóng góp nhất định đối với nền kinh tế quốc dân. Giá trị tổng sản lượng của toàn NTQD (theo giá cố định năm 1970) năm 1960 là 46,7 triệu đồng; năm 1965 là 73,7 triệu đồng; năm 1974 là 132,1 triệu đồng, trong đó, giá trị tổng sản lượng nông nghiệp, năm 1960, là 24 triệu đồng; năm 1965 là 60,7 triệu đồng; năm 1974 là 92,8 triệu đồng. Giá trị sản phẩm giao nộp của toàn NTQD, năm 1960, là 3,7 triệu đồng; năm 1965 là 30 triệu đồng, năm 1974 là 69,3 triệu đồng và
năm 1975 là 74,5 triệu đồng 242, [tr. 339]. Trong năm 1970, tổng sản lượng nông nghiệp bao gồm cả NTQD và HTX nông nghiệp chiếm 70,9% [246, tr. 84]. Con số trên cho thấy đóng góp của NTQD đối với nền kinh tế quốc dân.
Đối với kinh tế nông nghiệp
Quá trình xây dựng NTQD cũng là quá trình đưa đến sự chuyển biến rất lớn đối với nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc. NTQD góp phần không nhỏ làm thay đổi diện mạo nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc XHCN sau năm 1955.
NTQD g p phần h nh thành các trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn. Với quy mô sản xuất lớn, mỗi NTQD là một trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn ở từng địa phương. Các trung tâm sản xuất nông nghiệp này vừa mang yếu tố sản xuất tổng hợp vừa mang yếu tố sản xuất chuyên canh. Trong giai đoạn này, nhiều trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn ra đời như: trung tâm sản xuất cà phê ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An; trung tâm sản xuất chè ở vùng Tây Bắc, Việt Bắc; trung tâm sản xuất hồ tiêu ở Quảng Bình, Vĩnh Linh; trung tâm sản xuất cây ăn quả ở Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An; trung tâm sản xuất bò sữa và bò thịt ở Mộc Châu, Ba Vì; trung tâm sản xuất lợn ở Hưng Yên, Thanh Hóa… Đây cũng là những vùng chuyên canh lớn của miền Bắc.
Sản phẩm của NTQD làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp trong nước và cung cấp cho xuất khẩu. Nông trường sản xuất, cung cấp những sản phẩm thiết yếu, chủ lực cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trước hết là giải quyết nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước. Các nông sản: chè, cà phê, sao su, mía, thuốc lá... cung cấp cho ngành công nghiệp chè, công nghiệp cà phê, công nghiệp cao su, công nghiệp đường, công nghiệp thuốc lá. Theo số liệu báo cáo thống kê
năm 1975, NTQD đã giao nộp cho Nhà nước 3.306 tấn chè búp khô; 914 tấn cà phê nhân; 2.816 tấn mủ sao su khô; 3.876 tấn mía cây; 210 tấn thuốc lá [242, tr. 344]. Từ sản phẩm của NTQD, miền Bắc hình thành các xí nghiệp công nghiệp như Nhà máy chè Phú Thọ, Nhà máy thuốc lá Thăng Long, Nhà máy đường Việt Trì, Nhà máy đường Sông Lam và Nhà máy đường Vạn Điểm...
NTQD còn cung cấp nhiều sản phẩm xuất khẩu có giá trị như: chè, cà phê nhân, mủ cao su… Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc đem lại giá trị kinh tế cao. Đó là những nguồn thu ngoại tệ chính trong nông nghiệp. Ví dụ về xuất khẩu nông sản cà phê và chè: Năm 1975, miền Bắc xuất khẩu được 2.296 tấn cà phê và 5.254 tấn chè [242, tr. 525 và 527]. Giá trị xuất khẩu của miền Bắc năm 1975 đạt 129.741 nghìn Rup sang 25 các nước như: Liên Xô, Mông Cổ, Hunggari, Bungari, Rumani, Tiệp Khắc, Cu Ba [242, tr. 533 và 535]… Trong số ngoại tệ thu được có sự đóng góp không nhỏ của NTQD, góp phần mở rộng hoạt động ngoại thương của miền Bắc XHCN.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Vật Nuôi Của Ntqd Từ Năm 1972 Đến Năm 1975
- Về Cơ Sở Hình Thành Và Sự Phân Bố Nông Trường Quốc Doanh
- Về Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh
- Những Hạn Chế, Yếu Kém Và Nguyên Nhân
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 21
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 22
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
NTQD g p phần mở rộng diện tích đất canh tác. Từ thành quả của công cuộc khai hoang, NTQD đã mở rộng và đưa vào sản xuất hàng vạn hécta đất nông nghiệp. Trong 20 năm (1955-1975), toàn NTQD khai hoang và mở rộng thêm khoảng 140.000 ha đất nông nghiệp, góp phần mở rộng 5% diện tích đất canh tác cho miền Bắc. Cây lâu năm chiếm 3/5 diện tích cây lâu năm và đàn bò chiếm 1/10 đàn bò toàn miền Bắc. Cùng với nhân dân khai hoang, miền Bắc mở rộng thêm gần
500.000 ha diện tích đất nông nghiệp và tăng thêm khoảng 840.000 ha diện tích gieo trồng. Trên diện tích đất khai hoang, miền Bắc xây dựng được 115 NTQD,
1.250 cơ sở HTX độc lập và 1.732 cơ sở xen ghép đội, tổ vào HTX địa phương [245, tr. 24]. Diện tích đất nông nghiệp được mở rộng có ý nghĩa chiến lược về mặt kinh tế
- xã hội miền Bắc sau năm 1955. Cuộc cách mạng “phá xiềng 3 sào” ở miền Bắc cơ bản đạt được thành công nhất định mà NTQD đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi của cuộc cách mạng đó.
NTQD g p phần phá thế độc canh trong nông nghiệp. Sự đa dạng trong cây trồng, vật nuôi của NTQD đã góp phần phá thế độc canh cây lúa nước truyền thống; đồng thời từng bước phá thế mất cân đối giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Cây lúa nước từ lâu vốn đã trở thành cây độc canh truyền thống ở Việt Nam. Sự ra đời của NTQD với cơ cấu cây trồng rất phong phú, gồm các cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, trẩu, gai…), cây công nghiệp hàng năm (bông, cói, lạc, thuốc
lá, mía, đỗ tương, vừng…), cây ăn quả (cam, quýt, chanh, bưởi, dứa, chuối, lê táo…), cây lương thực ( lúa, ngô, khoai, sắn, các loại thuộc họ đậu…) phá thế độc canh cây lúa. NTQD hình thành nên nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp như: vùng chuyên canh cà phê, vùng chuyên canh cao su, vùng chuyên canh chè, vùng chuyên canh hồ tiêu, vùng chuyên canh cói, vùng chuyên canh canh cam, vùng chuyên canh dứa, chuyên canh canh mía, chuyên canh dứa… cho giá trị kinh tế cao.
NTQD ra đời còn xây dựng nên những vùng chuyên canh chăn nuôi quy mô lớn. Ngành trồng trọt vốn chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế nông nghiệp. Ngành chăn nuôi không được chú trọng phát triển để trở thành một ngành kinh tế độc lập so với ngành trồng trọt, thường được coi là bổ trợ cho trồng trọt. Chăn nuôi chủ yếu trong các hộ gia đình, nhỏ lẻ và tự cung tự cấp là chính. Chăn nuôi quy mô lớn và tập trung được chú trọng hơn từ khi NTQD ra đời. Số loài vật nuôi cũng rất phong phú và đa dạng: bò, trâu, lợn, cừu, dê, ngựa, lạc đà, thỏ, cá, gia cầm… NTQD hình thành vùng chăn nuôi bò ở Mộc Châu, Ba Vì; vùng chăn nuôi lợn ở Hưng Yên, Thanh Hóa; vùng chăn nuôi cá rô phi ở Rạng Đông (Nam Định), Bình Minh (Ninh Bình)… Kinh tế chăn nuôi của NTQD góp phần thu hẹp khoảng cách giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi. Cơ cấu giá trị tổng sản lượng nông nghiệp giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi có nhiều thay đổi: ngành chăn nuôi từ 15,3% năm 1955 lên 22,9% năm 1965 và 23,1% năm 1975. Tỷ trọng cây lương thực từ 94,8% diện tích gieo trồng những năm 1955-1957, xuống còn 90% những năm 1972-1975. Giá trị sản lượng trồng trọt, cây lương thực từ chỗ chiếm 78% xuống còn xấp xỉ 68% [239, tr. 31]. Kinh tế nông nghiệp dần tạo nên sự cân bằng giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi.
NTQD hình thành các cơ sở giống để cung cấp cho HTX và nhân dân địa phương. Mỗi NTQD trở thành một cơ sở giống của địa phương và toàn miền Bắc. NTQD sản xuất và cung ứng giống cây, giống con có chất lượng cao như: lúa, ngô, rau quả, lợn, bò, gà, vịt… Hàng năm, nhân dân miền Bắc cần một khối lượng giống cây trồng, vật muôi rất lớn. Năm 1975, toàn miền Bắc cần khoảng 20.000 tấn giống lúa, 2.000 tấn giống ngô, 200 tấn giống đậu tương, 300 tấn giống lạc, 100 tấn các loại hạt rau đậu, 30.000 tấn giống khoai tây và 2.800 tấn giống chè [316]. NTQD cung cấp một phần không nhỏ những giống kể trên. Nông trường đạt nhiều thành tựu trong việc thuần chủng, lai tạo những giống cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ngoại nhập có giá trị kinh tế cao như: cà phê, chè, cam, cao su, hồ tiêu, lúa, ngô, bò
sữa Hà Lan, bò sữa Tân Cương, cừu Tân Cương, cừu Bắc Kinh, ngựa Liên Xô, thỏ Bắc Kinh, vịt Bắc Kinh, lúa cao sản, ngô cao sản...
Không chỉ là những cơ sở giống, NTQD còn là cơ sở cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp vật tư nông nghiệp, cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu… cho HTX và nông dân địa phương. NTQD được coi là một trung tâm khoa học - kỹ thuật nông nghiệp ở những địa phương miền núi, vùng xa xôi của miền Bắc XHCN.
Đối với kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các thành phần kinh tế khác.
NTQD g p phần thúc đẩy kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương. NTQD góp phần giúp kinh tế tiểu thủ công nghiệp địa phương phát triển. Trong cơ cấu thành phần các đội/tổ sản xuất của NTQD đều có các đội/tổ cơ khí. Toàn NTQD có 44 xưởng cơ khí đại tu ô tô, máy kéo. Mỗi NTQD đều có ít nhất 1 xưởng cơ khí, xưởng lò rèn nhỏ để sản xuất và sửa chữa nông cụ sản xuất. NTQD thành lập xưởng chế biến giấy, xưởng xay lúa, xưởng nấu rượu, xưởng bột sắn…, hình thành một đội ngũ thợ thủ công như: thợ nấu rượu, thợ làm giấy, thợ xay lúa… trước hết là nhằm phục vụ sản xuất và đời sống của cán bộ, công nhân viên, sau đó là nhu cầu của nhân dân địa phương.
Đối với công nghiệp, ngành công nghiệp chế nông sản là một trong những ưu thế khác biệt của NTQD so với các thành phần kinh tế khác. NTQD rất chú trọng xây dựng các xưởng chế biến nông sản như: xưởng chế biến cà phê, xưởng chế biến cao su, xưởng chế biến chè, xưởng chế biến thức ăn cho chăn nuôi, xưởng đóng hoa quả hộp... NTQD cung cấp một phần nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến chè (Nhà máy chè Phú Thọ), ngành công nghiệp thuốc lá (Nhà máy thuốc lá Thăng Long), ngành công nghiệp chế biến mía đường (Nhà máy đường Việt Trì, Nhà máy đường Sông Lam và Nhà máy đường Vạn Điểm), ngành công nghiệp chế biến cà phê, ngành công nghiệp chế biến cao su.v.v… Trong suốt quá trình xây dựng NTQD, các đoàn địa chất đã tìm ra những mỏ quặng như: mỏ đồng Tạ Khoa, mỏ chì Tú Lệ, mỏ than Quỳnh Nhai... giúp cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nặng.
NTQD g p phần thúc đẩy kinh tế xây d ng cơ bản phát triển. Hàng năm, NTQD dành phần lớn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản gồm những công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân nông trường. NTQD có các xưởng lò vôi, xưởng trại cưa mộc, xưởng lò gạch, đội/tổ xây dựng cơ bản với đội ngũ thợ
mộc, thợ gạch ngói, thợ vôi, thợ nề… NTQD sản xuất các nguyên, vật liệu xây dựng để dùng và cung cấp cho nhu cầu của địa phương.
Các hoạt động kinh tế trao đổi buôn bán cũng diễn ra tại NTQD. Đó là các cửa hàng như: cửa hàng mậu dịch, cửa hàng cắt tóc, căng-tin, cửa hàng may mặc… phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày của toàn thể cán bộ, công nhân nông trường. Hoạt động trao đổi buôn bán còn được mở rộng đối với nhân dân địa phương xung quanh.
Từ những trình bày trên, có thể nói, đóng góp lớn nhất của NTQD về lĩnh vực kinh tế là tạo ra một vùng kinh tế tổng hợp ở nông thôn các tỉnh miền núi.
4.2.2. Về chính trị
NTQD ra đời g p phần ổn định t nh h nh chính trị, xã hội miền Bắc. Sau năm 1955, miền Bắc tiếp nhận một lực lượng rất to lớn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc và lực lượng bộ đội chuyển ngành cũng chủ yếu là người miền Nam. Nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam không giải quyết tốt và hài hòa mối quan hệ giữa lực lượng đến (đồng bào miền Nam và lực lượng bộ đội) và lực lượng tiếp nhận (nhân dân địa phương miền Bắc) sẽ gây sự xáo trộn rất lớn về mặt chính trị, xã hội. Qua việc tổ chức cho đồng bào miền Nam và lực lượng bộ đội chuyển ngành đi khai hoang xây dựng NTQD, Đảng và Nhà nước đã bố trí công việc và thu xếp ổn định đời sống cho đồng bào miền Nam tập kết và bộ đội chuyển ngành. Nhờ vậy, tình hình chính trị, xã hội miền Bắc dần đi vào ổn định, không bị xáo trộn do tác động từ lực lượng bộ đội chuyển ngành và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc gây ra.
NTQD ra đời g p phần tăng cường t nh đoàn kết, gắn b giữa nhân dân hai miền Nam - Bắc. Khi tập kết, phần lớn cán bộ, đồng bào miền Nam rất hoang mang, lo lắng về cuộc sống sắp tới trên đất Bắc. Nhiều cán bộ, đồng bào miền Nam “mang theo tư tưởng ra miền Bắc để được học tập thêm văn hóa, chuyên môn hoặc được vào làm ở các cơ quan nhà nước” [2710. Các chị em phụ nữ có nguyện vọng học nghề dệt, y sĩ, y tá, hộ sinh... Sau khi được Đảng và Nhà nước bố trí, sắp xếp, phân công về các vùng nông thôn các tỉnh miền núi để xây dựng NTQD nên có tư tưởng không thỏa mãn, không hài lòng. Đồng bào cho rằng đưa đồng bào ra sản xuất là không chiếu đến cán bộ, đồng bào miền Nam. Nhiều đồng bào “cho rằng đi sản xuất là thế bí đường cùng, đi sản xuất không có tương lai, tiền đồ nên không an tâm công tác” [271]. Đối với lực lượng quân đội chuyển ngành, nhiều người không muốn tham gia lao động sản xuất vì vất vả hoặc không muốn làm công nhân vì không
được các chế độ như trong quân đội. Nhờ công tác tuyên truyền và giáo dục tốt, sau một thời gian sản xuất, cuộc sống của đồng bào miền Nam và bộ đội chuyển ngành dần ổn định. Được Đảng và Nhà nước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, đồng bào miền Nam dần muốn gắn bó với mảnh đất nông trường, coi đây là quê hương thứ hai.
Đối với nhân dân địa phương miền Bắc, thời gian đầu khi đồng bào miền Nam mới ra sản xuất, do chưa hiểu rò đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, một số người dân địa phương miền Bắc lo ngại rằng đồng bào miền Nam sẽ lấy đất của địa phương để sản xuất hoặc đồng bào miền Nam được Nhà nước ưu tiên chia đất. Do đó, xuất hiện tư tưởng nghi kị lẫn nhau giữa đồng bào miền Nam tập kết và người dân tại địa phương. Sau một thời gian, người nông dân địa phương thấy được sự vất vả của đồng bào miền Nam và những lợi ích mà các NTQD mang lại, hỗ trợ nhân dân trong quá trình sản xuất. Người dân địa phương miền Bắc dần có thiện cảm với đồng bào miền Nam. Từ thái độ nghi ngờ, nhân dân địa phương miền Bắc dần chuyển sang cảm phục, yêu mến những người bạn miền Nam chịu thương chịu khó. Qua đó, tình cảm nhân dân hai miền Nam - Bắc thêm hiểu nhau, gần gũi và chia sẻ với nhau. Tình đoàn kết, gắn bó giữa nhân dân hai miền Bắc - Nam được tăng cường hơn.
NTQD góp phần bổ sung và tăng cường l c lượng cho giai cấp công nhân Việt Nam, tạo nền m ng cho Nhà nước công-nông càng trở lên vững mạnh. Các NTQD ra đời cũng sản sinh ra một lực lượng công nhân nông nghiệp. Đến cuối năm 1975, miền Bắc được tăng cường thêm khoảng 9 vạn công nhân nông nghiệp. Đội ngũ công nhân nông nghiệp này bổ sung và tăng cường cho lực lượng giai cấp công nhân Việt Nam. Đội ngũ công nhân viên chức năm 1975 tăng gấp 10,4 lần năm 1955, chiếm từ 2,7% (năm 1955) tăng lên là 20% (năm 1975) trong tổng lao động xã hội. Công nhân, viên chức trong lĩnh vực sản xuất vật chất chiếm 65,5% [239, tr. 26].
Lực lượng công nhân nông nghiệp này trở thành hạt nhân trong nền kinh tế nông nghiệp XHCN. Công nhân nông trường đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp dìu dắt người nông dân vào con đường làm ăn tập thể, lãnh đạo giai cấp nông dân tiến lên xây dựng CNXH. Khối liên minh công - nông được củng cố, tạo nền móng cho Nhà nước công - nông càng trở lên vững mạnh, đem lại ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị.
NTQD ra đời g p phần th c hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. NTQD tập trung chủ yếu ở những vùng miền núi, vùng biên giới. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu và đồng bào công giáo, trình độ văn hóa còn thấp. Nhiều nơi trước đây chịu ảnh hưởng của lực lượng phản cách mạng. Đối tượng phản cách mạng thường tuyên truyền, kích động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. NTQD ra đời góp phần hạn chế các hoạt động chống phá của lực lượng phản cách mạng. Mỗi cán bộ, công nhân nông trường đều trở thành một đại sứ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Qua đó, đồng bào dần hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước.
Bằng hoạt động thực tiễn, NTQD thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi. Hàng năm, cán bộ, công nhân nông trường trực tiếp giúp đỡ bà con nông dân chống hán, đào mương, đắp đập, trừ sâu, phân bón, cày bừa... và mở các lớp dạy văn hóa, khám sức khỏe... cho đồng bào. Tình đoàn kết giữa đồng bào miền núi và đồng bào miền xuôi càng thêm gắn bó, keo sơn. Nhờ làm tốt công tác quần chúng của cán bộ, công nhân nông trường, đồng bào dần tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố hơn.
Chuyển đại bộ phận l c lượng quân đội ra sản xuất, NTQD ra đời g p phần khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chuyển một lực lượng rất lớn quân đội ra sản xuất. Chỉ tính riêng các Nông trường quân đội, đến cuối năm 1960, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chuyển 29.605 quân nhân ra sản xuất, thậm chí có thời điểm chuyển 31.182 quân nhân ra sản xuất (cuối năm 1959). Thành phần quân nhân chuyển ra sản xuất gồm cả sĩ quan, tiểu đoàn trưởng, tiểu đoàn phó, đại đội trưởng, đại đội phó, trung đội trưởng, trung đội phó, chiến sĩ… Công nhân NTQD là quân nhân trong các NTQD chiếm 50%. Điều đó đã kh ng định, Đảng và Nhà nước Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơ- ne-vơ; toàn Đảng và toàn dân Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, mong muốn chấm dứt chiến tranh; việc chuyển lực lượng lớn quân đội ra sản xuất của Đảng và Nhà nước Việt Nam phủ nhận hoàn toàn một số quan điểm thiếu căn cứ và cơ sở
cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam không chấp hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và muốn kéo dài cuộc chiến tranh.
4.2.3. Quốc phòng, an ninh
Về quốc phòng, mạng lưới NTQD trở thành “phòng tuyến”, những “pháo đài” g p phần bảo vệ miền Bắc XHCN. NTQD nằm trải dài khắp các tỉnh miền Bắc từ Tây Bắc đến vĩ tuyến 17 (Vĩnh Linh-Quảng Trị), bố trí ở những vị trí chiến lược về chính trị, quân sự ở vùng rừng núi, vùng biên giới, vùng bờ biển và giới tuyến quân sự55. Thời điểm năm 1960, Tây Bắc có 6 nông trường bố trí dọc biên giới Việt
- Lào với 8.494 người, trong đó lực lượng bộ đội là 5.482 người. Vùng Việt Bắc có 5 nông trường bố trí phía Đông và phía Nam khu căn cứ địa với 2.306 người, trong đó lực lượng bộ đội là 1.287 người. Vùng Sơn Tây, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình có 7 nông trường bố trí dọc con đường 59 và đường 21 theo hướng Đông Nam - Tây Bắc với 9.293 người, trong đó lực lượng bộ đội là 6. 055 người. Vùng Thanh Hóa có 2 nông trường bố trí dọc phía Tây Nam biên giới Việt - Lào với 6.161 người, trong đó lực lượng bộ đội là 3.362 người. Khu vực Quân khu IV có 7 nông trường bố trí từ Phủ Quỳ đến giới tuyến với 8.116 người, trong đó lực lượng bộ đội là 4.465 người [25]. Đến năm 1975, với 115 NTQD ở hầu khắp các tỉnh/thành toàn miền Bắc, Đảng và Nhà nước đã huy động được hơn 9 vạn nhân lực đứng trú chân ở những vùng xung yếu của Tổ quốc. Trong số hơn 9 vạn nhân lực đó, lực lượng quân nhân khá đông đảo. Có thể nói, mỗi NTQD trở thành “một pháo đài” góp phần bảo vệ cho miền Bắc XHCN.
Mỗi NTQD vừa là căn cứ hậu phương vừa là trận địa đánh trả chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Trong hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, NTQD đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ vừa là hậu phương, vừa là trận địa đánh trả những đợt ném bom của đế quốc Mỹ. NTQD trở thành lực lượng làm hậu cần tại chỗ trong thời chiến. Về vật lực, mỗi nông trường đều là một cơ sở hậu cần vững mạnh, nơi dự trữ nguồn lương thực rất dồi dào. “Kho lương thực” này làm nhiệm vụ cung cấp cho địa phương và cho chiến trường khi xảy ra chiến sự. Hậu phương NTQD phát huy tác dụng rất lớn trong việc phục vụ chiến đấu như: tiếp tế cho chiến
55 Năm 1958, khoảng 3.200 quân nhân được đưa lên khu vực Mộc Châu; khu vực Điện Biên là khoảng 2.000 quân nhân; khu vực Nà Sản là khoảng 500 quân nhân; khu vực lên vùng Đồng Xằng (Quân khu IV) là khoảng 2.000 quân nhân; khu vực Sông Con, Bãi Phủ (Quân khu IV) là khoảng 2.000 quân nhân; đưa 1 tiểu đoàn lên vùng Quảng Bình và giới tuyến (Quân khu IV); khu vực Sen Bàng bổ sung thêm 500 quân nhân; đưa 1 tiểu đoàn lên vùng Nghi Văn (Quân khu IV); đưa 1 tiểu đoàn lên khu vực Quỳnh Hoan (Quân khu IV); khu vực Ba Vì, Sơn Tây, Cao Phong là khoảng 3.500 quân nhân; khu vực Sông Bôi là khoảng 2.000 quân nhân; khu vực Thanh Hoá là khoảng 4.000 quân nhân; khu vực Phú Thọ là khoảng 4.300 quân nhân; đưa Trung đoàn 269 và 1 tiểu đoàn (Sư đoàn 320) ra phụ trách khu vực vùng bờ biển ở Nam Định và Ninh Bình [101].