trường, vận chuyển lương thực, bảo vệ giao thông vận tải, cứu người và hàng hóa, điểm dừng chân và điểm tập kết của con đường vận tải chi viện cho miền Nam, nơi sơ tán… Thể hiện rò nhất là các NTQD ở khu vực miền trung, trở thành những điểm tập kết quân và hàng chi viện cho chiến trường miền Nam.
Mỗi NTQD còn trở thành trận địa bắn máy bay Mỹ. Về nhân lực, công nhân viên nông trường chủ yếu là những quân nhân, đều đã được tôi luyện trong khói lửa chiến trường. Công nhân nông trường thường xuyên học tập quân sự. Mỗi NTQD đều có đội tự vệ chiến đấu. Khi đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, mỗi nông trường đều trở thành trận địa bắn máy bay Mỹ. NTQD phối hợp với các đơn vị địa phương cùng chiến đấu hình thành hệ thống phòng không nhân dân trên toàn miền Bắc. Mỗi công nhân nông trường là một chiến sĩ, mỗi NTQD là một pháo đài chống Mỹ. Thực tế, có một số NTQD đạt thành tích bắn rơi máy bay Mỹ và được Nhà
tặng nhiều huân, huy chương56.
Về an ninh, NTQD g p phần không nhỏ trong công tác bảo vệ trật t trị an tại địa phương. Sau năm 1955, ở nhiều địa phương của miền Bắc, tình hình an ninh diễn biến rất phức tạp, nhất là khu vực miền núi, biên giới, vùng giới tuyến phi quân sự và những địa phương có đồng bào các tôn giáo cùng sinh sống. Đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tung rất nhiều gián điệp, biệt kích ra miền Bắc57. Thổ phỉ vẫn hoạt động ở những vùng thuộc Tây Bắc, Việt Bắc và thượng du
Liên khu IV. Các đảng phái phản động, lực lượng chống phá cách mạng vẫn âm thầm hoạt động chống phá thành quả của Đảng và Nhà nước Việt Nam như: phao tin đồn nhảm, rải truyền đơn, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phá hoại trật tự an ninh địa phương… NTQD ra đời góp phần ổn định tình hình an ninh tại các địa phương. NTQD thường xuyên phối hợp với dân quân tự vệ địa phương tham gia tuần tra, canh gác, trừ gian, tiễu phỉ. Có thể kể vụ bắn rơi máy bay C47 chở tiếp tế cho toán gián điệp, biệt kích Castor trên địa phận tỉnh Ninh Bình rơi xuống đất của NTQD vào năm 1961. Hay hoạt động phối hợp tiễu phỉ, trừ gian ở khu vực Tây Bắc, quá trình xây dựng NTQD ở Tây Bắc cũng là quá trình NTQD phối hợp với lực lượng quân đội, công an địa phương đấu tranh tiễu phỉ, trừ
56 Tổng kết 4 năm chống Mỹ cứu nước, toàn NTQD được tặng thưởng 52 huân chương chiến công (4 hạng nhất, 10 hạng hai, 38 hạng ba), được công nhận 32 đại đội quyết thắng, 120 trung đội quyết thắng và các tiểu đoàn quyết thắng [58].
57 Năm 1961, đế quốc Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa một toán gián điệp, biệt kích mang mật danh CASTOR ra miền Bắc.
gian: Nông trường Nà Sản cử 1 trung đội cùng địa phương tham gia tiễu phỉ trong 4 tháng. Nông trường Mộc Châu cử 1 đội vũ trang đi tiễu phỉ và dập “vụ xưng vua”. Trung đoàn 185 khi triển khai quân lên vùng Than Uyên xây dựng nông trường cũng phải trấn áp phỉ [25]. Nhờ vậy, tình hình an ninh, trật tự xã hội ở địa phương được ổn định hơn.
Không thể phủ nhận là giai đoạn 1955-1975, trong bối cảnh đất nước vẫn còn chiến tranh lại càng thấy rò những đóng góp của NTQD về mặt quốc phòng, an ninh. Sự ra đời của các NTQD ở những vùng miền núi, vùng biên giới, vùng bờ biển, vùng giới tuyến không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế, mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt chính trị-quốc phòng: gắn phát triển kinh tế với quốc phòng, tức là bảo vệ quốc phòng nhằm củng cố kinh tế và phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng cho đất nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Về Cơ Sở Hình Thành Và Sự Phân Bố Nông Trường Quốc Doanh
- Về Hoạt Động Sản Xuất, Kinh Doanh
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 19
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 21
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 22
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 23
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
4.2.4. Về văn hóa-xã hội
NTQD g p phần làm thay đổi diện mạo nông thôn các tỉnh miền núi. NTQD ra đời đã có những đóng góp rất lớn xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn các tỉnh miền núi. NTQD mở mang hơn, kiện toàn hơn hệ thống điện-đường-trường-trạm tại các vùng nông thôn miền núi bằng việc xây dựng được hàng nghìn km đường giao thông, hàng nghìn hồ đập chứa nước, hàng nghìn phòng học, hàng trăm trạm xá hoặc phòng y tế, hàng trăm trạm biến thế và mạng lưới điện hàng nghìn km… Từ những vùng đồi núi hoang vu, dân cư thưa thớt, những vùng đất bị chiến tranh tàn phá, những vùng miền biển, đất mới được bồi tụ (vùng ven biển Bình Minh ở Ninh Bình, Rạng Đông ở Nam Định), sau khi NTQD ra đời, những nơi này dần trở thành vùng nông nghiệp trù phú, dân cư đông đúc và sầm uất của địa phương. Đến năm 1975, những vùng quê nghèo, hoang vu có NTQD đóng trên địa bàn như được “thay da đổi thịt”. Những đồi chè, những cánh đồng, những cánh rừng cao su, cánh rừng cà phê, những cánh đồng dứa, những cánh đồng cam, tiếng máy cày, tiếng máy gặt, ánh sáng điện của các NTQD đã tạo nên cảnh tượng mới, sức sống mới cho nông thôn các tỉnh miền núi. NTQD thực sự góp phần làm “hồi sinh” nhiều vùng đất “chết”.
NTQD không chỉ th c hiện nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế mà còn th c hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội, gắn liền với xây d ng các vùng kinh tế mới58.
58 Vùng kinh tế mới theo nghĩa vùng kinh tế nông nghiệp mới là một bộ phận lãnh thổ nông nghiệp mới của đất nước, được đưa vào sản xuất nông nghiệp trên đất đai còn tự do hoặc đại bộ phận đất đai còn tự do được khai khẩn bằng cách di dân từ xa đến hình thành điểm dân cư mới. [245, tr. 35].
NTQD đóng vai trò trung tâm ở những vùng kinh tế mới. Khác với hình thức di dân để lập ấp dưới thời quân chủ, hoặc di dân để thành lập đồn điền dưới thời Pháp thuộc, khai hoang xây dựng NTQD, xây dựng vùng kinh tế mới dưới chế độ XHCN do Đảng và Nhà nước lãnh đạo ở miền Bắc sau năm 1955, theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng xây dựng vùng kinh tế mới là “xây dựng vùng dân cư mới về mặt lãnh thổ” [245, 36]. Như vậy, vùng kinh tế mới mà NTQD đóng vai trò là trung tâm trên các mặt: kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh... Những vùng kinh tế mới không chỉ có nhiệm vụ phát triển kinh tế, mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội. Xây dựng NTQD đồng nghĩa với việc xây dựng cả những công trình phục vụ sản xuất và sinh hoạt xã hội. Về kinh tế, vùng kinh tế mới trong đó NTQD đóng vai trò trung tâm gồm các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp (mậu dịch)… Về xã hội, NTQD và vùng kinh tế mới trở thành những điểm dân cư mới có các công trình phúc lợi công cộng: giao thông vận tải, bệnh xá, trường học, thư viện, câu lạc bộ, các tổ chức văn nghệ, thể thao… và có đơn vị hành chính riêng (sự ra đời của thị trấn nông trường). Về chính trị, các NTQD ở những vùng kinh tế mới cũng tổ chức quân sự dưới hình thức bảo vệ trật tự an ninh, tổ dân quân tự vệ, góp phần bảo vệ quốc phòng- an ninh. Xây dựng NTQD, xây dựng vùng kinh tế mới là xây dựng nên những “đơn vị xã hội”.
NTQD đóng vai trò nòng cốt trong việc quy hoạch vùng kinh tế mới. Sự ra đời của các NTQD thường gắn liền với sự ra đời của các vùng kinh tế mới ở miền Bắc giai đoạn 1955-1975. Đến cuối năm 1975, miền Bắc đã hình thành nhiều vùng kinh tế mới mà ở đó NTQD đóng vai trò nòng cốt như: vùng Văn Chấn, vùng Nà Sản, vùng Mộc Châu, vùng Sông Bôi, vùng Đồng Giao, vùng Ba Vì, vùng Thọ Xuân, vùng Lam Sơn, vùng Phủ Quỳ, vùng Bố Trạch, vùng Vĩnh Linh… Có thể nói, hình thành nên các vùng kinh tế mới là một trong những thành công của miền Bắc XHCN và là một trong những đóng góp nổi bật của NTQD giai đoạn 1955-1975.
NTQD g p phần h nh thành các thị trấn, các đơn vị hành chính. Quá trình công tác tại nông trường, nhiều cán bộ và công nhân nông trường đưa theo cả gia đình lên xây dựng vùng kinh tế mới, gắn bó với mảnh đất nông trường. Do đó đã góp phần làm tăng dân số cơ học tại mỗi địa phương, các “làng nông trường”, “xóm nông trường”, khu dân cư mới dần hình thành. Mỗi NTQD vừa là một đơn vị sản xuất kinh tế vừa là đơn vị hành chính gần như độc lập với chính quyền địa phương (NTQD trực thuộc cấp Bộ Nông trường quản lý). Dần dần, những khu dân cư đông
đúc này trở thành các thị trấn và được công nhận trở thành một đơn vị hành chính chính thức. Một điều rất đáng ghi nhận là trong giai đoạn này, nhiều thị trấn nông trường đã ra đời (Xem chi tiết ở phần Phụ lục: Mục lục 1.19) như: Thị trấn nông trường Lệ Ninh (năm 1965), Thị trấn nông trường Mộc Châu (năm 1968), Thị trấn nông trường Điện Biên (năm 1968),Thị trấn nông trường Rạng Đông (năm 1965), Thị trấn nông trường Vân Lĩnh (năm 1965), Thị trấn nông trường Vân Du (năm 1965), Thị trấn nông trường Đồng Giao (năm 1967), Thị trấn nông trường Bố Hạ (năm 1967), Thị trấn nông trường Lam Sơn (năm 1967)… Sau này, các thị trấn dần trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương.
NTQD g p phần phân bố lại dân cư và lao động giữa đồng bằng và miền núi. Đồng bằng đất chật người đông, trong khi đó vùng miền núi đất rộng người thưa, không đủ lao động để phát triển sản xuất. Để giải quyết tình trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương phân bố lại dân cư và lao động giữa đồng bằng và miền núi, tổ chức cuộc “Vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế miền núi”, khai hoang xây dựng các NTQD và HTX nông nghiệp. Đến năm 1965, toàn NTQD đã đưa được trên 7 vạn lao động (chưa kể người thân đi kèm) đi xây dựng các vùng kinh tế mới và năm 1975 đưa được hơn 9 vạn lao động. Cùng với hình
thức nhân dân khai hoang59, trong khoảng thời gian 20 năm (1955-1975), Đảng và
Nhà nước đã điều chỉnh được một khối lượng “nguồn nhân lực khổng lồ” từ đồng bằng lên miền núi. Đây thực sự là một thắng lợi có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt kinh tế, mà còn cả về mặt chính trị, xã hội.
NTQD g p phần giải quyết việc làm cho l c lượng lao động to lớn ở miền Bắc sau năm 1955. NTQD ra đời đã thu nhận và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động ở miền Bắc, cụ thể là khoảng 170 nghìn cán bộ, đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; khoảng 2-3 vạn lực lượng quân nhân và hàng nghìn người trong độ tuổi lao động ở các tỉnh miền Bắc. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ kí kết, miền Bắc tiếp nhận nguồn nhân lực rất to lớn kể trên. Đây vừa là lợi thế, vừa là áp lực to lớn cho miền Bắc. Nếu biết sử dụng và phát huy nguồn lao động này sẽ có đóng góp rất lớn
59 Tính đến đầu năm 1966, Nhà nước đã điều chỉnh được 1.1250.000 người từ đồng bằng lên miền núi khai hoang, trong đó, phân bổ cho các tỉnh trung du miền núi là 850.000 người (22 vạn công nhân cho các công-nông-lâm trường, xí nghiệp và 63 vạn nhân khẩu nông nghiệp); miền tây khu 4 cũ 225.000 người; miền biển 50.000 người đi theo hình thức quen đâu đi đấy. Số người trên xen ghép vào 1.844 HTX địa phương và xây dựng 1.560 HTX độc lập; ngoài ra còn vận động định canh định cư và chuyển cư, chuyển vùng canh tác được gần 17.000 hộ, trong đó có 5.640 hộ còn định canh theo hình thức một chốn đôi quê. Đến đầu năm 1970, Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh được thêm 764.441 người (30,5 vạn lao động) từ đồng bằng lên miền núi theo 2 hình thức: xây dựng HTX độc lập và đưa xen ghép vào HTX sẵn có của địa phương; trong đó có 30,3 vạn người trong 1.068 hợp tác xã độc lập và 46,1 vạn người đưa xen ghép vào 3.617 hợp tác xã sẵn có của địa phương. Các tỉnh đồng bằng đưa ra khai thác vùng biển là 4,7 vạn người [213].
cho công cuộc xây dựng XHCN ở miền Bắc; ngược lại, nếu không biết sử dụng và phát huy nguồn lao động này, đó sẽ trở thành “gánh nặng” không nhỏ cho miền Bắc. Vấn đề đặt ra cho miền Bắc là làm thế nào để ổn định cuộc sống và thu xếp công việc cho lực lượng lao động này? NTQD ra đời góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm của miền Bắc tại thời điểm sau năm 1955. Qua đó, hàng vạn lao động có cơ hội đem sức trẻ, sự nhiệt huyết đóng góp vào công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
NTQD g p phần nâng cao đời sống và dân trí ở vùng nông thôn. Các NTQD trở thành những trung tâm văn hóa ở vùng nông thôn; là những điểm dân cư có đời sống vật chất và tinh thần văn minh. NTQD không chỉ làm cho đời sống của đồng bào miền núi được đông vui hơn, mà còn góp phần nâng cao đời sống và dân trí của nhân dân địa phương.
Về giáo dục, cán bộ và công nhân nông trường trực tiếp mở hàng trăm lớp học thanh toán mù chữ, bổ túc văn hóa cho đồng bào địa phương. NTQD xây dựng được một hệ thống giáo dục từ các nhà trẻ, mẫu giáo đến trường phổ thông (cấp I, cấp II, cấp III). Hệ thống giáo dục này không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập cho con em cán bộ, công nhân viên mà còn phục vụ công tác giáo dục, học tập cho con em địa phương và các khu vực xung quanh nông trường. Ví dụ như vào những năm 70, Nông trường Vân Lĩnh (Phú Thọ) xây dựng Trường Trung học Vân Lĩnh. Trường Trung học Vân Lĩnh không chỉ dành riêng cho con em nông trường mà còn thu hút nhiều con em của huyện Thanh Ba theo học. Những thập niên 70-80, Trường Trung học Vân Lĩnh luôn là lá cờ đầu của ngành giáo dục huyện Thanh Ba. Hay Nông trường 1-5 (Nghệ An) phối hợp với địa phương xây dựng được Trường Phổ thông
Trung học 1-560. Trường Trung học 1-5 thu hút hầu hết học sinh cấp III của huyện
Nghĩa Đàn.
Về y tế, mỗi NTQD đều có bệnh xá. Ngoài khám chữa bệnh cho toàn thể cán bộ, công nhân nông trường, đội ngũ y tá, y sĩ luôn thường trực để thăm khám cho nhân dân quanh vùng. Cán bộ y tế thường xuyên phối hợp với các đoàn thể địa phương vận động nhân dân thực hiện nếp sống vệ sinh. Các bệnh sốt rét, bệnh ngoài da... được kiểm soát tốt hơn. Một số NTQD phối hợp với địa phương thành lập được bệnh viện lớn. Đơn cử như năm 1959, Bệnh viện Phủ Quỳ ra đời trên cơ sở
60 Khi mới thành lập trường có tên là Trường cấp 3 vừa học vừa làm 1-5. Ngoài dạy văn hóa, trường còn dạy nghề nông trường gắn với nông trường cho các em như: chăm sóc, khai thác cao su, cà phê, quy trình chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, kỹ thuật lái máy, gia công cơ khí và sửa chữa…
sáp nhập bệnh xá Thái Hòa và bệnh xá của Nông trường Tây Hiếu. Bệnh viện tổ chức khám, chữa bệnh rộng rãi cho toàn dân. Từ đây, mạng lưới y tế của Phủ Quỳ được củng cố và hoàn thiện hơn, các trạm xá xã được xây dựng.
Ngoài ra, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, truyền thông của các NTQD đã tác động tích cực đến đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng nông thôn thêm tươi vui và sắc màu hơn. Những đợt giao lưu, thao diễn văn hóa, văn nghệ không chỉ là ngày hội của các NTQD, mà cũng là ngày hội của nhân dân địa phương có dịp thưởng thức các hoạt động văn hóa, văn nghệ rất phong phú, đa dạng.
Có thể nói, sự ra đời của các NTQD góp phần thổi một “làn gió mới” vào đời sống văn hóa tinh thần của các vùng nông thôn miền núi, xây dựng nông thôn mới XHCN.
4.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
4.3.1. Những hạn chế, yếu kém
NTQD ra đời góp phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế-xã hội miền Bắc sau chiến tranh. Song không thể không đề cập đến những hạn chế, yếu kém của NTQD trên nhiều phương diện. Có thể kể đến một số hạn chế sau: Về điều tra quy hoạch, công tác tổ chức chuẩn bị xây dựng nông trường chưa chu đáo và toàn diện. NTQD xây dựng ồ ạt, tràn lan, thiếu sự điều tra, khảo sát kỹ lưỡng. Tỉnh/thành nào cũng đề xuất xây dựng và mở rộng NTQD, thậm chí có huyện cũng đề xuất xây dựng nông trường. Kéo theo đó, những vấn đề phát sinh ở mỗi địa phương ngày càng nhiều. Về địa điểm, vị trí xây dựng NTQD không thuận lợi. Hầu hết NTQD đều ở vùng miền núi, xa trung tâm, những nơi giao thông vận tải khó khăn, cơ sở hạ tầng không phát triển… làm cho đầu tư tốn kém, chi phí tăng, giá thành sản phẩm cao. Về sản xuất, năng suất và sản lượng trồng trọt, chăn nuôi đều thấp. Trong tổ chức sản xuất, NTQD không chú trọng đến các khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến, đặc biệt khâu chế biến là một trong những khâu yếu nhất của NTQD, cho nên giá trị nông sản bị giảm sút. Về cơ sở vật chất, so với các thành phần kinh tế khác (HTX, hộ gia đình...), NTQD được trang bị cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đồng bộ nhưng còn ít ỏi. Trong quá trình sử dụng, nhiều thiết bị, máy móc bảo quản không tốt nên bị hư hỏng hoặc sử dụng lãng phí cho nên chi phí giá thành sản phẩm cao. Về nguồn nhân lực, xuất phát điểm là những lao động phổ thông, sau khi được tuyển vào nông trường, lực lượng lao động này mới được đào tạo về chuyên môn. Trong thời gian 20 năm (1955-1975), NTQD đã bổ sung được nhiều lao động có trình độ
cho miền Bắc. Song số lượng cán bộ, công nhân có trình độ rất ít ỏi so với tổng số lực lượng lao động của toàn NTQD và bố trí không hợp lý. Hơn 1 vạn trên tổng số hơn 9 vạn lao động có trình độ. Trong số đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao của các NTQD càng ít hơn. Mặc dù được Đảng và Nhà nước quan tâm song nhìn chung đời sống của cán bộ, công nhân nông trường còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Xây dựng NTQD thực chất là tổ chức di dân, xây dựng những vùng kinh tế mới, vùng dân cư mới. Nhưng NTQD xây dựng tràn lan, cả ở những nơi cơ sở hạ tầng còn yếu kém chưa đảm bảo được đời sống cho công nhân nông trường. Cho nên, trong quá trình xây dựng NTQD có nhiều người đã bỏ về. Có một thực tế nữa là, thực trạng mất cân bằng giới tính ở các NTQD. Trước năm 1965, trong cơ cấu công nhân theo giới tính, có khoảng 70% là nam. Vì thiếu con gái để xây dựng gia đình nên có một số nam công nhân bỏ về quê cũ. Nhưng từ sau năm 1965, nam công nhân vào chiến trường miền Nam, tỷ lệ nữ chiếm 70% tổng số công nhân. Một số công nhân nữ xin về quê lấy chồng, nông trường nào cũng có những cô gái không chồng hay có con mà không có chồng, thậm chí câu nói “gái nông trường” để ám chỉ điều này...
Trong số rất nhiều những hạn chế, yếu kém của NTQD, nghiên cứu sinh tập trung phân tích hai nội dung: Công tác tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất, hiệu quả kinh tế của NTQD. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, đây là những hạn chế, yếu kém nhất của NTQD dẫn tới có nhiều quan điểm, nhiều cách nhìn nhận khác nhau khi đưa ra những đánh giá, bình xét về NTQD.
Về công tác tổ chức quản lý, tổ chức bộ máy quản lý NTQD cồng kềnh, nhiều cấp trung gian nhưng kém hiệu l c. Từ sau năm 1965, do điều kiện chiến tranh, tổ chức bộ máy quản lý của NTQD lại càng phân tán hơn, với nhiều cấp trung gian, nhiều phòng/ban, đội, tổ. Nông trường quản lý sản xuất qua nhiều khâu trung gian dẫn đến trì trệ kém hiệu quả và không đi xâu sát vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, với bộ máy quản lý cồng kềnh như vậy càng phát sinh ra lực lượng lao động gián tiếp. Lao động gián tiếp trong nông trường còn chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều nông trường, tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm 10-20%61.
Công tác quản lý còn yếu kém. NTQD thể hiện rò những hạn chế trong công tác quản lý, từ quản lý tài vụ, quản lý tài sản đến quản lý đất đai, quản lý sản phẩm
61Năm 1965- thời điểm chưa tổ chức lại các phòng/ban, tổ, đội, toàn NTQD có hơn 72.950 công nhân (chưa tính công nhân thời vụ là hơn 5.522 người), trong số đó, công nhân sản xuất, kinh doanh là 45.506 người (chiếm 57,99%), công nhân kiến thiết cơ bản là 20.911 người (chiếm 26,64%), công nhân quản lý hành chính là 6.533 người (chiếm 8,32%) [42].
hay quản lý lao động đều không chặt chẽ, dẫn đến tình trạng lãng phí, tâm lý “của công”, trong đó, đáng nói nhất là công tác quản lý lao động.
Công tác tổ chức quản lý lao động chưa th c s tạo ra s hăng say của người lao động. Khác với HTX nông nghiệp, công nhân nông trường làm việc và nhận lương hàng tháng theo bậc lương. Thu nhập của công nhân chủ yếu dựa vào tiền lương cố định. Công nhân làm tốt hay làm không tốt đều nhận thành quả lao động theo mức lương quy định chung. Hình thức khoán công việc hoặc khoán bộ phận công việc để tính công điểm trả lương hàng tháng cho công nhân ngày càng bộc lộ nhiều tiêu cực và hạn chế. Đó là tình trạng chạy theo công điểm, không chú ý đến chất lượng công việc. Tình trạng công nhân làm dối, không đảm bảo chất lượng, chỉ cần số lượng để tính công thường xuyên xảy ra. Ví dụ về cách tính khoán công việc, một công nhân đào hố trồng cà phê chỉ cần đào đủ số gốc cà phê mà không cần quan tâm đến chất lượng hố cà phê đó phải đạt tiêu chuẩn về quy định độ sâu, độ rộng để cho cây sống và phát triển tốt. Công nhân trồng cây mới không cần quan tâm đến việc cây trồng đó có đảm bảo trồng đúng kỹ thuật không, chỉ cần “cắm đủ
số cây xuống hố”62. Vì công nhân làm đảm bảo chất lượng công việc thì công điểm
cũng bằng với công nhân làm không đảm bảo chất lượng quy định. Do vậy, công nhân dần dần có thái độ làm việc “đối phó” và “chạy theo công điểm”. Về phía người lao động chỉ cần đảm bảo đủ số công/tháng. Còn người quản lý công điểm nảy sinh tính “cửa quyền”, quan liêu, hoặc tính cả nể, có suy nghĩ “của tập thể”. Cách trả lương hàng tháng theo bằng khoán công việc hoặc trả lương theo ngày có định mức đã không khuyến khích được tinh thần hăng hái lao động của công nhân, ngược lại còn tác động tiêu cực đến thái độ làm việc của công nhân.
Hơn nữa, người công nhân ít liên quan đến năng suất và chưa phải gắn trách nhiệm với sản phẩm lao động cuối cùng. Bởi sản phẩm cuối cùng đã có Nhà nước bao tiêu, lo đầu ra. Do vậy, công nhân không có động lực để tích cực sản xuất, có tâm lý được mùa cũng vậy, mất mùa cũng ch ng sao.
Trước thực trạng sản xuất yếu kém, NTQD đưa ra rất nhiều biện pháp. Các biện pháp đó nặng về yếu tố tinh thần là chính, “duy ý chí”, như hô hào khẩu hiệu, kêu gọi tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình và hăng say lao động sản xuất63 thay vì dùng các chế tài kinh tế để kích thích sức sản xuất của người lao động. Thực tế có
62 Ghi lại theo lời kể của các nhân chứng là những cựu công nhân nông trường Đồng Giao.
63 Như phát động phong trào thi đua “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Ngày làm chưa đủ, tranh thủ làm đêm”.v.v...