Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 22

kế hoạch hóa, tập trung hóa, NTQD được Nhà nước bao cấp hoàn toàn và hoạt động theo mệnh lệnh hành chính. Nhà nước thực hiện chế độ “bao cấp” đối với nông trường: bao cấp qua chế độ cấp phát vốn, bao cấp trong thu mua sản phẩm cuối cùng, bao cấp qua giá… Nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa, tập trung hóa mà trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến bao tiêu, phân phối sản phẩm đầu ra. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, trên cơ sở đó cấp phát vốn, tư liệu sản xuất cho các NTQD. Các NTQD giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. Quan hệ giữa Nhà nước và các NTQD được đơn giản hóa thành quan hệ cấp hành chính cấp phát - giao nộp.

NTQD là đơn vị kinh tế, chịu sự tác động và điều tiết của các quy luật kinh tế và yếu tố thị trường nhưng Nhà nước lại “can thiệp một cách mạnh mẽ” bằng mệnh lệnh hành chính. Bộ Nông trường quy hoạch nông trường này trồng cà phê thì nông trường đó trồng cà phê. Nông trường kia trồng chè thì nông trường trồng chè. Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất nhưng trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp thì yếu tố thị trường đã hoàn toàn bị thủ tiêu.

Các NTQD tổ chức sản xuất hoàn toàn theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao cho nên việc đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở các NTQD có hoàn thành kế hoạch sản xuất của Nhà nước hay không, chứ không dựa trên cơ sở hạch toán kinh doanh thực sự. Với cơ chế quản lý kinh tế như vậy, hàng năm, các NTQD đều được đánh giá là hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước nhưng thực ra là bị thua lỗ nếu hạch toán đúng và đủ. Thậm chí, NTQD còn thường xuyên xảy ra tình trạng nếu không đạt chỉ tiêu thì lại “điều chỉnh kế hoạch”. Vì vậy, các NTQD thường xảy ra tình trạng “lãi giả lỗ thật” rất phổ biến.

Trong nền kinh tế này, cơ quan quản lý Nhà nước làm thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các NTQD. Còn các NTQD vừa bị trói buộc vì không có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì không bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất. Tức là trách nhiệm và lợi ích tách rời nhau. Cả NTQD và công nhân (người sản xuất) ít phải quan tâm đến trách nhiệm sản phẩm cuối cùng sản xuất ra nếu làm không tốt và cũng ít được lợi ích từ sản phẩm cuối cùng nếu chất lượng sản phẩm tốt. Bởi lỗ Nhà nước chịu, còn lãi Nhà nước hưởng. Công nhân vẫn lĩnh đủ lương hàng tháng theo bậc lương quy định. NTQD có Nhà nước bao cấp, cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu, phân phối sản phẩm đầu ra. Cơ chế kinh tế trên làm cho bộ máy quản lý mất quyền tự chủ, làm việc thụ động, không có hiệu quả và bản

thân người sản xuất cũng không quan tâm đến kết quả sản xuất cuối cùng. Tính chất đó làm cho các NTQD mất dần sự chủ động trong sản xuất, kinh doanh, tạo tâm lý “ỷ lại”, “trông chờ” vào Nhà nước; đồng thời cũng thủ tiêu tính tự chủ, năng động và khả năng cạnh tranh của mỗi nông trường.

NTQD được nhà nước ưu tiên đầu tư, có chế độ quản lý, chế độ tài chính và chế độ lao động riêng. Các NTQD tự khoanh mình theo địa giới hành chính “quy hoạch” do Nhà nước ấn định. Về quản lý, Nhà nước định hướng phát triển, đầu tư và thu sản phẩm. NTQD phải thông qua Nhà nước xét duyệt và quyết định. Về tổ chức sản xuất, trồng cây gì, nuôi con gì do Nhà nước “quy hoạch” với từng nông trường. Điều này còn làm cho mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế tách rời, thậm chí mâu thuẫn với nhau (thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, trong nông nghiệp là giữa NTQD và HTX, kinh tế cá thể, hộ gia đình).

NTQD là một trong những khu vực phản ánh rò nét nhất cơ chế quản lý tập trung, bao cấp của Nhà nước. Hình thức sở hữu XHCN càng cao, càng bị chế độ quản lý tập trung, bao cấp chi phối ở mức độ cao. Ở kinh tế nông nghiệp, cao nhất là đối với thành phần kinh tế quốc doanh (NTQD), thứ đến là kinh tế tập thể (HTX), kinh tế gia đình xã viên. Điều này cũng phần nào lí giải vì sao các NTQD khó “phá rào” hơn các HTX68.

Có thể nói, nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm nhưng chưa thực sự gay gắt và cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của thời chiến. Nhưng từ sau năm 1975, đất nước thống nhất và cùng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, thì nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa không còn phù hợp nữa. Do duy trì quá lâu nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa đã làm cho đất nước rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Đó cũng là lí do vì sao, năm 1986, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải thực hiện Đổi mới; đồng thời kh ng định tính đúng đắn của công cuộc Đổi mới.

4.4. Một số kinh nghiệm

Trong suốt quá trình ra đời và hoạt động, NTQD có nhiều đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời bộc lộ không ít những hạn chế, yếu kém. Những thành công và thất bại đó để lại nhiều kinh nghiệm cho phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn hiện nay. Có thể kể đến một số kinh nghiệm dưới đây:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.


68 Thập niên 60 của thế kỉ XX có những HTX “phá rào” điển hình là tại Vĩnh Phúc.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 22

Thứ nhất, để NTQD hoạt động c hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, cần phải đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo động l c cho người lao động.

20 năm (1955-1975) xây dựng và hoạt động của NTQD trong giai đoạn miền Bắc Việt Nam thực hiện cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp đã sớm bộc lộ rất nhiều những hạn chế, yếu kém (phân tích ở mục 4.3.1. và 4.3.2.). Cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp đã chi phối mọi hoạt động của NTQD, không phát huy được tính tự chủ của bộ máy quản lý, không khơi dậy được động lực của người lao động trong nông trường. Điều này dẫn tới tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài suốt trong suốt 20 năm (1955-1975).

Từ thực tế sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của NTQD trong suốt 20 năm (1955-1975) có thể kh ng định: Đảng và Nhà nước Việt Nam phải sớm tiến hành Đổi mới, kiên quyết xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Nhất là từ sau năm 1975, cả nước độc lập, thống nhất và tập trung cho nhiệm vụ phát triển kinh tế, không còn trong thời chiến, thì cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp càng không còn phù hợp với nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới. Đối với NTQD, Đảng và Nhà nước cần phải đổi mới cơ chế quản lý nhằm tạo động lực cho người lao động. NTQD cần sớm tiến hành sắp xếp, đổi mới

nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NTQD trong bối cảnh lịch sử mới69.

Thứ hai, NTQD cần được tổ chức tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả.

Giai đoạn 1965-1975, do tác động của cuộc chiến tranh phá hoại, cơ cấu tổ chức quản lý của NTQD có sự thay đổi với nhiều cấp quản lý hơn và phân tán hơn so với giai đoạn 1955-1965. Từ năm 1965, tổ chức quản lý NTQD càng trở nên cồng kềnh, nhiều cấp trung gian. Ở từng nông trường, bộ máy quản lý cũng được chia nhỏ thành nhiều phòng/ban, nhiều tổ, đội. Lực lượng lao động tham gia quản lý


69 Sau 20 năm (1955-1975) xây dựng ở miền Bắc, từ năm 1976, NTQD được xây dựng trên khắp các tỉnh, thành ở miền Nam, mở rộng trên phạm vi cả nước. Trong tình hình mới, mô hình kinh tế NTQD ngày càng bộc lộc những nhược điểm, hạn chế, yếu kém và không hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và quản lý. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đổi mới tổ chức và quản lý nông trường: Nghị quyết số 217/HĐBT ngày 14-1-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới cơ chế quản lý xí nghiệp quốc doanh; Nghị định số 169/HĐBT ngày 14-1-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về cơ chế quản lý kinh tế các cơ sở quốc doanh sản xuất nông nghiệp; Nghị định số 122/CP ngày 2-3-1993 về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp Nhà nước; Nghị định số 01/CP ngày 4-1-1995 về giao khoán sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước… Từ năm 2000 đến nay, Nhà nước tiếp tục có nhiều chính sách đổi mới về tổ chức và quản lý nông trường như: Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16-6-2003 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh”; tiếp đến là Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục sắp xếp. đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp”. Từ năm 1986 đến nay, mô hình NTQD có nhiều thay đổi: Một số NTQD chuyển đổi sang hình thức hoạt động mới, thành lập các Công ty nông nghiệp. Từ mô hình NTQD ban đầu chuyển thành các doanh nghiệp dưới các hình thức: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà nước về nông nghiệp, Công ty Cổ phần nông nghiệp, Công ty Liên doanh về nông nghiệp.

và lao động gián tiếp còn đông. Hạn chế của cơ cấu tổ chức quản lý này là dẫn đến sự chồng chéo và lãng phí trong quản lý mà vẫn không hiệu quả.

Nếu cơ cấu tổ chức theo hướng phân tán, chia nhỏ là phù hợp trong điều kiện thời chiến để tạo ra sự linh hoạt. Thì từ sau năm 1975, đất nước đã hòa bình trở lại, NTQD cần tổ chức lại bộ máy quản lý theo hướng tinh giản, gọn nhẹ và hiệu quả. Ở từng nông trường, bộ máy quản lý cần phải tổ chức tập trung, thống nhất.

Thứ ba, để tạo s hăng say trong sản xuất, NTQD cần gắn sản xuất với lợi ích kinh tế của từng người lao động.

Một trong những hạn chế trong công tác quản lý lao động của các NTQD giai đoạn 1955-1975 là chưa thực sự tạo ra sự hăng say và động lực cho người lao động. Có một thực tế tồn tại trong suốt 20 năm (1955-1975) ở các NTQD là người làm tốt và người làm chưa tốt thì thành quả lao động được hưởng là như nhau, sản xuất chưa gắn với lợi ích kinh tế của người lao động. Công nhân nông trường chỉ cần đủ “công điểm” là đã hoàn thành công việc mà không cần gắn trách nhiệm với sản phẩm lao động cuối cùng. Vì vậy, công nhân nông trường nảy sinh tâm lý làm việc “đối phó”, chỉ quan tâm đến số lượng sản phẩm và ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm.

Từ thực tế 20 năm (1955-1975) tổ chức quản lý lao động của các NTQD cho thấy, NTQD không nên đánh đồng chung thành quả lao động của người lao động; thực hiện quản lý người lao động theo chất lượng sản phẩm cuối cùng, chứ không chỉ quản lý người lao động theo thời gian lao động. Để khuyến khích và tạo động lực cho người lao động, NTQD cần phải gắn sản xuất với lợi ích kinh tế của từng người lao động, gắn trách nhiệm sản phẩm cuối cùng đến từng người lao động. Người làm tốt thì phải được hưởng thành quả lao động cao hơn người làm chưa tốt. Người làm nhiều thì phải được hưởng thành quả lao động cao hơn người làm ít. Có như vậy, người lao động mới có động lực hăng say sản xuất và không ngừng nỗ lực trau dồi trình độ chuyên môn. Khi gắn sản xuất với lợi ích kinh tế đến từng người lao động thì lúc đó bản thân người lao động sẽ nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng mà không cần đặt nặng các biện pháp hành chính nhằm quản lý thời gian lao động của người lao động.

Thứ tư, đối với vấn đề chế biến nông sản, để nâng cao chất lượng nông sản, NTQD cần chú trọng và đầu tư hơn nữa đến khâu chế biến nông sản.

Hoạt động chế biến đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình sản xuất. Qua chế biến, chất lượng và giá trị của nông sản tăng lên gấp nhiều lần. Trong 20

năm (1955-1975) hình thành và xây dựng, NTQD cũng quan tâm đến khâu chế biến nông sản. Nhiều xưởng chế biến được xây dựng. Tuy nhiên, chế biến nông sản chưa thực sự được quan tâm và đầu tư một cách đúng mức. Có thể nói, chế biến nông sản vẫn là một trong những khâu yếu nhất của NTQD những năm 1955-1975. Chế biến nông sản vẫn còn thiếu và yếu so với nguồn lực nông sản mà NTQD sản xuất ra hàng năm. NTQD mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng các xưởng chế biến nhỏ, mà số lượng các xưởng cũng rất ít ỏi. NTQD thiếu trầm trọng những nhà máy chế biến nông sản quy mô lớn với công nghệ hiện đại. Hơn nữa, thành phẩm chế biến của NTQD trong 20 năm (1955-1975) rất đơn giản và mới ở dạng sơ chế (sấy khô) chưa phải là những thành phẩm qua tinh chế. Vì vậy, chất lượng nông sản bị giảm sút, giá thành nông sản cũng không cao. Đặc biệt, giá trị của nông sản bị giảm đi đáng kể.

Những kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh của NTQD giai đoạn 1955- 1975 đã cho thấy cần chú trọng và đầu tư nhiều hơn đến khâu chế biến nông sản. Khâu chế biến nông sản cần phải được đặt đúng vị trí, có thể coi là một trong những khâu then chốt, trong quy trình sản xuất của các NTQD. Có như vậy, NTQD mới nâng được tầm giá trị cho nông sản mà NTQD sản xuất ra.

Thứ năm, giải quyết tốt đầu ra cho sản phẩm của các NTQD.

Giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho các sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định thành công trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của một đơn vị sản xuất. Nhưng suốt thời kì bao cấp 1955-1986, sản phẩm của NTQD đều thuộc sở hữu Nhà nước, do Nhà nước điều động và phân phối. Như trên đã phân tích về phân phối sản phẩm (ở mục 4.1.3.), sản phẩm của các NTQD đều do Nhà nước bao tiêu. Giá cả các nông sản của NTQD cũng do Nhà nước quy định. Vấn đề giải quyết đầu ra cho sản phẩm của các NTQD phụ thuộc hoàn toàn vào Nhà nước. Giai đoạn 1955-1975, hầu hết các NTQD không quan tâm đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Điều này làm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nông trường không cao, đồng thời hạn chế sự năng động và năng lực của các NTQD. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các NTQD thường xuyên thua lỗ kéo dài.

Từ kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh của NTQD giai đoạn 1955-1975 nói riêng, cũng như suốt cả thời kì bao cấp nói chung cho thấy giải quyết đầu ra cho nông sản phải là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu. Cùng với việc giải quyết vấn đề “trồng cây gì? nuôi con gì?” thì NTQD cần giải quyết tốt vấn đề “tiêu thụ sản phẩm như thế nào?” Có thể nói, giải quyết tốt vấn đề đầu ra cho

nông sản chính là “chìa khóa” giúp cho NTQD, cũng như doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất, kinh doanh hiệu quả.

Tiểu kết chương 4

Sự ra đời của các NTQD tác động mạnh mẽ đến kinh tế, chính trị, xã hội và quốc phòng an ninh miền Bắc XHCN giai đoạn 1955-1975. Có thể nói, NTQD góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn các tỉnh miền núi, thổi vào một làm gió mới, một sức sống mới cho đời sống văn hóa-xã hội ở những vùng xa xôi, hẻo lánh, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Dân cư trở nên đông đúc hơn, sầm uất hơn, cơ sở hạ tầng khang trang hơn, từ vùng đất hoang hóa trở thành những khu nông nghiệp trù phú, các thị trấn lần lượt ra đời... NTQD góp phần hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô lớn, tạo nên vùng kinh tế tổng hợp ở nông thôn các tỉnh miền núi.

Tuy nhiên, ra đời trong thời kì kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, NTQD mang đầy đủ những đặc trưng của một nền kinh tế kế hoạch hóa, vừa có ưu điểm, vừa có hạn chế. Ưu điểm là NTQD được Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư, được bao cấp hoàn toàn. Đời sống của toàn thể cán bộ, công nhân viên do Nhà nước lo, có nơi ăn, chỗ ở, được chăm lo sức khỏe và tạo điều kiện về giáo dục... Nhưng hạn chế của nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung là Nhà nước làm thay vai trò điều tiết của thị trường, thực hiện uản lý kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính. Đây cũng là một trong rất nhiều nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ triền miên của các NTQD. Đây cũng là yếu kém lớn nhất của NTQD trong suốt 20 năm (1955-1975).

Có thể nói, ở mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định, sự thành công hay thất bại của NTQD để lại nhiều kinh nghiệm quý đối với sự phát triển của NTQD ở những giai đoạn sau và đối với sự phát kinh tế-xã hội của đất nước.

KẾT LUẬN

1. Nông trường quốc doanh ra đời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của miền Bắc và của đất nước sau năm 1955. Hòa bình lập lại, miền Bắc có nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội sau chiến tranh. Nông trường quốc doanh - một mô hình kinh tế thời hậu chiến ra đời, một mặt giải quyết được những di hậu do cuộc chiến tranh để lại, mặt khác huy động lực lượng lao động to lớn tỏa đi khắp tỉnh/thành miền Bắc từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, đóng góp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Xét trong thời điểm và bối cảnh lịch sử miền Bắc sau năm 1955, theo quan điểm của nghiên cứu sinh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông trường quốc doanh là một sự sáng tạo, kịp thời. Sau năm 1955, miền Bắc phải giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho 172.046 cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc; khoảng 3 vạn bộ đội chuyển ngành và hàng nghìn lao động dư thừa ở các tỉnh đồng bằng. Từ thực tiễn miền Bắc sau năm 1955, Đảng và Nhà nước đã tổ chức cho lực lượng lao động này đi khai hoang, xây dựng nông trường quốc doanh, phát triển kinh tế-xã hội. Nông trường quốc doanh ra đời không chỉ xuất phát từ yêu cầu khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội mà còn để thu nhận, giải quyết việc làm và ổn định đời sống cho hàng vạn lao động ở miền Bắc. Đó là một thành công về mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Hơn nữa, các nông trường quốc doanh ra đời không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế mà còn cả yêu cầu về quốc phòng-an ninh, tức là gắn phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7-1954), đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam-Bắc. Nhiệm vụ giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vẫn chưa hoàn thành; miền Bắc tuy được giải phóng nhưng có thể bị đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra xâm lược bất cứ lúc nào. Do vậy, bảo vệ quốc phòng vẫn luôn được đề cao. Chuyển một lực lượng lớn quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất là thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế gắn với bảo vệ quốc phòng. Nông trường quốc doanh ra đời không chỉ là một mô hình kinh tế mà cũng là một mô hình quốc phòng thời hậu chiến. Thời điểm đế quốc Mỹ chiến tranh leo thang ra miền Bắc, các nông trường quốc doanh đã phát huy rất rò những đóng góp về mặt quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế kết hợp bảo vệ quốc phòng cho đến nay vẫn là một bài học kinh nghiệm quý báu và thiết thực.

2. Xây d ng nông trường quốc doanh gắn liền với khai hoang xây d ng vùng kinh tế mới. Như trên đã phân tích, vùng kinh tế mới dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là những “vùng dân cư mới về mặt lãnh thổ”, là những “đơn vị xã hội”. Xây dựng nông trường quốc doanh không chỉ là để phát triển kinh tế mà còn thực hiện nhiệm vụ chính trị-xã hội. Vì vậy, xây dựng nông trường quốc doanh đồng nghĩa với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội ở những vùng nông thôn miền núi. Nông trường quốc doanh đóng vai trò là đơn vị kinh tế chủ lực của vùng kinh tế mới; đồng thời là cơ sở cho chủ chương di dân, đưa đồng bào miền xuôi đi khai hoang, phát triển kinh tế miền núi của Đảng và Nhà nước vào những năm 60 của thế kỉ XX. Có thể nói, xây dựng nông trường quốc doanh ở miền Bắc giai đoạn 1955-1975 mang rất nhiều ý nghĩa và nhiệm vụ chính trị-xã hội, ngoài nhiệm vụ phát triển kinh tế.

3. Tuy còn nhiều hạn chế và yếu kém, nhất là t nh trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả nhưng nông trường quốc doanh c nhiều đ ng g p về kinh tế, chính trị, văn h a-xã hội, quốc phòng-an ninh. Không thể phủ nhận rằng: Xét về mặt kinh tế, nông trường quốc doanh hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Trong suốt 20 năm (1955-1975), nông trường quốc doanh thường xuyên xảy ra tình trạng không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, không nộp đủ ngân sách. Hàng năm, Nhà nước vẫn bù lỗ cho nông trường quốc doanh. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao nông trường quốc doanh được Nhà nước ưu tiên đầu tư: về vốn, về khoa học-kỹ thuật, về cơ sở vật chất, về nguồn nhân lực, giống, phân bón… nhưng nông trường quốc doanh vẫn sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả và thua lỗ, thậm chí không bằng các thành phần kinh tế khác ít được đầu tư hơn? Có rất nhiều nguyên nhân như: Do chịu ảnh hưởng một cách máy móc của mô hình NTQD ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu; do khó khăn từ điểm xuất phát thấp, quá trình xây dựng nông trường lại phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; do Đảng và Nhà nước nói chung, đội ngũ cán bộ nông trường nói riêng chưa có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo phát triển kinh tế, do cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp kéo dài và sớm đã bộ lộ những hạn chế. Trong đó, nguyên nhân chủ quan là do cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp đã chi phối đến hoạt động của nông trường quốc doanh. Đây cũng là tình cảnh chung của nền kinh tế Việt Nam thời kì

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí