Từng NTQD được giao nhiệm vụ tập trung chuyên canh một (hoặc hai) cây trồng (hoặc vật nuôi) để cung cấp mặt hàng nông sản cho Nhà nước. NTQD thực hiện sản xuất tập trung, quy mô lớn, tức là tiến hành sản xuất lớn để tạo ra khối lượng hàng hóa nông sản phục vụ cho Nhà nước xuất khẩu, thu ngoại tệ. Lực lượng lao động trong NTQD là những công nhân nông nghiệp và họ thực hiện chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất. Cán bộ quản lý NTQD do Nhà nước cử đến và có nhiệm vụ quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt xí nghiệp do mình phụ trách, thực hiện bằng hoặc vượt chỉ tiêu Nhà nước giao…
Về sở hữu sản phẩm, toàn bộ sản phẩm NTQD làm ra đều thuộc sở hữu Nhà nước. Các NTQD là những đơn vị xí nghiệp của Nhà nước, được Nhà nước cấp vốn để sản xuất theo kế hoạch của Nhà nước. Toàn bộ sản phẩm NTQD làm ra (không kể phần do nông trường viên có thể tự sản xuất riêng) thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Nông trường có trách nhiệm giao nộp sản phẩm cho Nhà nước theo số lượng đã quy định.
Nhà nước quản lý các nông sản phẩm thuộc loại đặc sản xuất khẩu và các loại nông sản làm nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp như: cà phê, cao su, chè, cam, chanh, hạt tiêu, bông, lạc, gai, cói, thuốc lá, sữa... Ngoài những sản phẩm nói trên, Tỉnh/thành có NTQD đóng trên địa bàn có quyền điều hòa, phân phối, tiêu thụ những sản phẩm của NTQD địa phương sản xuất.
Về phân phối sản phẩm, sản phẩm của NTQD do Nhà nước phân phối theo kế hoạch. Sản phẩm của các NTQD thuộc Bộ Nông trường quản lý, do Nhà nước điều động, phân phối. Các Ủy ban Hành chính khu, tỉnh/thành chỉ được nhận sản phẩm của các NTQD sau khi đã được Nhà nước phân phối, không được tự điều động hoặc giữ sản phẩm của nông trường cho địa phương mình. Bộ Nông trường căn cứ vào chỉ tiêu chung đã ghi trong kế hoạch Nhà nước để giao chỉ tiêu cụ thể cho từng nông trường. Chỉ tiêu kế hoạch phân phối sản phẩm gắn liền với kế hoạch sản xuất hàng năm, hàng quý của nông trường. Nhà nước quy định rất rò số lượng NTQD phải giao nộp cho Nhà nước; số lượng NTQD được giữ lại để dùng vào việc tái sản xuất (giống, thức ăn cho súc vật…), để chế biến tại chỗ (khoai, sắn để làm ra khoai, sắn khô, bột, hạt để ép dầu, sữa để làm sữa hộp, mía để ép đường…) hoặc để cung cấp cho nhu cầu đời sống hàng ngày của cán bộ, công nhân viên nông trường (lương thực, thực phẩm).
Nhà nước cũng quy định số lượng mà NTQD phải giao nộp cho Nhà nước để cung cấp cho các ngành khác và các NTQD khác dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Căn cứ chỉ tiêu phân phối của Nhà nước, Bộ Nông trường ký những hợp đồng nguyên tắc với các Bộ có liên quan để làm cơ sở cho các NTQD trực tiếp ký hợp đồng cụ thể với các đơn vị xí nghiệp tiêu thụ (Mậu dịch nội địa, Tổng công ty xuất nhập khẩu, Nhà máy…), không cần qua khâu trung gian. Các NTQD giao dịch với nhau cũng theo chế độ hợp đồng và căn cứ kế hoạch phân phối của Bộ Nông trường.
Đối với một số sản phẩm phụ sản xuất ngoài kế hoạch, nông trường tiêu dùng không hết và không điều đi xa được (ví dụ rau tươi, hoa quả tươi…), nông trường có thể tổ chức tiêu thụ tại thị trường địa phương, bán cho các cơ quan đơn vị và các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở xung quanh theo giá cả quy định của Nhà nước, không được bán theo giá cả của thị trường tự do. Sản phẩm do Công đoàn của NTQD đứng ra tổ chức cán bộ và công nhân viên tranh thủ thời gian sản xuất thêm, hay cá nhân nông trường viên làm ra để cải thiện sinh hoạt thì thuộc quyền sở hữu của Công đoàn hoặc nông trường viên tự do sử dụng, không phải giao nộp cho Nhà nước.
Nhà nước quyết định giá điều động/thu mua sản phẩm của NTQD. Hàng năm, Nhà nước đưa ra một mức giá đối với từng nông sản mà NTQD giao cho các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, HTX. Giá giao nhận/thu mua/điều động nông sản giữa NTQD và các các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, HTX do Nhà nước quy định. Nếu giá thành kế hoạch của NTQD thấp hơn giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước, thì phần chênh lệch ghi vào kế hoạch trích lợi nhuận của NTQD nộp cho Nhà nước (thông qua Bộ Tài chính). Nếu giá thành kế hoạch của NTQD cao hơn giá chỉ đạo thu mua của Nhà nước thì Bộ Tài chính sẽ có kế hoạch bù lỗ cho các NTQD.
Sản phẩm của NTQD do Nhà nước phân phối đến các đơn vị, xí nghiệp tiêu thụ. Giá cả cũng do Nhà nước quyết định. Có thể nói, NTQD chỉ có nhiệm vụ sản xuất mà không phải quan tâm đến thị trường tiêu thụ và giá cả vì đã có Nhà nước bao cấp và bù lỗ.
Đặc điểm nói trên của NTQD có những điểm giống và khác với HTX nông nghiệp. Về điểm giống, NTQD và HTX nông nghiệp cùng là các xí nghiệp nông nghiệp, đều tổ chức sản xuất trên cơ sở công hữu về tư liệu sản xuất và tổ chức sản xuất trên cơ sở lao động tập thể để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Điểm khác nhau là NTQD là những xí nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, tức là toàn bộ đất đai và tư liệu sản xuất là của Nhà nước; cơ sở vật chất do Nhà nước đầu tư; sản phẩm sản
xuất ra thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do Nhà nước phân phối và quyết định giá cả. Còn HTX nông nghiệp là xí nghiệp thuộc sở hữu tập thể, tức là đất đai và tư liệu sản xuất do các xã viên đóng góp, thuộc về sở hữu tập thể; HTX sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn do các xã viên đóng góp. Nhà nước giúp HTX vay vốn, giúp đỡ vật tư, kỹ thuật và tổ chức quản lý; Sản phẩm sản xuất ra sau khi nộp đủ cho Nhà nước, phần còn lại do xã viên quyết định việc phân phối và sử dụng trên cơ sở kết hợp lợi ích Nhà nước với lợi ích của HTX và lợi ích của xã viên.
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Cơ Giới Hoá Trong Các Ntqd Từ Năm 1965 Đến Năm 1970
- Số Lượng Vật Nuôi Của Ntqd Từ Năm 1972 Đến Năm 1975
- Về Cơ Sở Hình Thành Và Sự Phân Bố Nông Trường Quốc Doanh
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 19
- Những Hạn Chế, Yếu Kém Và Nguyên Nhân
- Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 21
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Từ những trình bày trên, có thể nói, xét về bản chất, NTQD là những xí nghiệp nông nghiệp quốc doanh, tức là những xí nghiệp Nhà nước, do Nhà nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức sản xuất, kinh doanh. NTQD được bao cấp hoàn toàn để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Nhà nước. Hàng năm, Nhà nước giao chỉ tiêu sản phẩm và phê duyệt kế hoạch sản xuất. Nhà nước cung cấp đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra. Tư liệu sản xuất, đất đai, tài sản và vốn cho sản xuất, kinh doanh đều thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước tuyển dụng và trả lương cho công nhân theo ngạch bậc quy định chung.
Mô hình kinh tế NTQD gắn liền với chế độ bao cấp và cơ chế quản lí hành chính, kế hoạch hóa, tập trung hóa ở Việt Nam trong những năm 1955-1975. Trong quá trình xây dựng và phát triển, NTQD chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi cơ chế quản lý mang tính hành chính của Nhà nước. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều theo mệnh lệnh hành chính và kế hoạch của Nhà nước.
4.1.4. Về nguồn nhân lực
Lao động của NTQD do Nhà nước tuyển chọn và đào tạo. Lao động của NTQD gồm lực lượng bộ đội chuyển ngành, cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc, học sinh-sinh viên từ các trường, cán bộ sau cải cách ruộng đất, công nhân từ lĩnh vực khác chuyển sang và lực lượng thanh niên nam nữ ở khắp các tỉnh, thành của miền Bắc. Họ là những người có đủ điều kiện về sức khỏe để tham gia lao động sản xuất trên những vùng đất khó khăn, xa xôi. Sau khi được tuyển chọn, Nhà nước - Bộ Nông trường53- tiến hành đào tạo và dạy nghề theo
hình thức vừa học vừa làm. Cán bộ, công nhân nông trường vừa học bổ túc văn hóa, vừa học nghề. Bộ Nông trường trực tiếp mở lớp hoặc cử đi học các trường lớp bên ngoài. Sau 20 năm (1955-1975), Bộ Nông trường đã đào tạo được hàng vạn lao động hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sản xuất của NTQD.
53 Từ năm 1955 đến 10-1960, Bộ Nông lâm, Bộ Quốc phòng và Ủy Ban thống nhất Trung ương quản lý NTQD, Nông trường quân đội và các Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam. Từ tháng 4-1971, NTQD trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp Trung ương quản lý.
Lao động tại các NTQD là lao động c chuyên môn và tr nh độ. Xuất phát điểm chủ yếu là lao động phổ thông, sau một thời gian vừa làm vừa học, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân nông trường đã tiến bộ hơn h n. Công nhân tham gia sản xuất được đào tạo nghề trở thành những người thợ chuyên nghiệp (thợ cơ khí, thợ máy kéo, thợ cạo mủ, thợ hái chè…). Lực lượng lao động gián tiếp (kế toán, y tá…) được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn. Cán bộ quản lý được đào tạo về trình độ quản lý. Xuất phát điểm là lao động phổ thông, họ dần trở thành những công nhân lành nghề, những kĩ sư nông nghiệp… Từ chỗ thiếu hụt nghiêm trọng lực lượng lao động có trình độ, đến năm 1975, toàn NTQD đã đào tạo được hàng nghìn cán bộ có trình độ từ trung học cho đến trên đại học và trên 17.000 công nhân kỹ thuật các loại. NTQD góp phần bổ sung nguồn lao động có trình độ cho miền Bắc. Đến năm 1975, trong khu vực Nhà nước, lao động kỹ thuật chiếm trên 1/2 tổng số lao động, trong đó, có trên 11% là cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, gần 25% là cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp, gần 64% là công nhân kỹ thuật. Năm 1975 so với năm 1955 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tăng gấp trên 129 lần; cán bộ có trình độ trung học chuyên nghiệp gấp trên 84 lần; công nhân kỹ thuật năm 1975 tăng gấp 6 lần năm 1960. Tỷ lệ cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ tăng từ 2% năm 1955 đến 3,5% năm 1960 và 19,5% năm 1975. Tỷ lệ công nhân kỹ thuật
tăng từ 17% năm 1960 tăng lên 53,4% năm 1975 [239, tr. 27].
NTQD cung cấp những đảng viên ưu tú, trở thành l c lượng chính trị nòng cốt tại địa phương. Công nhân viên NTQD hầu hết đều là cán bộ và bội đội chuyển ngành. Tỷ lệ đảng viên và đoàn viên chiếm đông đảo, trung bình từ 30 đến 40%. Chỉ tính riêng các nông trường quân đội, năm 1960, số lượng đảng viên có 15.985 người, trong đó, đảng viên là quân nhân có 13.630 người, chiếm 55,4%. Nông trường quân đội có 16 Đảng bộ nông trường tương đương cấp trung đoàn, 11 Đảng bộ tương đương cấp tiểu đoàn và 385 chi bộ. Về đoàn thành niên, nông trường có tất cả 361 chi đoàn. Số lượng đoàn viên rất đông đảo gồm 7.042 người [25]. Tổ chức Đảng, đoàn thể ở các nông trường đều rất vững mạnh. Sau năm 1955, các địa phương ở vùng trung du, miền núi được tăng cường một lực lượng rất lớn đảng viên và đoàn viên thanh niên và là lực lượng chính trị nòng cốt tại mỗi địa bàn nông trường trú chân.
NTQD cung cấp nguồn nhân l c để xây d ng các NTQD ở miền Nam từ sau năm 1975. Sau ngày đất nước thống nhất (năm 1975), mô hình kinh tế NTQD tiếp
tục được xây dựng, mở rộng trên phạm vi cả nước. Tốc độ tăng nhanh về số lượng NTQD đòi hỏi một đội ngũ cán bộ, công nhân rất lớn. Các NTQD ở miền Bắc cung cấp một đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cho các nông trường mới thành lập ở miền Nam sau giải phóng. Từ đây, những hạt giống của nông trường bắt đầu toả ra hăng hái đi xây dựng nền kinh tế XHCN trên phạm vi cả nước. Sau ngày giải phóng miền Nam, Nhà nước điều động trên 3000 cán bộ từ các NTQD và 20 vạn lao động các tỉnh, thành miền Bắc vào tiếp nhận và mở rộng các đồn điền cao su, cà phê ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên [318], trong đó có hơn 150 khung giám đốc vào tiếp quản đồn điền miền Nam [226, tr. 17]. Đó là nguồn nhân lực có trình độ rất quý báu cho đất nước sau ngày thống nhất.
4.1.5. Về cơ sở vật chất
NTQD xây d ng cơ sở vật chất tương đối hiện đại và đồng bộ. Không chỉ được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tương đối đồng bộ, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động từ kho tàng, sân phơi, chuồng trại đến các xưởng chế biến, xưởng cơ khí, công trình thủy lợi, đường sá... hay những công trình phục vụ sinh hoạt của cán bộ và công nhân viên như: nhà ở, trường học, bệnh sá, khu mậu dịch, hội trường, nhà văn hóa, căng-tin, NTQD còn được trang bị máy móc và nông cụ cải tiến hiện đại như: máy kéo, ô tô, máy móc nông nghiệp các loại... Vì vậy, NTQD có nhiều thuận lợi để tiến hành cơ giới hóa hầu khắp các khâu sản xuất. Những máy cày, máy gặt, máy bừa... xuất hiện trên những diện tích canh tác lớn thay thế cho hình ảnh “Con trâu đi trước, cái cày đi sau” đã tác động rất lớn đến tư duy canh tác truyền thống của người nông dân miền Bắc.
NTQD g p phần xây d ng một số công tr nh thủy lợi tại địa phương. Cùng với quá trình xây dựng các NTQD, nhiều công trình thủy lợi ở địa phương cũng được xây dựng. Các NTQD thường phối hợp với địa phương làm cầu cống, đắp đập, khai thông hệ thống kênh, mương, cải tạo sông, hồ, đắp đê ngăn nước mặn ở các bãi tân bồi, một số nơi làm các công trình thủy nông. Lấy Nông trường Rạng Đông (Nam Định) làm ví dụ, quá trình xây dựng nông trường gắn liền với quá trình quai đê, lấn biển, xây dựng hệ thống thủy nông. Nông trường Rạng Đông cùng với nhân dân địa phương làm một con đê dài 11.600 km nối từ của sông Ninh đến cửa sông Đáy. Sau khi quai đê, lấn biển thành công, ngày 8-1-1960, cán bộ, công nhân nông trường cùng với nhân dân địa phương bắt đầu thi công hệ thống cống thủy nông cùng với việc đào sông từ Ngọc Lâm đến Sĩ Lạc dài 4 km, rộng 46 m. Đất đào sông được tôn lên làm
2 đường lớn dài 11 cây số, xây dựng 2 cống lớn [201, tr. 24-44]. Hay huyện Nghĩa Đàn phối hợp với các NTQD xây dựng được trên 200 đập lớn nhỏ, như: đập Đồng Lèn, đập Mồn, Kênh N2 Nghĩa Khánh, Khe Lau, Thanh Ngâm, Đồng Diệc… Điển hình là các công trình thủy lợi lớn Sông Đào, Khe Đá… cung cấp đầy đủ nước cho hàng nghìn ha đất trồng. Đến năm 1958, các công trình thủy lợi trên địa bàn miền Tây Nghệ An không chỉ cung cấp đầy đủ nước tưới cho diện tích cây trồng của NTQD mà còn cung cấp đủ nước cho diện tích cây trồng của HTX và nhân dân địa phương [329, tr. 135]. Đây chỉ là những ví dụ điển hình về đóng góp trong công tác thủy lợi của NTQD đối với địa phương.
NTQD g p phần mở mang mạng lưới giao thông vận tải nông thôn các tỉnh miền núi. NTQD chủ yếu được xây dựng ở vùng trung du, rừng núi, xa trung tâm, xa các trục đường quốc lộ và đường tỉnh lộ. Giao thông vận tải đi lại rất khó khăn. Một số nơi có đường quốc lộ và tỉnh lộ đi qua thì hầu hết là đường hẹp, mùa mưa không đi lại được. Giao thông vận tải giữ một vai trò rất quan trọng. Do vậy, các NTQD rất chú trọng xây dựng mạng lưới giao thông trong nội bộ nông trường và nối liền với các hệ thống giao thông bên ngoài. NTQD huy động nhân lực xây dựng những trục đường chính vào nông trường, những đường nhỏ chạy quanh nông trường, vào khu vực sản xuất. Nhiều nông trường phải làm lại 30-40 km đường. Khu tự trị Thái Mèo, đường giao thông vận tải chưa có. Quá trình xây dựng nông trường Than Uyên, Nhà nước tập trung lực lượng làm 80 km đường để đi vào nông trường. Trên các tuyến đường ở Tây Bắc, từ suối Rút, Mộc Châu đến Sơn La, Lai Châu, từ Cò Nòi, sang Phú Yên, Nghĩa Lộ, đường giao thông được sửa chữa, xây dựng và mở rộng.
Tại Nghệ An, trên cơ sở ra đời các NTQD ở miền Tây Nghệ An, hệ thống giao thông vận tải cũng được xây dựng và quy hoạch để phục vụ hoạt động sản xuất. Tuyến giao thông từ Yên Lý lên Nghĩa Đàn qua Quế Phong dài 130 km được cải tạo, nâng cấp và mở rộng thêm nhiều nhánh mới. Bộ Nông trường phối hợp với tỉnh Nghệ An mở thêm tuyến giao thông nhánh từ Thanh Hóa trở vào, trong đó có con đường từ dốc Bò Lăn về Dốc Lụi nối với Tuần và rẽ sang Yên Thành hoặc đi ngược hướng về Thái Hòa, Tân Kỳ, Đô Lương qua Nam Đàn vượt sông Lam vào Nam [329, tr. 131]. Nhiều tuyến đường mới được xây dựng, giao thông được tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa cho các dân tộc miền núi.
4.1.6. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh
Công cuộc khai hoang của NTQD th c s là một cuộc cách mạng. Cùng với nhân dân khai hoang, công cuộc khai hoang của NTQD là công cuộc khai hoang đầu tiên với quy mô lớn ở Việt Nam kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam nắm vai trò lãnh đạo sau năm 1930. Cuộc vận động đồng bào miền xuôi tham gia phát triển kinh tế ở miền núi, trong đó, cốt lòi vẫn là tổ chức nhân dân đi khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới. Thành quả của công cuộc khai hoang đã tác động mạnh mẽ, làm chuyển biến mọi mặt đời sống xã hội của nông thôn các tỉnh miền núi. Nói công cuộc khai hoang là “cuộc cách mạng” không chỉ bởi quy mô tổ chức lớn, huy động mọi nguồn lực tham gia; hay diện tích đất khai hoang đạt được chỉ trong khoảng thời gian 20 năm nếu đem so với các công cuộc khai khẩn hoang trong lịch sử dân
tộc54, mà còn bởi tác động mà công cuộc khai hoang mang lại. Về kinh tế, công
cuộc khai hoang đã giải phóng sức lao động ở đồng bằng, hạn chế xu hướng giảm sút bình quân diện tích đất nông nghiệp, đồng thời tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng cho nông thôn các tỉnh miền núi. Về xã hội, có thể nói, công cuộc khai hoang ở miền Bắc sau năm 1955 đã làm “thay da đổi thịt” nhiều vùng nông thôn các tỉnh miền núi.
Tính chất chuyên canh trong đa canh cây trồng, vật nuôi, NTQD hình thành nên các vùng chuyên canh nông nghiệp. NTQD đa canh cây trồng, vật nuôi, trong đó, tập trung chuyên canh một hoặc hai cây, con chính. Từ tính chất chuyên canh của từng NTQD hình thành nên những vùng chuyên canh nông nghiệp rất rò nét. Đến năm 1975, miền Bắc xuất hiện các vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi như: vùng chuyên canh cà phê, vùng chuyên canh cao su (Thanh Hóa, Nghệ An…); vùng chuyên canh chè (Việt Bắc, Tây Bắc); vùng chuyên canh hồ tiêu ở (Quảng Bình, Vĩnh Linh); vùng chuyên cây ăn quả (Hòa Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…); vùng chăn nuôi bò sữa (Mộc Châu-Sơn La, Ba Vì-Hà Tây); vùng chăn nuôi lợn (Hưng Yên, Thanh Hóa)… Những vùng chuyên canh quy mô lớn thường thuộc về các NTQD. Ví dụ như cây chè, NTQD chiếm hơn 30% diện tích và gần 40% sản lượng chè cả nước. Cây ăn quả của NTQD gần 2.000 ha, hàng năm sản lượng đạt 1,5-2 vạn tấn quả.
54 Trong lịch sử dân tộc mấy nghìn năm, dân tộc Viêt Nam đã khai hoang 1.837.847 ha để trồng trọt. Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp bắt đi phu 79.437 người và khai hoang được 66.000 ha54. Trong khi đó, công cuộc khai hoang do Đảng lãnh đạo chỉ tập trung khoảng 20 năm đạt kết quả hàng trăm nghìn ha.
Sản xuất của NTQD là sản xuất lớn. Điều này được thể hiện ở việc nông trường tổ chức sản xuất trên quy mô đất đai lớn và tập trung, từ vài trăm hec-ta đến vài ngàn hec-ta. Đến năm 1975, quy mô bình quân một NTQD hơn 1.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, với khoảng 800 lao động, hơn 1.500 máy móc các loại, 500 xe vận tải, 1 xưởng cơ khí nhỏ và 1 xưởng chế biến nông sản [204, tr. 281].
NTQD đi đầu trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Nhà nước hợp tác với nhiều nước để hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, từ máy móc nông nghiệp đến cung cấp chuyên gia trong các lĩnh vực. Giai đoạn này, NTQD tiếp nhận hàng loạt giống ngoại nhập như: cà phê, chè, cao su, hồ tiêu, điều, bông, thuốc lá, lúa cao sản, ngô cao sản, lạc cao sản, bò sữa lai Hà Lan, bò lai Sind, bò Tân Cương), cừu Tân Cương, lợn lai Sind.v.v... Về kỹ thuật canh tác, cán bộ, công nhân nông trường thường xuyên được hướng dẫn, đào tạo các kỹ thuật canh tác bằng nhiều hình thức khác nhau. Đối với việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, NTQD cơ giới hóa được đại bộ phận các khâu canh tác, trong đó, tỷ lệ cơ giới hóa khai hoang và cơ giới hóa các khâu canh tác lúa nước đạt trên 90%. Các NTQD trở thành hình ảnh của nền sản xuất lớn XHCN. Qua đó, quan hệ sản xuất lớn được hình thành và bước đầu tiếp cận nền sản xuất nông nghiệp hiện đại trên thế giới.
NTQD c s phân công lao động khá rò. NTQD chuyên môn hóa từng công đoạn của quá trình sản xuất. Mỗi NTQD chia làm các phòng, ban chuyên môn như: phòng Trồng trọt, phòng Chăn nuôi, phòng Cơ khí, phòng Chế biến... Từng phòng, ban lại chia thành các đội như: đội trồng trọt, đội chăn nuôi, đội máy kéo, đội ô tô.v.v.. Mỗi đội chia nhỏ thành các tổ như: tổ chăn nuôi, tổ trồng trọt… Từng tổ có sự phân công công việc cụ thể như: tổ chăn nuôi bò sữa, tổ chăn nuôi bò đàn, tổ chăn nuôi lợn nái, tổ trồng chè, tổ trồng cà phê.v.v… Mỗi công nhân trong từng đội, tổ phụ trách công việc chuyên môn riêng. Đơn cử ở khâu thu hoạch chè, các nông trường tổ chức công nhân tham gia khâu hái chè riêng, công nhân tham gia khâu vận chuyển chè riêng và công nhân tham gia khâu chế biến chè riêng. Sự phân công lao động cũng như tính chất chuyên môn hóa từng công đoạn sản xuất trong NTQD thể hiện khá rò.
4.2. Đóng góp của nông trường quốc doanh
Trong những năm 1955-1975, các NTQD ở miền Bắc cơ bản đã hoàn thành vai trò là các xí nghiệp Nhà nước, vừa sản xuất để tạo ra nguồn của cải vật chất cho xã hội, vừa là công cụ hỗ trợ Nhà nước thực hiện mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế