Số Lượng Vật Nuôi Của Ntqd Từ Năm 1972 Đến Năm 1975

Bắc. NTQD xây dựng một nguồn giống để cung cấp cho ba khu vực: quốc doanh, tập thể và hộ gia đình. NTQD còn cung cấp một số giống thuần chủng, giống lai, giống F1: giống lợn Móng Cái thuần chủng, giống bò cái và bò đực nội và ngoại thuần chủng, giống gà sinh sản, gà thương phẩm, lấy trứng hoặc lấy thịt… Có thể nói, kỹ thuật thuần chủng, lai tạo giống của NTQD giai đoạn này đã đạt được những thành tựu nhất định. Công tác quản lý giống được tiến hành chặt chẽ hơn. Đơn cử như việc sản xuất lợn giống, NTQD cơ bản khắc phục được tình trạng cứ lợn nái là

làm giống sinh sản, lợn đực nhất là lợn đực ngoại, đực lai là dùng làm giống, không phân biệt đời thứ mấy, loại giống gì, phối giống không chọn lọc51. Việc chọn lọc lợn hậu bị kỹ càng hơn, có sổ sách ghi chép chi tiết để theo dòi. Hiện tượng đồng huyết, chết non, còi cọc, chậm lớn... dần được khắc phục.

Những năm chiến tranh phá hoại, điều kiện chăn thả lại càng gặp nhiều trở ngại, nguồn thức ăn hạn chế hơn. Một số NTQD chưa thực sự chú trọng đến vấn đề thức ăn cho chăn nuôi, thường dùng diện tích đất xấu để trồng cây thức ăn cho chăn nuôi, lấy những thực phẩm bị hỏng, bị mốc, thực phẩm chất lượng kém loại ra để làm thức ăn cho chăn nuôi…Từ năm 1971, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương chú ý hơn đến vấn đề diện tích đồng cỏ và thức ăn cho ngành chăn nuôi. NTQD đã chú trọng việc dành đất tốt trồng thức ăn. Năm 1971, toàn NTQD có khoảng 1 vạn ha đất tốt trồng thức ăn cho chăn nuôi. Các NTQD chăn nuôi quy mô lớn đều dành diện ích nhất định xây dựng đồng cỏ chăn thả. Ủy ban Nông nghiệp Trung ương cũng đẩy mạnh xây dựng các xưởng chế biến thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi. Nông trường thực hiện chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.

NTQD vẫn duy trì định kỳ tiêm chủng phòng bệnh, vệ sinh chuồng trại hàng ngày, định kỳ quét vôi khu vực chuồng trại, xử lý phân, tiêu độc… Điều kiện chăn thả bị thay đổi do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh phá hoại, công nhân NTQD tập cho gia súc ăn phân tán, ăn sớm, ăn chiều, ăn đêm, đảm bảo ăn đủ bữa. NTQD rất chú trọng đến yếu tố kỹ thuật khi xây dựng hệ thống chuồng trại. Các kiểu chuồng trại thích hợp với yếu tố kỹ thuật về phân đàn, phân loại (khu dành cho đàn sinh sản, khu dành cho đàn mới sinh, khu dành cho chăn nuôi lấy thương phẩm…). Một khu chăn nuôi không chỉ có chuồng nuôi, mà còn có các công trình phụ khác như


51 Một cơ sở giống mà có tới 12 giống gồm đủ lợn nội, lợn ngoại và lợn lai.

nhà nấu thức ăn, nhà kho, nhà thú y, khu cách ly đàn bị ốm bệnh, hố ủ thức ăn, hố ủ phân, hệ thống cống, rãnh..v.v…

Số lượng và sản lượng

Điều kiện chăn thả gặp nhiều khó khăn, số lượng đàn có tăng nhưng tăng chậm. Năm 1968, tổng số bò của toàn NTQD là 68.846 con, trong đó, bò sữa là

1.563 con, bò cái sinh sản là 19.173 con; tổng số trâu là 9.584 con; tổng số lợn là

48.115 con, trong đó, lợn nái là 1.780 con; tổng số gia cầm là 66.583 con, trong đó, gà là 21.407 con; vịt là 44.601 con [242, tr. 343]. Năm 1968 so với năm 1964, đàn bò tăng 6%, trâu tăng 26%, lợn tăng 34,3%, gà vịt tăng 159,2% [58]. Năm 1970, tổng số đàn bò là 72.700 con, trong đó, bò sữa có 4.589 con, bò thịt 69.500 con; tổng số đàn trâu là 10.000 con, trong đó, trâu cái sinh sản là 1.000 con; tổng số đàn lợn là 44.000 con, trong đó, lợn nái là 2.500 con [69].

Năm 1972, đế quốc Mỹ chiến tranh leo thang lần thứ hai (4/1972-1/1973) ra miền Bắc, số lượng đàn giảm sút đáng kể. Từ sau năm 1973, tình hình chăn nuôi mới dần đi vào ổn định và có xu hướng tăng. Đến năm 1975, tổng số bò là 64.181 con. Tổng số trâu là 10.237 con. Tổng số gia cầm là 176.152 con. Tổng số lợn năm 1974 là 100.126 con. (Xem bảng 3.7). NTQD Trung ương chăn nuôi ổn định hơn NTQD địa phương. Riêng 41 NTQD trung ương, số lượng đầu con gia súc, gia cầm cơ bản đạt xấp xỉ kế hoạch được giao. Năm 1974, tổng số đàn bò đạt 43.439 con/46.000 con, đạt 94% kế hoạch. Tổng số đàn trâu là 5.054 con/5.500 con, đạt 91,9% kế hoạch. Tổng số đàn lợn là 33.229 con, đạt 98% kế hoạch. Tổng số đàn gà là 9.929 con/12.333 con, đạt 99% kế hoạch. Tổng số đàn vịt là 10.500 con/10.700 con đạt 98,1% kế hoạch [261]. Đàn lợn có chuyển biến tốt nhất, trọng lượng bình quân xuất chuồng từ 35-40 kg/con, tăng lên 45-50 kg/con.

Bảng 3.5: Số lượng vật nuôi của NTQD từ năm 1972 đến năm 1975

Đơn vị: con


Tên loài

1972

1973

1974

1975

62.280

68.222

64.688

64.181

Trâu

8.652

9.763

10.096

10.237

Lợn

46.819

81.693

100.126


Gia cầm

40.143

132.364

160.200

176.152

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 16

[242, tr. 343]

Sản lượng của ngành chăn nuôi không ổn định. Trong những năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), sản lượng của ngành chăn nuôi bị giảm sút. Năm 1965, sản lượng thịt trâu, bò là 1.292 tấn, năm 1973 là 2.092 tấn và năm 1975 là

1.512 tấn. Sản lượng thịt lợn năm 1965 là 845 tấn, năm 1973 là 1.860 tấn và năm 1975 là 3.407 tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1965 là 61 tấn, năm 1973 là 148 tấn và năm 1975 là 506 tấn. Sản lượng tôm, cá tươi năm 1965 là 193 tấn, năm 1973 là 744 tấn và năm 1975 là 731 tấn [242, tr. 343] (Xem biểu đồ 3.2).

(Đơn vị: tấn)


4000


3500


3000


2500


2000


1500

Trâu, bò Lợn

Gia cầm

Cá, tôm tươi

1000


500


0

1965

1968

1972

1973

1974

1975

Biểu đồ 3.2: Sản lượng của ngành chăn nuôi từ năm 1965-1975 [242, tr. 343]

Qua biểu đồ 3.2 cho thấy, sản lượng thịt trâu, bò tăng trưởng không ổn định, các năm đều tăng nhưng hai năm (1974-1975) giảm. Sản lượng thịt lợn, thịt gia cầm và thủy sản đều tăng, tốc độ tăng nhanh nhất là sản phẩm gia cầm. Sản lượng thịt gia cầm tăng từ năm 1968 đến năm 1975 tăng gấp 9,7 lần. Sản lượng cá, tôm tươi tăng từ năm 1968 đến năm 1975 tăng gấp 9,1 lần. Sản lượng thịt lợn từ năm 1968 đến năm 1975 tăng gấp 6,5 lần. Chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản chủ yếu để lấy thịt. Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu lấy sữa và sức kéo.

Sản lượng trứng và sữa tươi đều tăng. Sản lượng sữa tươi, năm 1965 là 560 tấn, năm 1968 là 915 tấn năm 1973 là 1.305 tấn và năm 1975 là 1.009 tấn. Sản

lượng trứng, năm1965 là 4.062 quả, năm 1968 là 3.543 quả, năm 1973 là 9.529 quả

và năm 1975 là 11.885 quả [242, tr. 343].

Có thể nói, giai đoạn 1965-1975, ngành chăn nuôi phát triển tương đối nhanh. Năm 1975 so với năm 1968, đàn trâu tăng gấp 2,3 lần; đàn bò tăng gấp 2 lần; đàn ngựa tăng gấp 3 lần; đàn lợn tăng gấp 3 lần [239, tr. 35]. Số lượng trâu năm 1975 tăng gấp 2,7 lần năm 1960. Số lượng bò năm 1975 tăng gấp 1,8 lần năm 1960, bò sữa tăng gấp 1,5 lần, sản lượng sữa tươi năm 1975 tăng gấp 6,3 lần năm 1960. Số lượng gia cầm năm 1975 tăng gấp 3,9 lần năm 1960. Đến năm 1975, miền Bắc hình thành trung tâm chăn nuôi bò đực ở Nông trường Ba Vì và trung tâm chăn nuôi bò sữa ở Nông trường Mộc Châu. Đây là những cơ sở chăn nuôi bò quy mô lớn nhất miền Bắc.

So với chăn nuôi ở khu vực gia đình và tập thể, chăn nuôi trâu, bò là thế mạnh của NTQD, chiếm 46% tổng số đàn trâu, bò miền Bắc. Đàn lợn của khu vực hộ gia đình giữ vai trò quan trọng, chiếm 80% tổng số đàn lợn toàn miền Bắc. Chăn nuôi phát triển ở cả ba khu vực: khu vực gia đình, khu vực tập thể và khu vực quốc doanh.

3.3.4. Chế biến nông sản

Hoạt động chế biến nông sản trong NTQD chủ yếu ở mức duy trì. Những năm chiến tranh phá hoại, khối lượng sản phẩm của một số mặt hàng bị giảm nên ngành chế biến cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiều thành phẩm năm 1968 đều giảm so với năm 1965. Năm 1968, NTQD cung cấp cho Nhà nước là 1.558 tấn nhân cà phê (so với năm 1965 là 3.475 tấn); 308 tấn đường (so với năm 1965 là 491 tấn); 88 tấn mật (so với năm 1965 là 90 tấn); dầu sả 26 tấn (so với năm 1965 là 50 tấn); 910 nghìn quả trứng muối (so với năm 1965 là 1.510 nghìn quả); 486 nghìn hộp sữa hộp (so với năm 1965 là 703 nghìn hộp); 63 tấn sữa bánh (so với năm 1965 là 38 tấn); 349 nghìn lít rượu (so với năm 1965 là 514 nghìn lít); 97 tấn mủ sao su (so với năm 1965 là 1 tấn); 3.857 tấn chè búp khô (so với năm 1965 là 705 tấn); 9 tấn dầu lạc (so với năm 1965 là 5 tấn) [242, tr. 344-345].

Từ năm 1971, song song việc khôi phục các xưởng chế biến bị chiến tranh tàn phá, Ủy ban Nông nghiệp Trung ương còn xây mới một số xưởng chế biến: Xưởng chế biến cà phê, xưởng chế biến chè, xưởng chế biến cao su, xưởng chế biến thức ăn chăn nuôi, xưởng hoa quả hộp… Trong 5 năm (1971-1975), các thành phẩm NTQD giao nộp cho Nhà nước thường không ổn định. Cà phê nhân là 2.413 tấn (năm 1972) và 914 tấn (năm 1975). Mủ cao su là 1.669 tấn (năm 1972) và 2.816 tấn

(năm 1975). Chè búp khô là 3.241 tấn (năm 1972) và 3.306 tấn (năm 1975). Đường

là 387 tấn (năm 1972) và 102 tấn (năm 1975). Mật là 222 tấn (năm 1972) và 6 tấn

(năm 1974). Dầu lạc là 7 tấn (năm 1972) và 4 tấn (năm 1975). Dầu sả là 19 tấn

(năm 1972) và 22 tấn (năm 1975). Trứng muối là 803 nghìn quả (năm 1972) và 244 nghìn quả (năm 1975). Sữa hộp là 678 nghìn hộp (năm 1972) và 643 nghìn hộp (năm 1975). Sữa bánh là 31 tấn (năm 1972) và 27 tấn (năm 1975). Rượu là 1.017 nghìn lít (năm 1972) và 704 nghìn lít (năm 1975). (Xem chi tiết bảng 3.6)

Bảng 3.6: Một số sản phẩm chủ yếu của NTQD giao nộp cho Nhà nước những năm 1972-1975


1972

1973

1974

1975

Cà phê nhân (Tấn)

2.413

2.439

1.162

914

Mủ cao su (Tấn)

1.669

2.433

2.856

2.816

Chè búp khô (Tấn)

3.241

3.604

2.957

3.306

Đường (Tấn)

387

298

205

102

Mật (Tấn)

222

66

6


Dầu lạc (Tấn)

7

12

11

4

Dầu sả (Tấn)

19

20

32

22

Trứng muối (nghìn quả)

803

503

439

244

Sữa hộp (nghìn hộp)

678

831

689

643

Sữa bánh (Tấn)

31

23

28

27

[242, tr. 344-345]

So với các ngành trồng trọt và chăn nuôi, ngành chế biến nông sản phát triển chậm hơn rất nhiều. Sản lượng từ ngành chế biến nông sản còn thấp. Thành phẩm chế biến nông sản đơn giản, chủ yếu là: sấy khô, ép lấy dầu, đóng hộp. Nông sản mới chỉ ở khâu sơ chế, chưa phải sản phẩm tinh chế. Chế biến nông sản vẫn là khâu yếu nhất của NQTD do mới chỉ xây dựng được một số xưởng chế biến, có rất ít nhà máy chế biến. Bởi ngành chế biến đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và đội ngũ lao động có trình độ. NTQD cơ bản không có ngành công nghiệp chế biến nông sản, do vậy không nâng cao được chất lượng giá trị nông sản. Đây cũng chính là một trong những hạn chế lớn nhất của kinh tế nông nghiệp Việt Nam.

Nói về hoạt động sản xuất của NTQD 10 năm sau (1965-1975), có thể thấy, vấn đề không đạt được chỉ tiêu Nhà nước giao ở giai đoạn 1955-1965 vẫn duy trì và kéo dài đến tận giai đoạn 1965-1975. NTQD vẫn thường xuyên hụt diện tích, hụt năng suất và hụt sản lượng so với kế hoạch Nhà nước.

3.3.5. Một số hoạt động khác

Ngày 2-4/8/1964, đế quốc Mỹ dựng lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” để lấy cớ mở rộng chiến tranh, đưa không quân và hải quân ra bắn phá miền Bắc. Các NTQD đều nằm ở những vị trí quan trọng về kinh tế, quân sự, chính trị, trên các trục giao thông quan trọng ở ven biển và dọc các tỉnh biên giới đến giới tuyến quân sự tạm thời. NTQD trở thành những trọng điểm bắn phá ác liệt của máy bay và tàu chiến Mỹ. Hàng chục vạn tấn bom đã trút xuống các nông trường, gây thiệt hại rất lớn.

Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965-1968), đế quốc Mỹ dùng các loại máy bay, tàu chiến, kể cả B52, B57, F11 ném bom, bắn phá và rải cả chất độc hoá học vào các NTQD ở khu IV và khu tự trị Tây Bắc, khu giới tuyến. Tính chung, mỗi năm, số lần máy bay Mỹ đánh phá ra miền Bắc lại tăng: Năm 1965, đế quốc Mỹ bắn phá khoảng 1.491 lần vào 43 cơ sở nông trường, trạm, trường, xưởng; năm 1966 là 4.978 lần vào 61 cơ sở; năm 1967 là 8.465 lần vào 55 cơ sở; đỉnh điểm là đến tháng 10-1968, đế quốc Mỹ đã trút khoảng 11 vạn tấn bom đạn vào trên 70 cơ sở với khoảng 22.605 lần (chỉ tính riêng 7 NTQD ở Nam Khu IV cũ là 7.043 lần). Nhiều nơi, địch bắn phá có tính chất huỷ diệt, nhất là các NTQD ở vùng giới tuyến như Quảng Bình và Vĩnh Linh (Quảng Trị). Hàng nghìn ha cây trồng bị bom bắn phá; hàng nghìn gia súc, gia cầm bị thương và giết hại;

phá hoại trên 1 triệu m2 nhà cửa, kho tàng, phòng xưởng, trường học, bệnh viện… Thời điểm

bắn phá chủ yếu vào thời vụ, gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất. Đó là chưa kể đến những thiệt hại về người, hàng trăm cán bộ, công nhân bị bom giết, bị thương trong lúc đang làm nhiệm vụ sản xuất, nhiệm vụ chiến đấu. Tỷ lệ bị bắn phá, gây thiệt hại chiếm hơn 1/10 cơ sở vật chất của toàn NTQD [58, tr. 4]. Ví dụ trong năm 1968, chỉ riêng tháng 7-1968, tổng số lần các NTQD bị bắn phá là 1.261 lần nhưng chỉ 1 tháng sau đó là tháng 8-1968, tổng số lần bắn phá tăng gấp 2 lần là 2.671 lần. (Xem chi tiết bảng 3.7)

Bảng 3.7: Tổng số lần bắn phá và khối lượng bom vào các NTQD trong tháng 7-8/1968


Quý II/1968

Tháng 7-8/1968

Số nông trường bị bắn phá

7 nông trường

6 nông trường

Tổng số lần bắn phá

1.261 lần

2.671 lần

Bom phá

5.481 quả

29.166 quả

Bom nổ chậm

182 quả

4.808 quả

Bom bi mẹ

284 quả

909 quả

Rốc-két

220 quả

1.401 quả

Đạn đại bác

5.120 quả

15.000 quả

[60]

Số liệu trên cho thấy số lần bắn phá và khối lượng bom đạn bắn phá ra miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng tăng. Nhất vào năm 1968, đế quốc Mỹ tăng cường tần suất và quy mô bắn phá. Tháng 7-8, số lần bắn phá tăng gấp 2 lần; số lượng bom, đạn tăng gấp nhiều lần so với Quý II. Chỉ riêng 2 tháng, số lần bắn phá tương đương với cả năm 1965. Đặc biệt, đế quốc Mỹ còn sử dụng đạn đại bác bắn phá, rốc-két với số lượng rất lớn. Điều này nói nên tính chất ác liệt của cuộc chiến tranh phá hoại.

Trong đợt chiến tranh phá hoại lần thứ hai (4/1972-1/1973), thời gian bắn phá ngắn hơn, nhưng mức độ ác liệt hơn và có tính chất huỷ diệt hơn so với lần thứ nhất. Tổng số có 36 NTQD bị bắn phá. Cơ sở vật chất như: kho xưởng, chuồng trại, cây trồng, gia súc… đều bị phá hủy nặng nề, ước tính thiệt hại trên 7-8 triệu đồng. Các NTQD ở khu IV như: Nông trường Lệ Ninh, Nông trường Việt Trung, Nông trường Quyết Thắng, Nông trường 20-4.v.v… bị bắn phá thường xuyên và ác liệt nhất. Mỗi nông trường bị bắn phá hơn 1.000 trận, với trên 100 trận càn quét bằng B52 dữ dội. Bình quân mỗi người chịu trên 10 tấn bom. Các NTQD ở vùng Phủ Quỳ gần như bị phá hủy hoàn toàn [257]. Thiệt hại lớn nhất và cũng không thống kê được là ảnh hưởng đến sản xuất suốt thời gian dài mới tái sản xuất trở lại được.

Trước những hành động bắn phá ác liệt trên, toàn thể cán bộ và công nhân nông trường nhanh chóng tổ chức lực lượng chiến đấu nhằm bảo vệ sản xuất.

Tổ chức l c lượng chiến đấu bảo vệ sản xuất

* Công tác phòng không sơ tán

Để đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, cán bộ và công nhân nông trường đã sơ tán tài sản, thiết bị, vật tư, máy móc, chuồng trại và đàn gia súc, gia cầm đến những nơi an toàn. Ở những nơi địch bắn phá ác liệt, NTQD chuyển sinh hoạt xuống dưới mặt đất theo đúng khẩu hiệu “âm xuống đất, ẩn vào đồi, lánh vào núi”. NTQD huy động đông đảo lực lượng lớn cán bộ, công nhân viên, kể cả người già, trẻ em tham gia công tác bảo vệ sản xuất. Hàng ngày sau giờ làm việc, cán bộ và công nhân viên nông trường tích cực tham gia đào hầm, hào, hố cá nhân. Những trục đường chính, quanh khu tập thể, nhà ăn, nhà trẻ, mẫu giáo đều có các hố ẩn trú. Nền nhà hạ thấp, đắp tường dày bao quanh, hào giao thông được đào từ nơi sinh hoạt đến nơi sản xuất. Xung quanh khu vực sản xuất của NTQD đều có mạng lưới giao thông hào, ụ, thành, đường, hầm, hố. Nhiều NTQD đào chuồng sâu dưới mặt đất cho gia súc, gia cầm tránh bom đạn. Ví dụ như Nông trường Rạng

Đông đào được 3.500 hầm cá nhân, 5.000 m giao thông hào và trồng hàng vạn cây chuối, cây lau để ngụy trang [145, tr. 37]. Nông trường Đồng Giao, trung bình một người đào được 15 m hào giao thông, 5 hố cá nhân và cứ 5 người có một hầm trú ẩn an toàn. Mỗi dãy cà phê có ít nhất 40 hố tránh trú an toàn. Tổng số nông trường đào đắp hơn 60.000 m giao thông hào, hơn 5.000 hầm, hố tránh bom [199, tr. 79, 130].

Có thể nói, trong những năm chiến tranh phá hoại, công tác tổ chức phòng không sơ tán của các NTQD được thực hiện triệt để nên đã hạn chế nhiều những thiệt hại do cuộc chiến tranh phá hoại gây ra. Thành công lớn nhất của NTQD là vẫn tổ chức các hoạt động sản xuất, thậm chí nhiều phong trào thi đua yêu nước, thi đua sản xuất diễn ra rất sôi nổi.

* Xây d ng l c lượng t vệ chiến đấu

Mỗi NTQD đều tổ chức lực lượng dân quân tự vệ và thực hiện quân sự hóa các tổ, đội sản xuất. Các đội sản xuất đều trở thành những trung đội tự vệ, đội xung kích, được trang bị vũ khí và thường xuyên luyện tập. Đây là lực lượng bán vũ trang ở NTQD. Từng NTQD đều thành lập trung đội tự vệ.

Nông trường Đồng Giao thành lập một trung đội tự vệ, thời gian đầu theo chế độ luân phiên, sau đó quân số dần ổn định khoảng 200 người, được trang bị 1 khẩu pháo 20 ly, 2 khẩu pháo 14,5 ly và 2 khẩu pháo 12,7 ly [199, tr. 74, 79]. Nông trường Rạng Đông thành lập một tiểu đoàn tự vệ gồm 842 người, trong đó, nữ chiếm 50%. Tiểu đoàn tự vệ biên chế thành 14 trung đội trong 7 đại đội ở khắp các đơn vị sản xuất, được trang bị 300 khẩu súng trường và tiểu liên, 4 khẩu 12,7 ly, 6 khẩu trung liên, 4 khẩu đại liên và một trung đội súng cối 82 ly, hàng trăm quả mìn. Nông trường tổ chức 5 điểm trực chiến gồm 4 trận địa phòng không; một trận địa chống tàu chiến của địch, được trang bị một số vũ khí hiện đại, trong đó có 4 khẩu pháo mặt đất 75 ly [145, tr. 37-38].

Các NTQD ở Nghệ An tổ chức các trung đội tự vệ với quân số 1.500 người, biến chế thành 16 tiểu đoàn gắn với các đội sản xuất, 5 đại đội trực thuộc gồm: 1 đại đội pháo cao xạ 12,7 ly với quân số là 160 người; 1 đại đội thông tin với 20 trạm gác phòng không; 1 đại đội trinh sát giao thông; 1 đại đội cứu thương với quân số 90 người; 1 đại đội vận tải hàng hóa và 16 tiểu đoàn khác là những đội sản xuất [329, tr. 59].

Toàn NTQD huy động khoảng 1 triệu công để xây dựng lực lượng dân quân tự vệ. Lực lượng tự vệ chiến đấu có khoảng 37.800 người, chiếm trên 1/2 số cán bộ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022