Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 6

Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế,

Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu.”

(Hội tây)

Từ hình tượng “pháo, cờ” cho đến hình tượng con người được tác giả miêu tả tự nhiên, chân thực: bà quan thì “tênh hếch”, thằng bé thì “lom khom”, chị “nhún”, anh “leo”. Nhà thơ đã khái quát lên toàn bộ quang cảnh của một ngày lễ hội nhốn nháo, vô bổ mà người tham gia chơi không hề được mở mang hiểu biết, rèn luyện bản thân mà trở thành trò cười, bị lôi ra làm nhục. Đằng sau cảnh “Hội tây” chất chứa một tâm trạng u hoài, xót xa trước cảnh nước mất nhà tan. Cái vui nhìn thấy chỉ là vẻ bề ngoài của những kẻ vô tâm, kém đạo đức. Trái tim mẫn cảm với thời cuộc và con người thiết tha với vận nước trong Nguyễn Khuyến nhận ra nỗi “nhục”. Càng “nhục” càng căm thù bè lũ bán nước, cướp nước và thương những kẻ chịu nhục mà không nhận ra nỗi nhục ấy. Nguyễn Khuyến lên tiếng phê phán, tố cáo bọn quan ta vì ham lợi lộc,

hư danh mà đi theo thực dân gây nhũng nhiễu dân lành, ngòi bút ông luôn hướng về phía dân lành mà vạch trần, phê phán cái thói tham ô ti tiện của chúng:

“Bồ chứa miệng dân chừng bật cạp Tiên là ý chú muốn vòi xu”

(Bồ tiên thi)

Một điều đặc biệt, khi nói về sự phi đạo lí của bọn quan trường, thường thường tác giả gắn chúng với bọn giặc cướp nước. Như vạch mặt chỉ trán cái thân phận làm tôi làm tớ của họ. Mà cũng là truy nguyên, lần ra cái ô dung túng, bao che cho họ tham bỉ, lộng hành như vậy. Chê ông đốc học Hà Nam “Khoét thằng mặt trắng lấy tam nguyên”, vẫn nhắc khéo ông ta “Phép nước chừa móng lợn đen”, cũng như là nói: liệu đấy, giầy Tây nó đá đít cho. Còn cái “Chú huyện Thanh Liêm khéo giở trò” ra được chính là do “Nghênh ngang vòng lọng nhờ

ông Sứ”. Sự phi đạo lí của xã hội đương thời còn được thể hiện ở hạng đàn bà lẳng lơ lăng loàn, Nguyễn Khuyến đả kích một cách sâu cay bởi đây không phải là những người đàn bà khốn khổ phải bán trôn nuôi miệng. Đây là hạng “đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc” (Đĩ Cầu Nôm) như mụ Hậu Cẩm, cô tư Hồng, loại “vợ bợm chồng quan”, như mụ Bông, vợ Hoàng Cao Khải. Bọn đĩ thể xác này phất lên được, nên danh lên giá, tác oai tác quái đều là ỷ vào thế các đức ông chồng là quan Tây đô hộ, quan ta bán nước. Càng căm thù bọn thực dân cướp nước bao nhiêu Nguyễn Khuyến lại càng uất hận bè lũ bán nước bấy nhiêu. Trong xã hội nhiễu nhương thực dân cấu kết với phong kiến đương thời, giai cấp phong kiến tan rã phơi bày tất cả sự bỉ ổi phi đạo lí của nó. Trong hàng ngũ quan lại một phần nhỏ tiếp nối truyền thống dân tộc anh hùng đứng lên chống Pháp, một phần không chịu hợp tác với thực dân Pháp về sống ẩn dật nơi thôn dã. Còn phần nhiều là những kẻ hám danh, trục lợi cho bản thân. Chúng can tâm đi làm tay sai cho giặc, nhờ xu nịnh luồn cúi mà thăng quan tiếng chức hoặc bất tài thì đục khoét của cải bóc lột nhân dân để lấy tiền mua quan bán chức. Từng đỗ đạt làm quan, ông hiểu một cách sâu sắc sự mục ruỗng thối nát trong chốn quan trường. Khi viết về chúng ông bày tỏ một thái độ phê phán, khinh thường nhưng càng lên án chúng bao nhiêu thì lòng dạ Cụ Tam càng đau xót bấy nhiêu vì dù sao cũng là dân trong một nước:

“Ông đứng làm chi đó hỡi ông? Trơ trơ như đá, vững như đồng. Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Non nước đầy vơi có biết không.”

(Ông phỗng đá)

Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 6

Qua hình ảnh “ông phỗng đá” tác giả ngầm lên án bọn quan lieu can tâm đi làm nô lệ cho giặc cướp nước mà quên mất dân, mất nước. Trong khi vận nước lâm nguy, chúng chạy đi làm tay sai cho giặc vì ham vinh hoa phú quý

mà quên đi trách nhiệm với đất nước, chúng chai lì trước sự nguyền rủa của nhân dân. Nguyễn Khuyến đã đánh đúng vào lòng liêm sỉ của những kẻ bán nước cầu vinh.

Chiến tranh dẫu ngắn hay dài đều là thử thách lớn lao đối với sức mạnh tinh thần và vật chất của một quốc gia, dân tộc. Chiến tranh đẩy dân chúng vào cảnh lầm than, loạn lạc:

“Nhất thiên tinh đẩu dạ trầm trầm, Sạ thính thanh thanh tứ bất câm.

Cách trúc cao đê xao tính chẩm, Hoà sương đoạn tục tả thương âm. Sầu xâm giác thú tam canh nguyệt, Hoán khởi hương khuê vạn lý tâm. Tiêu thiết hoành thu nam tử tháo, Đinh ninh mạc sử nhập nhân thâm.”

(Thu dạ cùng thanh)

(Đêm khuya thăm thẳm một trời sao Giun dế ran ran nối tiếp nhau.

Rền rĩ thấp cao khua gối mộng,

Dập dìu khoan nhặt thấm sương ngâu. Ắt buồn tiếng ốc, ba canh nguyệt, Gợi nhớ tình quê, vạn dặm sầu,

Thu gọi chí trai đầu ngọn dáo, Nỉ non đừng để tấm son chao.)

(Nguyễn Văn Huyền dịch)


Chiến tranh không chỉ khiến cho đời sống nhân dân cực khổ mà còn đẩy họ vào cảnh loạn lạc, chia li. Chiến tranh nổ ra, điều tất nhiên là những người đàn ông phải ra trận, để lại người vợ ở nhà với nôi nhớ chồng mòn mỏi. Người

vợ chốn phòng khuê bị bủa vây trong nỗi cô đơn, nàng phải sống cuộc sống tẻ nhạt vô vị. Mỗi khắc mỗi giờ trôi qua nàng quằn quại, khắc khoải trong nỗi nhớ chồng, tiếng giun dế rền rĩ càng khiến người vợ xa chồng thêm xót xa, ai oán. Quãng thời gian sống không hạnh phúc không tình yêu chẳng khác gì sống nơi địa ngục chốn tràn gian.

Những bài thơ về cuộc sống loạn lạc của Nguyễn Khuyến chất chứa nỗi niềm đau đáu của một kẻ sĩ trước xã hội loạn lạc hỗn độn:

Dĩ phận thử than nan kiến thánh, Bất tri hà nhật hựu tiêu thiên.

Trang đồ khởi thị hoang đường ngữ, Thả khán Tiêu dao đệ nhất thiên.”

(Ngẫu thành – I)

(Hiền thánh, phận mình không hạnh kiến, Mây mù, bao thuở mới tiêu tan.

Sách trang đâu phải hoang đường cả, Hãy đọc Tiêu dao đệ nhất thiên.)

(Nguyễn Văn Huyền dịch) Những câu thơ này như tiếng nấc, tiếng thở dài não nề của Tam nguyên Yên Đổ.

Như vậy, qua những tác phẩm đề cập đến sự loạn lạc, phi đạo lí Nguyễn Khuyến đã phản ánh chân thực xã hội đương thời, đồng thời bày tỏ thể hiện sự khinh ghét, oán hận của mình với bọn thực dân cướp nước và bè lũ bán nước. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được tấm long ưu dân ái quốc, xót xa trước thực tại khổ đau của Tam nguyên Yên Đổ.

KẾT LUẬN


Qua việc nghiên cứu tìm hiểu “Nỗi buồn đau trong thơ làng cảnh Việt Nam của Nguyễn Khuyến”, tôi nhận thấy rằng:

1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương Nguyễn Khuyến gắn bó chặt chẽ với đời sống nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Khuyến số lượng tác phẩm viết về thiên nhiên chiếm số lượng lớn. Đọc thơ miêu tả cảnh làng quê của Nguyễn Khuyến, điều đặc biệt là ở chỗ ta nhận ra được vẻ đẹp lạ lùng của những sự vật vốn dĩ quen thuộc quanh ta. Để đạt được đến trình độ này không hề đơn giản, chỉ dưới con mắt tinh tế và tấm lòng hết mực trân trọng gắn bó với quê hương, đất nước như Nguyễn Khuyến mới có thể làm được. Đúng như Nguyễn Huệ Chi đã từng nhận định trong Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ: “Nguyễn Khuyến đã đưa lại cho bức tranh làng cảnh Việt Nam cũng như cho khung cảnh sinh hoạt của nông thôn Việt Nam hương vị, màu sắc, đường nét, sức sống như nó vốn tồn tại, mà ủ kín trong đó là cái hồn muôn đời của con người, đất nước Việt Nam” [6,24]

Thời đại với những biến cố lịch sử lớn lao và hết sức dữ dội đã đưa Nguyễn Khuyến đến với sự lựa chọn dứt khoát: treo ấn từ quan về làng ở ẩn. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ ta thấy hành động của tác giả không phải là biểu hiện của sự yếu hèn nhu nhược mà là hành động “dũng thoái”. Từ quan về ở ẩn ông sống cùng nhân dân, trải qua những đắng cay, thăng trầm cùng họ. Từ đây, ta thấy được những chuyển biến trong tư tưởng quan niệm thẩm mỹ văn chương của tác giả, bên cạnh những vần thơ viết về làng quê thanh bình, yên ả ta còn thấy đâu đó là những ám ảnh đau buồn, thê lương của vùng quê nghèo phải hứng chịu nhiều tai ương. Trong đó, hình ảnh làng quê ngột ngạt, hư ảo cứ giăng mắc mãi trong lòng người đọc, tiếng “chó cắn tiếng người” như văng vẳng đâu đó mãi không thôi. Cuộc sống nơi thôn dã vốn dĩ đã mộc mạc

đến đơn sơ, trời cho mưa thuận gió hoà thì cuộc sống của họ vẫn còn nhiều bấp bênh, đã vậy những khi tai ương ập đến, những thảm hoạ của thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán triền miên thì thực sự họ bị đẩy vào bước đường cùng của sự túng bấn để họ phải thốt lên những câu “Than nợ” đầy khổ đau. Chỉ có một nhà thơ sống cùng với nhân dân vui chung nỗi vui trăm họ, buồn cùng nỗi buồn trăm dân như Nguyễn Khuyến thì mới có thể hiểu một cách sâu sắc và cảm thông với họ như vậy. Cảnh xác xơ hiểm hoạ vì lũ lụt, hạn hán được tái hiện chân thực sinh động trong thơ Nguyễn Khuyến.

2. Balzac đã từng nhận định “nhà văn là thư kí trung thành của thời đại, tác phẩm của anh là tấm gương xê dịch trên quãng đường đời”. Nguyễn Khuyến chính là một nhà thơ như vậy. Đặt vào hoàn cảnh xã hội mà ông sống, một xã hội rối ren, nhiễu nhương mất đi chủ quyền dân tộc thì thực sự ta mới cảm nhận được rằng thơ ông không chỉ đơn thuần là thơ tả cảnh. Tác phẩm của Nguyễn Khuyến không chỉ miêu tả cảnh làng quê yên bình, mà sâu xa hơn nó còn là trạng thái tù túng, ngột ngạt vây hãm, là cuộc sống lam lũ, đói nghèo, loạn lạc phi đạo lí của con người trước cảnh thời tàn, đời tàn. Khi viết về đời sống khổ cực, lam lũ của người dân thái độ của ông cảm thông xót thương bao nhiêu thì khi viết về sự phi đạo lí của bọn quan liêu, bè lũ bán nước ông càng đả kích châm biếm sắc xảo bấy nhiêu. Qua những tác phẩm của mình, Nguyễn Khuyến đã chứng tỏ cho người đọc thấy được tài năng thơ ca bậc thầy của mình, thấm thía sâu sắc nỗi lòng của một bậc trí thức phong kiến bất lực khi nước nhà rơi vào tay giặc, nhân dân lầm than, thống khổ.

Tóm lại, Nguyễn Khuyến đã gửi gắm những tâm trạng của mình trước hiện thực cuộc sống xã hội giai đoạn giao thời thông qua bức tranh thiên nhiên. Đó là âm hưởng chung của thời đại vì con người tỏ ra bất lực trước thời cuộc thì chỉ có con đường tìm đến với thiên nhiên, bởi chỉ có cái bao la, rộng lớn của đất trời mới chứa đựng hết cái vô cùng trong lòng người.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bùi Văn Cường sưu tầm và biên soạn (1987), Nguyễn Khuyến và giai thoại, Nxb. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh, Hà Nam.

2. Xuân Diệu (1979), Thơ văn Nguyễn Khuyến, in lần thứ 2 có sửa chữa, Nxb. Văn học, Hà Nội.

3. Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Đình Chú, Nguyễn Lộc (2000), Nguyễn Khuyến – Thơ lời bình và giai thoại, Nxb. Văn hoá thông tin, Hà Nội.

4. Nguyễn Văn Huyền (2002), Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

5. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. giáo dục, Hà Nội.

6. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa của thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

7. Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (1999), Nguyễn Khuyến: Về tác gia và tác phẩm, tái bản lần thứ nhất, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

8. Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú (1971), Lịch sử văn học Việt Nam, tập IVA, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

9. Nhóm tri thức Việt tuyển chọn và giới thiệu (2012), Nguyễn Khuyến thơ và đời, Nxb. Văn học, Hà Nội.

10. Nhiều tác giả (2011), Nguyễn Khuyến tác phẩm và lời bình, Nxb. Văn học, Hà Nội.

11. Nhiều tác giả(1971), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb. Văn học, Hà Nội.

12. Hoàng Hữu Yên (1984), Thơ văn Nguyễn Khuyến, Nxb. Giáo dục Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Thị Tính (2017), “Bàn thêm về ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến”, Tạp chí nghiên cứu lí luận, phê bình và lịch sử văn học, Nxb. Toà soạn Tạp chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022