Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 5

Cái nghèo khó lan rộng khắp làng trên xóm dưới, nó biểu hiện trong từng lời nói, nét mặt, trong những âu lo của con người. Đó là cảnh đi vay lãi, bán lúa non, rồi mất nhà mất cửa. Cái thòng lọng đeo trên cổ người nông dân khốn cùng ấy Nguyễn Khuyến hiểu lắm, bởi đôi khi chính ông cũng không nằm ngoài cám cảnh ấy, chua chát mà thốt lên:

“Chẳng khôn cũng biết một hai điều, Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo.

Danh giá dường này không lẽ bán, Nhân duyên đến thế hãy còn theo.”

(Than nghèo) Trong thơ Nguyễn Khuyến ta thấy thương xót một vùng quê nghèo. Chẳng hạn, người yêu thơ có thể nhìn thấy sự xác xơ, tiêu điều của buổi chợ

Đồng:

“Hàng quán người về nghe xáo xác; Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”

(Chợ Đồng)

Hay Nguyễn Khuyến thấy những cảnh lụt lội thường xuyên diễn ra trên làng quê nghèo của cụ:

“Quai mễ Thanh Liêm đã lở rồi, Vùng ta thôi cũng lụt mà thôi.

Gạo năm ba bát cơ còn kém,

Thuế một vài nguyên dáng vẫn đòi.”

(Nước lụt Hà Nam)

Cụ thể, trong bài thơ Nhà nông than thở là cảnh cày cấy mất mùa: họ lao động cực nhọc quanh năm nhưng kết quả của những giọt mồ hôi ấy là sự thất bại, cả hai vụ chiêm và vụ mùa đều “chân thua”. Những lo lắng cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ đều được Nguyễn Khuyến đưa ra bằng những hình

ảnh cụ thể: tiền trả công đứa ở, tiền công thuê bò, phần thuế nặng nề cho thực dân Pháp, phần nợ đã vay mượn. Những gánh nặng ấy cứ đè nặng lên đôi vai gầy còm đuối sức của người nông dân. Hình ảnh “dưa muối đi vào thơ một cách tự nhiên” như vốn nó phải tồn tại trong câu thơ này vậy. Nếu theo sát tiến trình văn học Trung đại Việt Nam, ta sẽ thấy hình ảnh này chưa từng xuất hiện từ trước đến nay trong loại hình thơ bác học. Nó quá tầm thường quá dung dị, một món ăn dân dã mà chỉ những người dân nghèo mới ăn nó. Trong thơ cụ Tam, dường như vắng bóng những hình ảnh cao sang, không còn thấy cách nói ẩn dụ tượng trưng mang tính khuôn mẫu mà khi đọc hiện ra trước mắt người đọc là cảnh nghèo ta thấy ngay được sự thiếu thốn của con người nơi đây. Hình ảnh những miếng dưa muối ấy đủ để ta hình dung được bữa ăn sơ sài cho qua bữa của họ. Người xưa quan niệm: “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy mà đi chợ họ không dám mua. Đó là nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt, vậy mà cũng thiếu. Chỉ những con người đã từng trải qua từng chứng kiến tận mắt thì mới hiểu “tần tiện thế mà không khá nhỉ?”. Con người nơi đây quanh năm cần cù lao động nhưng vẫn không đủ ăn bởi chính mảnh đất nơi họ gắn bó không tạo điều kiện cho họ - thiên tai hoành hành quanh năm. Hoàn cảnh xã hội ở vào thời Nguyễn Khuyến sống vô cùng khắc nghiệt, thực dân Pháp ra công bóc lột cả về sức người và sức của của nhân dân ta, đặt ra bao thức thuế vô lí khiến nhân dân từ cảnh khốn cùng đi vào bần cùng. Hai vụ lúa đặc trưng của vùng quê hương Nguyễn Khuyến là vụ chiêm và vụ mùa đều “chân thua”, tất cả đều hỏng ăn. Từ “vẫn” được nhấn mạnh ở câu thứ nhất cho chúng ta thấy không phải chỉ năm nay mà cả những năm khác nữa vụ mùa của họ đã phải chịu như vậy và năm nay cũng như năm khác. Nó nhấn mạnh cái vòng luẩn quẩn bế tắc của con người khi phải chịu cảnh như vậy. Cả một năm lao động vất vả họ chỉ trông mong vào hai vụ thu hoạch này, đây là nguồn thu chính của họ mà cuối

năm chẳng có gì. Chỉ riêng việc lo cái ăn cái mặc trong gia đình đã đủ chật vật, đã vậy còn đeo them nỗi lo thuế má, tiền trả nợ. Đó là thứ nợ:

“Lãi mẹ lãi con sinh đẻ mãi

Chục năm chục bảy tính làm sao?”

(Than nợ)

Cuộc sống lam lũ, đói nghèo còn được thể hiện trong bài thơ Chợ Đồng.

Ta đã biết nhiều tên chợ, phiên chợ trong ca dao, dân ca:



Hay:

“Chợ huyện một tháng sáu phiên,

Gặp cô hàng xén kết duyên Châu - Trần.”


“Chợ Viềng năm có một phiên,

Cái nón em đội cũng tiền anh trao.”

Và ở đây, ta bắt gặp Chợ Đồng ở quê hương của Nguyễn Khuyến. Câu

thơ bật lên như một lời nhẩm tính chợt nhớ ra và hỏi lại, tự hỏi mình chưa tin tưởng còn hỏi bà con đi chợ về:

“Tháng Chạp hai mươi bốn chợ Đồng, Năm nay chợ họp có đông không?”

Làng Vị Hạ có chợ rất nổi tiếng gọi là chợ Đồng, mỗi tháng có chín phiên họp vào ngày chấn: 4, 6,10, 14, 16, 20, 24, 26, 30. Ba phiên chợ cuối năm, chợ không họp trong làng nữa, chợ Tết nên họp ở cánh nương mạ, cạnh một ngôi đền cổ ba gian. Nếu năm được mùa thì chợ Đồng, ba phiên chợ Tết rất đông vui. Trái lại, những năm mất mùa, chợ Đồng thưa thớt người mua bán. Câu thơ thứ nhất nhắc đến một nét đẹp của quê hương. Tết đã đến, ngày hai mươi bốn tháng chạp, chợ Đồng vào phiên. Hai tiếng “năm nay” thời gian không xác định.

Năm tiếng “chợ họp có đông không” như một tiếng thở dài đằng đẵng. Câu thơ chứa đầy tâm trạng; tâm trạng của một nhà nho gắn bó với bao nỗi vui buồn của nhân dân giữa thời loạn lạc, đói rét, lầm than. Những câu thơ tiếp theo trong phần “thực” diễn tả tâm trạng nhà thơ. Ta như thấy hình ảnh của một ông già lụ khụ, tay chống gậy trúc, ngơ ngác nhìn trời tự hỏi:

“Dở trời mưa bụi còn hơi rét

Uống rượu tường đền được mấy ông.”

Dở trời là thời tiết không thuận. Mưa bụi, mưa phùn liên miên, đường sá, “ngò trúc quanh co” nơi làng quê lại bùn lầy, nhớp nháp, cả một miền quê năm hết Tết đến chỉ còn “hơi rét”. Tiết lạnh của đất trời hoà lẫn cái rét trong long người cùng với mưa bụi trắng trời vây chặt lấy bà con nơi chốn quê lam lũ. Câu thơ "Dở trời mưa bụi còn hơi rét” mang hàm nghĩa về cảnh lầm than, nỗi cơ hàn của nhân dân, của bà con dân cày nghèo khổ, cực nhọc. Chợ Đồng đang họp trong mưa rét. “Nếm rượu tường đền” là một nét đẹp truyền thống diễn ra trong ba phiên chợ Đồng cuối năm. Các bô lão làng Vị Hạ vẫn ngồi tựa lưng vào tường đền “nếm rượu ", xem thứ rượu nào ngon thì mua để tế lễ thánh trong dịp Tết và đầu xuân. Chỉ một nét đẹp trong phong tục quê hương vẫn được Nguyễn Khuyến nhắc đến với bao tình cảm mến yêu và trân trọng. “Được mấy ông?” vì còn có bao cụ già nữa, thưa thớt, vắng vẻ cả rồi. Thơ hay ý tại ngôn ngoại, câu thơ thứ tư này đã thể hiện nỗi buồn bơ vơ, cô đơn của một nhà nho bất đắc chí, như ông đã nói trong bài Gửi bạn:

“Đời loạn đi về như hạc độc, Tuổi già hình bóng tựa mây côi.”

Hoặc:


“Xuân về ngày loạn cùng lơ láo,

Người gặp khi cùng cũng ngất ngơ.”

(Ngày xuân dặn các con)

Hai câu 3, 4 tác giả đã miêu tả lại không khí buồn tẻ của phiên chợ Đồng “năm nay” thưa thớt vắng vẻ, nó càng buồn hơn khi diễn ra trong tiết trời mưa rét. Sự tái hiện cảnh chợ Đồng của tác giả có giá trị tố cáo lên án hiện thực khổ đau của dân ta từ một thế kỉ trước. Nguyễn Khuyến có tài ghi tạc cuộc sống dân dã vào trong những vần thơ của mình. Đây là cảnh chợ tàn nhà thơ miêu tả những âm thanh, cảnh tượng mà ông đã “mắt thấy tai nghe”: “Hàng quán người về nghe xáo xác - Nợ nần năm hết hỏi lung tung.”

Có ý kiến cho rằng hai câu thơ 5, 6 trong bài thơ “gợi lên không khí nhộn nhịp cảnh chợ Đồng”. Xuân Diệu đã hiểu ngược lại, thi sĩ nói: “người về” không phải là về họp mà là ra về; càng về cuối chợ, có cái huyên thuyên của sự rã đám, kẻ đòi nợ càng thúc người chịu nợ... Cái âm “xáo xác” đối với cái thanh “lung tung”. Xao xác nghĩa là ồn ào mà ngơ ngác. Lung tung là rắc rối, loạn xạ cả lên. Tan chợ, phiên chợ Tết mà chỉ có tiếng đòi nợ, thúc nợ lung tung. Cái nghèo túng đang đè nặng xóm làng. Cảnh hàng quán mua bán “nghe xáo xác”. Cái buồn của sự đói nghèo càng được nhân lên khi năm hết Tết đến rồi. Hai câu trong phần thực nói về cái rét, hai câu trong phần luận tả cái nghèo. Trong tất cả những nỗi khổ của đời người cơ hàn là nỗi khổ dai dẳng, đắng cay nhất. Dân gian có câu: “Thứ nhất con đói, thứ hai nợ đòi, thứ ba nhà dột”. Đó là ba cái khổ của người nghèo xưa nay. Nguyễn Khuyến đã chứng kiến bao nỗi đời cay cực của nhân dân trong xã hội cũ, nên ông mới viết nên những vần thơ sâu sắc như vậy: “Nợ nần năm hết hồi lung tung”. Ông đã chỉ ra nguyên cớ của cái nghèo, cái rét ấy:

“Năm nay cày cấy vẫn chân thua,

Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ,

Nửa công đứa ở, nửa thuê bò.”

Trở lại bài Chợ Đồng hai câu thơ cuối lắng đọng biết bao tâm sự của thi nhân. Người đi chợ về đã vãn. Một mình nhà thơ đứng bơ vơ nhẩm tính. “Dăm ba ngày nữa tin xuân tới”, năm cũ dần qua, năm mới dần sang. Cái nghèo, cái rét vẫn là nỗi lo, nỗi sầu thường trực. Chợt nhà thơ giật mình trước cái âm thanh “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng”. Tác giả vận dụng tài tình điển tích về tiếng pháo trúc xua đuổi ma quỷ của Lý Điền ngày xưa bên Trung Quốc để tạo ra một ý mới. Tiếng pháo trúc “nhà ai" nổ “một tiếng đùng” như muốn xua đi cái nghèo đói của năm cũ để “Co cẳng đạp thằng bần ra cửa... Giơ tay bồng ông phúc vào nhà" (Nguyễn Công Trứ). Nguyễn Khuyến đã từng chợt tỉnh khi nghe “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”, và giờ đây trong cảnh "Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng” vãn, ông lại bồi hồi ngơ ngác lúc nghe “Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng". “Nhà ai” - không rò, mơ hồ, xa xăm. Nỗi cô đơn trong lòng nhà thơ khó có thể bộc bạch được hết:

“Dăm ba ngày nữa tin xuân tới, Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.”

“Tin xuân tới” với bao hi vọng, mong chờ của người nông dân quanh năm “châm lấm tay bùn” “nhờ trời” để dân làng Vị Hạ “được bát cơm no”. Nguyễn Khuyến tả cảnh chợ Đồng với bao nỗi buồn lo, le lói một niềm ước mong cho dân nghèo khi “tin xuân tới”. một người viết văn chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ, Nguyễn Khuyến chính là một tác giả như thế, đó chính là tình thương yêu với nhân dân mong cho họ luôn có cuộc sống ấm no.

Nguyễn Khuyến mất năm 1905, đúng bốn mươi năm sau, giặc Pháp kéo quân tới chiếm đóng làng Vị Hạ, chúng phá tan không khí yên bình của làng quê gìn giữ bao đời. Chợ Đồng tan từ đây, và tục họp chợ Đồng vào cuối năm cũng mất. Bài thơ Chợ Đồng của Nguyễn Khuyến như một bằng chứng sống ghi lại những sinh hoạt và phong tục làng quê xưa. Bài thơ gây cho người đọc nhiều ám ảnh xót xa. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc dễ tiếp thu. Giọng thơ trầm

lặng, đượm một nỗi buồn man mác, cô đơn. Cuộc sống của người dân quê được tái hiện một cách chân thực. Cái hồn quê, cái tình quê như kết đọng qua âm thanh “xao xác”, qua hình ảnh “nếm rượu tường đền” của các bô lão tóc bạc phơ dưới làn mưa bụi “Tháng chạp hai mươi bốn chợ Đồng’’... Nguyễn Khuyến luôn tồn tại trong tâm tưởng của con người, trong cảnh vật nơi quê nhà.

Có thể thấy, hiện thực nông thôn luôn tồn tại hai mảng sáng tối: một nông thôn vô cùng tươi đẹp nhưng đồng thời đó cũng là một nông thôn còn nhiều vất vả, khổ đau. Chính sự gắn bó máu thịt với làng quê đã giúp Nguyễn Khuyến thấm thía một cách sâu sắc và đầy xót xa trước đời sống lam lũ, nhọc nhằn của người nông dân. Bởi vậy, ông có cách miêu tả cuộc sống vô cùng chân thực, từ đó, ta đã thấy được một cách toàn diện, sinh động hoàn cảnh của những người dân sống vào khoảng thế kỉ XIX và rất có thể đó chính là cuộc sống của Nguyễn Khuyến.

2.2.2. Cuộc sống loạn lạc, phi đạo lí

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi khảo sát được số lượng bài viết về cuộc sống loạn lạc, phi đạo lí như sau:

Tiêu chí

Số lượng

Tổng số

Phần

trăm (%)

Cuộc sống loạn lạc, phi đạo lí

05

353

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 5

Bảng 2.4

Năm 1883, với hoà ước Harmand, nước ta buộc phải chịu sự bảo hộ của thực dân Pháp. Vì muốn lợi dụng uy tín của Nguyễn Khuyến để làm siêu long các sĩ phu yêu nước, triều đình cử ông làm Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên. Ông đã lấy cớ đau mắt để từ quan về hưu, cho đây là hành động “dũng thoái”, năm đó ông mới 50 tuổi; và bài thơ Trở về vườn Bùi là một minh chứng cho lập trường của ông: không cộng tác với Pháp, rời bỏ triều đình nhu nhược để trở về với dân. Thực ra Tam nguyên Yên Đổ đã nhận ra động cơ xấu xa của quân cướp

nước, nhất định không chịu làm tay sai cho chúng. Vì ông nhận ra rằng: trong một xã hội mà vua quan đều như “phường chèo” thì dù có danh vị tiến sĩ như ông thì cũng chỉ là bù nhìn, là một thứ đồ chơi trẻ em:

“Ghế chéo lọng xanh ngồi bảnh choẹ, Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi.”

(Vịnh tiến sĩ giấy)

Khi phong kiến bắt tay với bọn thực dân bóc lột nhân dân thì xã hội như bị bao trùm bởi một bóng tối dày đặc, đáng sợ. Trừ một số sĩ phu yêu nước, chỉ có những kẻ làm tay sai, cấu kết với thực dân như quan kinh lược Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải, Tổng đốc Vũ Văn Báo, quan tuần Tiên Khoán, quan huyện Thanh Liêm, ông tổng Cóc… mới trở nên giàu có nhờ bóc lột của cải một cách tàn bạo của nhân dân. Thương người dân lương thiện, nhưng bản thân bất lực; Nguyễn Khuyến chỉ có bênh vực họ bằng những vần thơ trào phúng mỉa mai chua chát mong rằng bọn quan lieu có thể bỏ thói bợ đỡ giặcTây, bớt hà hiếp dân lành:

“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

Ngày trước làm quan cũng thế a?”

Sự phi đạo lí trước hết được Nguyễn Khuyến phản ánh qua những hiện tượng lố lăng do thực dân Pháp bày ra nhân ngày kỉ niệm quốc khánh Pháp. Với thái độ phê phán kịch liệt, ông đứng về phía người dân mất nước mỉa mai những trò chơi lố bịch, đê tiện như: liếm chảo, leo cột mỡ, nhảy bị… Nguyễn Khuyến cay đắng, xót xa trước cảnh:


Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo, Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo.

Bà quan tênh nghếch xem bơi chải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún,

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí