Cảnh Xác Xơ, Hiểm Hoạ Vì Lũ Lụt Hạn Hán

ấy. Với một tiếng ngỗng rơi xuống từ vũ trụ mênh mông, rợn ngợp khiến không gian nơi thôn quê chợt mở ra:

“Một tiếng trên không ngỗng nước nào.”

Hai chữ “nước nào” không xác định cuối câu như một thoáng nghi ngờ, một giây thảng thốt đã khiến cho không gian vốn tĩnh lặng càng tĩnh lặng hơn. Ở bài Thu điếu, ta gặp một tiếng cá quẫy vọng lên từ đáy nước (Cá đâu đớp động dưới chân bèo). Ở đây, ta lại gặp một tiếng chim di trú rơi xuống từ không trung. Tuy chúng đến từ hai phía khác nhau nhưng cùng đánh động một tâm hồn, cả hai đều là những tiếng động nhằm làm cho cái tĩnh của trời và nước trở nên thẳm sâu, thanh vắng. Nói về chùm ba bài thơ thu Xuân Diệu trong công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” đã từng nói: “Ba bài thơ thu hay vì Nguyễn Khuyến là một thi sĩ có tài. Nhưng cần một điều kiện nữa: là nhà thơ có tài ấy phải gắn bó, thâm nhập, hoà tâm hồn mình một cách sâu sắc, thấm thía với đất nước Việt Nam. Nhà thơ ấy phải sống như Nguyễn Khuyến.” [5,411]

Cảnh ngột ngạt, hư ảo của chốn làng quê còn được tác giả khắc hoạ trong bức tranh ngày hè. Mùa hè thường là bản hoà tấu của những khúc nhạc quê với tiếng ve, tiếng sáo diều, chim tu hú, tiếng lao xao của cuộc sống thường nhật. Thế nhưng, khi đọc thơ Nguyễn Khuyến ta lại có một cảm nhận khác:

Tháng tư đầu mùa hạ, Tiết trời thật oi ả, Tiếng dế kêu thiết tha, Đàn muỗi bay tơi tả.

Nỗi ấy ngỏ cùng ai, Cảnh này buồn cả dạ.

Biếng nhắp năm canh chầy, Gà đã sớm giục giã.”

Đó là cảnh quê hương không mấy vui vẻ. Cảnh ngày hè nóng bức với tiếng dế kêu thiết tha, đàn muỗi bay tơi tả. Hai loại côn trùng này thường chỉ xuất hiện và hoạt động mạnh vào buổi tối, khoảng thời gian này ở làng quê vốn đã vắng vẻ quạnh quẽ lại càng được tô đậm thêm. Đây là hai nét chấm phá điển hình, đặc tả được cái oi bức ngột ngạt của cả ngoại cảnh lẫn tâm trạng nhà thơ. Nó chứa đựng sự ngột ngạt, bí bách của tâm trạng, sự ngột ngạt “vô hồn” đúng như tựa đề bài thơ đã thể hiện. Than mùa hè tả cảnh một đêm hè nóng nực, bức bối ở nông thôn. Phải chăng, Nguyễn Khuyến đã phê phán sự bóc lột, bất công của đế quốc thực dân đẩy nhân dân vào cảnh tăm tối, khổ cực thông qua hình ảnh thiên nhiên. Tác giả đã mượn từ miêu tả hình tượng “tơi tả” để diễn tả sự đau đớn đến ngậm ngùi. Thời tiết và cảnh vật như thế càng làm cho lòng người thêm u uất, trĩu nặng, sự khó chịu của con người trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên lại cộng thêm sự khó chịu về tình cảnh của đất nước đã làm không khí ngày hè đã oi bức càng thêm bức bối hơn.

Nguyễn Khuyến đã mở ra trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên với nhiều góc nhìn khác nhau. Đó là bức tranh thu êm dịu thanh bình, tiêu biểu cho mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ, bức tranh ngày hè với những đặc trưng tiêu biểu của nơi thôn dã. Và cũng từ đó ta nhận ra một góc nhìn mới với những ngột ngạt, hư ảo của chốn làng quê.

2.1.2. Cảnh xác xơ, hiểm hoạ vì lũ lụt hạn hán

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi khảo sát được số lượng bài viết về cảnh xác xơ, hiểm hoạ vì lũ lụt hạn hán như sau:

Tiêu chí

Số lượng

Tổng số

Phần

trăm (%)

Cảnh xác xơ hiểm hoạ vì lũ lụt, hạn hán

06

353

1,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 4

Bảng 2.2

Trở về vườn Bùi quan tổng đốc Nguyễn Khuyến đã sống như một lão nông, ông hoà mình vào cuộc sống thôn quê để thấu hiểu tình cảnh của họ. Ông sống chan hoà trong tình làng nghĩa xóm, chống gậy dọc bờ tre thăm hỏi bà con làng xóm, nói chuyện đồng áng, hỏi giá cả thóc gạo lên xuống. Ông cũng như những người nông dân khác từng vác gậy đi xua chim quốc, cũng chạy lụt, chạy thuế, cũng băn khoăn trước thời tiết rét sớm mưa dài, cũng náo nức khi năm hết Tết đến… Sống gắn bó với làng quê như thế cho nên viết về cuộc sống con người ở chốn quê thơ Nguyễn Khuyến cũng không kém phần chân thực. Nguyễn Khuyến đã lột tả toàn diện, chân thực mọi mặt của cuộc sống nông thôn, đặc biệt là cảnh xác xơ, hiểm hoạ vì lũ lụt hạn hán. Chưa bao giờ những cái đời thường bình dị nhỏ nhặt như cảnh nghèo hèn, lụt lội, hạn hán nợ nần… lại trở thành đề tài phổ biến như trong thơ Nguyễn Khuyến. Nói một cách chính xác hơn: Nguyễn Khuyến lách sâu ngòi bút của mình vào những mặt sâu kín nhất của cuộc sống làng quê, miêu tả một cách cụ thể, tỉ mỉ.

Một trong những nguyên nhân làm cho cuộc sống dân quê tiêu điều, xơ xác phải kể đến thiên tai, lũ lụt. Những người nông dân mà Nguyễn Khuyến miêu tả không chỉ nghèo khó bởi nợ nần mà còn cộng với hạn hán mất mùa xảy ra liên miên ở vùng chiêm trũng, nó trở thành nỗi ám ảnh thường trực. Bức tranh quê mùa lụt lội ấy được nhà thơ vẽ lên với những đường nét chân thực:

“Tị trước Tị này chục lẻ ba, Thuận dòng nước cũ lại bao la.

Bóng thuyền thấp thoáng dờn trên vách, Tiếng sóng long bong vỗ trước nhà.”

(Vịnh lụt) Nhà văn miêu tả một cách rò ràng cái cảnh lụt lội về thời gian cũng như không gian. Về thời gian, đó là một khoảng thời gian hết sức cụ thể “Tị trước”

(năm Quý Tị 1893) rồi “Tị này” (năm Ất Tị 1905). Đó là nạn lụt xảy ra có thực ở vùng đồng bằng sông Hồng. Nước ngập nhà ngập cửa, nước lụt trắng đồng: “Bèo nổi lênh đênh đầu nội sạch,

Lúa chìm sâu thẳm cánh đồng không.”

(Lụt, chèo thuyền đi chơi)


Cảnh lụt còn được nhà thơ miêu tả sinh động và chính xác hơn ở một bài thơ khác:

“Tiếng sáo vo ve chiều nước vọng Chiếc thuyền len lỏi bóng trăng trôi.”

(Nước lụt Hà Nam)

Tiếng nước xô bờ, vỗ vào những vách nhà gợi lên những âm thanh đặc trưng của vùng lụt. Nếu như ai đó đã từng chứng kiến cảnh lụt thì sẽ cảm nhận rất chính xác khung cảnh mà Nguyễn Khuyến miêu tả. Cái độ mênh mông của mặt nước lụt thì được vẽ lên bởi hình ảnh ánh trăng trôi trên mặt nước. Nước đầy nên thuyền len lỏi được vào các ngò ngách. Nước phải mênh mông bao la đến chừng nào người ta mới thấy bóng trăng trôi bồng bềnh. Đó quả thực là nét chạm khắc thần tình về cảnh lụt ở đồng bằng Bắc Bộ. Nguyễn Khuyến đã cùng một lúc miêu tả cảnh vật ở nhiều góc độ trong đó có hình tượng, âm thanh, màu sắc. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật ở đây cũng được phát huy tác dụng một cách tổng hợp tạo một ấn tượng đặc biệt về cảnh lũ lụt.

Nước lụt đã trở thành một ấn tượng điển hình khó quên đối với người dân quê hương Nguyễn Khuyến. Ông đã từng “sống chung với lũ”, chứng kiến bao hậu quả do lũ lụt gây ra nên ông thấu hiểu sự thảng thốt, lo âu về cuộc sống sau khi lũ lụt đi qua. Sau mỗi trận lụt thường kéo theo đó là hạn hán, mất mùa triền miên:

Hạn thậm đông tiền cốc bất thu, Thê phong kim hạ lãnh như thu. Phiền gian thặng chúc tằng xan vị? Ứng để lưu phôi khẳng tuý vô?”

(Hung niên – II)


Mùa qua đại hạn còn đâu?

Chiêm này gió lạnh khác nào thu xưa Cháo thừa trốc mả ăn chưa?

Rượu thừa đáy hũ say sưa được nào?”

(Nguyễn Văn Tú dịch)

Vừa vụ đông trước gặp đại hán người dân phải oằn mình chống chọi, cơn đại hạn vừa mới nguôi ngoai thì đến vụ kế tiếp trời mùa hè mà lạnh như mùa thu khiến nhân dân càng thêm khốn đốn. Đặt vào hoàn cảnh lúc bấy giờ, vô số những điều bất công đổ dồn lên đầu người nông dân cực khổ. Kể từ sau khi nước ta trở thành thuộc địa của Pháp, chúng bắt đầu bóc lột sức lao động và tài nguyên của ta không thương tiếc. Nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”. Đã vậy lại còn mất mùa, thế nhưng nỗi khổ chưa dừng ở đây:

“Kim hạ khổ thái nhiệt, Thảo khô trạch diệc kiệt. Ích chi dĩ tây phong,

Hà vật bất mỹ diệt. Thẩn dư bệnh thả bần,

Hành niên cận khâu huyệt. Tỉnh phi vô thanh tuyền, Ẩm chi đồ hãn huyết.

Phạn phi vô canh hoà,

Thực chi bất khả yết. Khoả trình như bất cung, Cô lập nhược khổ tiết.

Ta thử bách ly phùng, Hồ vi hựu thiết thiết.”

(Nhâm dần hạ nhật)


“Hè này nóng khổ quá! Cỏ khô đầm cạn cả.

Lại thêm ngọn gió tây, Vật gì chẳng tàn tạ?

Huống ta ốm lại nghèo, Tuổi gần kề bên mả,

Giếng không phải không trong. Uống vào mồ hôi vã.

Cơm khôn phải không canh, Ăn vào nuốt chẳng đã.

Đứng lẻ cũng chơ vơ, Cởi trần e suồng sã.

Than ôi! Khổ trăm chiều! Sao lại còn nghiệt ngã?”

(Bản dịch của Lê Tư Thực)

Cái nắng oi ả, bỏng rát của mùa hè khiến cỏ cây cũng phải tàn lụi. Lại thêm vào đó là sự hoạt động của gió Tây, như ta đã biết gió Tây là loại gió mang tính khô, nóng được xem là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm có nguy cơ cao gây hoả hoạn. Bởi vậy, cỏ cây trở nên héo úa tàn lụi, cảnh vật xác xơ tiêu điều.

Như vậy, khi đọc thơ Nguyễn Khuyến ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp giản dị nên thơ ấm áp tình người mà tiếp cận từ một góc độ khác ta còn thấy trong đó là sự héo úa, tàn tạ từ những hiểm hoạ mà thiên nhiên mang tới.

2.2. Đau buồn, thê lương qua cuộc sống làng quê

2.2.1. Cuộc sống lam lũ, đói nghèo

Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi khảo sát được số lượng bài viết về cuộc sống lam lũ, đói nghèo như sau:

Tiêu chí

Số lượng

Tổng số

Phần

trăm (%)

Cuộc sống lam lũ, đói nghèo

05

353

1,4

Bảng 2.3


Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, quê hương ông là một vùng chiêm trũng quanh năm khốn khó. Bù lại quê hương ông có những cảnh thiên nhiên tươi đẹp, đó có thể là cảnh đẹp ngày hè:

“Bờ dậu mưa rào rung lá thắm Non xa sấm động toát mây vàng”

Có lẽ vì thế mà Nguyễn Khuyến yêu sâu đâm cảnh đẹp nơi thôn dã và luôn để tâm hồn mình chan hoà cùng thiên nhiên. Bảy mươi lăm năm sống trên đời, trừ khoảng thời gian ra làm quan Nguyễn Khuyến luôn sống nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Chính vì vậy, ông thấu hiểu nỗi cơ cực nhọc nhằn của người dân quê quanh năm bám ruộng đồng để sống hơn bất cứ ai. Tất cả những gì ông trông thấy là hiện thực, hiện thực khổ đau, cay đắng. Nơi ông sống có những cánh đồng quanh năm ngập chìm trong nước. Điều đó khiến cho tâm hồn nhạy cảm - một con người như cụ Tam nguyên Yên Đổ không thể làm ngơ được. Và ông đã thấy:

“Năm nay cày cấy vẫn chân thua, Chiêm mất đằng chiêm, mùa mất mùa, Phần thuế quan Tây, phần trả nợ, Nửa công đứa ở, nửa thuê bò

Sớm trưa dưa muối cho qua bữa, Chợ búa trầu chè chẳng dám mua. Tần tiện thế mà không khá nhỉ?

Nhờ trời rồi cũng mấy gian kho.”

(Nhà nông than thở) Nguyễn Khuyến không nói những điều xa rời hiện thực cuộc sống mà những điều ông phản ánh vô cùng chân thực, sống động làm nhức nhối lòng người. Đó là cuộc sống thực đang diễn ra hằng ngày của những người dân nơi ông sống. Đó là công việc lao động nặng nhọc gặp nhiều khó khăn của họ, là những nỗi thuế khoá nặng nề, vô lí của bọn thực dân cướp nước. Người dân quằn quại dưới gót giầy thực dân chưa đủ lại còn thêm sự nhũng nhiễu của bọn quan ta bán nước. Ông thấu hiểu hạt thóc mà người nông dân làm ra đã thấm đẫm mồ hôi và công lao mà họ vẫn không được bù đắp xứng đáng. Họ sống bần hàn chạy ăn từng bữa. Cuộc sống lam lũ của người nông dân được chạm khắc như một bức tranh sinh động với những nét tả thực bằng thơ. Nỗi cơ hàn của người nông dân hoặc đó cũng có thể là nỗi khổ của chính tác giả, ông bật

lên tiếng than:

Quản chi công nợ có là bao, Nay đã nên to có thế nào.

Lãi mẹ, lãi con sinh đẻ mãi,

Chục năm, chục bảy tính làm sao.”

(Than nợ)

Xem tất cả 53 trang.

Ngày đăng: 07/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí