Thơ Làng Quê Của Nguyễn Khuyến – Ám Ảnh Đau Buồn, Thê Lương

thơ văn Việt Nam “lội xuống ruộng đồng” và cảm thông sâu sắc với dân quê, để nghe:

“Ình ịch đêm qua trống các làng, Ai ai mà chẳng rước xuân sang!”

(Khai bút)

Ông đã thực sự hoà mình với cảnh khổ của dân, Nguyễn Khuyến thấu hiểu mọi thuận lợi, khó khăn của nhà nông. Ông lo lắng với mọi thiên tai có thể xảy ra. Được mùa nhà thơ vui cùng nhân dân niềm vui ấy chẳng được là bao thì lại đau lòng khi “mắc ngay nạn chuột”. Nhà nông quanh năm lo lắng, vất vả chẳng lúc nào được yên mà cuộc sống vẫn vất vả “đầu tắt mặt tối”, nợ nần chồng chất:


“Lãi mẹ, lãi con, sinh đẻ mãi,

Chục năm, chục bẩy, tính nhiều sao?”

(Than nợ)


Chứng kiến cảnh lam lũ, nhọc nhằn, tất bật của việc đồng áng nên nhà thơ mới thấu hiểu cuộc sống cực nhọc mà nhà nông phải gánh chịu. Nguyễn Khuyến cùng “đồng cam cộng khổ” gắn bó với nghề nông. Dù gia đình ông có truyền thống khoa bảng nhưng ông cũng không quên dặn các con mỗi khi xuân về:

Nhi tào hoặc khả thừu ngô chi,

Bút nghiễm vô hoang đạo, thúc, sơ.”

(Ngày xuân dạy con học)

“Các con nối chí cha nên biết: Nghiên bút đừng quên, lúa, đậu, cà.”

(Vũ Mộng Hùng dịch)

Chính việc trở về quê nhà đã giúp cho Nguyễn Khuyến không hoàn toàn phụ thuộc vào tư tưởng trung quân lỗi thời, xa dần những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo, những tầm chương trích cú, những ước lệ tượng trưng sáo rỗng. Mặt khác, ông kế thừa và cách tân văn chương truyền thống để có những tác phẩm văn chương đích thực diễn tả cuộc sống khó nhọc của người dân. Ở đó, ông xây dựng được những hình ảnh cụ thể, miêu tả một hiện thực phong phú sinh động mà không kém phần ý vị. Để làm được điều đó Nguyễn Khuyến đã phải hoà mình vào cuộc sống của nhân dân mong muốn vơi đi trong lòng mình sự áy náy day dứt, đau khổ về mặc cảm của bản thân. Ông tìm thấy nơi thiên nhiên sự thanh thản trong tâm hồn, niềm lạc quan yêu đời khi hoà mình vào cuộc sống vất vả của người nông dân, sống cùng tình cảm thân mật của xóm làng.

Nguyễn Khuyến sống gần gũi với người nông dân, trong cuốn Nguyễn Khuyến và giai thoại, Chu Văn có viết: “Nếu gặp một vài ông có tuổi, Cụ dừng lại hỏi về cánh lúa sào mạ, ruộng khoai nào tốt xấu, trong nhà thì con gà con lợn, có hay ăn chóng lớn không? Gặp một đám đang chí chát đục tre, xẻ gỗ làm ngôi nhà mới, thợ thuyền râm ran, Cụ rẽ lối lần vào, cùng ngồi trên manh chiếu chủ nhà trải vội nơi vỉa hè, uống bát nước chè tươi. Cụ mời trầu các bác phó cả, phó hai, các chú thợ bạn, xuề xoà, thân thuộc.” [4,16].

Từ đây ta có thể thấy, Nguyễn Khuyến có một tâm hồn thật bình dân. Và văn học sử cho ta thấy: chưa từng có một vị quan lớn tổng đốc nào lại đi làm câu đối, câu phúng điếu cho người láng giềng, bà thông gia, anh thợ rèn, chị thợ nhuộm, chị hàng thịt... Những câu đối thật đẹp, thật hay và cũng chứa đầy tình cảm đôi khi có chút hài hước bên trong, như câu đối cho chị vợ anh hàng thịt để treo trong nhà:

“Tứ thời bát tiết canh chung thuỷ Ngạn liễu đôi bồ dục điểm trang”

(Bốn mùa, tám tiết bền chung thuỷ Dặm liễu, gò bồ, muốn điểm trang)

Hai vế của câu đối rất chỉnh, nó nói lên sự thông cảm với nỗi lòng người goá phụ, nhưng cũng có những hình ảnh phù hợp với nghề nghiệp của cặp vợ chồng: “bát tiết canh, đôi bồ dục”. Tác giả rất hóm hỉnh và cũng rất sâu sắc.

Từ xưa tới nay có rất nhiều thi sĩ viết về cảnh làng quê Việt Nam nhưng ít nhiều cảnh trong đó còn xa lạ, thi tứ vẫn vay mượn từ thơ Đường. Sau này có những thi sĩ như Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân, Nguyễn Bính, Anh Thơ đã miêu tả nhiều nét đẹp của làng quê và tâm tình người nông thôn nhưng có lẽ mộc mạc và chân thực hơn cả ta vẫn nên tìm đến với những vần thơ của cụ Tam.

Chúng ta cảm thông với những day dứt, băn khoăn, với nước mắt và nụ cười của nhà thơ. Nguyễn Khuyến gắn bó với cuộc sống nơi thôn dã, bởi vậy, ông đã sử dụng những thi liệu dân tộc để miêu tả phong cảnh nông thôn, khắc hoạ một cách chân thực cuộc sống cực khổ nhưng vẫn nên thơ của những người dân lành, ông “thi vị hoá” tình bạn, cười cái đáng cười và khóc điều đáng khóc trong xã hội và nhất là đã yêu mến quê hương với một tấm lòng chân thành. Như vậy, từ đây ta có thể khẳng định thêm một lần nữa Nguyễn Khuyến thực sự là “nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam”.

Chương 2: THƠ LÀNG QUÊ CỦA NGUYỄN KHUYẾN – ÁM ẢNH ĐAU BUỒN, THÊ LƯƠNG

2.1. Đau buồn thê lương qua cảnh sắc làng quê

2.1.1. Cảnh ngột ngạt, hư ảo

Khi làm khoá luận này chúng tôi khảo sát số lượng bài thơ viết về cảnh làng quê ám ảnh đau buồn, thê lương của Nguyễn Khuyến trên cả hai phương diện chữ Hán và chữ Nôm theo từng tiêu chí cụ thể, và ở mục này chúng tôi khảo sát được số liệu như sau:

Tiêu chí

Số lượng

Tổng số

Phần

trăm (%)

Cảnh ngột ngạt, hư ảo của chốn làng

quê tự bao đời

05

353

1,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 53 trang tài liệu này.

Nỗi buồn đau trong thơ làng quê Việt Nam của Nguyễn Khuyến - 3

Bảng 2.1


Được mệnh danh là thi sĩ của làng cảnh Việt Nam, Nguyễn Khuyến đã làm nhiều bài thơ về ngày xuân và mùa hạ, nhưng điều thực sự làm nên tên tuổi của Yên Đổ tiên sinh ta phải kể tới chùm ba bài thơ thu: Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh. Bên cạnh những chiếc lá ngô đồng, tiếng chày đập vải công thức xa lạ trong thơ thu chữ Hán của ông, ba bài thơ Nôm hiện ra như một tuyệt phẩm. Phần lớn các tác giả đều cho rằng ba bài thơ thu khắc hoạ một cách sinh động, chân thực cảnh thu của đồng bằng Bắc Bộ; Nguyễn Khuyến làm thơ không đơn giản chỉ là thơ tả cảnh mà tác giả đã âm thầm gửi gắm vào đó nỗi đau thời thế kín đáo trước thực tế lịch sử. Những nhận định này đã tồn tại nhiều năm qua nhiều thế hệ và nhận được sự đồng tình của độc giả. Mỗi bài thơ thu hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp được chạm khắc bằng ngôn từ diễn tả đúng tình đúng cảnh của ngày thu đồng bằng Bắc Bộ với những nét đặc trưng: trời xanh, nước trong, lá vàng, ngò vắng… Đọc ba bài thơ ta cảm nhận được trong đó

không khí êm dịu, yên ả, thanh bình tự bao đời. Tuy nhiên, văn chương không có tính chính xác tuyệt đối. Nếu ta tiếp cận ba tuyệt phẩm ngôn từ này ở một góc độ khác, ta sẽ thấy thấp thoáng đâu đó là cảnh ngột ngạt, hư ảo của chốn làng quê.

Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là sự kết tụ của cảnh vật ngột ngạt, hư ảo. Trong quan niệm của hầu hết các tác giả trung đại đều đặt con người giữa trời đất vũ trụ, coi trọng không gian bao la lớn rộng để thể hiện khí phách anh hùng:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,”

(Thuật Hoài – Phạm Ngũ Lão)

Ở đây, Nguyễn Khuyến không đi theo lối mòn của thứ văn chương bác học, ông mở đầu bài Thu điếu bằng hình ảnh chiếc ao bé nhỏ:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”

Dường như có cái gì đó vừa mơ hồ, vừa quạnh quẽ tịnh liêu trong không gian tĩnh lặng này. Cái ao làng, ao trong vườn thường là “ao tù nước đọng” nhỏ hẹp bị giới hạn bốn phía đã vậy lại bị co lại bởi tiết trời se lạnh của trời thu khiến nó đã nhỏ lại càng nhỏ hẹp hơn. Thêm nữa, tính từ “trong veo” vừa diễn tả độ trong của nước vừa gợi ra cảm giác có thể nhìn rò cả đáy ao. Vậy là, từ “trong veo” đã gợi ra cả giới hạn chiều rộng cũng như chiều sâu của cái ao nhỏ hẹp. Độ hẹp của ao vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại mà như càng nhỏ hơn bởi sự xuất hiện của vần “eo” – bất kể từ nào khi phát âm có vần này miệng đều bị co tròn lại. Ở câu thơ đầu ta đã thấy vần “eo” trong hai từ: “lạnh lẽo”, “trong veo”. Từ “eo” còn được xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: “veo, teo, vèo, teo, bèo” tạo cho người đọc cảm giác ngột ngạt, vây hãm. Như vậy, trạng thái nhỏ hẹp đã được thể hiện ba lần ở câu thơ đầu, sau mỗi từ ngữ độ hẹp của không gian càng thu nhỏ thêm lại. Cái ao vốn dĩ đã nhỏ nay còn như cố gắng co đến mức

không thể nhỏ hơn được nữa. Tính chất nhỏ bé còn bao trùm lên toàn bộ bài thơ do tác giả sử dụng vần “eo” là vần chủ đạo cho cả bài thơ.

Làn nước trong xanh và lạnh lẽo, lạnh vì tiết thu đang độ cuối mùa. Nhưng cái lạnh ở đây còn gợi một cảm giác cô quạnh lạ lùng và trên cái màu xanh đó, một vệt xám rất nhỏ, một chiếc thuyền con xuất hiện:

“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Câu thơ chỉ nói cảnh, chưa nói đến người, nhưng chính là nhà thơ đang thu mình lại càng bé nhỏ hơn trong chiếc thuyền câu bé tẻo teo ấy. Cảnh và người dường như đã hoà cùng thành một khối bất động, một nỗi im lặng mênh mông đang trải dài ra mãi. Hơn nữa, tác giả đã sử dụng từ chỉ số ít “một” kết hợp với từ láy “tẻo teo” khiến con thuyền thêm phần nhỏ bé hơn – tưởng như chỉ một chấm nhỏ xíu và không thể nhỏ hơn được nữa. Trạng thái tương tự cũng xuất hiện ngay từ đầu bài Thu ẩm:

“Năm gian nhà cỏ thấp le te, Ngò tối đêm sâu đóm lập loè.”

Cuối thế kỉ XIX, một trong những nét phổ biến của người dân đồng bằng Bắc Bộ là căn nhà năm gian. Đặc điểm của loại nhà này là bé nhỏ và rất thấp muốn ra vào nhiều khi phải cúi đầu. Thấp đến mức le te – nghĩa là thấp đến mức không thể thấp hơn được nữa. Không gian nhỏ hẹp này tiếp tục được thể hiện qua hình ảnh “ngò”. Trên là trời xanh bát ngát, dưới là ngò trúc trầm mặc quạnh quẽ, hai chữ “quanh co” như một nét vẽ linh hoạt tạo nên một đường uốn lượn chuyển động, đồng thời cũng gây một cảm giác heo hút cô đơn: “khách vắng teo” càng tăng thêm sự tĩnh mịch tột cùng của cảnh: không một bóng người, không một tiếng động. Cảnh vật như lặng thinh, thời gian như ngưng đọng nhường chỗ cho một ý thu mênh mông bát ngát. Trong Thu ẩm không gian ngò chìm trong đêm tối – ngò tối. Bóng tối bao trùm con ngò nhỏ khiến nó càng bị thu hẹp thêm. Ta cảm nhận được không gian nào cũng tù túng,

nhỏ bé. Xem xét từng hình ảnh ta nhận thấy hình ảnh nào cũng nhỏ nhoi: ao, nhà, ngò, chiếc lá nhỏ bé rụng rơi, con sóng, bèo, thuyền… Từ những phân tích trên, người yêu thơ có thể cảm nhận được thơ thu Nguyễn Khuyến có sắc thái ảm đạm, tù túng, ngột ngạt của cảnh nông thôn nghèo Bắc Bộ.

Bên cạnh cảnh ngột ngạt, tối tăm còn là trạng thái hư ảo, tàn tạ. Cái hư ảo tàn tạ trước hết được thể hiện ở thời gian của ba bài thơ thu. Mùa thu vốn dĩ đã gợi cảm xúc buồn, lắng đọng; trong bài thơ này tác giả lại miêu tả tiết trời thu vào khoảng thời gian chiều tối khiến tâm trạng con ngừoi càng them trùng xuống. Con người thời Trung đại có tư duy âm dương rò rệt. Mùa thu, chiều tối thuộc thời gian âm (dương là mùa xuân, mùa hạ; buổi sáng, buổi trưa…). Nguyễn Khuyến đặt thời gian âm của ngày vào thời gian âm của mùa. Chiều thu trong Thu vịnh, rồi lại chiều và đêm lần lượt xuất hiện trong Thu ẩm, Thu điếu. Chỉ khác là lúc có trăng:

Song thưa để mặc ánh trăng vào Làn ao long lánh bóng trăng loe”

Lúc lại chỉ màu tối đen dày đặc trùm lấp, vây bủa đường thôn:

Ngò tối đêm sâu đóm lập loè”

Thời gian chiều tối của bất kì mùa nào cũng gợi sự tàn lụi, hắt hiu. Song song với sự tàn lụi là trạng thái hư ảo (luôn vận động, biến đổi, thoắt chốc đã chuyển từ dạng thức này sang dạng thức khác). Trong thời khắc tàn lụi, hư ảo của chiều tối mùa thu ấy, các hình ảnh khác lần lượt xuất hiện trong cùng hệ thống với nó. Đó là cần trúc trong bài Thu vịnh:

“Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”

Từ láy “lơ phơ”gợi cảm giác thưa thớt, gầy guộc thiếu sức sống. Trước làn gió hắt hiu, cành trúc càng già yếu, xác xơ, bơ phờ. Nó gần như đã cạn kiệt sức sống. Hình ảnh lá vàng dường như tô đậm hơn sự tà tạ của cảnh vật: “Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo”

Màu vàng của lá là biểu hiện của sự héo úa, già nua, chuẩn bị lìa xa sự sống. Với hình ảnh “cần trúc lơ phơ” “lá vàng trước gió”, cái tàn lụi trong thơ Nguyễn Khuyến đã được thể hiện cả ở hai góc độ: thời gian và sự vật. Những hình ảnh đó gợi sự hư ảo – sự kết thúc của kiếp cây lá.

Trạng thái hư ảo còn được thể hiện ở nhiều hình ảnh khác. Đó là hình ảnh sóng nước, tầng mây, ánh sáng “lập loè” của đom đóm, cái phất phơ khói nhạt, cái “lóng lánh bóng trăng loe”. Ngay cả những khóm bèo trên ao cũng khiến ta liên tưởng tới từ “bèo bọt”. Tất cả đều đang chuyển động nhưng rất nhẹ, và sự thay đổi rò nhất khiến con người “giật mình” là hình ảnh “hoa năm ngoái, ngỗng nước nào”:

“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không ngỗng nước nào.”

Nếu ở những câu trên, sắc thái thực - ảo còn nghiêng về cái thực thì đến những câu thơ này, trạng thái hư ảo chiếm vị thế chủ đạo. Câu thơ trên đã gây cho người đọc ảo giác về thời gian còn câu thơ dưới lại là một sự thảng thốt trước không gian mênh mông lớn rộng. Với hai câu này, bức tranh thu trở nên hư ảo hơn bao giờ hết. Ai am hiểu thơ Nguyễn Du có thể nhận ra chữ “năm ngoái” (gắn với hoa) vốn được Thanh Hiên sáng tạo từ chữ “y cưu” (y như cũ) trong thơ Thôi Hộ. Hàng thế kỉ trôi qua, giờ đây nó xuất hiện ở Yên Đổ, đậu lên cái chùm hoa nơi lưng giậu của Nguyễn Khuyến, phổ vào hình ảnh thơ một chút hoài niệm bâng khuâng. “Trước giậu” là xác thực về không gian. Còn “hoa năm ngoái” chưa chắc đã là sự xác thực về thời gian. Dường như trên chùm hoa kia có một thoáng gì đó ngưng đọng lại. Phải chăng, hoa vẫn lặng lẽ trên đó từ năm ngoái, cũng có thể hoa mới hiện về trong kí ức? Thật khó để đoán định một cách chính xác. Chỉ có thể chắc rằng trong lòng phải mang nặng những ưu tư thầm kín không dễ bày tỏ thì thi nhân mới có cái cảm nhận hư ảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022