Điều Kiện Kinh Tế, Xã Hội, Chính Trị Lý Tưởng

năm 2005 đã tăng 26%, đạt 9 triệu đô la Mỹ. Theo dự báo của các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh nhượng quyền sẽ tiếp tục được duy trì và đạt doanh thu dự kiến là 36,68 triệu đô la Mỹ, với mức tăng trưởng 35% vào năm tới.

1.3 Điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị lý tưởng


Ngoài những điều kiện trên thì thị trường Việt Nam còn có nhiều đặc điểm lý tưởng để nhượng quyền phân phối phát triển, đặc biệt là dưới con mắt các nhà nhượng quyền nước ngoài như:

Thứ nhất, Việt Nam có một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, an toàn, không có xung đột tôn giáo; do vậy chắc chắn sẽ là điểm đến ưu tiên cho nhiều thương hiệu nước ngoài.

Thứ hai, với dân số tương đối lớn (khoảng 84 triệu người), nền kinh tế tăng trưởng cao và đặc biệt là cơ cấu dân số trẻ, năng động (hiện nay có 57% dân số có độ tuổi dưới 30, sau 15 năm nữa tỷ lệ này có vẫn là 50%, Việt Nam được các nhà nhượng quyền thế giới đánh giá là “mảnh đất tiềm năng” cho thị trường nhượng quyền phân phối trong thời gian tới.

Thứ ba, với việc nhận thức ngày càng sâu sắc về lợi ích mà mô hình nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phân phối sản phẩm nói riêng có thể mang lại cho nền kinh tế, chính phủ Việt Nam chắc chắn sẽ triển khai nhiều chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình nhượng quyền phân phối phát triển ở Việt Nam.

1.4 Hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại nói chung đã và đang được xây dựng và hòa thiện

Theo Luật thương mại năm 2005, nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, chịu sự điều chỉnh chính thức của Luật thương mại. Luật Thương mại 2005 đã dành nguyên Mục 8 Chương VI để quy định về hoạt động nhượng quyền thương mại, trong đó xác định về khái niệm về nhượng quyền thương mại, hợp đồng thương mại, quyền và nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền, việc đăng ký nhượng quyền thương mại với Bộ Thương mại.

Ngày 31/3/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại. Các vấn đề liên quan đến điều kiện hoạt động nhượng quyền, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền, quản lý Nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền được thể hiện tương đối đầy đủ trong Nghị định này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Sau đó, ngày 25/5/2006, Bộ Thương mại ban hành Thông tư số 09/2006/TT-BTN để hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Thông tư này quy định cụ thể thủ tục tiến hành đăng ký hoạt động nhượng quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đăng ký , thương nhân thực hiện đăng ký nhượng quyền.

Những văn bản này đã xác lập một khung pháp lý khá cơ bản cho hoạt động nhượng quyền, nhằm đảm bảo cho thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài khi tham gia vào hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ Việt Nam. Đây là công cụ pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên nhượng quyền, bên nhận quyền và người tiêu dùng, cũng như lợi ích của nền kinh tế nói chung. Các quy định này đã tương đối phù hợp với tập quán và pháp luật quốc tế về nhượng quyền như quy định hoạt động nhượng quyền là hoạt động thương mại; cơ quan quản lý nhà nước

Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 9

về nhượng quyền là Bộ Thương mại, quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin của bên nhượng quyền và bên nhận quyền…

2. Thách thức

2.1 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam


Thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng vai trò của thương hiệu, chưa coi việc xây dựng thương hiệu là chiến lược quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp. Theo một cuộc nghiên cứu về xây dựng và quảng bá thương hiệu do báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ hàng Việt nam chất lượng cao thực hiện, thì chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh và 5,4% cho rằng thương hiệu là một thứ tài sản của doanh nghiệp. Thương hiệu là nền tảng của nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phân phối nói riêng, có thương hiệu mới có sự chuyển nhượng việc kinh doanh thương hiệu đó. Ngược lại, nhượng quyền là một hoạt động hữu hiệu làm tăng giá trị thương mại. Các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của thương hiệu tất yếu dẫn tới việc chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu mạnh, ngay cả với một biện pháp nhanh chóng và hiệu quả như nhượng quyền phân phối. Hiện nay, doanh ngiệp Việt Nam có rất ít thương hiệu mạnh đủ để làm nhượng quyền thương mại và hầu như không có thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế.

Thứ hai, Ngay cả khi sở hữu một thương hiệu mạnh, chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam có đầy đủ sự hiểu biết và kinh nghiệm để áp dụng nhượng quyền thương mại. Mô hình kinh doanh nhượng quyền là một quá trình phức tạp để đi tới thỏa thuận giữa người chủ thương hiệu và người được nhượng quyền. Quá trình này đòi hỏi phải có sự hiểu biết chặt chẽ cả từ hai phía (luật pháp, các loại hợp đồng ràng buộc, về kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm điều hành quản lý…). Trên thực tế, người chủ một thương hiệu

khi muốn nhượng quyền cho đối tác nhận quyền, thì ngoài yếu tố đó phải là một thương hiệu mạnh, phải có một hệ thống điều hành cũng đủ mạnh để đảm bảo việc kiểm soát sự hoạt động hiệu quả của hệ thống. Điều này cũng có nghĩa chủ thương hiệu trước tiên phải là người hiểu rõ về hệ thống luật pháp và hệ thống các loại hợp đồng để nhượng quyền, sau đó là các cách thức tiến hành nhượng quyền…để xây dựng cho mình một hệ thống quản lý chặt chẽ và đồng bộ áp dụng cho cả mạng lưới kinh doanh. Đối với đại đa số doanh nghiệp Việt Nam, nhượng quyền phân phối sản phẩm vẫn là một hình thức rất mới mẻ. Ngay cả nhiều thương hiệu mạnh cũng vẫn đứng ngoài cuộc. Để áp dụng mô hình nhượng quyền phân phối, thì ngoài một thương hiệu đủ mạnh, yếu tố quan trọng nhất là phải đủ năng lực quản lý. Nhưng đây là khâu yếu nhất của các doanh ngiệp trong nước.

Thứ ba, trên thực tế, chưa có nhiều bài học thành công về nhượng quyền phân phối sản phẩm ở Việt Nam để hấp dẫn doanh nghiệp. Nếu xét về tổng thể thực trạng của các doanh nghiệp áp dụng nhượng quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam hiện nay thì chỉ có một số doanh nghiệp khá thành công còn nhìn chung là các doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Thực tế, để có thể kinh doanh nhượng quyền thành công thì các nhà nhượng quyền phải có ít nhất hai yếu tố: Một là thương hiệu đủ mạnh để hấp dẫn các nhà đầu tư nhận quyền, hai là phải có đủ khả năng quản lý để đảm bảo hợp tác hiệu quả với hệ thống nhượng quyền. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số doanh nghiệp hội đủ 2 yếu tố này lại không nhiều. Chính bởi thực trạng này mà trong khi các vũ khí nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới được áp dụng nhiều mà vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước lưu tâm. Thậm chí, tâm lý e ngại áp dụng hình thức này cũng tồn tại trong một số không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam.

2.2 Đối với các thương hiệu nước ngoài


Ngoài lý do doanh nghiệp Việt Nam chưa có đầy đủ sự hiểu biết, kinh nghiệm và sự tin tưởng để nhận quyền, tồn tại một số nguyên nhân khiến họ chưa ồ ạt vào thị trường Việt Nam:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý, tuy đã tương đối đầy đủ, nhưng các văn bản luật chưa thể hiện được sự khuyến khích của Nhà nước đối với mô hình kinh doanh nhượng quyền này, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhượng quyền. Nhiều khía cạnh của nhượng quyền thương mại mà Nghị định số 35/NĐ-CP nói riêng và hệ thống pháp luật về nhượng quyền nói chung chưa đề cập đến. Về kỹ thuật lập pháp, một số nội dung trong văn bản luật chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại hiện nay tại Việt Nam, cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể liên thông. Do đó, một số vướng mắc đã và đang phát sinh trong việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về nhượng quyền thương mại như sau:

Về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại:


Ở một số nước trên thế giới, quy định này cũng có thể là bắt buộc hoặc khuyến khích tự nguyện đăng ký với mục đích để Nhà nước có thể thu thập thông tin về hoạt động nhượng quyền để xây dựng các chính sách, cơ chế pháp lý có nội dung khuyến khích, phát triển hoạt động nhượng quyền, đồng thời đảm bảo lợi ích hợp pháp của người nhận quyền. Ví dụ như ở Malaysia, từ năm 1992, với Chương trình phát triển nhượng quyền thương mại, Chính phủ nước này đã có những chính sách hỗ trợ cụ thể cho Doanh nghiệp trong việc tư vấn pháp lý, xây dựng hệ thống nhượng quyền và quy định khá cởi mở trong việc đăng ký hoặc khai báo việc nhượng quyền ra nước ngoài.

Theo Điều 291 Luật Thương mại 2005, Điều 17 và 18 Nghị định 35/NĐ-CP, bất kỳ doanh nghiệp nào trước khi tiến hành nhượng quyền thương mại phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại tại Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại. Hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền bao gồm: Đơn đề nghị đăng ký, Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại do doanh nghiệp soạn thảo theo mẫu và các văn bản khác để xác nhận tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền, quyền sở hữu trí tuệ của đối tượng liên quan đến hoạt động nhượng quyền…do Bộ Thương mại quy định tại mục II.1 Thông tư 09. Bộ Thương mại hoặc Sở Thương mại là cơ quan có quyền xem xét, thẩm định hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, các điều kiện để được nhượng quyền (Điều 5, Nghị định 35/2006/NĐ-CP) để quyết định việc chấp thuận đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp. Do vẫn chưa có chế tài ràng buộc cụ thể đối với trường hợp bị từ chối đăng ký nhượng quyền, nên trong thực tế, những doanh nghiệp bị xét không đủ điều kiện nhượng quyền nhưng vẫn có thể tiếp tục thực hiện nhượng quyền bằng cách lách luật thông qua việc ký kết hợp đồng đại lý với đối tác, trong đó có thỏa thuận cho phép đối tác được sử dụng thương hiệu và tổ chức kinh doanh theo phương thức hoạt động của mình.

Một số vấn đề đăng ký nhượng quyền cũng chưa được đề cập trong các văn bản pháp luật như: trường hợp nhượng quyền từ khu chế xuất, khu phi thuế quan…ra nước ngoài và ngược lại, doanh nghiệp sẽ phải đăng ký hoạt động tại cơ quan nào. Pháp luật cũng chưa có quy định cụ thể về cơ chế giải quyết khiếu nại trong trường hợp thương nhân bị từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền.

Với điều kiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, tại điều 5, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP có quy định “phải hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền ít nhất 01 năm ở Việt Nam” chỉ áp dụng đối với Bên nhượng quyền thứ cấp nếu Bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân nước ngoài. Vậy trong trường hợp Bên nhượng quyền ban đầu là thương nhân Việt Nam thì Bên nhượng quyền thứ cấp có cần phải áp dụng điều kiện nêu trên không ? Việc quy định thời hạn như trên, nhằm đảm bảo hệ thống nhượng quyền được triển khai có hiệu quả kinh doanh, tránh tình trạng lừa đảo đối với bên nhận quyền. Nhưng mặt khác, điều này cũng làm mất đi đáng kể cơ hội cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường của các thương hiệu nước ngoài, làm giảm sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam. Ngoài ra, hiện tại, Bộ Tài chính vẫn chưa có văn bản cụ thể quy định mức phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, do đó có thể dẫn đến lúng túng đối với cơ quan tiếp nhận đăng ký.

Vấn đề xây dựng, cung cấp Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại:

Về nguyên tắc, việc yêu cầu doanh nghiệp dự kiến nhượng quyền thương mại xây dựng Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại là hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin của Bên nhượng quyền. Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp thuật ngữ chuyên môn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular) là một tài liệu rất quan trọng trong hoạt động franchise. Theo đó, Bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký hợp đồng nhượng quyền thương mại. Do đó, bản giới thiệu nhượng quyền thương mại phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, về hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến

việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 02 chức năng cơ bản: Cung cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung nhượng quyền thương mại, quảng bá cho Bên nhượng quyền.

Tại Việt Nam, Bộ Thương mại cũng ban hành mẫu Bản giới thiệu nhượng quyền thương mại kèm Thông tư 09, có nội dung khá chi tiết gồm 02 phần và 13 mục. Tuy nhiên, bản giới thiệu hơi cứng nhắc, các thông tin yêu cầu cung cấp có vẻ như chủ yếu để phục vụ cho hoạt động thống kê, quản lý nhà nước, mà không tính đến yếu tố thể hiện sự quảng bá cho Bên dự kiến nhượng quyền.

Những Quy định đối kháng, “dẫm chân” giữa các văn bản pháp luật liên quan

Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật chuyển giao công nghệ và Bộ Luật dân sự.

Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan đến việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được thành một phần riêng trong hợp đồng thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí