Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 12

KẾT LUẬN

Nhượng quyền phân phối sản phẩm là hình thức nhượng quyền phát triển đầu tiên trên thế giới, đóng vai trò ngày càng lớn trong ngành kinh doanh bán lẻ. Tại các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu, nhượng quyền phân phối sản phẩm chiếm một tỷ trọng cao trong doanh thu của ngành phân phối trong khi tại thị trường các nước châu Á, mô hình này ngày càng phát triển mạnh mẽ, với tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Nhận thức được sự hiệu quả và nhiều ưu thế vượt trội của mô hình kinh doanh này, chính phủ các nước trên thế giới đã và đang nỗ lực để đưa ra những chính sách, chương trình hỗ trợ hiệu quả cho mô hình này phát triển.

Tại Việt Nam, mô hình kinh doanh này được phôi thai từ những năm 90, nhưng đến nay vẫn đang phát triển trong giai đoạn đầu nên còn chứa đựng nhiều tiềm năng đầy hứa hẹn. Với xu thế toàn cầu hóa, đồng thời đặc thù thị trường cũng như các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều điểm phù hợp với hình thức kinh doanh độc đáo này, nhượng quyền phân phối sản phẩm được nhận định sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò ngày càng cao trong việc đưa các thương hiệu nước ngoài đến Việt Nam cũng như đưa những sản phẩm chất lượng cao ở Việt Nam ra trường quốc tế.

Để có thể thúc đẩy hình thức kinh doanh này, chính phủ cần cải thiện hệ thống pháp luật liên quan đến nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phân phối sản phẩm nói riêng nhằm tạo một hành lang pháp lý minh bạch và mang tính khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hình thức kinh doanh này. Đồng thời, một chương trình mang tính chiến lược lâu dài nhằm thúc đẩy nhượng quyền phân phối sản phẩm cũng cần được định hướng rõ ràng nhằm áp dụng thành công mô hình này trong chiến lược phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam

cần tìm hiểu sâu hơn hình thức nhượng quyền này đi cùng với những hiểu biết về pháp luật, những lợi ích và rủi ro mà mô hình kinh doanh này mang lại và đặc biệt là chú trọng và đẩy mạnh hơn việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Tóm lại, việc xây dựng một chiến lược phát triển dài hạn với sự tham gia, nỗ lực đồng bộ của các cấp ban ngành và các doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết để phát triển mô hình nhượng quyền phân phối sản phẩm tại Việt Nam.

Hy vọng rằng khoá luận này cùng với kinh nghiệm và đề xuất đã nêu sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về mô hình nhượng quyền phân phối và áp dụng hiệu quả mô hình này cho hoạt động kinh doanh; xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt


1. Albert kong (2005), phát triển nhượng quyền, tài liệu hội thảo tại hội thảo Franchising Vietnam 2005, Thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

[2] Bích Nga, Thời cơ đến phải nắm bắt thật nhanh, báo Sài Gòn Tiếp Thị.


Nhượng quyền phân phối sản phẩm trên thế giới và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam - 12

[3] Đặng Nguyễn, Nhu cầu và thói quen tiêu dùng giai đoạn 2006-2010?, truy cập ngày 6-4-2010, trang web http://vneconomy.vn/71641P0C19/nhu-cau-va- thoi-quen-tieu-dung-giai-doan-20062010.htm


4. Ths. Lê Thị Thu Hà, Tạp chí Kinh Tế Đối Ngoại năm 2006, số 17


5. Lý Quý Trung (2005), Mua Franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

[6] Lý, Quý Trung (2006), “Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh”, nhà xuất bản Trẻ, tr.27

[7] Lý, Quý Trung(2006), Bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nhà xuất bản Trẻ, tr.30

[8] Minh Tuấn, Châu Á sẽ đứng đầu thế giới sau 4 năm nữa?, truy cập ngày 20-3-2010, trang web http://cafef.vn/2010022604154751CA32/chau-a-se- dung-dau-the-gioi-sau-4-nam-nua.chn


[9] Nguyễn, Hương; Tiêu Phong, Hồ Thế Sơn - Thành công nhờ một quyết tâm và một chữ tâm, truy cập ngày 5-4-2010, trang web http://www.chuyendoanhnhan.com/bstories_detail/79/1429/

10. Bộ Thương mại (2006), Thông tư số 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại

11. Chính phủ (2006), Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương Mại về hoạt động nhượng quyền thương mại

12. Chính phủ(1996), Nghị định số 63/1996/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

13. Chính phủ (2005), Nghị định số 11/2005/NĐ-CP quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ

[14] Thời báo kinh tế Sài Gòn, Kinh doanh nhượng quyền sẽ tăng 35%, truy cập này 5-4-2010, trang web http://www.marketingchienluoc.com/index.php

[15] LantaBrand.com, Doanh nghiệp trong nước lên tiếng, truy cập ngày 6-4- 2010, trang web http://www.lantabrand.com/cat1news2335.html


[16] Vietbao.vn, Nhượng quyền thương mại để giữ thị phần bán lẻ nội địa ?, truy cập ngày 15-4-2010, trang web http://vietbao.vn/Kinh-te/Nhuong-quyen- thuong-mai-de-giu-thi-phan-ban-le-noi-dia/65056466/87/

[17] Tiền Phong, Thói quen tiêu dùng của người Việt thay đổi mạnh, truy cập ngày 20-4-2010, trang web http://www.vinacorp.vn/news/thoi-quen-tieu- dung-cua-nguoi-viet-thay-doi-manh

Tài liệu tiếng Anh


18. Andrew j. Sherman (1991), Franchising & Licensing Two Ways to Build Your Business, Amacom, the United States.

[19] Law Office of Bambi Faivre Walters, PC, Franchise, truy cập ngày 14-3- 2010, trang web http://www.patent-trademark-law.com/business/franchise/

[20] Leo-Paul, Dana; Brenda, M. Oldfield, Lublin Coca-Cola Bottlers Ltd, International Marketing Review, tr. 293

22. Richiard Christou (1990), International Agency, Distribution & Licensing Agreement, Longman, London.

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí