Nghiên Cứu Định Tính Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Phát Triển Dịch Vụ Vận Tải Hành Khách Công Cộng Bằng Xe Buýt Tại Thành Phố Hà Nội


Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về Nhà nước với phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại đô thị. Tương ứng với mối quan hệ này là mô hình sự tác động của nhân tố Sự quản lý Nhà nước đến sự phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Mô hình này được đề xuất với các biến quan sát như sau:

Căn cứ

Tên biến quan sát

- Sự tồn tại của kế


- Tính kết nối và đồng bộ của quy hoạch mạng lưới xe buýt (X1.1)

- Tính phù hợp của quy hoạch phát triển xe buýt đối với sự phát triển của

thành phố (X1.2)

hoạch chiến lược

Quy

(Asase, 2009)

hoạch

- Quản lý không đầy


đủ (Hazra và cộng



Cơ sở hạ tầng


- Hệ thống đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ phục vụ người đi xe buýt (X1.3)

- Hệ thống điểm trung chuyển, trạm dừng, nhà chờ xe buýt. (X1.4)

- Hoạt động của trung tâm quản lý và điều hành xe buýt (X1.5)

sự, 2009)

- Hệ thống pháp luật

đầy đủ (Asase,

2009)

- Vai trò của Nhà

nước trong cung ứng

Dịch vụ công

(Nguyễn Ngọc Hiến,

2002)

- Những chính sách



- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển mạng lưới xe buýt (X1.6)

- Chính sách trợ giá (X1.7)

quản lý đầy đủ


(Mrayyan và cộng


sự, 2006)


- Hệ thống pháp luật đầy đủ (Asase, 2009)

- Hỗ trợ từ Chính phủ

Chính sách hỗ trợ

(Abarca, 2013)


- Hỗ trợ từ các cơ


quan quản lý đô thị


(Zurbrugg,2005)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.


Sự phát triển của dịch vụ VTHKCC

bằng xe buýt tại các đô thị

Hình 2. 4: Nhóm yếu tố thuộc về Nhà nước


Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt với phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại đô thị. Tương ứng với mối quan hệ này là mô hình sự tác động của năng lực doanh nghiệp đến sự phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Mối quan hệ này được thể hiện bằng các biến quan sát sau:

Căn cứ

Tên biến quan sát

- Những công cụ kinh tế (Chung và cộng sự, 2008)

- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Porter & Kramer, 2002)

- Chiến lược CSR và lợi

thế cạnh tranh (Kotler & Lee, 2005)


Lợi nhuận (X2.1)


Trách nhiệm xã hội (X2.2)

- Cơ sở hạ tầng và trang


thiết bị có sẵn phù hợp


(Mrayyan và cộng sự,


2006)

- Các chi phí để cải tiền

Cơ sở vật chất và phương tiện sẵn có phù hợp (X2.3)

công nghệ (Abarca, 2013)


- Số lượng đầu xe, chủng


loại xe


Chất lượng phương tiện (X2.4)

- Chất lượng phương tiện

- Số lượng tuyến đơn vị

đảm nhận kinh doanh

- Năng lực đội ngũ lãnh

đạo

- Kinh nghiệm trong ngành


Sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị

Hình 2. 5: Nhóm yếu tố thuộc về Doanh nghiệp


Mối quan hệ giữa các nhân tố thuộc về khách hàng với với phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại đô thị. Tương ứng với mối quan hệ này là mô hình sự tác động của nhận thức của người dân đến sự phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Mối quan hệ này được thể hiện bằng hình dưới:

Căn cứ

Tên biến quan sát


Fujii và Sumaedi (2010)


Van và


(2007),

cộng sự


Nhận thức hữu ích của buýt


sự xe


- Mức độ thuận tiện (X3.1)

- Mức độ tiết kiệm khi so sánh với các loại hình di chuyển khác (X3.2)

- Giảm căng thẳng khi tham gia giao thông (X3.3)


Ng dan Phuong (2015), Setiawan (2012), Chen

C.F. và Chao W.H. (2010).


Chuẩn chủ quan


- Khuyến khích đi xe buýt từ phía gia đình, bạn bè & đồng nghiệp (X3.4)

- Khuyến khích đi xe buýt từ phía chính quyền và các phương tiện truyền thông (X3.5)


Fujii và Van (2007), Yuwei Liu et al (2017), Heath & Gifford (2002).


Nhận thức môi trường


về


- Xe buýt giúp giảm lượng khí thải và nhiên liệu tiêu thụ do giảm được số lượng PTCN tham gia giao thông (X3.6)

- Xe buýt giúp giảm ùn tắc giao thông (X3.7)


Sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị

Hình 2. 6: Nhóm yếu tố thuộc về khách hàng


Tham khảo các nghiên cứu trước đó, NCS đưa ra các giả thuyết về mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:

- Giả thuyết H1: Sự quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

- Giả thuyết H2: Năng lực của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

- Giải thuyết H3: Nhận thức của người dân có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận án đã trình bày những nội dung sau

Cơ sở lý luận cơ bản về đô thị, VTHKCC đo thị và VTHKCC bằng xe buýt. Từ đó luận án xác định các tiêu chí đánh giá sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, qua đó xác định và chia nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển này. Nghiên cứu sinh đã xác định được 3 nhóm yếu tố chính có thể chia thành nhóm yếu tố thuộc về chính quyền, nhòm yếu tố thuộc về doanh nghiệp và nhóm yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng xe buýt của người dân.

Sau đó luận án tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu ban đầu, định hình các mối quan hệ , tương quan cần kiểm chứng trong mô hình, cùng với đó là xây dựng thang đo các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là sự phát triển của VTHKCC.


Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát quy trình nghiên cứu

Để có thể trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành sử dụng cả phương pháp định lượng và định tính kết hợp cùng việc phân tích các số liệu trong các bản báo cáo, bao gồm các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp:

Số liệu thứ cấp là số liệu trong các bản báo cáo định kỳ của Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco. Ngoài ra luận án cón sử dụng nhiều nguồn dữ liệu đa dạng khác của các cơ quan chuyên môn như Bộ GTVT, Đại học GTVT, các hiệp hội về mội trường, Tổng cục đường bộ Việt Nam.

Nguồn số liệu sơ cấp là số liệu do NCS tự triển khai điều tra bằng phương pháp phỏng vấn chuẩn hóa (điều tra thông qua bảng hỏi thiết kế sẵn). Việc phỏng vấn được thực hiện với 20 người gồm các chuyên gia trong lĩnh vực VTHKCC, các cán bộ quản lý thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt. Dữ liệu thu được dùng để rút ra những hiểu biết chi tiết về các khía cạnh khác nhau của phát triển VTHKCC bằng xe buýt, cụ thể: việc phỏng vấn 20 chuyên gia nhằm rút ra những dữ liệu đánh giá bộ thang đo các yếu tố liên quan tới nhóm yếu tố thuộc về hành khách, chuẩn hóa bộ thang đo những yếu tố thuộc nhóm các yếu tốt của Nhà nước và Doanh nghiệp. Dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn 20 cán bộ sẽ cung cấp các dữ liệu và thông tin cần thiết của những người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, lập kế hoạch, điều phối sự hoạt động của mạng lưới xe buýt tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, luận án cũng tiến hành phỏng vấn chuẩn hóa bằng bảng hỏi với mẫu phỏng vấn gồm 500 người bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, là những hành khách sử dụng xe buýt, người lao động đang sinh sống tại thành phố Hà Nội, cán bộ của các cơ quan quản lý giao thông vận tải, nhân viên của các công ty kinh doanh dịch vụ xe buýt. Việc phỏng vấn chuẩn hóa với mẫu là 500 người này được kỳ vọng giúp bổ sung số liệu để đám bảo tính đánh giá toàn diện, đồng thời cũng giúp kiểm soát sai số và tăng độ tin cậy cho nghiên cứu. Dữ liệu định lượng được xử lý, ước lượng và kiểm định với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và Excel.



Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu của luận án 3 2 Phương pháp phân tích và xử lý 1


Hình 3. 1: Quy trình nghiên cứu của luận án

3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu điều tra được nhập vào phần mềm SPSS. Sau khi xem xét, loại bỏ các mẫu không phù hợp, các số liệu được xử lý bằng máy tính theo các chỉ tiêu tương ứng.

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên chủ yếu sau đây:

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thống kê được lấy từ số liệu cập nhật do các cơ quan quản lý cung cấp. Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng nhằm để thể hiện và phản ánh thực trạng vận tải hành khách công cộng trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp so sánh: So sánh các mức độ tăng trưởng có cùng chung bản chất, thuộc tính trong các giai đoạn, các thời kỳ khác nhau trên cùng tuyến, địa bàn nghiên cứu.


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích là tách một sự kiện hoặc các hiện tượng phức tạp thành những bộ phận, những yếu tố, những mặt đơn giản của nó. Tổng hợp là liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các mặt các yếu tố đã được phân tích.

Giữa phân tích và tổng hợp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Không tách các sự việc cụ thể để nghiên cứu phân tích thì không thể hiểu thấu đáo toàn thể và ngược lại, không tổng hợp các sự việc vào một thể toàn bộ thì không thể hiểu được vai trò, vị trí, tính chất của các bộ phận ấy trong cái toàn thể. Hai phương pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau.

Nhằm giúp cho nội dung nghiên cứu mang tính khách quan , sát thực tế, luận án kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp quan sát thực tiễn, phương pháp thu thập, đọc tài liệu và tổng hợp.

NCS dự định sẽ sử dụng mô hình hồi quy ordered logit để kiểm định mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập do “Sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt” được xác định thang đo là các giá trị có tính thứ bậc.

3.3. Nghiên cứu định tính các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội

3.3.1. Mục tiêu và đối tượng tiến hành nghiên cứu định tính

Luận án tiến hành xây dựng Lưới câu hỏi phỏng vấn sâu nhằm phục vụ cho nghiên cứu định tính. Lưới câu hỏi dành cho 20 người gồm các chuyên gia trong lĩnh vực VTHKCC, các cán bộ quản lý thuộc Tổng công ty vận tải Hà Nội Transerco và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt sẽ được thiết kế dưới dạng câu hỏi mở về các nhân tố tác động tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại Hà Nội và thang đo các nhân tố đó.

Mục tiêu chính của việc thực hiện phỏng vấn sâu trong nghiên cứu định tính này là xem xét quan điểm của các chuyên gia và người quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xe buýt về sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội. Lấy ý kiến về những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xe buýt, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó, qua đó bước đầu xác định các biến độc lập trong mô hình và mối tương quan với biến phụ thuộc. Nhìn nhận một số vấn đề thực trạng và định hướng phát triển. Mặc dù các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đã được một số tác giả nghiên cứu, tuy nhiên, việc áp dụng các lý thuyết này trong việc giải quyết mối quan hệ 3 bên giữa Nhà nước – Doanh nghiệp – Người dân trong việc phát triển VTHKCC bằng xe buýt, đặc biệt là tại Việt Nam chưa được đề cập đến nhiều.


Việc phỏng vấn sâu sẽ giúp tác giả xác định được liệu các nhân tố được đề cập đến trong mô hình nghiên cứu ban đầu, các giả thiết đặt ra có phù hợp với bối cảnh tại Việt Nam hay không và bước đầu tìm ra được sự tác động của các nhân tố đó tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt

Nội dung lưới câu hỏi phỏng vấn sẽ bao gồm 2 phần:

- Phần 1: Giới thiệu về tác giả, mục đích, ý nghĩa của cuộc phỏng vấn

- Phần 2: Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá về các nhân tố tác động tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt ở Việt Nam.

3.3.2. Hình thức thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu định tính, có nhiều hình thức thu thập dữ liệu tùy theo mục đích nghiên cứu, đặc điểm của đối tượng mà các nghiên cứu khác nhau lựa chọn hình thức phù hợp. Luận án tổng hợp một số hình thức thu thập dữ liệu dựa trên các nghiên cứu của các nhà khoa học (Merriam, 1998), (Bogdan & Biklen, 1992), (Creswell, 2002). Nó có thể thực hiện theo các hình thức sau:

- Quan sát: là hình thức thu thập thông tin bằng một trong các phương án như: người hỏi tham gia hoàn toàn vào các hoạt động chung của người được hỏi và che dấu vai trò; hoặc người quan sát đóng vai trò như người tham và mọi người đều biết vai trò; hoặc người tham gia đóng vai trò như người quan sát ; hoặc người quan sát hoàn toàn (nhà nghiên cứu quan sát mà không tham gia).

- Phỏng vấn: là hình thức thu thập thông tin bằng một trong các phương án như: Mặt đối mặt phỏng vấn trực tiếp từng người; hoặc điện thoại (nhà nghiên cứu phỏng vấn qua điện thoại); hoặc nhóm (nhà nghiên cứu phỏng vấn những người tham gia theo nhóm).

- Tài liệu văn bản: là hình thức thu thập thông tin bằng các tài liệu văn bản công cộng như biên bản họp và báo chí; hoặc các tài liệu văn bản cá nhân như ghi chép cá nhân, nhật ký và thư từ; hoặc các thỏa thuận qua thư điện tự.

- Các tài liệu nghe nhìn: là hình thức thu thập thông tin bằng ảnh chụp, băng video, các vật thể nghệ thuật, phần mềm máy tính hoặc bàn phím.

Trong các hình thức trên, luận án lựa chọn hình thức thu thập dữ liệu định tính dựa trên phương pháp phỏng vấn trực tiếp từng người nhằm mục đích tìm hiểu sâu các quan điểm về vấn đề đang nghiên cứu của người được hỏi, quan sát phản ứng của người được hỏi, thăm dò, khơi gợi nhiều ý tưởng có liên quan một cách dễ dàng và đặc biệt,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022