Ưu Điểm Và Hạn Chế Của Dịch Vụ Vận Chuyển Hành Khách Công Cộng Bằng Xe Buýt


hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ thống điều khiển giao thông, quản lý điều hành VTHKCC và sự linh hoạt, chủ động của nhân viên lái xe.

- Về quản lý dịch vụ và chính sách giá: Quản lý kết cấu hạ tầng (KCHT), điều hành vận tải (ĐHVT) và giá cước tuân theo quy định của Nhà nước, chính quyền thành phố. Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ có trách nhiệm trong quản lý phương tiện, tổ chức khai thác. Đặc biệt, với mục đích đem lại dịch vụ công ích cho người dân, giá cước thường thấp hơn so với giá thành vận tải nên đòi hỏi nhà nước, chính quyền thành phố phải có chính sách trợ giá phù hợp nhằm bù đắp chi phí, đảm bảo duy trì và phát triển VTHKCC của mỗi thành phố.

- Về nhu cầu vận tải: Nhu cầu VTHKCC bằng xe buýt hình thành luồng hành khách trên các tuyến giữa các địa điểm nội đô và giữa các vùng phụ cận với trung tâm thành phố. Đặc điểm cơ bản của nhu cầu vận tải là cự ly đi lại ngắn, có sự mất cân đối rò rệt theo thời gian, chiều vận chuyển, liên tục thay đổi tùy thuộc mật độ dân cư trên từng tuyến và có sự khác biệt rất lớn giữa các tuyến. Mặt khác, do hạn chế về tính linh hoạt và giá vé thấp, đối tượng sử dụng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt chủ yếu tập trung vào nhóm hành khách có thu nhập thấp, nhu cầu đi lại thường xuyên và không hạn chế về thời gian. Đòi hỏi về chất lượng dịch vụ ở mức thấp hơn so với VTHK trên các tuyến dài (VTHK bằng đường biển, đường sắt) hoặc nhanh với chất lượng cao (VTHK bằng đường hàng không).

Hệ thống quản lý dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt gồm các phân hệ quản lý chủ yếu: Quản lý mạng lưới tuyến, quản lý phương tiện, quản lý tổ chức vận hành, quản lý công tác phục vụ hành khách. Mặt khác, hoạt động tương tác của hành khách cũng là một thành phần quan trọng của hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

- Về quản lý mạng lưới tuyến: Công tác quản lý mạng lưới tuyến thuộc chức năng quản lý nhà nước về KCHT và tổ chức mạng lưới GTĐT nói chung. KCHT và mạng lưới tuyến đóng vai trò quan trọng đảm bảo điều kiện khai thác kỹ thuật cho hệ thống GTĐT nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Chất lượng KCHT và quy hoạch mạng lưới tuyến có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức khai thác phương tiện và phục vụ hành khách.

- Về quản lý phương tiện: Trên cơ sở tuân thủ quy định về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và môi trường, nhiệm vụ quản lý phương tiện thuộc phạm vi trách nhiệm của DNVT nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý kỹ thuật phương tiện và tổ chức khai thác hiệu quả. Chất lượng kỹ thuật của phương tiện và các thiết bị phục vụ hành


khách trên xe là các yếu tố đảm bảo quá trình vận hành an toàn, thông suốt và điều kiện tiện nghi, thoải mái cho hành khách.

- Về quản lý điều hành vận hành: Quản lý điều hành vận tải thực hiện các chức năng chủ yếu như lập kế hoạch vận tải (xây dựng lịch trình và biểu đồ chạy xe), chỉ huy điều độ quá trình vận hành của phương tiện. Công tác quản lý điều hành đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm điều hành vận tải của thành phố, điều độ vận tải của doanh nghiệp; hệ thống dịch vụ kỹ thuật tại bến xe, điểm trung chuyển; nhân viên lái xe và các bên liên quan khác (cảnh sát giao thông, người tham gia giao thông). Hoạt động quản lý vận hành có quyết định đến vấn đề an toàn, nhanh chóng, thông suốt và đúng giờ của từng hành trình chạy xe.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 190 trang tài liệu này.

- Về quản lý công tác phục vụ hành khách: Công tác phục vụ hành khách gồm các nhiệm vụ chủ yếu như cung cấp thông tin cho hành khách về mạng lưới tuyến, lịch trình, biểu đồ chạy xe và các dịch vụ khác; tổ chức công tác bán vé (bán vé tháng, vé lượt); giao tiếp và hỗ trợ phục vụ hành khách của nhân viên phục vụ trên xe.

- Hoạt động của hành khách: Trong hệ thống dịch vụ VTHK, hành khách vừa là người thụ hưởng, vừa là nhân tố cấu thành hệ thống dịch vụ. Bởi vì, sự tuân thủ, thái độ tích cực trong các hoạt động tương tác giữa hành khách với hệ thống dịch vụ sẽ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của hành khách và hoàn thành quá trình cung cấp dịch vụ.

2.1.3.3 Ưu điểm và hạn chế của dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt

- Có tính cơ động cao, không phụ thuộc vào mạng dây dẫn hoặc đường ray, không cản trở và dễ hoà nhập vào hệ thống giao thông đường bộ trong thành phố.

- Tần suất chạy xe lớn, yêu cầu chính xác về mặt thời gian, không gian để đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách, đồng thời cũng nhằm để giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đô thị.

- Khai thác, điều hành đơn giản, có thể nhanh chóng điều chỉnh chuyến, lượt, thay xe trong thời gian ngắn mà không làm ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến.

- Hoạt động có hiệu quả với các luồng hành khách có công suất nhỏ và trung bình, đối với các tuyến mà luồng hành khách có hệ số biến động cao về thời gian thì có thể giải quyết thông qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và một biểu đồ vận hành hợp lý.


- Chi phí đầu tư cho xe buýt tương đối thấp so với các phương tiện VTHKCC hiện đại khác, cho phép tận dụng mạng lưới đường hiện tại của thành phố, chi phí vận hành thấp, nhanh chóng đem lại hiệu quả.

- Đầu tư vào lĩnh vực VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng không chỉ đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận mà còn vì các mục tiêu xã hội và tạo tiền đề cho việc phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.

- VTHKCC bằng xe buýt rất cơ động, hệ thống điều hành đơn giản, có thể thay

đổi linh hoạt để phù hợp với công suất luồng hành khách khác nhau.

- VTHKCC bằng xe buýt có vốn đầu tư thấp, chi phí khai thác tương đối thấp so với các loại hình VTHKCC khác nên thích hợp với các đối tượng là học sinh, sinh viên những người đi làm thường xuyên.

- Ngoài khả năng vận chuyển độc lập với khối lượng lớn, VTHKCC bằng xe buýt còn có khả năng thực hiện một cách có hiệu quả chức năng phối hợp giữa các phương thức vận tải khác trong hệ thống VTHKCC, đảm bảo sự liên thông của các hệ thống VTHKCC.

Tuy nhiên, VTHKCC bằng xe buýt có hạn chế:

- VTHKCC bằng xe buýt có năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp, tốc độ khai thác thấp;

- Khả năng vượt tải thấp trong giờ cao điểm;

- Thường không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tính tiện nghi, độ tin cậy. Do tính cơ động, linh hoạt cao nên cũng thường dẫn đến tùy tiện, khó quản lý;

- An toàn không cao, phụ thuộc nhiều vào chất lượng xe.

2.2. Phát triển dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị

2.2.1. Khái niệm

Theo từ điển tiếng Việt, tăng trưởng là sự gia tăng về số lượng, mở rộng về quy mô còn phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng và biến đổi về mặt chất lượng. Như vậy, có thể thấy là hai khái niệm này là hoàn toàn khác nhau. Khái niệm phát triển sẽ rộng hơn khái niệm tăng trưởng. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, với sự phát triển của nhiều dịch vụ VTHKCC khác, chúng ta cần chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tăng trưởng. Do vậy, đối với lĩnh vực VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị, cần quan tâm nhiều đến sự biến đổi về chất chứ không chỉ đơn thuần là sự gia tăng về lượng.


Trên cơ sở đó, có thể hiểu phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại đô thị là gia tăng giá trị dịch vụ bằng việc mở rộng quy mô cung ứng, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa chủng loại dịch vụ cho khách hàng nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tại các đô thị.

2.2.2. Nội dung sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại đô thị

2.2.2.1. Phát triển quy mô dịch vụ

Phát triển quy mô vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt là làm gia tăng lượng khách hàng sử dụng dịch vụ, gia tăng lượng dịch vụ cung ứng, gia tăng mạng lưới cung cấp,... nhằm gia tăng về lượng giá trị mà nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

Cùng với sự phát triển của các đô thị, nhu cầu sử dụng vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt không ngừng gia tăng cả về tần suất cũng như chủng loại. Nhu cầu sử dụng nhiều loại dịch vụ hiện đại hơn, có nhiều tiện ích hơn cho khách hàng. Vì vậy, các các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt tại đô thị phải luôn phát triển quy mô dịch vụ của mình để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đồng thời có thể mở rộng và gia tăng thị phần của mình nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Việc phát triển quy mô dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt được xem xét dựa trên các yếu tố sau:

- Giá trị sản lượng: Giá trị sản luợng của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh sau một chu kỳ nhất định và được thể hiện bằng tổng doanh thu của ngành. Giá trị sản luợng và sự gia tăng giá trị sản lượng hằng năm từ các hoạt động của đơn vị cung ứng VTHKCC bằng xe buýt không ngừng gia tăng. Đây là kết quả tổng hợp của sự đa dạng, sự phát triển và đương nhiên là cả chất lượng dịch vụ cũng phải được tăng lên. Bởi nếu chất lượng không đuợc nâng cao, không đảm bảo thì sự đa dạng và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa và không được khách hàng chấp nhận.

- Tổng giá trị của ngành dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt thể hiện sự phối hợp các nguồn lực, các yếu tố sản xuất. Nó thể hiện sự lớn mạnh về vốn, lao động, máy móc thiết bị, công nghệ và lợi thế sản xuất kinh doanh. Nếu các nguồn lực này được tăng cường đầu tư đồng bộ thì tổng giá trị của ngành ngày càng phát triển.


- Gia tăng khối lượng, lượng vận chuyển: khối lượng hành khách (HK) là lượng hành khách mà phương tiện chở được, nhưng không xét tới khoảng cách vận chuyển. Chỉ tiêu này được tính bằng hành khách, và thường được kí hiệu là Q.

Lượng hành khách đường bộ luân chuyển là lượng hành khách vận chuyển trên một khoảng cách nhất định. Chỉ tiêu này được tính bằng HK.Km và thường được kí hiệu là P. Cách tính như sau:

P = Q. Lbq

Trong đó: Lbq là cự ly vận chuyển bình quân.

Gia tăng khối lượng hành khách bằng việc tăng cường số chuyến, rút ngắn các công đoạn khác nhằm đưa phương tiện vào hoạt động nhanh hơn để gia tăng số chuyến nhằm tăng khối lượng hành khách được vận chuyển lên.

Lượng hành khách luân chuyển được đánh giá như là một khái niệm về hiệu quả trong dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt, lượng hành khách luân chuyển được tính là nghìn người trên một Km. Gia tăng lượng hành khách đường bộ luân chuyển bằng việc thay đổi công năng của phương tiện vận tảiđang sử dụng bằng những phương tiện mới có tính năng vận chuyển cao hơn, tăng thời gian phục vụ nhiều hơn nhằm tăng khối lượng luân chuyển hành khách đểđem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Quy mô nguồn lực: Phát triển nguồn lao động: Nguồn lao động trong một doanh nghiệp bao gồm toàn bộ những người có mối quan hệ lao động với doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động quản lý điều hành của doanh nghiệp. Nguồn lao động là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phát triển nguồn lao động trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt có nghĩa là tăng số lượng lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng lao động tham gia trong các doanh nghiệp phải là những lao động có chất lượng cao, được đào tạo bài bản.

Bên cạnh việc mở rộng quy mô nguồn nhân lực cần phải chú ý đến năng suất lao động của doanh nghiệp. Năng suất lao động được tính bằng giá trị tổng doanh thu trong năm tính bình quân cho đầu người. Năng suất lao động bình quân thực hiện đựơc tính theo công thức sau:


Trong đó:

WtM = TtM

Ldm


- Wth: Năng suất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của năm trước liền kề.

- Tth: Năng suất lao động bình quân thực hiện tính bằng giá trị của năm trước liền kề.

- Lđm: Số lao động định mức năm trước liền kề.

Ngoài việc phát triển nguồn nhân lực cho việc kinh doanh dịch vụ vận tài hành khách đường bộ, thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc gia tăng các yếu tố nguồn lực khác có ý nghĩa quan trọng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp vận tải hành khách đường bộ cần gia tăng số lượng phương tiện vận tải hành khách đường bộ tại các doanh nghiệp hiện có là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển quy mô dịch vụ vận tài hành khách đường bộ.

- Phát triển số lượng phương tiện: Phương tiện vận chuyển hành là ô tô khách có số ghế ngồi hay đứng (Đối với xe buýt) từ 5 đến 45 chỗ sử dụng vào việc khai thác các dịch vụ và phục vụ hành khách.

- Phát triển quy mô về phương tiện vận tải hành khách là yếu tố trực quan nhất để thấy được sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách đường bộ, bởi chỉ khi nhu cầu về dịch vụ cao thì các đơn vị kinh doanh vận tải mới đầu tư phương tiện vận tải hành khách với số lượng nhiều. Việc phát triển loại phương tiện vận tải hành khách còn phụ thuộc vào yếu tố như diện tích thành phố, dân số, cường độ dòng hành khách, nguồn vốn của các doanh nghiệp. Và là cơ sở lựa chọn chủng loại phương tiện có yếu tố đảm bảo đạt tiêu chuẩn như: dung tích, tốc độ, chi phí đầu tư ban đầu, tiêu chí khai thác, mức độ an toàn, tiện nghi, không ô nhiễm môi trường và chiếm dụng diện tích ... để đầu tư phát triển nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.

Phải phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vì nó tạo tiền đề cho việc phát triển chung của đô thị. Để phát triển quy mô dịch vụ vận tải hành khách doanh nghiệp vận tải hành khách cần gia tăng giá trị sản lượng hàng năm từ các hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải khách, gia tăng khối lượng, lượng luân chuyển hành khách. Bên cạnh đó cần phát triển quy mô nguồn lực bằng việc phát triển nguồn lao động và phát triển số lượng phương tiện tham gia vận tải.

- Tiêu chí đánh giá về quy mô phát triển dịch vụ:

+ Giá trị dịch vụ được sản xuất ra.

+ Số lượng hành khách vận chuyển qua các năm.

+ Số lượng hành khách luân chuyển qua các năm.

+ Số lượng phương tiện bình quân qua các năm.


2.2.2.2. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận chuyển

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật đã làm phát sinh những nhu cầu mới, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ như giảm thời gian cung cấp, không để sai sót trong quá trình cung cấp dịch vụ,... do vậy đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến về chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về gia tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua mức độ hài lòng và thỏa mãn của hành khách, cũng như sự trung thành của hành khách về dịch vụ và sự tiến bộ về hành vi thái độ phục vụ của người cung cấp dịch vụ.

Hình 2 2 Các yếu tố tạo thành chất lượng VTHKCC nguồn Hoàng Thị Hồng Lê 1

Hình 2. 2: Các yếu tố tạo thành chất lượng VTHKCC


(nguồn: Hoàng Thị Hồng Lê, 2016)


Phải nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt vì hành khách có thể sử dụng các phương tiện giao thông khác thay thế nên cần chú ý đến sự hài lòng về chất lượng của dịch vụ được cung cấp.

Để nâng cao dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt cần thực hiện cải tiến, hoàn thiện dịch vụ đang cung cấp cho khách hàng, bổ sung các dịch vụ mới nhằm mang tối đa hóa lợi ích cho khách hàng như:

- Thay đổi tính năng của dịch vụ, bằng việc thay đổi phương tiện mới hơn, tiện nghi hơn, an toàn hơn cho người sử dụng dịch vụ.


- Thay đổi tốc độ thực hiện dịch vụ, tính tin cậy của dịch vụ, tính đồng nhất và sự đa dạng của dịch vụ.

- Nâng cao ý thức người cung cấp dịch vụ như thái độ, cung cách phục vụ của nhân viên, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng, kiến thức về yêu cầu, nhu cầu của khách hàng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, hiệu quả trong khai thác và quản lý, trình độ quản lý và khai thác, thấu hiểu nhu cầu khách hàng, tiếp tục cải tiến về chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao sự tiện ích cho người sử dụng dịch vụ.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đảm bảo uy tín và sự tin cậy của khách hàng với dịch vụ trên thị trường.

- Bên cạnh các yếu tố trên việc nâng cao chất lượng phải có trách nhiệm với xã hội như cách ứng xử, trách nhiệm đối với an toàn trong khai thác.

- Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ tiến hành khảo sát theo:

+ Nhóm chất lượng do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ.

+ Nhóm chất lượng dịch vụ về tính tiện nghi của phương tiện dịch vụ.

+ Nhóm chất lượng dịch vụ khả năng phục vụ của nhân viên phục vụ.

2.2.2.3. Phát triển mạng lưới dịch vụ

Mạng lưới dịch vụ là toàn bộ hệ thống các điểm giao dịch, chuỗi các trung gian từ nhà cung cấp, cung cấp cho người tiêu dùng. Một mạng lưới cung ứng mạnh mẽ và hiệu quả là một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp và là một thách thức đối với doanh nghiệp vận tải phải đối mặt.

Phát triển mạng lưới dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt là sự tăng lên về số lượng các tuyến, điểm vận chuyển hành khách nhằm mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Cũng giống như hàng hoá, nếu khách hàng không tiếp cận được dịch vụ để sử dụng thì dịch vụ đó cũng không có giá trị. Tuy nhiên, tính vô hình và tính không tách rời trong quá trình tiêu thụ và sản xuất dịch vụ đã làm cho vấn đề cung ứng dịch vụ khó khăn hơn nhiều so với cung ứng hàng hoá. Để quyết định về nơi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải căn cứ vào nhu cầu khách hàng, đồng thời cần phải dung hoà giữa nhu cầu nhà cung cấp và khách hàng, cũng như đáp ứng được độ linh hoạt về sản xuất và độ linh hoạt về tiêu dùng dịch vụ.

Xem tất cả 190 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí