Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Phát Triển Vận Tải Hành Khách Công Cộng Bằng Xe Buýt Theo Hướng Bền Vững

Luận án góp phần bổ sung lý luận về phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững làm cơ sở khoa học ứng dụng trong thực tiễn.

Ý nghĩa trong thực tiễn: Thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại TP. Hải Phòng trên quan điểm bền vững, tác giả đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, xác định những lợi thế, cơ hội và thách thức trong tương lai. Từ đó, Luận án đề xuất định hướng, mô hình và các giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững có tính khả thi cao trong dài hạn, giúp cho các cơ quan quản lý VTHKCC cũng như các đơn vị liên quan vận dụng có hiệu quả. Hơn nữa, Luận án đã đánh giá sơ bộ hiệu quả mà các giải pháp trên đem lại khi được triển khai trong thực tiễn. Những nghiên cứu của Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, xây dựng chiến lược phát triển VTHKCC nói riêng và phát triển đô thị nói chung.

7. Những điểm mới của đề tài Luận án

Về mặt khoa học:

- Luận án đã hệ thống hóa một số nét cơ bản để làm sáng tỏ thêm lý luận về VTHKCC bằng xe buýt.

- Luận án góp phần bổ sung, hình thành cơ sở lý luận về phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững bao gồm: đưa ra khái niệm, nội dung và đề ra các nguyên tắc phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững.

- Đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững và đề xuất phương pháp đánh giá mức độ phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững theo các tiêu chí, chỉ tiêu trên.

- Xác định và làm rò các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững.

- Đề xuất khung tiêu chuẩn CLDV VTHKCC bằng xe buýt áp dụng cho cả cơ quan QLNN và DNVT.

Về mặt thực tiễn:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Luận án đã phân tích được thực trạng phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại TP Hải Phòng và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên quan điểm bền vững. Từ đó, Luận án chỉ ra được những tồn tại hạn chế hiện nay, những lợi thế, thách thức và cơ hội phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại TP Hải Phòng. Luận án đề xuất các giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt có tính khả thi cao, đáp ứng mục tiêu bền vững và các yêu cầu phát triển trong dài hạn. Đồng thời, Luận án cũng sơ bộ đánh giá được hiệu quả mà các giải pháp mang lại khi triển khai trong thực tiễn. Mặt khác, việc đề xuất khung tiêu chuẩn CLDV áp dụng cho VTHKCC bằng xe buýt và hình thành các tuyến xe buýt chất lượng cao trên cơ sở cơ cấu lại mạng lưới tuyến là biện pháp hiệu quả để nâng cao CLDV, góp phần thúc đẩy người dân sử dụng PTCC và hạn chế sử dụng PTCN trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp đưa ra là cơ sở để chính quyền TP Hải Phòng xem xét triển khai trong thực tiễn và có thể áp dụng tại các đô thị ở Việt Nam có quy mô phát triển tương đồng với TP Hải Phòng. Đồng thời, Luận án cũng đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở pháp lý và các chính sách phát triển VTHKCC bằng xe buýt nói riêng và VTHKCC đô thị nói chung.

8. Kết cấu của Luận án Tiến sĩ

Phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững - 3

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, kết cấu Luận án chia làm 4 Chương như sau:

- Chương I: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững.

- Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững.

- Chương III: Thực trạng phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2010 - 2020.

- Chương IV: Định hướng và các giải pháp phát triển VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hải Phòng theo hướng bền vững.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Lịch sử phát triển đô thị cho thấy, sự phát triển của đô thị và GTĐT luôn gắn với mục tiêu PTBV. Trong đó, Giao thông công cộng (GTCC) với lịch sử khoảng 200 năm luôn được coi là phương thức phát triển bền vững nhất trong định hướng quy hoạch đô thị và giao thông. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, làm rò và phong phú thêm lĩnh vực GTCC.

Tiếp cận đến mục tiêu PTBV đô thị và giao thông, có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Các tác giả Townsend, C., Kenworthy, J., Murray-Leach, R., (2005) trong tác phẩm “Phát triển bền vững giao thông đô thị” cho rằng sự bền vững là sự tích hợp và hài hòa giữa môi trường, kinh tế xã hội, vấn đề qui hoạch trong dài hạn và sự liên kết giữa các thành phần đó với nhau. Đây là có thể coi những yếu tố chính, cách tiếp cận chung nhất về sự PTBV. Từ đó, các tác giả đưa ra các tiêu chí khác nhau cho sự PTBV giao thông đô thị. [75]

Trong nghiên cứu “Phát triển đô thị bền vững”, các tác giả M Deakin, G Mitchell, P Nijkamp, R Vreeker (2007) đề cập sâu về các tính chất cần phải có của sự phát triển đô thị bền vững, theo các tiêu chí chung của PTBV trên 4 lĩnh vực: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế. Vấn đề “thể chế” cho một đô thị vận hành và phát triển đã được nhấn mạnh như một trong những điều kiện tiên quyết cho tính bền vững của đô thị đó. [76]

Khi nghiên cứu về tính bền vững của GTCC, một số tác giả đã xây dựng hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống GTCC tại một số thành phố trên thế giới:

Tác giả Miller, P. và các cộng sự có đóng góp lớn về mặt lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu về PTBV GTCC với công trình: “Tính bền vững và GTCC: Lý thuyết và phân tích” (2014). Các tác giả đã nghiên cứu đưa ra bộ chỉ tiêu đánh

giá hệ thống GTCC bền vững dựa trên 4 tiêu chí: kinh tế, xã hội, môi trường, hiệu quả hệ thống với 29 chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu này có tính lượng hóa cao, có thể dùng để đo lường mức độ PTBV của hệ thống GTCC. Tuy nhiên, việc xác định được các chỉ tiêu là tương đối phức tạp, cần có các công cụ và phương pháp đo lường chuyên biệt. Do đó, các tác giả đã giới thiệu hệ thống các luận cứ khoa học và một loạt các công cụ kỹ thuật để làm sáng tỏ hơn những vấn đề có liên quan trên phương pháp tiếp cận định tính hơn là định lượng các chỉ số.[79]

Các tác giả Chris De Gruyter, Graham Currie and Geoff Rose trong nghiên cứu “Các biện pháp bền vững của GTCC đô thị ở các thành phố: Đánh giá trên thế giới và tập trung vào khu vực Châu Á/Trung Đông” (2017) đã lựa chọn 15 trong 29 chỉ tiêu của công trình do Miller, P. và các cộng sự nghiên cứu để đánh giá GTCC bền vững tại các thành phố khu vực Châu Á và Trung Đông.[81]

Trong nghiên cứu về “Mối liên hệ giữa phát triển bền vững GTCC với sử dụng đất tại các khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc”(2018), các tác giả Graham Currie, Chris De Gruyter đã sử dụng lại 15 chỉ tiêu trong nghiên cứu của các tác giả Chris De Gruyter, Graham Currie và Geoff Rose để phân tích, so sánh hệ thống GTCC ở các thành phố khác nhau tại các khu vực khác nhau và tập trung vào nghiên cứu mức độ bền vững của GTCC bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng đất đô thị như thế nào.[82]

Đối với hoạt động của hệ thống GTCC đô thị, nhiều tác giả đã có những công trình nghiên cứu công phu về những vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế xã hội của GTCC:

Trong nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hệ thống VTHKCC: Bài học về thể chế quy hoạch”(2008), tác giả Sampaio et al. đã nghiên cứu trên 12 hệ thống VTHKCC ở Châu Âu và 7 hệ thống VTHKCC ở Brazil. Các hệ thống này đặc trưng bởi cấu trúc năng lực của mạng lưới tuyến cũng như cấu trúc giá vé khác nhau. Một hệ thống được coi là hoạt động hiệu quả nếu có sự phân bổ công bằng giữa các nhóm dân cư cũng như thiết lập một hệ thống giá vé hoàn thiện. Hiệu quả của hệ thống VTHKCC được phân tích và đánh giá qua một số tiêu chí như:

Khả năng tiếp cận; Thời gian chuyến đi; Độ tin cậy, an toàn; Tần suất hoạt động của phương tiện; Hệ số sử dụng sức chứa tối đa của phương tiện; Đặc trưng kỹ thuật phương tiện; Thông tin và trang thiết bị hỗ trợ như nhà chờ, thời gian biểu và biểu đồ vận hành, chỉ dẫn về nhà ga, phương tiện; Mức độ linh hoạt của hệ thống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng có nhiều đơn vị tham gia vào hoạt động VTHKCC và tỷ lệ phân bổ năng lực càng đều nhau thì hoạt động của hệ thống VTHKCC càng hiệu quả hơn. [77]

Nghiên cứu “Đo lường hiệu quả GTCC, bài học cho các thành phố đang phát triển” (2011) của tác giả Chhavi dhingra đã đưa ra các nguyên tắc để lựa chọn các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động GTCC. Đồng thời, tác giả đề ra các bước để đo lường hiệu quả hệ thống GTCC theo mục tiêu xác định. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động GTCC tại một số thành phố của Ấn Độ kết hợp với nghiên cứu các bài học về phát triển GTCC tại các thành phố Singapore, Kuala Lumpur, Sydney và Helsinki, tác giả đề xuất quy trình hoạt động hiệu quả cho hệ thống GTCC đô thị, đặc biệt là tại các thành phố đang phát triển của Ấn Độ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất các giải pháp về công nghệ, chính sách phát triển và tham vấn cộng đồng đối với CLDV GTCC. [78]

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyen Van Nam “Ưu tiên xe buýt trong các đô thị phụ thuộc xe máy”(2013) đã phân tích hoạt động vận chuyển xe buýt tại các đô thị điển hình của Việt Nam là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tác giả chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân chính dẫn đến CLDV xe buýt đi xuống và sự phát triển nhanh chóng của PTCN ở các thành phố này là do thiếu sự ưu tiên phát triển xe buýt trong nhiều năm. Qua đó, tác giả nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết phải ưu tiên phát triển xe buýt với các giải pháp tập trung vào 3 chiến lược chính: cải thiện CSHT cho xe buýt hoạt động, tổ chức quản lý giao thông và tăng cường CLDV xe buýt.[83]

Luận án tiến sĩ của tác giả Aleksander Purba “Nghiên cứu đánh giá hiệu quả dịch vụ xe buýt đô thị ở các nước đang phát triển: Trường hợp các thành phố có quy mô vừa ở Indonesia”(2015) đã điều tra và phân tích chất lượng hoạt

động của dịch vụ xe buýt đô thị (đặc biệt là hệ thống BRT) tại 3 đô thị lớn của Indonesia (3 thành phố Jogjakarta, Palembang và Lampung) dựa trên một loạt các chỉ tiêu hoạt động theo các quan điểm khác nhau của nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan vận tải và khách hàng. Để cải thiện hiệu suất CLDV hướng tới mục tiêu PTBV, tác giả tập trung vào các nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý. Trong đó, tác giả nhấn mạnh sự cải cách tổ chức trong ngành cũng như các chính sách của chính phủ để phát triển GTCC.[85]

Luận án tiến sĩ của tác giả Ehab Diab Hệ thống GTCC đô thị: Tác động của các chiến lược cải tiến độ tin cậy dịch vụ và nhận thức của hành khách” (2015) nghiên cứu mối quan hệ giữa nhận thức của hành khách và quan điểm các cơ quan vận chuyển đối với việc thực hiện các chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ GTCC dựa trên phân tích báo cáo của 15 cơ quan vận chuyển Bắc Mỹ và một hành lang vận chuyển xe buýt tại phía đông của Montreal. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc thực hiện phối hợp đồng bộ các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đến nhận thức của người dùng cả trong ngắn hạn và dài hạn. Luận án đã nghiên cứu sâu về khía cạnh xã hội của GTCC cũng như nhấn mạnh vai trò tham gia của cả cơ quan quản lý, đơn vị cung ứng vận tải cũng như hành khách.[86]

Luận án tiến sĩ của tác giả Diem Trinh Thi Le“Sử dụng phương tiện GTCC của khách du lịch ở Munich, Đức”(2014) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức vận chuyển của khách du lịch. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn khách du lịch đều sử dụng PTCC để di chuyển trong khu vực và xung quang thành phố. Tác giả cũng xác định các yếu tố tiên quyết để thu hút hành khách là hệ thống GTCC phải dễ sử dụng, đi lại thoải mái và dịch vụ phải được bổ sung thường xuyên. Cuối cùng tác giả kết luận tiềm năng của một hệ thống GTCC hiệu quả có thể hỗ trợ phân phối khách du lịch và góp phần phát triển du lịch bền vững cho địa phương.[84]

Tóm lại, nghiên cứu về GTCC được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện với các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nghiên cứu

một cách hệ thống, đầy đủ về phát triển VTHKCC bằng xe buýt theo hướng bền vững. Một số tác giả nghiên cứu các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể để đánh giá tính bền vững của hệ thống GTCC thành phố. Một số tác giả nghiên cứu giải pháp cho hệ thống GTCC trong những điều kiện nhất định tại một số đô thị trên thế giới. Do đó, kết quả của các nghiên cứu này không thể áp dụng máy móc, cần phải áp dụng có chọn lọc để phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam.

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

* Các đề án phát triển trong lĩnh vực giao thông đô thị:

Trong giai đoạn 2017 - 2020, các thành phố lớn của Việt Nam (Bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ) triển khai một loạt các Đề án về quản lý và phát triển GTĐT (Các Đề án [26,31,32,33,34]). Nhìn chung, giải pháp mà các thành phố này đưa ra tập trung vào 2 nhóm giải pháp về hành chính và kinh tế bao gồm phát triển CSHTGT; quản lý và kiểm soát PTCN, tăng cường chống ùn tắc giao thông khu vực đô thị và thúc đẩy sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường như xe buýt điện, đi bộ, đi xe đạp; ưu tiên phát triển hệ thống VTHKCC khối lượng lớn; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác. Tuy nhiên các giải pháp đưa ra mới mang tính tổng thể nhằm đảm bảo các mục tiêu của đề án mà chưa đề cập sâu đến các giải pháp phát triển VTHKCC, đặc biệt là VTHKCC bằng xe buýt.

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV trong lĩnh vực GTVT:

Tiếp cận trên quan điểm bền vững, TS. Lý Huy Tuấn - Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT đã xây dựng lý luận về PTBV GTĐT trong tác phẩm: “Quy hoạch tổng thể phát triển GTĐT nhìn từ các khía cạnh bền vững ở Việt Nam”(2011). Trong đó, tác giả cho rằng: “Quy hoạch tổng thể vì sự PTBV của GTĐT bao gồm kế hoạch PTBV CSHT GTĐT, GTVT và ngành GTVT trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, tài chính, và các lĩnh vực quản lý (thể chế)”. Trên cơ sở 5 tiêu chí này, tác giả đề xuất 12 tiêu chí cụ thể đối với hạ tầng GTĐT và 12 tiêu chí cụ thể đối với GTVT (bao gồm cả

phương tiện GTĐT). Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng cho các nghiên cứu về PTBV trong lĩnh vực GTVT tại Việt Nam.[87]

Trong Luận án Tiến sĩ:“Nghiên cứu PTBV CSHT giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Đặng Trung Thành (2012) đã vận dụng lý luận của TS. Lý Huy Tuấn với 12 tiêu chí cụ thể đối với hạ tầng GTĐT để xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể đánh giá mức độ PTBV CSHT giao thông vùng, áp dụng cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các nhóm giải pháp về thể chế, quy hoạch, quản lý vốn và môi trường để PTBV CSHT giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long.[51]

Trong Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ đô thị” (2016), tác giả Phạm Hoài Chung đã xây dựng các nguyên tắc PTBV CSHT giao thông đường bộ đô thị, xây dựng bộ chỉ tiêu và phương pháp đánh giá mức độ đầu tư PTBV CSHT GTĐB đô thị. [52]Cách thức xây dựng các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá PTBV của tác giả có tính logic và đô tin cậy cao. Do đó, NCS có thể vận dụng để nghiên cứu xây dựng các tiêu chí, chỉ tiêu phát triển cho đề tài Luận án.

Trong lĩnh vực vận tải, các Luận án Tiến sĩ: “Các giải pháp PTBV vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam”của tác giả Nguyễn Quốc Khánh (2017), “Đề xuất giải pháp PTBV cảng biển Hải Phòng” (2017) của tác giả Ngô Đức Du, “Nghiên cứu các giải pháp PTBV vận tải thủy nội địa khu vực miền Bắc” (2016) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai đều có một điểm chung là đã vận dụng lý luận về PTBV để xây dựng cơ sở lý luận về PTBV cho từng lĩnh vực vận tải. Trong đó, dựa trên 3 trụ cột của PTBV là kinh tế, xã hội, môi trường, các tác giả đã đề xuất các tiêu chí đánh giá PTBV với một số chỉ tiêu cụ thể gắn với đặc điểm, đặc trưng của các lĩnh vực vận tải đó. Các giải pháp PTBV cũng được đề xuất để đáp ứng các tiêu chí này, áp dụng phù hợp cho điều kiện của từng ngành, địa phương.[49,53,54]

* Các công trình nghiên cứu liên quan đến đánh giá hoạt động của hệ thống VTHKCC:

Xem tất cả 264 trang.

Ngày đăng: 09/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí