Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 EVNGENCO1 - 11


If the difference between a sub-lot having highest Net Calorific Value (Highest NCV) and the one having lowest Net Calorific Value (Lowest NCV) exceeds 400 kcal/kg, the Reduction on High Sub-lot Difference shall be calculated as follow:

Reduction on high Sub-lot Difference = (Delivered FOB Price) x (Highest NCV - Lowest NCV – 400) / (Base Calorific Value).

For Example: the highest NCV one is 4800 kcal/kg and the lowest NCV one is 4300 kcal/kg, the Delivery FOB Price is 70 USD/MT, then Reduction on high Sub-lot Difference per MT would be 70 * (4800 – 4300 - 400) / 4454 = 1.6 USD/MT”

Tạm dịch:


“Giảm giá do chênh lệch lớn giữa các sub-lot:


Nếu giá trị chênh lệch giữa sub-lot có nhiệt trị cao nhất (NCV cao nhất) và sub-lot có nhiệt trị thấp nhất (NCV thấp nhất) vượt quá 400 kcal/kg, thì mức giảm giá do chênh lệch lớn giữa các sub-lot sẽ được tính như sau:

Mức giảm do chênh lệch lớn giữa các sub-lot = (Giá FOB giao) x (NCV cao nhất - NCV thấp nhất - 400) / (Nhiệt trị cơ sở).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Ví dụ: NCV cao nhất là 4800 kcal/kg và NCV thấp nhất là 4300 kcal/kg, Giá FOB giao là 70 USD/MT, khi đó, Mức giảm do chênh lệch lớn giữa các sub- lot trên mỗi MT sẽ là 70 * (4800 - 4300 - 400) / 4454 = 1,6 USD/MT”

Nhiệt trị cơ sở là nhiệt trị quy định trong bảng thông số kỹ thuật (4,454 kcal/kg). Trong ví dụ trên, mức chênh lệch giữa sub-lot có nhiệt trị cao nhất và sub- lot có nhiệt trị thấp nhất là 500 kcal/kg, vượt 100 kcal/kg so với mức cho phép (400 kcal/kg). Nghĩa là, cứ mỗi 100 kcal/kg chênh lệch nhiệt trị giữa các sub-lot vượt mức cho phép thì Bên Bán sẽ phải giảm giá cho bên mua 1,6 USD/tấn. Giả sử tàu than có tải trọng 50.000 tấn thì Bên Bán sẽ giảm trừ trực tiếp vào hoá đơn cho Bên Mua giá trị là 1,6 x 50.000 = 80.000 USD.

Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 EVNGENCO1 - 11

Việc quy định giảm trừ giá thanh toán đối với than có chất lượng không đồng đều sẽ tác động đến hành vi của bên bán, phần nào hạn chế được tình trạng than bị


phân lớp, tránh ảnh hưởng đến chế độ cháy và hiệu suất vận hành của các nhà máy nhiệt điện, đồng thời giúp hạn chế tranh chấp, bất đồng trong kết quả phân tích chất lượng giữa chứng thư Cảng xếp và Cảng dỡ.

3.6. Hiệu chỉnh điều khoản thanh toán

Như đã phân tích trong Chương 2, việc quy định đồng tiền “mạnh” là USD trong điều khoản thanh toán của hợp đồng sẽ không có lợi cho EVNGENCO1 về mặt tài chính, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khiến cho đồng tiền “yếu” dễ bị mất giá, Vì vậy, EVNGENCO1 nên đàm phán sử dụng đồng tiền VNĐ trong thanh toán để tránh trường hợp biến động tỷ giá bất lợi cho bên mua, nhằm tối ưu chi phí nhập khẩu than.

Liên quan đến việc thanh toán trước tiền hàng, do giá trị các chuyến tàu than tương đối lớn nên bên bán cần có một khoản trả trước để thu xếp đủ vốn cho các chuyến hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán trước cho bên bán của EVNGENCO1 hiện đang khá cao (80%), trong khi tại thời điểm thanh toán lần đầu, EVNGENCO1 vẫn chưa nhận được hàng. Vì vậy, để giảm bớt rủi ro, EVNGENCO1 nên đàm phán để giảm tỷ lệ trả trước xuống nhiều nhất có thể.

Một điểm quan trọng khác trong điều khoản thanh toán mà EVNGENCO1 nên xem xét sửa đổi, đó là việc áp dụng chỉ số giá than. Để tránh tình trạng bên bán hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn chỉ số giá của tháng cao hơn do bên mua không thể kiểm soát được thời điểm phát hành vận đơn của hãng tàu, EVNGENCO1 có thể xem xét hiệu chỉnh việc áp dụng chỉ số giá than trong công thức tính giá, bằng cách lấy chỉ số trung bình của tháng gần nhất với thời hạn tàu phải có mặt ở cảng dỡ (Arrival Window) đã được quy định trong hợp đồng. Việc quy định như vậy là rõ ràng và sẽ tránh được tình trạng bên bán có thể lợi dụng mối quan hệ thân thiết với hãng tàu để can thiệp vào ngày phát hành vận đơn nhằm được thanh toán theo chỉ số giá than của tháng cao hơn, gây thiệt hại về chi phí cho bên mua.

3.7. Sửa quy định về bồi thường thiệt hại ước tính

Liên quan đến vấn đề về bồi thường thiệt hại ước tính như đã phân tích ở trên, để tránh rủi ro không được cơ quan xét xử ghi nhận chế tài này, một giải pháp đặt ra


cho EVNGENCO1 là nên xem xét sửa “Liquidated Damages” thành “Penalties”, tức là coi đây là một khoản phạt thay vì thiệt hại ước tính.

Cụ thể, Khoản (b) Điều 12 trong Hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 sẽ được sửa lại như sau:

Other than in respect of an event of Force Majeure, if the Seller fails to tender Notice of Readiness (NOR) for Vessel(s) of the Cargo by the last date of the respective Arrival Window as specified in the Delivery Schedule in Scheldule 12, the Seller shall pay the Purchaser penalty for each day of delay at the rate of 0.5% of the amount of the Purchase Price corresponding to the Cargo in delay (the “Penalties”).

The maximum of Penalties is 8% of the Purchase Price corresponding to the Cargo in delay. In case the Penalties reach this maximum of Penalties of 8% of the Purchase Price corresponding to the Cargo in delay, a delivery failure shall have occurred (the “Delivery Failure”) and the Purchaser may cancel its obligation to take Delivery of that Cargo in delay with no liabilities in any nature to the Purchaser.

In the event the Seller satisfies Delivery Month Quantity as set out in Schedule 12, the Penalties for delayed Vessel(s) for the relevant month shall be waived”.

Theo quy định của pháp luật, chế tài phạt vi phạm là việc bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm bất kể mức độ thiệt hại như thế nào và bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu phạt vi phạm nếu trong hợp đồng có thỏa thuận điều khoản phạt19. Luật thương mại 2005 giới hạn mức phạt vi phạm không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm20. Do đó, có thể thấy thỏa thuận như trên tại Khoản (b) Điều 12 của các Hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 là phù hợp với quy định về phạt vi phạm trong pháp luật Việt Nam và do đó sẽ được các cơ quan xét xử công nhận do hợp đồng quy định luật áp dụng là luật Việt Nam.


19 Điều 300, Luật thương mạI 2005

20 Điều 301, Luật thương mại 2005


Hơn nữa, việc hiệu chỉnh như trên còn có lợi hơn cho EVNGENCO1 ở chỗ, theo quy định tại Điều 307 của Luật thương mại 2005, “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại”. Như vậy, trong trường hợp Bên bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng theo đúng lịch đã thỏa thuận, Bên mua sẽ có quyền yêu cầu Bên bán thanh toán khoản tiền phạt theo quy định tại Điều 12(b) và đồng thời có thể đòi bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh mà Bên mua phải chịu do hành vi vi phạm của Bên bán.

3.8. Bổ sung định nghĩa về “tháng giao hàng”

Để tránh phát sinh tranh chấp kéo dài liên quan đến việc miễn trừ bồi thường thiệt hại ước tính (“liquidated damages”) như phân tích ở trên, cần phải bổ sung định nghĩa về tháng giao hàng (“Delivery Month”) trong hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1. Cụ thể, có thể xem xét bổ sung định nghĩa về tháng giao hàng như sau:

Delivery Month means a period counted from the first day of Arrival Window of the first shipment to the last day of Arrival Window of the last shipment of each delivery month as specified in Schedule 12 or in the adjusted delivery schedule agreed by both parties”.

Tạm dịch: Tháng giao hàng nghĩa là khoảng thời gian được tính từ ngày đầu tiên của “Arrival Window” của chuyến hàng đầu tiên tới ngày cuối cùng của “Arrival Window” của chuyến hàng cuối cùng của mỗi tháng giao hàng trong Phụ lục 12 hoặc theo lịch giao hàng điều chỉnh đã được hai bên thống nhất.

Quy định như trên sẽ giúp tránh được việc hiểu sai về tháng giao hàng là một tháng dương lịch gồm 30 ngày như ví dụ đã được phân tích ở trên, giúp hạn chế tranh chấp, ảnh hưởng đến công tác quyết toán hợp đồng.

3.9. Chú trọng nguyên tắc “thiện chí” khi thực hiện hợp đồng

Cuối cùng, nguyên tắc “thiện chí” là điều EVNGENCO1 cần đặc biệt chú trọng trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu than. Mặc dù đây không phải là một nghĩa vụ rõ ràng, cụ thể, tuy nhiên lại được ghi nhận trong cả pháp luật Việt Nam và CISG như đã phân tích trước đó. Trước hết, EVNGENCO1 cần phải nâng cao nhận thức, phải tôn trọng nghĩa vụ thiện chí khi thực hiện bất cứ hành vi


nào trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể, phải xem xét mọi đề xuất của Bên Bán với tinh thần hợp tác và phản hồi Bên Bán một cách sớm nhất có thể cho dù đề xuất đó có hợp lý hay không. Khi nhận thức được những thiệt hại mà Bên Bán đang phải chịu, chẳng hạn chi phí dôi nhật của các tàu phát sinh do phải đợi dỡ hàng, thì EVNGENCO1 phải thực hiện những hành vi cho thấy Bên Mua cũng đang nỗ lực trong việc giảm thiểu thiệt hại cho Bên Bán. Phán quyết của Trung tâm Trọng tài VIAC trong vụ việc số 27/20 ở trên là một bài học đắt giá cho EVNGENCO1 về việc vi phạm nghĩa vụ thiện chí mà EVNGENCO1 chưa bao giờ nghĩ đến. Vì vậy, để tránh những thiệt hại không đáng có cho cả hai bên, EVNGENCO1 cần phải nhận thức rõ được tầm quan trọng của nghĩa vụ thiện chí và tuân thủ nguyên tắc này trong quá trình thực hiện các hợp đồng nhập khẩu than sắp tới.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 và trên cơ sở làm rõ các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1 trong Chương 2, Chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hợp đồng cũng như giải pháp thực hiện hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, góp phần giảm thiểu rủi ro pháp lý và các tranh chấp phát sinh cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng trong thời gian tới.


KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói riêng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc tạo ra hành lang pháp lý và là công cụ điều chỉnh mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng. Cùng với xu thế hội nhập, các giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế diễn ra ngày càng phổ biến và ở mức độ phức tạp hơn. Do đó, các tranh chấp thương mại phát sinh từ hợp đồng cũng xuất hiện nhiều hơn, đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam phải nghiên cứu kỹ lưỡng về các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để có thể hoàn thiện hợp đồng và tránh được những rủi ro pháp lý liên quan phát sinh từ hợp đồng.

Qua việc nghiên cứu đề tài “Những vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa: nhìn từ thực tiễn hoạt động nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1)”, luận văn đã phần nào làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý cơ bản trong hợp đồng nhập khẩu hàng hoá, đã nêu được thực trạng và một số điểm hạn chế về mặt pháp lý trong hợp đồng nhập khẩu than của EVNGENCO1, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hợp đồng than nhập khẩu của EVNGENCO1 và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Cụ thể, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, luận văn đã góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản, … cũng như các vấn đề pháp lý của hợp đồng nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật Việt Nam và CISG, từ đó có cái nhìn tổng thể về lý luận và thực tiễn pháp luật về hợp đồng nhập khẩu hàng hóa nói chung.

Tiếp theo, luận văn đã làm rõ được thực trạng công tác nhập khẩu than và các vấn đề pháp lý tiêu biểu trong hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, bao gồm các vấn đề về điều khoản luật áp dụng, lịch giao hàng, bố trí phương tiện vận tải, kiểm soát chất lượng hàng hóa, bồi thường thiệt hại ước tính… và nguyên tắc “thiện chí” trong quá trình thực hiện hợp đồng. Từ đó nêu lên những điểm còn vướng mắc, hạn chế cần phải khắc phục, sửa đổi trong hợp đồng nhập khẩu than và quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1.


Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhập khẩu than tại Tổng công ty Phát điện 1, luận văn đã đưa ra được một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hợp đồng nhập khẩu than của Tổng công ty Phát điện 1, góp phần giảm thiểu các rủi ro cho Tổng công ty Phát điện 1 trong quá trình thực hiện hợp đồng, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh cũng như đẩy nhanh quá trình quyết toán các hợp đồng than.

Như đã phân tích ở trên, các giao dịch mua báng hàng hóa quốc tế là những giao dịch tương đối phức tạp. Với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu ngày càng mạnh mẽ, để có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty Phát điện 1 nói riêng cần phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới một cách chủ động và tích cực, tránh để rơi vào tình thế bị động dẫn đến những hậu quả không đáng có. Đối với hoạt động nhập khẩu than là hoạt động mà EVNGENCO1 thường xuyên phải giao dịch với các đối tác nước ngoài, bên cạnh hệ thống pháp luật Việt Nam, EVNGENCO1 cần phải chủ động tìm hiểu các hệ thống pháp luật quốc tế có liên quan và điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng với các đối tác nước ngoài này. Mặt khác, phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản hợp đồng cũng như quá trình thực hiện các hợp đồng than nhập khẩu để thống kê, phát hiện ra những bất cập, những tồn tại cần phải khắc phục để hiệu chỉnh, sửa đổi các điều khoản cho phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của Bên Mua; Ngoài ra, EVNGENCO1 cũng nên xem xét hiệu chỉnh các quy trình, quy định liên quan đến công tác mua than nhập khẩu theo hướng loại bỏ bớt một số thủ tục, rút ngắn thời gian mua sắm để có thể thích ứng linh hoạt với thị trường giá than luôn biến động, nâng cao hiệu quả về kinh tế.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/02/2023