Bảng Tổng Hợp Kết Quả Chi Trả Tiền Dịch Vụ Môi Trường Rừng Cho Các Chủ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Thường Xuân Từ Năm 2012 Đến Nay.


Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng trên địa bàn huyện Thường Xuân từ năm 2012 đến nay.

T T


Năm

Chủ quản lý


Tổng


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014


Năm 2015

Dự kiến Năm 2016

1

Chủ rừng là tổ chức

10.028.966

1.773.012

2.168.278

2.092.070

1.878.460

2.117.146


2

Tổ chức không phải là chủ rừng được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng


1.574.844


269.766


337.520


344.737


292.788


330.033

3

Chủ rừng là cộng đồng

605.480

104.994

131.365

126.748

113.806

128.567

4

Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân

2.956.441

506.749

634.026

611.740

566.015

637.911

Tổng

15.165.731

2.654.521

3.271.189

3.175.295

2.851.069

3.213.657

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

ĐVT: Nghìn đồng

Hình 4 8 Biểu đồ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng 1

Hình 4.8: Biểu đồ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng

Qua bảng 4.9 cho thấy, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại lưu vực thủy điện Cửa Đạt bắt đầu thực hiện từ năm 2012 đến nay, số tiền chi trả không ổn định qua các năm, phụ thuộc vào công suất phát điện của Nhà máy thủy điện Cửa Đạt. Phần lớn tiền chi trả này tập trung chủ yếu tại các chủ rừng là tổ chức Nhà nước, chiếm từ 65-67%/năm, ít nhất là cộng đồng (4%).


4.2. Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường‌

4.2.1. Tác động đến công tác quản lý bảo vệ rừng‌

Thực tế trong lưu vực nhà máy thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân có 03 hình thức tổ chức quản lý, bảo vệ rừng: Rừng đã giao cho các chủ rừng Nhà nước quản lý và UBND các xã tạm quản lý, rừng giao cho cộng đồng quản lý và rừng giao cho hộ gia đình, cá nhân quản lý.

4.2.1.1. Đối với phần diện tích giao cho hộ gia đình, cá nhân

Các hộ gia đình tự lập kế hoạch tuần tra, bảo vệ rừng trên diện tích được giao, đảm bảo rừng không bị cháy, phá, xâm hại. Hàng năm, các hộ gia đình tự kê khai kết quả bảo vệ rừng gửi Trưởng thôn/bản tổng hợp và niêm yết tại trụ sở thôn để lấy ý kiến người dân, sau đó gửi UBND xã tổng hợp chung cho toàn xã gửi Hạt Kiểm lâm huyện xác nhận kết quả bảo vệ rừng trong năm làm cơ sở chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (theo Điều 3, Thông tư 20/2012/TT- BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT). Qua khảo sát, thu thập số liệu tại các tổ chức, đơn vị liên quan: Ban quản lý Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng và Phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa, Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân cho thấy, từ khi triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nay, diện tích rừng đã giao cho hộ gia đình cơ bản được bảo vệ tốt, số vụ vi phạm về khai thác rừng trái phép giảm, rừng vẫn đảm bảo cung ứng DVMTR theo quy định, ý thức của người dân về bảo vệ rừng được nâng lên, người dân đã nhận thức được trách nhiệm, vai trò trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn. Hàng năm Ban Quản lý Quỹ tiến hành chi trả 100% tiền dịch vụ môi trường rừng.

4.2.1.2. Diện tích rừng giao cho chủ rừng Nhà nước và UBND xã tạm quản lý Hầu hết phần diện tích này được các chủ rừng Nhà nước, UBND các xã trong lưu vực giao khoán cho cộng đồng thôn/bản quản lý, bảo vệ rừng (Tổ bảo lâm). Về tổ chức, hoạt động của tổ bảo lâm trên diện tích giao khoán cụ

thể như sau:


a) Cơ cấu tổ chức: Trên cơ sở nhu cầu giao khoán bảo vệ rừng của chủ rừng, UBND các xã, cộng đồng thôn/bản tiến hành bầu ra tổ bảo lâm. Tổ bảo lâm do UBND xã thành lập trên cơ sở đề nghị của các thôn/bản, số lượng thành viên tổ bảo lâm khoảng 10-14 người, là những người có sức khỏe tốt, nhiệt tình và am hiểu hiện trạng tài nguyên rừng tại địa phương. Tổ trưởng là Trưởng các thôn/bản, là người đại diện ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng với các chủ rừng. Hàng tháng có trách nhiệm phân công nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng cho các thành viên trong tổ để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ rừng.

b) Cách thức tổ chức thực hiện:

- Ngay sau khi ký hợp đồng giao khoán, tổ bảo lâm cùng với cán bộ của các chủ rừng, UBND các xã tiến hành bàn giao diện tích, ranh giới ngoài thực địa và trên bản đồ, tổ chức họp toàn thể cộng đồng thôn tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR nhằm, phổ biến những quyền lợi, trách nhiệm của người dân, cộng đồng khi tham gia bảo vệ rừng cung ứng DVMTR.

- Hàng tháng, tổ trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng gửi Trạm bảo vệ rừng phụ trách hoặc UBND xã thống nhất, phê duyệt. Bình quân, mỗi thành viên trong tổ phải tuần tra kiểm tra an ninh rừng ít nhất 6-8 lần/tháng. Số lượng người đi tuần tra, kiểm tra an ninh rừng do tổ trưởng phân công, bình quân 3-4 người/lần. Ngoài ra, hàng tháng, tổ bảo lâm có trách nhiệm báo cáo kết quả tình hình an ninh rừng trên diện tích nhận khoán. Định kỳ họp 3 tháng/lần để tiến hành các hoạt động sơ kết, đánh giá hiệu quả của các hoạt động bảo vệ rừng.

- Hàng năm, tiến hành họp để đánh giá kết quả hoạt động của từng thành viên trong tổ bảo lâm, xin ý kiến cộng đồng về hiệu quả của hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và tiến hành kiện toàn, bình chọn lại các thành viên để đảm bảo nhiều người dân trong thôn có thể tham gia vào Tổ bảo lâm để đảm bảo


tính công bằng và nhiều người được hưởng lợi. Kết quả từ khi nhận khoán bảo vệ rừng đến nay, tình hình an ninh rừng được giao khoán ổn định, không có hiện tượng xâm lấn, khai thác trái phép.

Hình 4 9 Tổ bảo lâm lập kế hoạch tuần tra b Kết quả bảo vệ rừng Hình 2Hình 4 9 Tổ bảo lâm lập kế hoạch tuần tra b Kết quả bảo vệ rừng Hình 3


Hình 4.9: Tổ bảo lâm lập kế hoạch tuần tra

b) Kết quả bảo vệ rừng:

Hình 4.10:Họp thôn đánh giá tổng kết

Công tác bảo vệ rừng cung ứng DVMTR trong những năm qua được các chủ rừng, chính quyền địa phương quan tâm, người dân đã nhận thức được trách nhiệm, vai trò từ rừng mang lại. Bên cạnh đó, công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng đã kịp thời động viên, khuyến khích các chủ rừng, chính quyền địa phương và người dân phấn khởi khi thành quả trong việc bảo vệ, phát triển rừng của họ được xã hội ghi nhận và được chi trả, từ đó ý thức trách nhiệm của mỗi chủ rừng đối với diện tích được giao quản lý được nâng lên, qua đó góp phần làm giảm các vụ lấn chiếm, khai thác rừng trái phép trên địa bàn. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi tình trạng người dân lén lút vào rừng khai thác nhỏ lẻ phục vụ các vật dụng trong gia đình, nhưng các ngành chức năng đã kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định, rừng vẫn đảm bảo tốt chức năng cung ứng DVMTR cho nhà máy thủy điện Cửa Đạt.


4.2.1.3. Diện tích rừng giao cho cộng đồng quản lý

Theo kết quả điều tra, trong lưu vực thủy điện Cửa Đạt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa có 1.727 ha diện tích rừng đang được giao cho cộng đồng thôn/bản quản lý (Tổ bảo lâm). Diện tích này thuộc xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, là những nơi thuộc khu vực vùng sâu, xa, giao thông đi lại khó khăn, khu vực núi đá. Do đó, không thể giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng được.

- Cách thức tổ chức quản lý bảo vệ: Hàng tháng tổ trưởng Tổ bảo lâm phải xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng và phân công cho các thành viên tuần tra, bảo vệ. Tiền công của các thành viên khi tham gia được chi trả trả bằng mức ngày công lao động tại địa phương (trung bình là 150.000đ/ngày) được lấy từ tiền dịch vụ môi trường rừng. Trưởng thôn là người đại diện cho cộng đồng, hàng năm nhận tiền DVMTR từ Hạt Kiểm lâm huyện chi trả, sau khi chi trả tiền nhân công của các thành viên tham gia tuần tra bảo vệ rừng, phần còn lại sẽ sử dụng chung vào mục đích cộng đồng: Tu sửa nhà văn hóa thôn, lập quỹ bảo vệ rừng, hỗ trợ xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng trong thôn (mua bàn, ghế, loa đài..). Trưởng thôn có trách nhiệm họp dân công khai toàn bộ số tiền này cho người dân biết về nội dung chi, số tiền chi. Các hoạt động này đều phải thông qua biểu quyết của người dân trong cộng đồng.

- Kết quả bảo vệ rừng: Việc bảo vệ diện tích rừng này thuộc trách nhiệm của mọi người dân trong cộng đồng, bên cạnh đó người dân quản lý, bảo vệ rừng còn được hưởng quyền lợi từ chi trả DVMTR, do đó ý thức quản lý bảo vệ rừng tại nơi đây là khá tốt, hơn nữa việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác quản lý bảo vệ rừng thường xuyên được thôn tiến hành, người dân trong cộng đồng đã ý thức được bảo vệ rừng sẽ đem lại lợi ích cho thôn, cộng đồng. Do đó, tình trạng phá rừng trái phép tại khu vực hầu như không xảy ra, rừng đảm bảo chất lượng cung ứng DVMTR theo quy định. Các vụ vi phạm được thống kê cụ thể tại bảng 4.10 dưới đây:


Bảng 4.11: Các vụ khai thác, lấn chiếm rừng trái phép qua các năm tại lưu vực

Năm

Số vụ

Tổng số

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

Số vụ vi phạm

50

17

12

8

7

6

(Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Thường Xuân cung cấp)


Hình 4.11: Thống kê số vụ vi phạm lâm luật từ khi triển khai chính sách đến nay

4.2.2. Tác động của chính sách đến tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương‌

4.2.2.1. Tăng thu nhập

Tổng số tiền thu về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2012 đến nay là 17.440,6 triệu đồng và có xu hướng tăng dần hàng năm. Đối tượng được chi trả chủ yếu là: Các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức có hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức nhà nước. Tiền chi trả DVMTR đã trực tiếp chi trả đến chủ rừng, bước đầu đã góp phần gia tăng thu nhập cho người dân và cộng đồng tại các huyện có diện tích rừng cung ứng. Tại lưu vực thủy điện


Cửa Đạt, với mỗi hộ gia đình trung bình hàng năm nhận được khoảng 300- 350 nghìn đồng/hộ/năm, Bên cạnh đó, người dân còn nhận được tiền khoán bảo vệ rừng với các chủ rừng là tổ chức với mức trung bình cho mỗi ngày tham gia tuần tra bảo vệ rừng là 150.000 đồng/ngày (trung bình hàng năm khoảng 10-15 ngày công/thành viên. Do đó, với số tiền từ chi trả DVMTR đã gia tăng thêm thu nhập cho người dân sống gần rừng tại địa phương, góp phần cải thiện thu nhập, giảm áp lực lên tài nguyên rừng tại khu vực.

4.2.2.2. Cải thiện sinh kế người dân địa phương

Hiện tại, trong vùng chi trả dịch vụ môi trường rừng có 05 thôn thuộc 02 xã (xã Yên Nhân, xã Bát Mọt), huyện Thường Xuân đang được dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam hỗ trợ xây dựng Quỹ tiết kiệm quay vòng vốn từ tiền DVMTR do Hội phụ nữ quản lý, nhằm hỗ trợ người dân phát triển sinh kế, ổn định đời sống, giảm sự phụ thuộc lên tài nguyên rừng tại lưu vực. Chương trình này bắt đầu thực hiện từ năm 2016, đến nay các thôn đã thành lập được Ban quản lý quỹ. Nguồn vốn ban đầu của Quỹ được trích lập từ tiền nhận khoán bảo vệ rừng cung ứng DVMTR từ 25-35 triệu đồng. Thông tin về quỹ tiết kiệm quay vòng vốn từ tiền DVMTR cụ thể:

a) Điều kiện thành lập: Các thôn được hưởng lợi từ chính sách chi trả DVMTR (kể cả các thôn nhận khoán bảo vệ rừng từ các chủ rừng Nhà nước), sẵn lòng tham gia trên tinh thần tự nguyện của mọi người dân trong cộng đồng, có sự cam kết của các chủ rừng nhà nước (các Ban quản lý rừng) là hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng.

b) Mục đích thành lập Quỹ: Tạo điều kiện cho phụ nữ trong thôn tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm áp lực lên tài nguyên rừng.

c) Kinh phí huy động của Quỹ: Ngoài tiền ban đầu từ chính sách chi trả DVMTR, các hội viên hàng tháng phải đóng góp thêm thông qua mua cổ phần (bình quân mỗi cổ phần là 20.000đ).


d) Tổ chức của Ban quản lý Quỹ: Gồm Trưởng ban do Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ của của thôn phụ trách, 01 kế toán, 01 thủ quỹ, 01người giữ hòm sổ sách và 03 người giữ 03 chìa khóa khác nhau của hòm phiếu.

đ) Nguyên tắc của Quỹ:

- Tự nguyện: Các hội viên phụ nữ trong thôn có quyền tự nguyện tham gia vào Quỹ, có thể tham gia vào bất kỳ thời điểm nào, và c ng có quyền xin ra khỏi Quỹ bất kỳ thời gian nào trong năm.

- Tự chịu trách nhiệm: Quỹ tự chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động c ng như tài chính của Quỹ mình bao gồm từ thu nhập, chi phí, quản lý vốn vay đảm bảo an toàn nguồn vốn của mình.

- Bình đẳng: Mọi thành viên khi tham gia vào Quỹ có quyền bình đẳng như nhau, không phân biệt tuổi tác, địa vị gia đình hay xã hội, đầu tư nhiều tiền hay ít tiền vào Quỹ, mọi quyết định của Quỹ dựa trên tinh thần hợp tác mà ở đó mỗi thành viên có quyền ngang nhau trong việc biểu quyết bất kỳ một vấn đề nào đó.

- Minh bạch: Mọi giao dịch tài chính của Quỹ bắt buộc phải có sự chứng kiến và được sự đồng ý của các thành viên trong Quỹ.

- Công bằng: Việc tiết kiệm dựa trên khả năng kinh tế của mỗi thành viên. Tuy nhiên, các quy định về tiết kiệm góp vốn luôn đảm bảo cân bằng lợi ích giữa những người giàu và người khó khăn nhất. Cuối chu kỳ việc phân chia lợi nhuận cho các thành viên được tính toán dựa trên vốn góp của các thành viên vào Quỹ trong năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/01/2023