Chủ Trương Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Mục Tiêu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa

cao, quy mộ và tỷ lệ nợ so với vốn sở hữu lớn là những cụm từ mà người ta thường sử dụng để đánh giá khái quát về khu vực này. Quy mô lớn, hoạt động thiếu hiệu quả của khu vực DNNN đã kéo tụt hiệu quả chung của nền kinh tế và là nguyên nhân nội tại quan trọng dẫn đến sự suy thoái trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế kéo dài từ năm 2010 đến nay [104].

Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới sau cuộc khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu 2008, nhịp độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại một cách rò rệt trong những năm qua cho thấy chất lượng thấp và tính kèm bền vững của quá trình này. Đó cũng là thách thức to lớn mà Đất nước đang đối mặt và phải vượt qua. Trong điều kiện những xung lực có được từ giai đoạn đầu Đổi mới đã dần cạn kiệt, mô thức tăng trưởng theo chiều rộng đã không còn “dư địa” để phát huy, việc đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế đã và đang được đặt ra một cách cấp thiết.

Tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế trên cơ sở phát triển một nền kinh tế thị trường hiện đại, năng động cao, có khả năng hội nhập sâu và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới nhằm tạo ra những động lực và sức sống mới cho nền kinh tế là nội dung chính của tiến trình tiếp tục Đổi mới nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới. Nó được được đặt ra không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu nội tại của nền kinh tế mà còn xuất phát từ những áp lực bên ngoài do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đem lại. Những cam kết tự do hóa nền kinh tế gắn liền với việc gia nhập WTO, sự hình thành Cộng đồng kinh tế chung ASEAN trong tương lai cận kề, triển vọng hình thành và tham gia TPP…không chỉ đem lại những cơ hội mà còn tạo ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế đất nước. Các doanh nghiệp trong nước sẽ ngày càng phải đối diện với áp lực cạnh tranh mạnh hơn từ phía các đối tác bên ngoài, theo những tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế ngày càng khắt khe. Trong điều kiện đó, tái cấu trúc một cách toàn diện nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế của nó là quá trình không thể né tránh.

Tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế có nội dung rất rộng, có liên quan đến mọi lĩnh vực, ngành và các doanh nghiệp. Nó không chỉ liên quan đến việc cải tổ các hoạt động đầu tư, chi tiêu và điều tiết nền kinh tế của nhà nước, sắp xếp và cấu trúc lại hệ thống ngân hàng mà còn đụng chạm đến việc định vị và cấu trúc lại hệ thống các doanh nghiệp trong cả khu vực tư lẫn công. Trong những nội dung đó, tái cấu trúc các DNNN được xem là một trong những khâu then chốt. Trong bối cảnh như vậy, với tư cách là một bộ phận hữu cơ của việc tái cấu trúc khu vực các DNNN, quá trình CPH DNNN buộc phải được đẩy nhanh theo những mục tiêu hiệu quả mà tiến trình tái cấu trúc quy định.

Cũng theo phương hướng như vậy, Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã ghi rò: Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần khác không đầu tư. Đẩy mạnh CPH, bán vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ, bao gồm cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; hoàn thiện thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương hiệu,...) trong CPH theo nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn Nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; sớm xóa bỏ chức năng chủ sở hữu nhà nước của các bộ, ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và nâng cao năng lực quản trị , quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo công khai, minh bạch về đầu tư, tài chính và

các hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. [ 36; tr. 31].

4.1.1.2. Chủ trương phát triển kinh tế xã hội và mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của tỉnh Thanh Hóa

Dự thảo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII nhiệm kỳ 2015-2020 chỉ ra phương hướng chung của tỉnh là “ Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tranh thủ thời cơ, vận hội mới, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt động văn hóa xã hội; thực hiện tốt công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; tăng cường bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, chủ động đối phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội; phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh tiên tiến; đến năm 2025 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại”. [ 90; tr. 28].

Để thực hiện chủ trương trên, Thanh Hóa chủ trương “ Tiếp tục thực hiện chủ trương CPH DNNN, thoái vốn nhà nước và sắp xếp chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp theo lộ trình , đảm bảo tính công khai, minh bạch”

[ 90; tr. 37].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Mục tiêu cổ phần hóa DNNN và tái cấu trúc DNNN ở tỉnh Thanh Hóa là nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư và xã hội, tăng cường năng lực cạnh tranh. Yêu cầu của tái cấu trúc DNNN và cổ phần hóa DNNN đều hướng tới giảm số lượng các DNNN, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, tiềm lực tài chính để phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Quy hoạch và cơ cấu lại cổ phần hóa DNNN theo quan điểm chung của Đảng, Nhà nước cũng như của tỉnh đề ra về đổi mới, sắp xếp các DNNN, cổ phần hóa DNNN giai đoạn tiếp theo nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 16

Nói chung, trong thời gian từ nay đến hết năm 2020 tiến trình CPH DNNN tại tỉnh Thanh Hóa phải hướng tới thực hiện tốt 3 nội dung chủ yếu sau:

(i) Đẩy mạnh cổ phần hóa để thu hẹp khu vực DNNN trên địa bàn;

(ii) Thoái vốn Nhà nước khỏi các lĩnh vực kinh doanh mà DNNN không cần nắm giữ;

(iii) Đổi mới và nâng cao năng lực quản trị tại các doanh nghiệp sau CPH.

4.1.2. Quan điểm giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hóa

4.1.2.1. Phải xem quá trình CPH DNNN và giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh từ đó như là yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Quá trình đổi mới ở Việt Nam trong gần 30 năm qua thực chất là quá trình đoạn tuyệt dần với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây để phát triển nền kinh tế thị trường đầy đủ,, hiện đại, có tính hội nhập quốc tế cao. Dù có những khó khăn, trở ngại, kể cả về mặt nhận thức, tư tưởng, song như thực tiễn đã chỉ rò: đây là một quá trình không thể đảo ngược.

Phát triển nền kinh tế thị trường hiện đại, theo xu hướng mở cửa, hội nhập đòi hỏi phải nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, phải định vị lại vị trí, vai trò và tương quan giữa khu vực công và khu vực tư, phải tạo lập vững chắc các nền tảng thị trường dựa trên việc thừa nhận rộng rãi quyền sở hữu tư nhân với sự tồn tại của các chủ thể kinh tế đa dạng và năng động. Trong xu hướng này, việc cơ cấu lại khu vực DNNN, CPH bộ bộ phận đáng kể các DNNN là cực kỳ cần thiết và là một bộ phận hữu cơ của tiến trình phát triển kinh tế thị trường nói chung.

Với quan điểm như vậy, việc thúc đẩy quá trình CPH DNNN phải trở thành quyết tâm chính trị của mọi cấp lãnh đạo. Nó cần được tuyền truyền sâu rộng để trở thành nhận thức chung, đồng thuận giữa các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân.Những tư tưởng ngập ngừng, e ngại, chống đối quá trình CPH cần được phê phán.

Thêm nữa, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiến hành xử lý những vấn đề kinh tế -xã hội nảy sinh trong CPH DNNN cũng phải tính đến thông lệ quốc tế. Có như thế mới đưa ra các cơ chế chính sách, mô hình tổ chức quản lý, các thiết chế hỗ trợ CPH phù hợp, đảm bảo được tính cạnh tranh, tính hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề trên..

4.1.2.2. Giải quyết các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh trên cơ sở nhận thức đúng về bản chất cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, coi cổ phần hóa DNNN như một bộ phận thiết yếu của quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế theo chiều sâu

Mặc dù CPH DNNN đã tiến hành hơn 20 năm song nhận thức về bản chất của CPH vẫn chưa có sự rò ràng và thống nhất. Nhiều người, kể cả một số nhà hoạch định chính sách, hiện vẫn còn hiểu bản chất của CPH DNNN chỉ là nhằm giảm bớt tỷ trọng sở hữu của nhà nước trong doanh nghiệp. Đó chỉ là cách hiểu thông thường nhất và đơn giản nhất. Cách hiểu và cách làm như vậy, trên thực tế chỉ đạt được những thành công trong việc giảm bớt số lượng DNNN và tỷ trọng vốn của Nhà nước trong các DNNN, chứ không tạo được sự chuyển biến về chất trong các doanh nghiệp này. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều DNNN sau CPH rất lúng lúng về phương thức hoạt động và hoạt động kém hiệu quả. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải có sự nhận thức đúng và toàn diện hơn về bản chất và mục tiêu CPH.

Phải khẳng định lại, cổ phần hoá DNNN không chỉ là quá trình bán cổ phần của các DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ cho các nhà đầu tư tư

nhân, mà ngoài mục tiêu đó, tiến trình CPH DNNN còn có các mục tiêu quan trọng khác nữa. Đó là:

+ CPH để thực hiện tái cấu trúc lại hệ thống DNNN, tiến tới tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Có nghĩa là, CPH DNNN còn có mục tiêu là phải làm cho bản thân các DN ấy sau khi được cổ phần hoá phải trở thành một thực thể kinh tế lành mạnh, hay nói khác đi là làm “lành mạnh hóa” khu vực kinh tế Nhà nước. Trong trường hợp ngược lại (đang phổ biến hiện nay), thì cổ phần hoá, thậm chí còn gây tác động tiêu cực đến các khu vực kinh tế khác, bởi một khi nguồn vốn xã hội đã được thu hút vào khu vực kinh tế Nhà nước thì đồng thời cũng “đẩy” luôn các thực thể kinh tế yếu kém sang các khu vực kinh tế khác. Rốt cuộc, tuy chúng ta giảm được một phần gánh nặng tài chính cho Nhà nước tại các DNNN (cũ), nhưng lại đặt lên đó một gánh nặng khác từ các doanh nghiệp ấy sau khi đã cổ phần hóa.

Với cách hiểu về bản chất CPH DNNN như hiện nay thì kết quả CPH nhiều lắm cũng chỉ tạo được ra một sự cân bằng giả tạo, tạm thời giữa khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, bởi vì ngay sau đó nó lại mất đi sự cân bằng ấy, do các doanh nghiệp sau CPH đã không thể phát triển được bền vững trên cơ sở nguồn vốn mới, lực lượng lao động mới và cách thức quản trị mới.

+ CPH để giải quyết vấn đề nợ xấu tại các DNNN. Nói cách khác, cổ phần hóa cũng là một giải pháp hữu hiệu để Nhà nước thoái vốn tại các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, đồng thời tạo sự minh bạch và lành mạnh về tài chính trong các doanh nghiệp đó.

Nói tóm lại, CPH DNNN là nhằm hướng tới nhiều mục tiêu, trong đó 3 mục tiêu cơ bản nhất là: (1) Góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và của doanh nghiệp; (2) Đa dạng hóa các chủ thể sở hữu nhằm

huy động nguồn vốn của toàn xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp; và (3) Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông; tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.

Thêm nữa, trong bối cảnh mới, việc xử lý các vấn đề kinh tế- xã hội nảy sinh cần phải dựa trên cơ sở coi cổ phần hóa DNNN như một bộ phận thiết yếu của quá trình tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển toàn bộ nền kinh tế theo chiều sâu và hội nhập.

Để tiếp tục duy trì đươc tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trong bối cảnh nền kinh tế đất nước ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới và các xung lực do quá trình đổi mới trước đây yếu dần, khả năng tăng trưởng theo chiều rộng, dựa trên việc mở rộng khai thác nhanh các yếu tố đầu vào sẵn có ngày càng cạn kiệt, quá trình tái cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng đang được đặt ra cấp bách. Một trong những nội dung quan trọng của quá trình này chính là tái cấu trúc lại khu vực DNNN, định vị lại vai trò và chức năng của khu vực này nhằm làm cho nó trở nên hiệu quả hơn cũng như góp phần thực sự vào sự gia tăng hiệu quả của nền kinh tế. Cổ phần hóa DNNN nhằm biến một bộ phận DNNN hoạt động thiếu hiệu quả mà nhà nước không cần nắm giữ thành những thực thế kinh tế mới, giàu sức sống, có động lực tự thân trong việc theo đuổi việc sử dụng các nguồn lực và tài sản doanh nghiệp một cách có hiệu quả rò ràng là một khâu quan trọng của chương trình tái cấu trúc tổng thể này. Quan điểm như vậy cần được quán triệt để tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội, ngăn ngừa các xung đột nảy sinh cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý các vấn đề kinh tế - xã hội vấp phải trong tiến trình CPH.

Hạn chế lớn nhất của các DNNN là thường hoạt động kém hiệu quả hơn nhiều so với các loại hình doanh nghiệp khác, mà nguyên nhân chính là do tính chất sở hữu của nó. Tính chất sở hữu công, sở hữu chung của toàn xã hội khiến cho các tài sản của DNNN dễ rơi vào nguy cơ hoặc là trở thành những tài sản vô chủ (không của ai cả), hoặc là trở thành tài sản của một ai đó (biến tài sản chung thành tài sản riêng). Cả hai trường hợp này đều làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, biểu hiện trước hết ở hiệu quả sử dụng vốn nhà nước trong các DNNN rất thấp. Trên thực tế, để tạo ra 1 đồng doanh thu, các doanh nghiệp tư nhân cần 8,2 đồng vốn (các nước phát triển chỉ cần 6,7 đồng), nhưng DNNN phải cần đến 15 đồng [97]. Để khắc phục điều này, Chính phủ Việt Nam đã chủ trương tiến hành cải cách DNNN vào những năm đầu 1990, trong đó cổ phần hoá được xác định là một biện pháp hữu hiệu.

Cần nhận thức rằng, điều cần nhấn mạnh là mục tiêu khách quan của quá trình cổ phần hóa các DNNN là cải thiện hiệu quả cả ở khu vực DNNN lẫn trong cả nền kinh tế, thông qua việc đem lại cho các DN và nền kinh tế một sức sống mới, một năng lực cạnh tranh mới, cao hơn. Nếu cổ phần hóa mà không nâng cao được hiệu quả của DN sau CPH, vẫn làm các tài sản xã hội bị sử dụng lãng phí, vẫn tạo điều kiện để các hiện tượng tham nhũng hay tiêu cực cũ phát sinh thì tiến trình cổ phần hóa không đáng được thực hiện. Mặc dù trong những hoàn cảnh cụ thể, ở các nước khác nhau, người ta có thể gán cho quá trình cổ phần hóa các DNNN các mục tiêu cụ thể khác nhau, nhưng thực chất của vấn đề, mục tiêu hiệu quả phải là mục tiêu ưu tiên. Không xác định rò điều này, quá trình cổ phần hóa có thể không mang lại hiệu quả mong muốn. Về nhận thức, điều này đã được đưa ra từ năm 2001, tại Kỳ họp thứ Ba của BCH Trung ương Đảng khóa IX. Nghị quyết khẳng định:“Mục tiêu cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 18/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí