Hoàn Thiện Môi Trường Kinh Doanh, Đảm Bảo Tính Bình Đẳng Trong Đối Xử Giữa Các Loại Hình Doanh Nghiệp, Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong

chủ sở hữu Nhà nước trong CTCP (giám đốc hoặc ban điều hành của CTCP) mới được hưởng chế độ lương bổng tại công ty, do hội đồng quản trị đề xuất thông qua hội nghị cổ đông hàng năm; còn người được Nhà nước bổ nhiệm trong hội đồng quản trị của DNNN không được nhận lương hay tiền của DN. Có như vậy mới đảm bảo tính khách quan trong giám quản, theo đó họ sẽ toàn tâm làm việc vì lợi ích của Nhà nước.

Việc xác định rò trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về vốn và tài sản tại các CTCP phải dựa trên cơ sở hoàn thiện cơ chế phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo nguyên tắc “một đầu mối”, tức là cần có một bộ phận chuyên trách theo dòi việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tập đoàn, tổng công ty đặc biệt đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, để xác định được trách nhiệm của “chủ sở hữu”, đại diện chủ sở hữu, đặc biệt là đối với những công ty có trên 50% vốn nhà nước, thì cần xác định rò quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của Người đại diện tại DN sau CPH, đặc biệt là phải thực hiện tốt quy chế người đại diện vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH. Phải dựa vào cơ sở pháp lý cụ thể để xác định rò quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu VNN, quyền cử người đại diện trong DN để thực hiện quyền của cổ đông VNN, chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát, chế độ lương thưởng... giúp chủ sở hữu VNN trong việc quản lý hiệu quả VNN đầu tư vào DN sau CPH.

Để phát huy hiệu quả nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào các CTCP, đòi hỏi người đại diện chủ sở hữu phải: (i) là người được Chủ sở hữu giới thiệu để ứng cử các chức danh trong Ban quản lý, điều hành hoặc Ban Kiểm soát tại DN CPH có VNN theo Điều lệ của DN đó; (ii) là người được quyền thay mặt Chủ sở hữu tham dự và biểu quyết các vấn đề có liên quan đến quyền cổ đông, bên liên doanh trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị DN CPH có VNN; (iii) là người được hưởng các khoản lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm y tế và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật hiện hành và điều lệ DN CPH có VNN và được hưởng phụ cấp người đại diện do Chủ sở hữu chi trả. Ngoài ra, người đại diện chủ sở hữu còn phải được tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ do Chủ sở hữu hay DN CPH có VNN tổ chức.

Không chỉ phân định rò vai trò của Nhà nước trong quản lý vĩ mô và quản lý kinh doanh của chủ sở hữu vốn Nhà nước trong CTCP, mà việc làm rò mối quan hệ giữa chủ sở hữu vốn Nhà nước và người đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các DNNN CPH cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc xử lý các vấn đề kinh tế-xã hội nẩy sinh trong quá trình CPH. Trong mối quan hệ đó, chủ sở hữu phần vốn của nhà nước là một cổ đông góp vốn, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ DN; còn người đại diện vốn chủ sở hữu thì chỉ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cổ đông tương ứng phần vốn góp được đại diện theo quy định của pháp luật và Điều lệ DN. Người đại diện, nếu là thành viên chuyên trách trong Ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động DN sau CPH có VNN được hưởng tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ DN đó và do DN đó chi trả. Ngoài ra, còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do chủ sở hữu chi trả theo quy định của Nhà nước và chủ sở hữu. Đồng thời người đại diện chủ sở hữu sẽ là người thay mặt chủ sở hữu thực hiện việc theo dòi, giám sát tình hình tài chính, họat động kinh doanh của DN theo quy định của pháp luật, Điều lệ DN; theo dòi, đôn đốc và thực hiện thu hồi vốn của chủ sở hữu tại DN có vốn góp của nhà nước như cổ tức và các khoản được chia khác từ vốn góp vào các DN và các khoản thù lao người đại diện do DN chi trả; theo dòi, đôn đốc thanh toán các khoản công nợ phải thu của chủ sở hữu tại DN CPH có VNN (nếu có).

Nói tóm lại, đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường là vận động theo quy luật khách quan, thị trường là căn cứ để phân bổ các nguồn lực xã hội, các

chủ thể kinh doanh bình đẳng, gắn liền với chế độ sở hữu đa dạng mà sở hữu nhà nước là một bộ phận. Vì vậy, sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau bên cạnh sở hữu Nhà nước cũng là lẽ dĩ nhiên. Tính đa dạng sẽ tạo ra một cơ cấu sở hữu phù hợp, từ đó, các nguồn lực được mở rộng và sử dụng một cách tối ưu và thông thường tính hiệu quả nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước. Trong cơ cấu sở hữu, sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân bình đẳng trong mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cùng phát triển. Cơ cấu sở hữu không phải bất biến, mà biến đổi theo yêu cầu của phát triển và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, khi cần thiết phải xác lập sở hữu nhà nước, khi đã đạt được yêu cầu quản lý vĩ mô thì có thể chuyển đổi sở hữu sang khu vực tư nhân.

4.2.4. Hoàn thiện môi trường kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng trong đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động trong các doanh nghiệp sau CPH

Thứ nhất, đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp nhà nước sau CPH. Không riêng gì ở tỉnh Thanh Hóa, mà trên phạm vi cả nước cũng đang tồn tại thực trạng có nhiều doanh nghiệp nhà nước không muốn chuyển sang công ty cổ phần là do môi trường thật sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế chưa được thiết lập và doanh nghiệp mất đi lợi thế được ưu đãi vốn được dành cho các DNNN. Điều đó cho thấy, để thúc đẩy tiến trình CPH DNNN theo hướng hiệu quả, hạn chế tối đa những vấn đề KT-XH nảy sinh có tác động tiêu cực đến tiến trình này thì việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, không mang tính phân biệt đối xử là cực kỳ quan trọng.

Trong thực tế, khi các doanh nghiệp đã được cổ phần hóa thì thường được coi là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không được đối xử ngang hàng như những những doanh nghiệp nhà nước khác. Điều này thể hiện rất rò qua khả năng tiếp cận các nguồn vốn của những tổ chức tín dụng nhà nước. Nếu như khi còn là doanh nghiệp nhà nước, những doanh nghiệp này không chỉ nhận được nguồn vốn từ nhiều kênh khác nhau như đầu tư cơ bản, bổ sung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

vốn lưu động, được xóa nợ, hay bảo lãnh nợ, thì nay không những không còn các nguồn vốn trên, mà lại còn bị rơi vào tình trạng khó được vay vốn bởi tâm lý lo ngại họ là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, không có người bảo đảm (Chính phủ, các Bộ hay Uỷ ban nhân dân các cấp) khi không có khả năng trả được nợ. Trong lĩnh vực thuế, cách tính thuế đối với một số tài sản của doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa cũng chứa đựng những bất hợp lý. Chẳng hạn, nếu tài sản được chuyển giao khi còn là doanh nghiệp nhà nước thì không bị tính thuế trước bạ, nhưng sau khi doanh nghiệp đã cổ phần hóa thì phải chịu thuế này… Sự phân biệt đối xử như vậy đã tạo lên tâm lý lo ngại trong lãnh đạo doanh nghiệp khi phải đương đầu với nhiều khó khăn phía trước, dẫn đến tình trạng lưỡng lự trong lựa chọn phương án cổ phần hóa doanh nghiệp.

Cần nhanh chóng loại bỏ hết các ưu đãi bất hợp lý. Đây là biện pháp hữu hiệu để loại bỏ những đặc quyền, đặc lợi cho các DNNN, gây bất lợi cho các doanh nghiệp khác trong cạnh tranh thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp mới CPH. Về nguyên tắc DNNN sau CPH hoạt động theo luật DN và do đó nó chịu sự chế định của tất cả các cơ quan Nhà nước thực thi giám sát pháp luật. Tuy nhiên cần bổ sung các điều khoản phát sinh phù hợp với DNNN sau CPH mà hệ thống văn bản pháp luật hiện tại chưa có. Ngoài ra cần đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước để sao cho các cơ quan này buộc phải cung cấp các dịch vụ công một cách công bằng cho các DN thuộc mọi loại hình khác nhau, trong đó có DNNN sau CPH.

Những vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Thanh Hoá - 19

Thứ hai, xây dựng cơ chế phù hợp để bảo vệ lợi ích của các chủ thể sở hữu. Bảo vệ quyền sở hữu, cũng tức là bảo vệ lợi ích của các chủ thể sở hữu trong các doanh nghiệp đã cổ phần hoá, là hoạt động thể hiện trách nhiệm của chính quyền nhà nước các cấp đối với công dân của mình. Không thể vì mục tiêu xã hội hay các mục tiêu khác mà làm cho quyền sở hữu của các chủ thể

sở hữu trong doanh nghiệp bị xâm hại, nếu họ thực hiện đúng pháp luật. Tuy nhiên, để có thể thực hiện việc bảo vệ quyền sở hữu của các chủ thể một cách hữu hiệu và hợp pháp thì việc quy định rò ràng quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể sở hữu là cần thiết. Về quyền hạn, cần quy định rò họ được thụ hưởng những quyền hạn cụ thể nào; về nghĩa vụ cũng cần có quy định những nghĩa vụ mà các chủ thể sở hữu trong doanh nghiệp phải tuân theo, đặc biệt là việc đảm bảo cơ chế phân chia lợi ích một cách minh bạch để tránh xảy ra những tranh chấp trong và sau quá trình chuyển đổi sở hữu. Những thu nhập có được từ lợi ích nắm giữ cổ phần doanh nghiệp cần phải là đối tượng tính thuế thu nhập cá nhân một cách minh bạch.

Thứ ba, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động trong các DNNN CPH.

+ Đối với lao động bị mất việc làm sau khi doanh nghiệp CPH.

Do các doanh nghiệp đã cổ phần hoá phải hoạt động theo cơ chế thị trường, cho nên rất khó để tránh được tình trạng bị thua lỗ, hoặc phải cơ cấu lại. Trong những trường hợp như vậy có thể một bộ phận người lao động bị mất việc làm, trước hết là những người không có quyền sở hữu, tức không phải là cổ đông của công ty. Trong điều kiện đó, việc thực hiện chế độ trợ cấp thất nghiệp, hoặc hỗ trợ trợ cấp trong thời gian họ tìm kiếm việc làm mới là rất cần thiết. Để có nguồn kinh phí hỗ trợ lao động mất việc làm,Tỉnh cần tổ chức và phát huy vai trò của quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ hỗ trợ người lao động bị dôi dư khi tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp CPH hoặc vì lý do bất khả kháng mà người lao động trở thành người thất nghiệp. Ngoài ra, Tỉnh cần chủ động xây dựng Quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp CPH cho những mục tiêu kiểu này từ những nguồn lực địa phương thay vì chỉ trông chờ vào Quỹ hỗ trợ chung của nhà nước.

+ Đối với lao động dôi dư sau CPH.

Với đối tượng này, Tỉnh cần có chính sách như: hỗ trợ vốn ban đầu cho những người kinh doanh nhỏ, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho người lao động, xuất khẩu lao động...

để kích cầu lao động. Thực hiện điều này sẽ giảm được sức ép về lao động dư thừa ở doanh nghiệp sau CPH thông qua việc chuyển một bộ phận lao động này sang khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện thúc đẩy phát triển thị trường lao động, kể cả lao động quản lý và lãnh đạo các doanh nghiệp sau CPH.

Ngoài sự hỗ trợ người lao động dôi dư tìm kiếm việc làm tại các khu vực khác nhau của nền kinh tế, Thanh Hóa cần chú trọng tạo việc làm mới cho họ. Tuy nhiên, do đa số những người lao động dôi dư trong quá trình chuyển sở hữu tại các doanh nghiệp cổ phần hoá của Thanh Hóa đều đã lớn tuổi, trình độ thấp, hoặc thuộc nhóm ngành nghề mà chu kỳ sản phẩm đang đi xuống, nhu cầu xã hội không cao nữa cho nên việc bố trí việc làm mới sẽ rất khó khăn. Chính quyền các cấp có thể tạo điều kiện để cho người lao động đó có thể tìm được việc làm mới thông qua sự hỗ trợ về mặt thông tin. Hệ thống các kênh thông tin, các hội chợ tuyển dụng là những kênh thích hợp đối với người lao động có thể tìm kiếm việc làm. Để làm tốt việc này, vấn đề tạo điều kiện để người lao động có thể đáp ứng được yêu cầu của chỗ làm mới là hết sức cần thiết. Việc triển khai các chương trình nâng cao trình độ, đào tạo lại cho người lao động hoặc hỗ trợ người lao động tham gia nâng cao, đào tạo lại tay nghề là cần thiết để người lao động có cơ hội tìm được việc làm mới. Để làm được việc này cần có sự rà soát và nắm một cách tổng thể về sự di động việc làm trong quá trình vận hành của các doanh nghiệp cổ phần hoá, đặc biệt là quá trình tái cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp cổ phần hoá ở Thanh Hóa hiện nay.

Bên cạnh đó, UBND Tỉnh cần ban hành các quy định cần thiết về trách nhiệm và quyền hạn của chủ sở hữu đối với người lao động để buộc họ phải quan tâm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động nếu việc chuyển đổi sở hữu gây ra tổn hại đối với những người này. Đây là chính sách cần xây dựng để đảm bảo trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp, mặc dù trong trường hợp này, doanh nghiệp cần nhận được sự hỗ trợ nhất định từ nhà nước.

4.2.5. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương và nâng cao vai trò của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong quá trình CPH DNNN

Một là, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần tăng cường chỉ đạo công tác thực hiện cổ phần hóa DNNN, chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng việc xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh sau cổ phần hóa. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành thêm cổ phiếu để tăng quy mô vốn của các doanh nghiệp.

Hai là, Tỉnh cần xây dựng lộ trình cổ phần hóa một cách thận trọng, chắc chắn. Cần thu hẹp dần diện các DNCPH mà nhà nước cần nắm cổ phần chi phối. Trước mắt nhà nước chỉ cần nắm cổ phần chi phối tại một số ít doanh nghiệp có vai trò, vị trí quan trọng trong định hướng chiến lược và nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh..

Ba là, phải tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc sau khi cổ phần hóa, đặc biệt là vấn đề quyền sử dụng đất. Việc tháo gỡ những khó khăn vướng mắc này phải đặt trong bối cảnh của hệ thống pháp luật hiện hành. Cụ thể:

+ Thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua 10-2013. Tạo điều kiện cho các DNNN sau cổ phần hóa có điều kiện kinh doanh ổn định và không ngừng phát triển.

+ Có chính sách kịp thời để xử lý số lao động dôi dư, nhất là số lao động dôi dư đã xử lý một lần khi chuyển đổi hình thức hoạt động (sáp nhập, chuyển công ty mẹ - công ty con, chuyển công ty TNHH một thành viên). Đồng thời, Tỉnh cũng phải có những biện pháp xử lý kiên quyết để ngăn chặn tình trạng liên kết, "thông thầu" trong quá trình bán đấu giá cổ phiếu. Do vậy, Tỉnh cần rà soát để có thể ban hành những quy định cụ thể về quá trình và phương thức bán cổ phiếu theo hướng tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch nhằm khắc phục những „lỗ hổng” làm méo mó giá cả cổ phiếu và các tài sản nhà nước khác.

+ UBND Tỉnh cần xem xét nâng mức phí thuê tư vấn định giá, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê được những tư vấn định giá có uy tín, chuyên nghiệp khi cổ phần hóa, đặc biệt khi Thanh Hóa, trong thời gian tới, cần tiến hành cổ phần hóa các DNNN quy mô lớn, có quy mô công nợ, các mối quan hệ kinh tế, mạng lưới kinh doanh phức tạp hơn.

Để nâng cao trách nhiệm của các định chế trung gian trong quá trình cổ phần hóa cần gắn việc thanh toán chi phí thuê tư vấn định giá, đấu giá với kết quả bán cổ phần, thực hiện chính sách thưởng đối với những đơn vị thực hiện tốt công tác tư vấn, bán đấu giá cổ phần, khuyến khích các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện phương thức bảo lãnh, phát hành. Ngoài ra, cần rà soát lại quy định theo đó doanh nghiệp thuộc diện CPH được trực tiếp ký hợp đồng tư vấn với các tổ chức tư vấn định giá tài sản doanh nghiệp, nhất là trong trường hợp quá trình CPH mang tính chất nội bộ, khép kín, để tránh những lạm dụng, tiêu cực, gây ra sự thất thoát về tài sản của nhà nước.

Bốn là, Nâng cao vai trò của Ban đổi mới doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

Ban đổi mới doanh nghiệp tại các địa phương là cơ quan trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm đối với tiến trình CPH DNNN. Đồng thời, đây cũng là cơ quan đầu mối để tổng hợp và xử lý những khó khăn, vướng mắc cả trước, trong và sau quá trình CPH DNNN. Vì vậy, Ban đổi mới doanh nghiệp có có tác động quyết định đến sự thành công hay thất bại của tiến trình này. Thực tiễn quá trình cổ phần hóa DNNN trong cả nước cho thấy, tại địa phương nào có Ban đổi mới DNNN đủ năng lực, hoạt động tích cực, bám sát thực tiễn để chỉ đạo, hướng dẫn doanh nghiệp chuyển đổi, thì những vấn đề KT-XH tiêu cực nảy sinh ít hơn, kết quả CPH đạt mức cao hơn; và ngược lại. Vì vậy, tỉnh Thanh Hóa cần có kế hoạch tái thành lập Ban đổi mới và phát triển doanh nghiệp của mình trên cơ sở phối kết hợp với các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn, dưới sự chỉ đạo của Ban Đổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/07/2022