- Đối với nhóm DN cải thiện được hiệu quả hoạt động sau CPH, thường là những công ty mà sau CPH, nhà nước hoặc chỉ là cổ đông nhỏ hoặc không còn nắm giữ vốn. Điển hình cho nhóm này là các công ty như: CTCP Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa, CTCP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa, CTCP Xây dựng số 3, CTCP HUT4, CTCP Đường Lam sơn, CTCP xi măng Bỉm sơn, CTCP thương mại Thiệu Yên, CTCP môi trường đô thị và dịch vụ Sầm sơn, CTCP Dạ Lan, CTCP Thiết bị vật tư y tế, CTCP Vật tư tổng hợp Thanh Hóa, CTCP Dược vật tư y tế, CTCP xây lắp điện lực Thanh Hóa...Số liệu về kết quả kinh doanh và thu nhập của người lao động của các công ty này được thể hiện trong các bảng tại phục lục 4.2 và 4.3..
Ở các CTCP mà sau CPH nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần thấp, tình hình sản xuất kinh doanh có sự cải thiện rò rệt so với giai đoạn trước CPH. Điều đó thể hiện ở chỗ: Hoạt động SXKD của nhiều CTCP đã vượt khỏi địa giới hành chính Thanh Hóa, vươn ra toàn quốc mà điển hình là : CTCP xây lắp điện Thanh Hóa, Tổng CTCP đầu tư XD Cầu Đường....; Doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách của các công ty đều tăng trung bình từ 10-15%/năm, nhiều doanh nghiệp đã thoát khỏi nguy cơ phá sản và đứng vững trong cơ chế kinh tế thị trường trong những năm qua. Tất cả các doanh nghiệp đều đảm bảo được việc làm, nhiều CTCP tạo thêm được việc làm so với trước CPH điển hình như: CTCP Dạ Lan, tăng 300 người, CTCP phân bón Hàm Rồng tăng 210 người, CTCP xây lắp điện lực Thanh Hóa tăng 162 người, CTCP Vật tư y tế Thanh Hóa tăng 122 người..... Tất cả các CTCP đều tạo được thu nhập khá cao và ổn định cho cán bộ, công nhân viên, nếu tính cả lãi cổ tức, nhiều CTCP có thu nhập bình quân của công nhân từ 7-8 triệu đồng/tháng.
Sự thành công của các CTCP nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần thấp xuất phát từ chỗ khi Nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần thấp, nhất là khi nhà nước hoàn toàn không còn là cổ đông thì DN mới thực sự được cởi trói, tính tự chủ của chúng
mới hoàn toàn được đảm bảo và tôn trọng, các CTCP mới thực sự hành động được theo đúng luật công ty. Hầu hết các CTCP sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao là những doanh nghiệp mà các thành viên Hội đồng quản trị đều có tỷ lệ cổ phần cao, đồng thời đa số cán bộ công nhân của công ty là cổ đông, vì điều này đã thực sự gắn chặt trách nhiệm của thành viên Hội đồng quản trị và công nhân trong công ty hơn. Hơn thế họ đều SXKD bằng vốn của chính mình nên tất cả đều phải có trách nhiệm và nổ lực hơn trong xây dựng công ty.
- Đối với nhóm các DN không cải thiện được hiệu quả hoạt động sau CPH. Ở một số doanh nghiệp CPH, hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn thấp, điển hình là các CTCP sản xuất kinh doanh các loại con, cây giống nông nghiệp, thủy sản, CTCP chế biến lâm sản Hàm Rồng, CTCP 25A, CTCP bến xe khách Thanh Hóa, CTCP Xây dựng Sông Mã 1, CTCP Tư vấn xây dựng Sông Mã, CTCP Phù Đổng, CTCP Xây dựng Sông Mã 2. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu phụ lục 4.4 và 4.5. Đây chính là những CTCP mà nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần cao. Đa số các CTCP này đều có doanh thu thấp, lợi nhuận thấp không ổn định và khoản nộp ngân sách là không đáng kể; nhiều CTCP thậm chí đứng trước bờ vực phá sản. Các công ty này không tạo thêm được việc làm mới dẫn đến số lao động ngày càng giảm. Thu nhập của cán bộ công nhân thấp, ở một vài công ty tiền lương của người lao động tăng chủ yếu do lương tối thiểu tăng và và số lượng lao động giảm.
Hiệu quả hoạt động thấp của các CTCP mà nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần cao xuất phát từ chỗ: với việc nhà nước nắm giữ tỷ lệ cổ phần cao, sau CPH gần như các CTCP cơ bản vẫn hoạt động như các DNNN; phương thức quản lý SXKD, bộ máy quản lý của DN sau CPH không thay đổi; những yếu kém cố hữu của DNNN không được khắc phục.
Do nhà nước vẫn chiếm giữ tỷ lệ cổ phần cao, tỷ lệ cán bộ công nhân trong các công ty cổ phần trở thành cổ đông của CTCP đạt thấp. Điều đó
khiến cho ở nhiều CTCP, cán bộ công nhân chưa thực sự gắn bó với công ty, vì lương thấp và lãi cổ tức hầu như không có. Đồng thời do nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần cao nên hầu hết các thành viên hội đồng quản trị các công ty này đều không có đủ số lượng cổ phần 10% trở lên. Tiếng nói và khả năng ảnh hưởng của họ đến việc ra quyết định SXKD của công ty yếu ớt trước sự “lấn át” của cổ đông nhà nước. Điều này hạn chế tính tích cực, chủ động của các cổ đông cá nhân, kể cả các cổ đông là thành viên của hội đồng quản trị. Trong trường hợp này, CPH không tạo ra các động lực và khuyến khích để thay đổi cung cách hoạt động của doanh nghiệp.
Về khía cạnh thứ hai, vấn đề khó khăn là thiết lập cơ chế thực hiện và bảo đảm quyền sở hữu của nhà nước tại doanh nghiệp. Trên thực tế, tư cách cổ đông của nhà nước được thực hiện thông qua người đại diện – vốn không phải là người chủ sở hữu tài sản đích thực. Ở đây, tồn tại một số bất cập như:
i) Nhìn chung quyền lợi và trách nhiện của người đại diện phần vốn của nhà nước không được quy định rò ràng trong các văn bản pháp luật, nhất là ở những CTCP vốn Nhà nước dưới 51% ii) Việc cử người đại diện phần vốn Nhà nước tại các CTCP cũng còn chưa thật hợp lý (là người của Sở tài chính đảm nhiệm, theo cơ chế kiêm nhiệm nên thường không sát các hoạt động của doanh nghiệp). iii) Việc thực hiện quyền sở hữu của cổ đông nhà nước trong các DNCPH còn phân tán, chồng chéo, do sự thiếu tách bạch giữa nhà nước với tư cách là người sở hữu vốn với nhà nước với nhà nước với tư cách là một cơ quan quản lý công quyền chung. Điều này dẫn đến các bộ, sở chủ quản đều có thể tham dự vào việc quản lý phần vốn của nhà nước tại CTCP. Trước tình hình đó, nhiều người cho rằng việc chuyển giao quyền quản lý phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp đã CPH từ các bộ, ngành và UBND các tỉnh cho Tổng công ty đầu tư kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) là tiền đề cần thiết để xóa bỏ triệt để cơ chế chủ quản, từng bước tạo điều kiện cho việc quản lý vốn nhà nước ở các CTCP có hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Dnnn Của Thanh Hóa Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Cph Dnnn .
- Tình Hình, Kết Quả Thực Hiện Cph Dnnn Ở Thanh Hóa.
- Vấn Đề Sắp Xếp Lại Lực Lượng Lao Động Và Giải Quyết Lao Động “Dôi Dư” Trong Các Dncph
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Cph Dnnn Trên Địa Bàn Tỉnh Chưa Theo Kịp Với Yêu Cầu
- Chủ Trương Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Mục Tiêu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa
- Giải Quyết Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội Nảy Sinh Trên Cơ Sở Tăng Cường Tính Công Khai, Minh Bạch Và Xác Lập Nguyên Tắc Hài Hòa Hóa Lợi Ích.
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Có ý kiến cho rằng, cần có một quy chế quản lý phần vốn Nhà nước tại các DNCPH chặt chẽ hơn, thông qua việc hoàn thiện mô hình Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Khi đó SCIC sẽ có vai trò như những cổ đông khác trong doanh nghiệp thay vì là các cơ quan quản lý hành chính với con dấu của cơ quan chủ quản đóng vai trò là người đại diện phần vốn Nhà nước trong DNCPH như hiện nay. Hơn thế, theo cơ chế hiện hành, đối với những CTCP mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối, việc bổ nhiệm chủ tịch HĐQT và giám đốc vẫn do cơ quan đại diện phần vốn nhà nước đề cử và UBND tỉnh bổ nhiệm. Thông thường, đó là những người với tư cách cá nhân, không có cổ phần nhiều nên tình trạng công ty SXKD lỗ hay lãi cũng ít ảnh hưởng đến thu nhập của họ. Trong trường hợp này, họ ít có động lực để tạo nên sự đột phá trong quản lý, điều hành doanh nghiệp và có xu hướng ra các quyết định có tính “an toàn” cao. Trong khi đó, đối với các cổ đông cá nhân khác trong HĐQT, nhất là những cổ đông lớn, việc SXKD của DN lỗ hay lãi đều ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và thu nhập nên họ luôn có xu hướng thay đổi năng động để phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường và công ty kinh doanh ngày càng hiệu quả. Điều này dẫn đến sự xung đột ngay trong HĐQT và nó thường ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động SXKD của DN. Đó cũng là lý do khiến cho ở hầu hết các CTCP mà nhà nước là cổ đông chi phối, SXKD thường đạt hiệu quả thấp. Vì thế, sau 5 đến 7 năm, hơn 90 % CTCP mà nhà nước giữ cổ phần chi phối đều đã phải bán hết số vốn còn lại cho các cổ đông khác. Sau khi bán hết vốn nhà nước, đa số các CTCP đã cải thiện được hiệu quả SXKD của mình.
3.3.6. Vấn đề quản lý nhà nước và sự phân biệt đối xử đối với DN sau CPH (so với DNNN).
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp hình thành từ cổ phần hóa DNNN trên địa bàn Thanh Hóa có quy mô vốn bình quân thấp, thời gian hoạt động chưa lâu. Nhưng điều quan trọng là đã hình thành một loại hình doanh nghiệp
mới, với nhiều hình thức sở hữu, huy động được nhiều vốn của xã hội vào quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo thêm động lực mới trong cơ chế quản lý kinh tế. Lợi ích của Nhà nước, của doanh nghiệp và người lao động được bảo đảm tốt hơn. Tuy vậy, hiện nay môi trường kinh doanh chung của doanh nghiệp trong đó có các DNCPH còn nhiều bất cập. Điều đó được thể hiện ở những điểm sau:
i) Hoạt động quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với DNNN sau CPH một mặt chưa chặt chẽ, mặt khác vẫn chưa tách bạch được chức năng quản lý hành chính với chức năng quản lý của chủ sở hữu đối với DNCPH trong trường hợp nhà nước vẫn là một cổ đông.
ii) Môi trường cạnh tranh giữa các DN CPH và các DN khác chưa thật lành mạnh, quản lí Nhà nước đối với các DN CPH đang đặt ra nhiều vấn đề.
Việc quản lý nhà nước và quan hệ của các cơ quan nhà nước đối với các DNNN sau CPH cũng đã và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc không chỉ cho các CTCP mà cả cho phía các cơ quan quản lý nhà nước. Trước hết, DNNN sau CPH thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử, bị mất đi những ưu đãi mà trước đây khi còn là DNNN, nó vẫn được thụ hưởng. DNCPH thường khó tiếp cận được các khoản vay của Ngân hàng, nhất là các khoản vay ưu đãi. Các DN này thường bị kiểm tra, thanh tra nhiều hơn, với một địa vị pháp lý thiếu rò ràng (nhất là các CTCP mà nhà nước giữ cổ phần chi phối: khi cơ quan quản lý nhà nước cần kiển soát thì chúng được coi là DNNN, khi xét ưu đãi thì chúng lại được coi là CTCP). Các cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện quản lý nhà nước đối với các DN CPH. Do chưa có quy chế quản lý các CTCP thống nhất nên chưa rò cơ quan nào là đầu mối để tổng hợp và giải quyết những vấn đề vướng mắc cho các CTCP, cơ quan nào chịu trách nhiệm tuyên truyền, cung cấp thông tin, đứng ra tổ chức tập huấn, phổ biến nghiệp vụ, các chính sách để các CTCP hoạt động theo luật, cơ quan
nào giúp UBND tỉnh quản lý các DNNN sau CPH (nhất là đối với các doanh nghiệp mà Nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối).
iii) Tính bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh và các nguồn lực giữa DN CPH và DNNN không được đảm bảo.
Theo các Nghị định về cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa được tiếp tục vay vốn của Ngân hàng thương mại, công ty tài chính và tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế lãi suất được áp dụng đối với DNNN. Nhưng trong thực tế không ít doanh nghiệp đã phản ánh tình trạng: Chính phủ thì cho phép, nhưng về phía ngân hàng lại có quy định chỉ có những DNCPH mà nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì mới được áp dụng cơ chế tín dung ưu đãi dành cho DNNN, còn với những DN mà nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối thì việc này chỉ đuợc áp dụng trong 2 năm đầu sau khi chuyển đổi. Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa đều phải thế chấp khi vay vốn, trong khi DNNN có thể vẫn được tín chấp.
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong quá trình cổ phần hóa DNNN ở Thanh Hóa.
3.4.1. Cơ chế, chính sách về CPH DNNN .
Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với vấn đề CPH DNNN ở Thanh Hóa được thực hiện theo khung cơ chế, chính sách chung. Ngoài các biện pháp có tính chất tổ chức, hành chính, Tỉnh hầu như không cụ thể hóa thành những văn bản chính sách đặc thù riêng. Ảnh hưởng của các chính sách đó thể hiện ở một số điểm sau:
- Chính sách lựa chọn và phân loại các DNNN CPH: Việc sắp xếp lại các DNNN trong tiến hành CPH bao gồm việc xác định các DNNN nào vẫn tiếp tục được nhà nước nắm giữ 100% vốn và các DNNN sẽ được CPH. Với các DN thuộc nhóm sau, sẽ có một số DN tuy được CPH song nhà nước vẫn là cổ đông chính, chi phối, thậm chí có thể nắm trên 50% số vốn của DN bên cạnh những DN mà nhà nước chỉ chiếm giữ một tỷ lệ vốn sau CPH khiêm tốn hoặc nhà nước thoái vốn hoàn toàn. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cho đến nay, vẫn chưa có một tiêu chí rành mạch nào để phân loại các DNNN trước CPH thành
những kiểu, dạng như vậy. Với quan niệm kinh tế nhà nước phải giữ “vai trò chủ đạo” trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự định vị đúng đắn tương quan và vai trò giữa nhà nước với thị trường, giữa khu vực DNNN với khu vực DNTN phù hợp với nguyên tắc của một nền kinh tế thị trường hiện đại trở nên khó khăn, khó thực hiện được. Trong điều kiện đó, quá trình CPH nói chung ở Việt Nam cũng như ở Thanh Hóa không được thiết kế bài bản mà thường được triển khai theo từng giai đoạn khác nhau, tùy theo áp lực của thực tiễn kinh tế chung. CPH DNNN vốn là bước đi cần thiết để phát triển KVTN, phát triển kinh tế thị trường thực chất đôi khi bị đảo ngược khi mà yêu cầu bảo vệ khu vực DNNN được đề cao (giai đoạn bùng nổ của các tập đoàn kinh tế theo những nguyên tắc phi thị trường là ví dụ). Vì thế, việc phân loại và lựa chọn các DNNN phải CPH thực tế không được căn cứ trên tiêu chí về tính hiệu quả chung mà lại bị chi phối bởi các quan điểm chính trị. Trên thực tế, các DNNN được xem là nhà nước cần nắm giữ (không CPH hay nhà nước là cổ đông chi phối) là các DN lớn hoặc DN hoạt động trong những ngành được coi là chiến lược, then chốt. Tư tưởng “nắm lớn, buông nhỏ”, giữ các khâu chiến lược (tương tự như cách làm của Trung Quốc) dường như phù hợp với quan điểm về tính chủ đạo của kinh tế nhà nước. Chẳng hạn theo Quyết định 155/2004/QĐ-TTG ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ, các DNNN có vốn từ 30 tỷ VND trở lên sẽ không CPH, DNNN có vốn từ 20 tỷ NVD trở lên thì sau CPH, nhà nước sẽ vẫn nắm trên 50% vốn cổ phần. Cách xác định ngành/lĩnh vực chiến lược cũng không thật rò ràng, và bị chi phối bởi các quan điểm “phi kinh tế”. Chẳng hạn, theo Quyết định 155 nói trên, những ngành như thuốc lá, xuất bản, sản xuất phim khoa học, thời sự, tài liệu được xem là những ngành nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Cách phân loại như vậy tạo ra rào cản khiến cho các DNNN hoạt động trong các lĩnh vực như sản xuất điện, khai khoáng, cơ khí, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, hay một số lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực
phẩm như muối ăn, sữa, bia, cồn chỉ được CPH với điều kiện nhà nước là cổ đông chi phối. Tóm lại, ở Việt Nam, cách xác định và phân loại các DNNN để CPH được thực hiện từ trên xuống (do Thủ tướng quyết định) và không nhất thiết phải xuất phát từ tính hiệu quả. Đó là lý do giải thích hiện tượng tồn tại những DNCPH mà nhà nước là cổ đông chi phối, hoạt động không hiệu quả như đã phân tích ở trên, song không được xử lý.
- Chính sách tín dụng: Các doanh nghiệp sau cổ phần hóa còn bị phân biệt đối xử so với các DNNN. Chúng được xem như một doanh nghiệp phi nhà nước hay một DNTN nên thường gặp khó khăn khi vay vốn, nhất là các khoản vay ưu đãi của Nhà nước, vốn trên thực tế chỉ được dành cho các DNNN, đặc biệt là các DNNN lớn.
- Chính sách bán cổ phiếu ưu đãi đối với người lao động: Theo quy định hiện hành, những người lao động trong DNNN thuộc diện CPH được mua cổ phiếu với giá ưu đãi, thấp hơn 40% so với mức giá đấu thầu thành thành công bình quân của cổ phiếu. Lượng cổ phiếu mà người lao động trong DN được mua tỷ lệ với số năm công tác của họ tại doanh nghiệp. Tỷ lệ cổ phiếu được bán trong nội bộ được quy định bằng 70% vốn điều lệ. Các quy định có tính chất "chính sách" như vậy thể hiện sự ưu đãi đối với những người lao động làm việc trong các DNCPH, có tác dụng làm dịu đi tâm lý e ngại, chống đối quá trình CPH, và được kỳ vọng là một biện pháp biến người lao động thành những cổ đông của CTCP, nhờ đó họ sẽ có động lực hoạt động tốt hơn với tư cách là người chủ của DN. Tuy nhiên, những quy định đó lại là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hiện tượng cổ phần hóa nội bộ, làm cho DNCPH không thu hút được các nhà đầu tư bên ngoài, nhất là các nhà đầu tư chiến lược. Mặt khác, việc ưu đãi đối với những người lao động làm việc trực tiếp ở doanh nghiệp làm thất thoát một phần vốn chung của toàn xã hội, tỏ ra là bất công đối với các thành viên của xã hội khác nằm ngoài doanh nghiệp. Hơn nữa, như thực tế thường xảy ra, do thu nhập thấp, những người lao động bình