4.2.2. Minh bạch hóa vấn đề tài chính và quyền sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp sau CPH
4.2.2.1. Minh bạch về quyền sở hữu của Nhà nước
Vai trò của công ty cổ phần đã được thực tiễn thế giới chứng minh, nhưng tại Việt Nam, nhiều công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước lại hoạt động khó khăn và kém hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng này, trong đó nguyên nhân về sự thiếu minh bạch về quyền sở hữu của Nhà nước trong doanh nghiệp CPH là nguyên nhân cơ bản. Cụ thể là, cũng như cả nước, tại tỉnh Thanh Hóa hiện nay vẫn còn sự nhập nhằng nước đôi giữa DNNN và CTCP có sự tham gia của Nhà nước.
Chúng ta biết rằng, mục tiêu của cổ phần hoá không chỉ là quá trình bán cổ phần của các DNNN ra ngoài, mà điều quan trọng hơn là ai sau CPH ai sẽ nắm quyền chi phối. Nếu CPH xong mà Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu chi phối thì về cơ bản vẫn những con người ấy, đội ngũ quản lý ấy, phương thức quản trị ấy, và cả chiến lược kinh doanh ấy nữa..., thì CTCP này vẫn không có gì khác so với DNNN trước CPH. Như vậy thì, việc bán cổ phần ra ngoài ấy mới chỉ đạt mục tiêu thoái một phần vốn Nhà nước tại các DNNN, theo đó làm giảm tỷ trọng sở hữu vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp này, chứ chưa tạo được sự thay đổi về chất trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, trong khi đây lại là điều vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nói khác đi, cổ phần hóa các DNNN là phải hướng tới mục tiêu làm cho bản thân các DN ấy sau khi được cổ phần hoá sẽ trở thành một thực thể kinh tế lành mạnh, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường. Muốn được như vậy thì phải hạn chế đến mức tối đa tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của Nhà nước (chẳng hạn nhà nước không có cơ sở gì để phải nắm giữ tỷ lệ vốn cổ phần trên 50% như ở các CTCP đầu tư nông nghiệp Yên Định, CTCP giống và phát triển gia cầm Thanh Hóa, CTCP quản lý xây dựng đồng bộ 1 và 2 Thanh Hóa như hiện
nay); mở rộng sự tham gia của các cổ đông bên ngoài, nhất là những cổ đông lớn, có tiềm lực về công nghệ và tài chính. Thực tiễn cho thấy, các nhà đầu tư cá nhân trong nước là nguồn lực quan trọng, nếu không muốn nói là nguồn lực chủ yếu, có tác động tích cực đến quá trình cổ phần hóa DNNN. Điều này là không riêng gì tại Việt Nam, mà ngay cả tại các nước thuộc Tổ chức kinh tế hợp tác và phát triển (OECD), như Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Đức hay Pháp đều rất chú trọng các nhà đầu tư này. Họ đã đưa ra các hình thức khuyến khích như: giảm giá cổ phiếu, thanh toán từng phần, thậm chí còn hỗ trợ chống trượt giá cổ phiếu lên đến 10% trong năm đầu tiên (một số công ty cổ phần hóa ở Tây Ban Nha)..., nhằm tạo nhu cầu mạnh mẽ trong việc mua bán và giữ cổ phiếu của các đối tượng đó. Thiết nghĩ, những kinh nghiệm đó của các nước rất đáng để Việt Nam nói chung, tỉnh Thanh Hóa nói riêng nghiên cứu và áp dụng.
Từ sự phân tích trên cho thấy, việc minh bạch hóa về sở hữu trong DNNN sau CPH đã có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, như đã trình bày ở chương 3, cũng đã minh chứng cho điều đó. Trong số các DNNN đã CPH, doanh nghiệp nào có tỷ lệ vốn sở hữu Nhà nước càng thấp thì hiệu quả kinh doanh càng cao; và ngược lại. Đó là vì, một khi không còn vốn Nhà nước trong doanh nghiệp, hoặc Nhà nước không còn nắm giữ cổ phần chi phối nữa thì DNNN CPH mới có được sự thay đổi về chất, do: (i) công ty được tự chủ hơn nên việc ra quyết định sẽ nhanh chóng và mục tiêu lợi nhuận được đặt ra rò ràng, vì vậy hoạt động của doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn; (ii) mô hình tổ chức doanh nghiệp và cung cách quản lý trong doanh nghiệp đó cũng có sự đổi khác theo hướng năng động hơn, phù hợp với cơ chế thị trường hơn so với cách thức quản lý kém hiệu quả mà các DNNN trước khi CPH vẫn làm; và (iii) do có sự tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước và vai trò đại diện chủ sở hữu của Nhà nước; đồng thời quyền hạn, trách nhiệm của hội đồng quản trị và tổng
giám đốc trong các DNNN CPH đối với vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp cũng được phân định rò ràng. Việc tách bạch hai yếu tố sở hữu và quản trị sẽ cho phép doanh nghiệp có thể vừa bảo đảm quyền chủ động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; vừa bảo toàn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản nhà nước.
Với ý nghĩa trên, việc giảm thiểu tỷ lệ cổ phần của Nhà nước trong các DNNN sau CPH là hết sức cần thiết. Để được như vậy, tỉnh cần đẩy mạnh thoái vốn nhà nước trong các CTCP mà nhà nước không cần nắm giữ. Như đã đề cập ở trên, đối với các DNNN sau CPH nếu Nhà nước vẫn chiếm cổ phần chi phối họăc là cổ đông lớn nhất thì theo các quy định hiện hành, chủ tịch HĐQT, giám đốc và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn do nhà nước bổ nhiệm, thậm chí phần lớn lao động trong công ty vẫn là những người lao động tại doanh nghiệp trước đây. Có nghĩa là, dù đã CPH nhưng thực chất các doanh nghiệp đó vẫn là DNNN. Điều này hạn chế rất lớn đến tính tự chủ của CTCP nên thường hiệu quả SXKD ở các doanh nghiệp loại này thấp. Vì vậy để nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNNN sau CPH Nhà nước cần đẩy nhanh việc thoái phần vốn còn lại ở đại đa số các DN mà nhà nước không cần nắm giữ. Làm như vậy, một mặt tỉnh sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư vào các công trình, ngành nghề trọng điểm khác; mặt khác, sẽ tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp, tạo sự thay đổi thực sự trong các CTCP.
Bên cạnh việc xác định tỷ lệ sở hữu và trách nhiệm của chủ sở hữu Nhà nước, tỉnh còn phải xác định rò quyền hạn trách nhiệm của các chủ sở hữu vốn khác và của pháp nhân doanh nghiệp. Cần nhấn mạnh rằng, DN là pháp nhân, có tài sản độc lập với chủ sở hữu vốn và các tổ chức khác; chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác bằng tài sản của mình. Các chủ sở hữu vốn khác có quyền được hưởng lợi ích từ việc đầu tư vốn và chịu trách nhiệm về nợ, nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đầu tư vào DN. Còn chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư vào DN có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,
quyết định lương, thưởng đối với người được ủy quyền thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu; quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế của công ty do Nhà nước đầu tư vốn trực tiếp; nhưng không có quyền can thiệp trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm đảm bảo cho DN hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Cph Dnnn Trên Địa Bàn Tỉnh Chưa Theo Kịp Với Yêu Cầu
- Chủ Trương Phát Triển Kinh Tế Xã Hội Và Mục Tiêu Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Của Tỉnh Thanh Hóa
- Giải Quyết Những Vấn Đề Kinh Tế Xã Hội Nảy Sinh Trên Cơ Sở Tăng Cường Tính Công Khai, Minh Bạch Và Xác Lập Nguyên Tắc Hài Hòa Hóa Lợi Ích.
- Hoàn Thiện Môi Trường Kinh Doanh, Đảm Bảo Tính Bình Đẳng Trong Đối Xử Giữa Các Loại Hình Doanh Nghiệp, Bảo Vệ Quyền Lợi Của Người Lao Động Trong
- Một Số Kiến Nghị Với Nhà Nước Và Bộ/ Ngành Hữu Quan
- Vò Văn Đức, Ts Đinh Ngọc Giang ( Đồng Chủ Biên) (2012) “ Một Số Vấn Đề Kinh Tế - Xẫ Hội Nảy Sinh Trong Quá Trình Công Nghiệp Hóa, Đô Thị Hóa Ở Việt
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
4.2.2.2. Minh bạch tài chính.
Minh bạch, đặc biệt là minh bạch về tài chính là yêu cầu đầu tiên và cũng là phương thức hữu hiệu nhất để triển khai có hiệu quả quá trình CPH DNNN. Thực tiễn tiến trình CPH DNNN tại tỉnh đã cho thấy, việc thiếu minh bạch trong quá trình CPH là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng hoạt động thiếu phương hướng và kém hiệu quả của các CTCP sau khi CPH xong. Để minh bạch hóa vấn đề tài chính của DNNN trước và sau CPH, tỉnh Thanh Hóa cần tập trung giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, cần khắc phục sự thiếu minh bạch trong định giá doanh nghiệp. Việc đánh giá tài sản doanh nghiệp quá thấp so với giá trị thực của nó và thiếu sự công khai, minh bạch đã tạo cơ hội cho một số nhóm lợi ích “lách luật” để thâu tóm tài sản nhà nước. Chúng ta phải hiểu rằng, CPH là bán một phần tài sản của Nhà nước (toàn dân), cho nên toàn dân phải có quyền được “biết” và được “bàn” về vấn đề này. Điều đó có nghĩa là, tỉnh phải công khai các thông tin về DNNN nào sẽ CPH, và tài sản của mỗi doanh nghiệp đó là bao nhiêu, hoạt động kinh doanh của doanh thế nào, thậm chí phải công bố cả những thông tin về cơ cấu sở hữu và quản trị vốn, tài sản ở doanh nghiệp hiện tại và hướng xử lý khi cổ phần hóa. Một điều người mua cổ phần đặc biệt quan tâm nữa là tình hình tài chính của doanh nghiệp CPH. Họ muốn biết và có quyền được biết tình hình tài chính của doanh nghiệp họ định đầu tư có lành mạnh hay không; doanh nghiệp có nợ nhiều không, và số nợ đó sẽ được giải quyết như thế nào, có khả năng tháo gỡ không. Nếu những thông tin đó được công khai rò ràng thì họ sẽ yên tâm hơn khi đưa ra quyết định mua cổ phần của doanh nghiệp. Vì vậy, tỉnh
cần phải cung cấp những thông tin tối thiểu trên khi thực hiện CPH DNNN. Có như vậy, trong quá trình CPH DNNN sẽ ít nẩy sinh những vấn đề kinh tế-xã hội có tác động tiêu cực, gây phức tạp cho quá trình này.
Thứ hai, minh bạch hóa các khoản nợ của DNNN trước CPH và xử lý một cách hiệu quả. Sự thiếu minh bạch trong xử lý nợ của DNNN trước khi CPH cũng là lực cản lớn đối với hoạt động của các công ty này. Trên thực tế, khi chuyển đổi doanh nghiệp do không xác định rò trách nhiệm trả nợ thuộc về ai sau khi CPH nên nhiều doanh nghiệp vẫn tồn đọng những món nợ, thậm chí là khá lớn. Nguyên nhân là do những quy định về kế thừa trách nhiệm tài chính giữa DNNN trước CPH và công ty cổ phần (DNNN sau CPH) vẫn còn nhập nhằng, thiếu rò ràng, minh bạch. Giải pháp cho vấn đề này là phải tìm đúng nguyên nhân của các khoản nợ để cơ cấu lại nợ trong nội bộ doanh nghiệp. Những khoản nợ do nguyên nhân từ phía doanh nghiệp thì nhất định phải xử lý bằng bồi thường vật chất, hoặc đưa các khoản nợ phải thu này vào kết quả hoạt động kinh doanh (nếu không thể quy được trách nhiệm cá nhân). Còn với những khoản nợ do nguyên nhân khách quan thì số nợ đó phải qui về trách nhiệm của chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, vì vậy nó phải được xử lý bằng các biện pháp phù hợp tương ứng với từng khoản nợ. Cụ thể, nếu là nợ vay ngân hàng thì sẽ được trả bằng nguồn tiền thu được do chuyển đổi sở hữu để trả nợ; nếu là khoản nợ bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (chứ không phải do doanh nghiệp trốn BHXH) thì được trả bằng nguồn tiền thu được từ chuyển đổi sở hữu sau khi trả nợ vay; còn nếu là khoản nợ nước ngoài mà doanh nghiệp vay vốn có bảo lãnh thì tổ chức bảo lãnh chủ động đàm phán với chủ nợ nước ngoài để xin giảm nợ và có kế hoạch cùng với doanh nghiệp tìm nguồn vốn trả nợ nước ngoài. Riêng khoản nợ với đối tác là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh (nếu có) thì cách tốt nhất là chuyển thành giá trị cổ phần để chủ nợ trở thành cổ đông của công ty.
Việc thành lập công ty mua bán nợ là giải pháp tốt nhất để xử lý các khoản nợ đọng của các DNNN CPH, bởi các công ty mua bán nợ sẽ là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của các thị trường thương phiếu và các nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng việc thành lập công ty này tại một địa phương cấp tỉnh là rất khó, do hình thức kinh doanh này khá mới mẻ; và mặt khác, do các khoản nợ chính thức được mua bán tại địa bàn một tỉnh không nhiều, trong đó hầu hết các khoản nợ đọng có nhu cầu cần bán lại là nợ “xấu”. Vì vậy, tỉnh cần phối hợp chặt chẽ với các Công ty mua bán nợ của Bộ/Ngành để thị trường hoá các khoản nợ. Ngoài ra, các DNNN CPH tại tỉnh cần tăng cường phát hành cổ phiếu và niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm chứng khoán hóa tất cả các tài sản của DNCPH.
Thứ ba, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại các DNNN CPH. Việc bào toàn và phát triển vốn nhà nước trong CTCP là một nhân tố đảm bảo quyền lợi của người lao động trong công ty, đồng thời cũng bảo đảm sự hợp lý về cơ cấu tiền lương và tiền thưởng. Quy định phân phối lợi nhuận sau thuế của DN CPH và chi trả cổ tức theo đúng nguyên tắc hạch toán kinh doanh, bù đắp các khoản lỗ không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, nộp tiền thu sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trích lập các quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng mất việc làm, quỹ phúc lợi khen thưởng. Bên cạnh đó, cần có những quy định cụ thể về việc sử dụng các quỹ trong DNCPH. Riêng đối với Quỹ dự phòng tài chính, cần cho phép công ty được trích 20% và khi số dư quỹ được 50% vốn Điều lệ thì không trích nữa (thay vì trích 10% và đến 25% thì không trích nữa như hiện nay). Đây là quỹ để bù đắp các phần tổn thất xảy ra trong quá trình kinh doanh sau khi đã bồi thường bởi các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất và của tổ chức bảo hiểm..., nên tăng tỷ lệ trích như trên sẽ hợp lý hơn.
Chính sách phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức của các CTCP phải được hạch toán rò ràng, phải đặt yêu cầu lấy thu bù chi và có lãi. CTCP phải tính
đúng, tính đủ chi phí sản xuất nhằm xác định chính xác kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tránh hiện tượng “lãi giả, lò thật”, phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức phải được trích từ lợi nhuận, tránh tình trạng “ăn mòn vào vốn”.
Thứ tư, phải minh bạch trong phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức. Đây là cơ sở để bảo đảm hài hoà quyền lợi của các đối tượng liên quan đến CTCP. Phân phối lợi nhuận và chi trả cổ tức là một vấn đề nhạy cảm vì nó liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều vấn đề, cổ đông và người lao động cũng muốn được hưởng nhiều, công ty cũng muốn có nhiều lợi nhuận để mở rộng nhu cầu vốn… phương thức chi trả cổ tức cũng rất phức tạp, có cổ đông cần cổ tức tiền mặt để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, có người muốn nhận cổ tức cổ phiếu để có nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai, có công ty muốn trả cổ tức bằng tiền mặt, có công ty muốn thanh toán bằng cổ phiếu để tăng vốn… Nói chung là việc phân phối lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức trong CTCP đòi hỏi phải được tính toán khoa học, hợp lý thoả mãn tất cả các yêu cầu của các đối tượng trong thời kỳ đó nhằm tránh những xáo động bất lợi cho chính công ty.
4.2.3. Phân định rò và tách bạch chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu Nhà nước tại các CTCP
Hiện nay, tình trạng “lấn sân” của Nhà nước đối với doanh nghiệp đang tồn tại khá phổ biến. Cụ thể là Nhà nước vẫn đang can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí đôi khi còn quyết định điều đó. Nguyên nhân là do Nhà nước chưa phân định rò đâu là chức năng của Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô và với tư cách là chủ thể sở hữu trong doanh nghiệp CPH. Điều này trái với nguyên tắc của CTCP, là quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông tương ứng với phần vốn góp của họ vào công ty. Theo đó, Nhà nước với tư cách là người góp vốn vào công ty, thì chỉ có quyền hữu hạn tùy thuộc vào phần vốn của Nhà nước trong CTCP, chứ không có toàn quyền như là cấp trên đối với CTCP. Nói cách khác, Nhà nước không
thể can thiệp quá quyền hạn của mình, lại càng không được áp đặt đối với hoạt động kinh doanh của công ty.
Mặc dù Chính phủ đã ban hành cơ chế phân công, phân cấp việc thực hiện quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (Nghị định số 99/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012); trong đó quy định rò hơn quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện quản lý của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước song trên thực tế việc lạm quyền của cơ quan Nhà nước vẫn còn phổ biến tại các DNNN sau CPH. Vì vậy, cần thực hiện triệt để hơn việc tách chức năng quản lý nhà nước với chức năng thực hiện các quyền chủ sở hữu; tách bạch việc thực hiện quyền chủ sở hữu đối với quyền chủ động kinh doanh của doanh nghiệp...
Để làm được như vậy, trước hết cần phân định rò vai trò của Nhà nước với tư cách là người quản lý giám sát và vai trò của Nhà nước với tư cách là người đại diện vốn chủ sở hữu tham gia quản trị CTCP. Cụ thể, với vai trò là người giám quản thì hoạt động của Nhà nước phải hướng tới mục tiêu lợi ích công cộng; còn với vai trò là người đại diện vốn chủ sở hữu tham gia quản trị CTCP thì hoạt động của Nhà nước phải hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Nhận thức đúng điều này, tỉnh sẽ khắc phục được tình trạng nhập nhằng nước đôi trong vai trò của Nhà nước, nhờ đó sẽ nâng cao sức sáng tạo, tinh thần kinh doanh trong doanh nghiệp, tránh được những ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau CPH. Cần hiểu rằng, nếu với tư cách người quản lý CTCP, thì đại diện vốn chủ sở hữu nhà nước cũng chỉ như là người được Hội đồng quản trị công ty thuê để điều hành CTCP hiệu quả theo những mục tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra. Vì vậy, người đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước chỉ là người do Nhà nước ủy quyền giám sát, điều hành của CTCP, họ có trách nhiệm giám sát hoạt động của công ty, hoặc được bổ nhiệm làm thành viên hội đồng quản trị của công ty. Cho nên, chỉ có người đại diện vốn