Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 47

TỔ chức bảo lãnh chính phải quyết định quy mô tổ hợp và xác định các ngân hàng đầu tư tham gia. Một số tổ chức bảo lãnh chính mời nhiều ngân hang đầu tư tham gia tổ hợp vì họ cho rằng Bộ dụng tổ hợp bảo lãnh lớn sẽ phân chia tối đa rủi ro, đồng thời có thể xác định được các đối tượng tham gia đầu tư vào tổ chức phát hành. Ngoài ra, các ngân hàng này còn lập luận rằng những ngân hàng thích sử dụng tổ hợp bảo lãnh nhỏ là vì muốn thu được nhiều phí hơn là quan tâm đến quyền lợi tết nhất của khách hàng. CÓ nhũng tổ chức bảo lãnh kỹ tính hơn trong việc lựa chọn thành viên tổ hợp và chi một các công ty khác tham gia tổ hợp nếu có sự nghiên cứu về tổ chức phát hành hoặc có vị tử chiến lược hay có thể đóng vai trò ổn định thị trường. TỔ hợp Trao lãnh chỉ thực sự hữu h cho đợt phát

hành này nếu các tổ chức tha gia phân phối cam kết thực hiện thành công đợt phát hành cũng như thành công trong tương lai của tổ chức phát hành sau đợt chào bán. Mặc dù việc sử dụng một trong nhiều bên tham gia bảo lãnh rất phổ biến với các tổ chức phát hành có tiếng tăm, nhưng việc phát hành lần đầu ra công chúng IPO và phát hành của các công ty đại chúng nhỏ vẫn thường được thực hiện thông qua tổ hợp bảo lãnh. Việc phân phối chứng khoán rộng rãi và nắm giữ chứng khoán của các ngân hàng đầu tư làm tăng sức ' mạnh của tổ chúc phát hành. TỔ chức bảo lãnh tham gia tổ hợp bảo lãnh phát hành

có thể do tổ chức bảo lãnh chính lựa chọn hoặc do các ngân hàng dấu tư tiếp xúc với các tổ chức bảo lãnh chính để tìm kiếm cơ hội tham gia. Dù trong trường hợp nào, tổ chức bảo lãnh chính sẽ xem xét cụ thể từng ứng cử viên trong tổ hợp để xác định ngân hàng đầu tư đó đã có nhà phân tích theo dõi về tổ chức phát hành hay chưa. TỔ chức bảo lãnh cũng được coi là có ích trong đợt phát hành nếu công ty có trụ sở hoặc chi nhánh gắn tổ chức phát hành. Trong một số đợt phát hành, chứng khoán chỉ được giao dịch trên thị trường OTC thì một tổ chức trước dây tham gia bảo lãnh sẽ không được mời tham gia tổ hợp nếu tổ chức đó có thị phần quan trọng đối với chứng khoán của tổ chức phát hành. TỔ chức bảo lãnh chính có thể quyết định giao việc phân phối cho các công ty tạo lập thị trường nào tiếp tục đảm bảo thị trường tự do tránh khỏi các hạn chế giao dịch theo quy định 10b-6 tại Luật giao dịch chửng khoán 1934, quy định này được áp dụng đối với các

nhà tạo lập thị trường nếu tham gia với tư cách một tổ chức bảo lãnh hoặc đại lý phân phối được lựa chọn. Thông thường, tổ chức bảo lãnh chính sẽ yêu cầu nhà tạo lập thị trường không tham gia tổ hợp và đền bù cho họ bằng cách sẽ cho tổ chức này thử lại" nhiều chứng khoán hơn trong các đợt phát hành tương lai hoặc cung cấp dịch vụ tương tự cho một đợt Phát hành do tổ chức đó làm bảo lãnh Ngoài việc thiết lập tổ hợp bảo lãnh, tổ chức bảo lãnh chính có thể thành lập nhóm bán, bao gồm các đại lý phân phối. Thông thường các đại lý phân phối được xác định sau khi tổ hợp được thiết lập, bao gồm các công ty thực sự quan tâm tham gia đợt phát hành. Một tổ chức bảo lãnh có thể được coi là thành viên nhóm bán các chứng khoán được Phân chia cho các tổ chức bảo lãnh khác.

b. Tham gia tổ hợp Mỗi tổ chức bảo lãnh tham gia đợt phát hành ra công chúng phải ký kết một hợp đồng ÀAU. Trong những năm gần đây, hầu hết các ngân hàng đầu tư bảo lãnh nhiều đợt phát hành ra công chúng đã phát triển việc sử dụng hợp đồng phát hành tổng thể giữa các nhà phát hành (hợp đồng tổng thể AAU). Mỗi ngân hàng đầu tư có mẫu hợp đồng tổng thể AAU riêng trong đó quy định mối qu8n hệ giữa các tổ chức bảo lãnh tham gia đợt phát hành. Hợp đồng tổng thể AAU của các ngân hàng đầu tư lớn thường ít có sự khác nhau. Điểm khác biệt duy nhất giữa hợp đồng tổng thể AAU và các hợp đồng AAU khác là hợp đồng tổng thể AAU quy định các thủ tục cho phép các ngân hàng đầu tư tham gia bảo lãnh một đợt phát hành cụ thể mả không cần thực hiện hợp đồng AAU. Mỗi ngân hàng đầu tư có hợp đồng tổng thể AAU tiêu chuẩn phải phân phát các hợp đồng này cho các tổ chức bảo lãnh tham gia. Các tổ chức bảo lãnh này thực hiện theo mẫu hợp đồng tổng thể AAU của từng nhà bảo lãnh và mỗi tổ chức bảo lãnh giữ các hợp đồng tổng thể AAU dã thực hiện trong hồ sơ của mình. Khi một tổ chức bảo lãnh chính sử dụng hợp đồng tổng thể AAU thì tổ chức này mời các tổ chức bảo lãnh khác tham gia đợt phát hành bằng cách gửi thư cho các tổ chức bảo lãnh, trong thư nêu rõ các điều khoản chung của đợt phát hành. Đồng thời đưa ra các yêu cầu thay đổi (nếu có) trong hợp đồng tổng thể AAU sử dụng trong đợt phát hành này. Mỗi ngân hàng đầu tư được mời tham gia tổ hợp có thể trở thành tổ chức bảo lãnh bằng cách gửi thư chấp nhận cho tổ chức bảo lãnh chính. Khi từng thành viên tổ hợp nêu rõ số lượng chửng khoán được phân chia, hoa hồng bảo lãnh, phí nhượng bán, phí phân phối và các điều khoản quan trọng khác trong đợt phát hành mà

trước dây thành viên tổ hợp chưa thoả thuận. Ngoài các hợp đồng tổng thể AAU, mỗi ngân hàng đầu tư cũng có một bản thoả thuận tổng thể về các đại lý phân phối được

lựa chọn. Về

cách thức, hợp 'đồng này cũng giống như

hợp đồng tổng thể

AÀU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 480 trang tài liệu này.

nhưng chỉ liên quan đến các đại lý phân phối tham gia đợt phát hành.

3.4. Phân phối chứng khoán

Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán - 47

a. Trước khi nộp hồ sơ đăng ký phát hành

Luật chứng khoán 1933 cấm bất kỳ người nào chào bán và cấm đại lý phân phối được mời mua một loại chứng khoán sẽ được phân phối ra công chúng trước khi hồ sơ đăng ký phát hành đã được nộp cho SEC. Về hình thức, quy định này cấm tổ chức phát hành chào bán chứng khoán cho tổ chức bảo lãnh để chào bán ra công chúng. Tuy nhiên, Luật chứng khoán quy định trường hợp miễn trừ cho phép có các thoả thuận sơ bộ giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh hoặc giữa các tổ chức bảo lãnh trong mối quan hệ hợp đồng với tổ chức phát hành. Việc miễn trừ này cho phép tổ chức bảo lãnh chính thành lập nhóm bảo lãnh (không phải nhóm bán), trước khi hồ sơ được nộp lên SEC. Tuy nhiên, hoạt động tiếp thỉ chính thức chưa dược bắt đầu và thư mời tham gia tổ hợp chưa được gửi đi cho tới khi nào hồ sơ đăng ký dã dược nộp. Với một số điều kiện cụ thể, Luật chứng khoán cho phép các ngân hàng đầu tư chuẩn bị báo cáo về tổ chức phát hành theo thông lệ của ngân hàng đầu tư vả phân phát các báo cáo với các công ty khác trong cùng ngành. TỔ chức phát hành được phép tiếp tục công bố các báo cáo định kỳ và tham dự các hội thảo ngành nhưng không được thảo luận vấn đề liên quan dấn đợt phát hành.

b. Mời chào chứng khoán (roadshow) Ngay sau khi hồ sơ đầu ; ký phát hành dược nộp lên SEC, tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành thực hiện roadshow. Roadshow là việc mời chào chứng khoán bằng cách tổ chức bảo lãnh chính và các lãnh đạo của tổ chức phát hành đi tới các thị trường quan trọng, nơi dự kiến bán chứng khoán để giới thiệu về đợt phát hành cho các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà môi giới địa phương. Roadshow thường được thực hiện trong các đợt phát hành lần đầu ra công chúng IPO nhưng ít được sử dụng trong các đợt chào bán của các tổ chức phát hành dã quen thuộc. Khi tiến hành roadshow, tổ chức bảo lãnh chính thu thập mối quan tâm về chứng khoán phát hành, công việc này gọi là "lập sồ'. Việc tiến hành roadshow được

kết thúc vào thời điểm hồ sơ đăng ký phát hành được SEC công bố có hiệu lực và khi đó tổ chức bảo lãnh có thể xác nhận hợp pháp việc bán chứng khoán.

c Việc lập sổ Trong quá trình lập sổ, tổ chức bảo lãnh chính cố gắng cân bằng giữa các nhà đầu tư có tổ chức và các nhà đầu tư riêng lẻ. Mối quan tâm của các tổ chức lớn có thể hỗ trợ giá chứng khoán trong và sau thời gian phân phối, song việc phân phối rộng rãi thường có lợi cho tổ chức phát hành. Việc bán chứng khoán cho các định chế dầu tư do tổ

chức bảo lãnh chính bán trực tiếp. Ban đầu cơ chế này được sử dụng để tránh việc các tổ chức bảo lãnh phải gửi nhiều xác nhận về việc bán chứng khoán cho các định chế đầu tư chưa được mua đủ số chứng khoán theo yêu cầu tại một tổ chức bảo lãnh đơn lẻ. Việc gửi nhiều xác nhận được loại trừ bằng cách cho phép các tổ chức bảo lãnh chính đứng ra bán chửng khoán cho các định chế đầu tư và cho phép các đinh chế dầu tư mua chứng khoán chỉ định tổ chức bảo lãnh dược hưởng hoa hồng nhượng bán trên Hiện nay cơ chế bán chứng khoán cho các đinh chế đầu tư (Pot) được sử dụng nhằm mục dịch tiếp thị nhiều hơn là giúp thuận tiện cho việc quản lý. TỔ chức bảo lãnh chính sử dụng Pot để giữ mối quan tâm của các định chế đầu tư bằng cách kiểm soát số lượng chứng khoán bán cho các định chế đầu tư. Mặc dù các định chế đầu tư mua chứng khoán ngoài Pot có thể chỉ định tổ chức bảo lãnh nhận phí nhượng bán,

nhưng thực tế

tổ chức bảo lãnh chính duy nhất sẽ

nhận được khoảng 70% phí

nhượng bán từ việc bán theo cơ chế Pot. Trong đợt phát hành có hai hoặc nhiều tổ chức bảo lãnh chính, các tổ chức bảo lãnh chính này sẽ nhận được khoảng 80% phí nhượng bán từ Pot. Lý do các tổ chức bảo lãnh chính nhận được nhiều phí nhượng bán từ việc bán Pot là vì nhân viên tiếp thị của tổ chức bảo lãnh chính thuyết phục các định chế đầu tư này rằng nếu họ chỉ định cho tổ chức bảo lãnh nhận phí nhượng bán,

họ sẽ được phân chia nhiều chứng khoán hơn mức bình thường. Việc bán chứng

khoán cho các nhà đầu tư cá thể do các công ty môi giới phục vụ cho mỗi tổ chức bảo lãnh thực hiện. Hầu hết các tổ chức bảo lãnh phân phát tài liệu nội bộ cho bộ phận tiếp .thị trong đó mô tả về tổ chức phát hành, quá trình kinh doanh, đồng thời mô tả' về đợt phát hành và nêu những điểm hấp dẫn khi dầu tư vào tổ chức phát hành. Tài liệu này chỉ dược sử dụng nội bộ và không được cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm tàng vì các tài liệu

đó có thể không theo yêu cầu trong b8n cáo bạch do Luật chứng khoán quy định, và thường có các thông tin quan trọng không có trong bản cáo bạch. Mặc dù tư vấn độc lập không xem xét tài liệu nội bộ, nhưng nhà tư vấn cần khuyến cáo các tổ chức bảo lãnh trường hợp sử dụng hông hợp lý.

d. Cam kết bảo lãnh và phân chia chứng khoán AAU quy định cho các tổ chức bảo lãnh chính thẩm quyền rộng rãi trong việc phối hợp nỗ lực bán chứng khoán bằng việc xác định cam kết của từng tổ chức bảo lãnh, các chứng khoán dành bán cho định chế đầu tư, số chứng khoán được đại lý phân phối bán và số chứng khoán mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán trực tiếp cho khách hàng của mình. Cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh là số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh đó cam kết mua trong đợt chào bán. Cam kết bảo lãnh của ngân hàng đầu tư là phần trăm tổng số cổ phiếu chào bán, khác với số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh được nhén bán trong đợt phát hành. Do một số chứng khoán được dành cho định chế đầu tư và các đại lý phân phối, cam kết của mỗi tổ chức bảo lãnh (không phải tổ chức bảo lãnh chính) thường lớn hơn số chứng khoán thực tế mà tổ chức đó sẽ bán. Do vậy, cam kết bảo lãnh không có mối liên quan cụ thể với số chứng khoán mà tổ chức bảo lãnh chính phân chia cho một tổ chức bảo lãnh để phân phối. Chứng khoán bán cho định chế đấu tư bao gồm số chửng khoán trong đợt phát hành mà tổ chức bảo lãnh chính dành để bán tác tiếp cho các định chế đầu tư, thường chiếm từ 40 dấn 60% tổng số chứng khoán chào bán. Tuy nhiên, quy mô của Pot khác nhau, tuỳ thuộc tính chất eủ8 đợt phát hành. "Phần giữ lại" là số chửng khoán mà mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán cho khách hàng của mình. Khi tổ chức bảo lãnh chính quyết định số chứng khoán sẽ được mỗi tổ chức bảo lãnh giữ lại để bán trực tiếp và số chứng khoán dành bán cho định chế đầu tư, đại lý phân phối và các tổ chức khác thì "phần giữ lại" của mỗi tổ Chức bảo lãnh lúc đầu có thể b8ng không. Sau đó, mỗi tổ chức bảo lãnh sẽ được phân chia chứng khoán theo chỉ số quan tâm của các nhà đầu tư. Thông thường, tổ chức bảo lãnh chính sẽ

thông báo cho các tổ chức bảo lãnh số chứng khoán giữ lại của họ trong giai đoạn đầu của đợt phân phối. Mặc dù tổ chức bảo lãnh chính có thể đổi số chứng khoán giữ lại của một tổ chức bảo lãnh vào bất cứ thời điểm nào cho đến khi chứng khoán được phân phối tới người mua, nhưng thực tế tổ chức bảo lãnh chính không thay đổi tỷ lệ nắm giữ này sau khi đã quyết định.

e. Định giá đả chào bán Định giá đợt chào bán được tiến hành tại cuộc họp giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh chính. Thường thì tổ chức phát hành sẽ chỉ đinh một ban định giá chuyên trách được phép thoả thuận với tổ chức bảo lãnh chính về giá chào bán ra công chúng, chiết khấu hoa hồng bảo lãnh và các vấn đề tương tự khác. Định giá trong đợt phát hành IPO khác với đợt chào bán chứng khoán đã có thị trường giao dịch. Trong một đợt IPO, bản cáo bạch sơ bộ đưa ra khung giá dự tính. Giá đưa ra dựa trên giá trị.của tổ chức phát hành do tổ chức bảo lãnh chính tính toán. Khi giá trị của tổ chức phát hành được xác định, giá của chứng khoán chào bán được tính toán bằng cách lấy giá trị của công ty chia cho số cổ phiếu chào bán ra công chúng. Giá chào bán ra công chúng thực tế có thể khác với khung giá định ra trong bản cáo bạch sơ bộ. Nếu có sự quan tâm lớn đối với chứng khoán của tổ chức phát hành trong giai đoạn tiếp thị, giá chào bán ra công chúng sẽ tăng lên. Nếu thị trường không có tín hiệu tích cực, giá POP sẽ giảm xuống hoặc số chứng khoán chào bán sẽ giảm xuống để kích cầu. xác định trị giá thực của tổ chức phát hành là một công việc nhạy cảm nhất mà tổ chức bảo lãnh chính phải tiến hành trong đợt chào bán.ra công chúng. Nói chung, tổ chức bảo lãnh chính muốn đánh giá thấp hơn là đánh giá cao giá trị thực của tổ chức phát hành vì các nhà đầu tư ít quan tâm tới đợt chào bán nếu tổ chức phát hành bị đánh giá cao hơn giá trị thực. Trong khoảng thời gian tiếp thị, nếu tổ chức bảo lãnh chính thấy rằng giá trị của tổ chức phát hành đã bị đánh giá thấp, tổ chức bảo lãnh chính có thể tăng giá chào bán trước khi hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực. ối với chứng khoán đã có thị trường công khai, giá POP thường được tính dựa trên cơ sở giá bán đóng cửa trước ngày định giá. Tuỳ nhiên, mục tiêu của tổ chức bảo lãnh chính là việc định giá đợt chào bán phải phản ánh giá trị thực tế của chứng khoán. Do vậy, tổ chức bảo lãnh chính có thể gợi ý giá rộp thấp hơn giá bán đóng cửa. Đôi khi tồ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh không thể thoả thuận về giá POP: Các điểm bất đồng này thường phát sinh khi tổ chức bảo lãnh nhận được ít đơn đăng ký mua theo giá mà tổ chức phát hành thấy là hợp lý. Đôi khi các tổ chức bảo lãnh chính sẽ gợi ý giảm số lượng cổ phiếu để hỗ trợ giá chào bán - kích cầu bằng số lượng cổ phiếu ít hơn. Ngoài ra, việc giảm quy mô phát hành sẽ làm giảm rủi ro bảo lãnh để phù hợp với số chứng khoán đăng ký thực tế. Các tổ chức phát hành tin rằng tổ chức bảo lãnh được trả tiền để gánh chịu rủi ro này. Ngoài ra, việc giảm giá POP hoặc rút khối lượng phát

hành có thể không được tổ chức phát hành chấp nhận khi tổ chức phát hành cần có một số tiền tối thiểu để thực hiện mục đích của mình. Trong trường hợp đó, tổ chức phát hành có thể quyết định đình chỉ phát hành cho tới thời điểm thích hợp cho việc chào bán. Khi tổ chức phát hành muốn tiến hành đợt phát hành nhưng không thống nhất về giá POP vào thời điểm hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực, giá POP có thể được xác định căn cứ theo Quy định 430A. Quy định này tạo ra cơ chế cho phép hồ sơ đăng ký phát hành được công bố có hiệu lực mà không cần có thông tin về giá. Nếu tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành thống nhất định giá theo Quy định 430A thì họ phải thực hiện trong vòng 5 ngày làm việc để thống nhất giá mà các tổ chức bảo lãnh sẽ mua chứng khoán. Nếu tổ chức bảo lãnh chính và tổ chức phát hành không thống nhất được giá POP trong thời hạn đó thì hợp đồng bảo lãnh phát hành chấm dứt. f ôn định thị trường Các tổ chức bảo lãnh có thể gặp phải khó khăn trong việc phân phối chứng khoán nếu giá chứng khoán đó trên thị trường giảm xuống dưới giá POP trước khi hoàn thành việc phân phối. Để giảm thiểu khó khăn này, tổ chức bảo lãnh chính có thể ổn định giá POP bằng cách mua chứng khoán vào tài khoản của tổ hợp.

Việc

ổn định thị

trường chỉ

được thực hiện theo Quy định lob-7 của Luật chứng

khoán. Việc ổn định có thể được thực hiện trên bất kỳ thị trường nào mà chứng khoán chào bán được giao dịch. Nếu việc mua để ổn định được thực hiện trên sở giao dịch thì sẽ do các chuyên gia lập giá thực hiện. Nếu mua trên thị trường OTC thì sẽ do các công ty chứng khoán tự doanh thực hiện. Khi thực hiện mua để ổn định, người mua phải thông báo cho nơi nhận lệnh rằng việc mua ' này nhằm mục đích ơn định, không phải là các giao dịch thị trường mở. TỔ hợp bảo lãnh chỉ được đặt mua để ơn định trên một thị trường với cùng mức giá. Tuy nhiên, nếu có nhiều giao dịch mua để ổn định thị trường thì công ty chứng khoán sẽ đứng ra thực hiện trên thị trường OTC. TỔ chức bảo lãnh có thể không thực hiện các giao dịch ổn định thị trường trong các đợt chào bán "theo thị trường". Trong một đợt chào bán theo thị trường thì giá chào bán không được cố định mà thay đổi trong quá trình chào bán. Quy định lob-7 đề ra những quy tắc phức tạp để xác định giá đặt mua nhằm ổn định tuỳ theo đặc điểm thị trường của chứng khoán liên quan. g Phân bổ vượt mức AAU cho phép tổ chức bảo lãnh chính phân bổ vượt mức số chứng khoán cho tổ hợp. Việc phân bổ vượt mức có nghĩa là chấp nhận các đơn đặt mua nhiều chứng khoán hơn số được chào bán. Nếu tổ chức

bảo lãnh chính quyết định phân bổ

vượt mức, tổ

hợp sẽ

phân phối khống chứng

khoán. Mục đích của việc phân bổ vượt mức là để đảm bảo toàn bộ đợt phát hành sẽ dược bán hết, thậm chí cả khi một số người quan tâm không mua số chứng khoán đã đặt Ngoài ra, việc phân bổ vượt mức còn tạo ra sức mua sâu khi kết thúc đợt chào bán nhằm hỗ trợ giá chứng khoán. SỐ chứng khoán phân bổ vượt mức do các tổ chức bảo lãnh thực hiện theo tỷ lệ cam kết của mình. Nếu tổ chức bảo lãnh chính phân bổ vượt mức, tổ hợp thường bù đắp dược một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán phân phối khống bằng cách thực hiện quyền lựa chọn phân bổ vượt mức, đôi khi được gọi là "giầy xanh" ("Green Shoe"). Quyền lựa chọn phân bổ vượt mức được quy định trong hợp đồng bảo lãnh, cho phép các tổ chức bảo lãnh mua thêm một số chứng khoán nhất định của tổ chức phát hành theo giá chiết khấu của tổ hợp để bù vào số chứng khoán đã phân bổ vượt mức. Các tổ hợp bảo lãnh thường phân bổ vượt mức nhiều hơn cả số lượng chứng khoán họ sẽ có quyền lựa chọn được mua thêm, nhằm tạo ra một vị thế đoán về chứng khoán đó và sử dụng nó để mua lại chứng khoán cho tổ hợp từ những người mua trước đó chỉ nhằm quay vòng nhanh kiếm lời chứ không phải để đầu tư Khóa sổ Việc khoá sổ bán chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh thường được thực hiện trong 5 ngày làm việc sau khi uỷ ban chứng khoán công bố hồ sơ đăng ký phát hành có hiệu lực. Vào thời điểm khoá sổ, các tổ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành trị giá chứng khoán theo giá POP trừ đi hoa hồng bảo lãnh. TỔ chức bảo lãnh có nghĩa vụ thanh toán cho tổ chức phát hành vào ngày khoá sổ ngay cả khi chưa hoàn thành việc phân phối. Trước khi khoá sổ, mỗi tổ chức bảo lãnh sẽ thông báo cho tổ chức bảo lãnh chính những thông tin cần thiết để chuẩn bị chứng chỉ cho số chứng khoán đã bán. Thông tin đó bao gồm tên người đăng ký chứng khoán và các đặc điểm của chứng chỉ đại diện chứng khoán. Chứng khoán thường được đăng ký dưới tên của người được uỷ nhiệm, chẳng hạn Cede (là công ty lưu ký tín thác). Sau khi tập hợp các thông tin như vậy, tổ chức bảo lãnh chính chuyển các thông tin đó tới công ty in tiền ngân hàng để chuẩn bị in các chứng chỉ. Sau khi chuẩn bị xong, các

chứng chỉ

đó được gửi tới đại lý chuyển nhượng của tổ

chức phát hành. Đại lý

chuyển nhượng của tổ

chức phát hành điền các thông tin cần thiết để

hoàn thiện

chứng chỉ, sau đó ký và gửi các chứng chỉ đó tới công ty đăng ký. Công ty đăng ký, thường đồng thời là đại lý chuyển nhượng, ký chứng chỉ đồng thời lưu số đăng ký và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/06/2023