giá trị dựa trên chứng khoán khác. Ví dụ một hợp đồng Option là một công cụ phái sinh vì giá trị của nó bắt nguồn từ một chứng khoán cơ sở , chỉ số chứng khoán hay hợp đồng futures” . Định nghĩa này coi công cụ phái sinh chỉ bắt nguồn từ chứng khoán.
Trong giáo trình đào tạo của Học viện chứng khoán óc về công cụ phái sinh có định nghĩa sau11: “ A derivatives is a date specific contract to buy or sell an underlying physical asset ( such us wheat or wool) or , more typically, a finacial instrument (such as an index or stock). The contract ( whether it’s a forward, futures or option contract) is derived from underlying asset and therefore would not exist without it. ( There are some exceptions to this where there is no underlying asset or finacial instrument such us weather derivaties )”. Trong định nghĩa này công cụ phái sinh ( được coi là chứng khoán phái sinh trong đề tài này) được định nghĩa là một hợp đồng mua bán một hàng hoá cụ thể hay công cụ tài chính có xác định thời gian thực hiện. Như vậy, tài sản cơ sở có thể là chứng khoán gốc (cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán khác ) hoặc cũng có thể không phải chứng khoán, mà là hàng hoá hoặc ngay cả những sự kiện ngẫu nhiên không có giá trị gì cả, như thời tiết chẳng hạn. Ví dụ như người ta có thể ký hợp đồng tương lai mua, bán gạo theo thời tiết “mưa thuận gió hoà” chẳng hạn : Nếu thời tiết không thuận lợi “ Mưa không thuận, gió không hoà” ở Phillipin, thì Việt nam sẽ bán cho Phillipin 1 tr. tấn gạo vào tháng 7…vv. Điều kiện ở đây là “ mưa thuận gió hoà” không có giá trị gì cả.
Qua nghiên cứu một số tính chất, bản chất, định nghĩa, khái niệm về chứng khoán, công cụ phái sinh và chứng khoán phái sinh như trên, chúng ta có thể đi đến định nghĩa chứng khoán phái sinh với nghĩa rộng sau đây:
Định nghĩa theo nghĩa rộng của chứng khoán phái sinh: Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán đặc biệt xuất phát từ một tài sản, công cụ cơ sở và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị, trạng thái của tài sản, công cụ cơ sở đó.
Trong định nghĩa trên chúng ta đã kế thừa kết quả nghiên cứu và định nghĩa, khái niệm chứng khoán trong phần trước của đề tài. Chứng khoán phái sinh trước tiên phải thoả mãn những đặc điểm của chứng khoán (là chứng khoán) và một số đặc điểm đặc thù của chứng khoán phái sinh.
Một ví dụ nhỏ về chứng khoán phái sinh theo định nghĩa này:
VÝ dô 1: Như trên ta đã lý luận vé số là một loại chứng khoán. Giả sử tôi ký một hợp đồng mua lại vé trúng thưởng của một người chơi xổ số chuyên nghiệp với giá tăng 2%; 5%; 10% so với mức trúng thưởng của các loại vé trúng thưởng tương đương dưới 100 triệu đồng, trên 100 triệu đồng và dưới 500 triệu
11SIA- 5204- Fundamentals of derivatives – Sysney 2003 – p. PR-3
đồng, và trên 500 triệu đồng . Hợp đồng này thực chất là hợp đồng tương lai và là một chứng khoán phái sinh vì nó là chứng chỉ vật chất đảm bảo cho tôi được mua vé trúng thưởng của người chơi xổ số. Hợp đồng này chỉ có giá trị khi người chơi xổ số có vé đúng số, nếu không đúng thì hợp đồng của tôi không có giá trị. Tức là giá trị hợp đồng phụ thuộc vào giá trị vé số trúng thưởng của người chơi xổ số và đây là tài sản cơ sở.
Chúng ta có thể hiểu chứng khoán phái sinh qua ví dụ có tính chất so sánh tương tự sau: Cây ký sinh là một sinh vật ( hay một loại cây) mà nó lấy nước, dinh dưỡng từ một cây khác gọi là cây gốc ( cơ sở) và đời sống của nó phụ thuộc vào đời sống của cây gốc đó. Nếu theo luồng suy nghĩ này thì chứng khoán phái sinh chỉ có thể là những chứng khoán lấy chứng khoán gốc ( cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và trái phiếu) làm nền tảng. Như vậy sẽ bỏ qua một mảng lớn những chứng khoán phái sinh mà gốc không phải là chứng khoán như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn hàng hóa (gốc là hàng hóa), swaps... Theo khái niệm chứng khoán phái sinh của đề tài này thì khái niệm chứng khoán phái sinh rộng hơn, “cây gốc” ở đây không chỉ là cây mà nó có thể là nguồn khác như món đất trên một gò đá chẳng hạn, miễn là sinh ra một loại cây có một số đặc tính riêng…
Trong tiếng Anh người ta cũng có hai từ riêng biệt: Derivative và devirative instrument, nhưng họ cho hai là một (Derivative short for devirative instrument) và không phân biệt chứng khoán phái sinh và công cụ phái sinh.
Theo quan điểm của đề tài này chúng ta nên phân biệt “ Công cụ phái sinh” và “ Chứng khoán phái sinh”. “Công cụ phái sinh” bao gồm nghĩa rộng hơn bao gồm tất cả các chứng khoán phái sinh theo định nghĩa trên đây. Còn “ chứng khoán phái sinh” chỉ nên định nghĩa cho một bộ phận của các công cụ phái sinh, công cụ được, hoặc có thể được giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung.
Theo quan niệm này chúng ta sẽ đưa ra định nghĩa dề hiểu hơn, đơn giản hơn về chứng khoán phái sinh :
Định nghĩa đơn giản về chứng khoán phái sinh:Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán đặc biệt, bao gồm:
- Quyền mua cổ phiếu (right)
- Chứng quyền (warrant)
- Hợp đồng tương lai (Futures)
- Hợp đồng quyền chọn (Option)
- Chứng khoán phái sinh khác
Các chứng khoán này được hay có thể được giao dịch tại thị trường chứng khoán tập trung
Thực tế quyền mua cổ phiếu và chứng quyền đều là hợp đồng quyền chọn mua cổ phiếu. Việc mua cổ phiếu ở đây không bắt buộc
1.2. Phân loại và đặc điểm của chứng khoán phái sinh
Chúng ta hiểu chứng khoán phái sinh theo như định nghĩa theo nghĩa hẹp trên đây. Trước tiên nó phải là chứng khoán và sau đó thỏa mãn thêm các điều kiện về đặc tính là xuất phát từ một tài sản cơ sở và giá trị của nó phụ thuộc vào giá trị tài sản cơ sở. Chứng khoán phái sinh trong quan niệm hẹp của đề tài này là chỉ những công cụ phái sinh được hoặc có thể được giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung.
Sau đây chúng ta hãy xem xét một số chứng khoán phái sinh điển hình nhất và đang được giao dịch rất sôi động trên thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới, Nó cũng có khả năng phát triển nhanh trong tương lai ở nước ta khi nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của ta
đi vào quỹ đạo phát triển.
- Hợp đồng kỳ hạn
- Hợp đồng tương lai (Futures)
- Hợp đồng quyền chọn (Option)
- Quyền mua cổ phiếu (right)
- Chứng quyền (warrant)
- Một số chứng khoán phái sinh khác
Về bản chất hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai rất giống nhau. Có thể nói hợp đồng kỳ hạn là cha đẻ của hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn là chứng khoán có trước và do mặt hạn chế của nó như khó tìm đối tác trong việc ký hợp đồng, rủi ro trong thanh toán, giao hàng, khả năng chuyển nhượng…vv nên hợp tương lai đã ra đời và phát triển. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai có một số điểm khác nhau trong thao tác kỹ thuật.
Sau đây, chúng ta sẽ làm rõ bản chất và đặc điểm của từng loại chứng khoán phái sinh kể trên thông qua các ví dụ cụ thể. Để dễ hiểu các cộng tác viên của đề tài đã cố gắng lấy các ví dụ Việt Nam hoá và trình bày theo cách hiểu của riêng mình, không chỉ dịch thuật, sao chép rập khuôn, khó hiểu.
1.2.1. Hợp đồng kỳ hạn (Forwards)
Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là hợp đồng thoả thuận trước để mua hoặc bán một lượng tài sản, chứng khoán ( chứng khoán cũng là một loại tài sản) tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định trước.
Hợp đồng kỳ hạn là một loại công cụ phái sinh. Hợp đồng kỳ hạn Forward khác với loại hợp đồng giao ngay, khi hợp đồng giao ngay là sự thoả thuận mua hoặc bán một tài sản vào ngày hiện tại. Trong trường hợp hợp đồng kỳ hạn thì một bên đối tác sẽ ở vào “vị thế mua” khi đồng ý mua một tài sản cơ
sở vào một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. Bên
đối tác còn lại sẽ ở vào “vị thế bán”, tức là đồng ý bán tài sản vào ngày nói trên và với mức giá nói trên. Giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn được gọi là “giá giao hàng”. Thông thường ngưòi ta dùng hợp đồng kỳ hạn để phòng tránh rủi ro. Hợp đồng kỳ hạn khác với hợp đồng tương lai ở thời điểm giao hàng, hợp
đồng kỳ hạn quy định thời điểm cụ thể cho việc giao hàng, còn hợp đồng tương lai thì thời gian thường được quy định vào một hoặc một số khoảng thời gian và một số điểm khác sẽ liệt kê sau.
VÝ dô 2- Tôi cần 15 000 US$ vào ngày 15/11/2004 cho một mục đích nào
đó, để đề phòng tỷ giá có thể tăng cao tôi ký một hợp đồng kỳ hạn 6 tháng vào 15/5 với một Ngân hàng, theo đó tôi sẽ mua 15 000 $ từ Ngân hàng này vào ngày tôi cần tiền là 15/11 với giá là 15800đ/1$. Như vậy tôi ở vị thế “ mua” và Ngân hàng ở vị thế “ bán”. Giá 15800đ/1$ là “ giá kỳ hạn” 6 tháng và cũng là “ giá giao hàng “ khi đến hạn thực hiện hợp đồng. Có nhiều yếu tố quyết định giá kỳ hạn, nhưng thời gian là một trong những yếu tố quan trọng. Đến ngày 15/11 tôi buộc phải thực hiện hợp đồng và phải mua 15 000$ theo giá đã thỏa thuận là 15800đ/1$ cho dù tỷ giá thị trường vào ngày đó như thế nào. Ví dụ vào ngày đó tỷ giá thị trường cao hơn 15800đ/$ thì tôi được lợi vì tôi cần bỏ ít tiền việt hơn để có 15000$ so với phải mua tại thị trường giao ngay không theo hợp đồng kỳ hạn. Nếu tỷ giá thấp hơn 15800 đ/$ thì ngân hàng được lợi vì họ
được bán cho tôi theo hợp đồng với giá cao hơn nếu như họ bán ra thị trường giao ngay. Vấn đề quan trọng ở đây là tôi có thể kế hoạch hóa hay biết trước để chuẩn bị lượng tiền mặt cần thiết để mua $ và phòng tránh được rủi ro. Đây cũng là tác dụng cơ bản và quan trọng của công cụ phái sinh này.
Trong tài liệu (2)12 trang 2 cã vÝ dô sau :
Tỷ giá ngoại tệ kỳ hạn và giao ngay đối với đồng sterling, ngày 8/5/1995
Biểu 1.2 : Giá kỳ hạn và giao ngay của sterling
1.6080 | |
Kỳ hạn 30 ngày | 1.6076 |
Kỳ hạn 90 ngày | 16056 |
Kỳ hạn 180 ngày | 1.6018 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 1
- Những vẫn đề cơ bản về chứng khoán phái sinh - 3
- Hợp Đồng Kỳ Hạn, Tương Lai, Quyền Chọn Mua, Bán Chỉ Số Giá Cổ Phiếu
- Thu Nhập Của Các Chứng Khoán Phái Sinh Có Tài Sản Gốc Là Trái Phiếu
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Qua ví dụ trên ta thấy nếu kỳ hạn càng ngắn thì giá kỳ hạn càng cao, kỳ hạn càng dài thì giá càng thấp, bởi vì rủi ro của khoản đầu tư càng dài thì càng lớn và tất nhiên giá cả của nó phải hạ hơn.
Nếu gọi giá giao ngay vào thời điểm đáo hạn hợp đồng là S và giá kỳ hạn là E, thì có thể xẩy ra ba trường hợp :
12John C. Hull –Options, Futures and other derivatives- University of Toronto 1997
a) S > E- Trong trường hợp này người có vị thế mua quyền mua có lợi là S - E cho mỗi đồng ngoại tệ
b) S < E - Người có vị thế bán quyền mua có lãi là E - S cho mỗi đồng ngoại tệ
c) S = E - Không có ai thua và thiệt. Trường hợp này rất ít xẩy ra. Trong trò chơi này nhìn chung có người thắng và người thua, hay người lãi và người lỗ. Tổng của chúng phải bằng không. Tuy nhiên trò chơi này vẫn rất có ý nghĩa là phòng tránh được rủi ro, tạo thế chủ động cho người chơi như đã phân tích trong ví dụ ở trên.
Bên cạnh đó có nhiều người không vì mục đích phòng ngừa rủi ro như bản thân nguyên nhân gốc cỗi đẻ ra chính chứng khoán phái sinh mà họ lợi dụng chúng để kinh doanh kiếm lời thậm chí đầu cơ chúng. Đây cũng là cơ hội tạo ra trò chơi, tạo việc làm cho nhiều người và tạo ra sự sôi
động cho thị trường chứng khoán phái sinh. Xét trên phương diện toàn xã hội, thị trường chứng khoán phái sinh cấp hai có rất nhiều điểm tích cực, ví dụ như giúp cho chứng khoán phái sinh có khả năng lưu thông tốt hơn, tạo khả năng thanh khoản hơn giúp việc đổi chủ hợp đồng đễ hơn, khả năng cung ứng hàng hoá, dịch vụ đa dạng hơn và như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường sơ cấp phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, cũng như chứng khoán nói chung chứng khoán phái sinh cũng chứa đựng những yếu tố tiêu cực, như nạn đầu cơ, trục lợi và bản thân thị trường chứng khoán phái sinh mang tính “ đánh bạc” nhiều hơn chứng khoán thông thường.
Hợp đồng kỳ hạn( tương lai) mua, bán cổ phiếu
Sau đây chúng ta hãy xem xét bản chất của hợp đồng kỳ hạn mua, bán cổ phiếu qua ví dụ sau đây.
VÝ dô 3: Giả sử giá hiện tại của một lô cổ phiếu AGF là 400 000đ/lô và lãi suất không có rủi ro đối với đầu tư trong năm trước đó là 7%/ 1 năm. Vậy thì giá trị hợp lý của giá kỳ hạn 1 năm của lô cổ phiểu này bao nhiêu?
Đầu tiên hãy giả định rằng giá kỳ hạn 1 năm là 440000đ/ 1lô. Người giao dịch chứng khoán có thể có hành động sau:
1. Vay 400000đ trả lãi 7% trong 1 năm
2. Mua 1 lô cổ phiếu AGF
3. Tham gia vào hợp đồng kỳ hạn “vị thế bán”, để bán với giá 440000đ sau 1 năm.
Lãi suất phải trả cho việc vay 400000đ là 28000$. Người giao dịch, do vậy, có lợi nhuận là 120000đ . Bất kỳ giá kỳ hạn 1 năm nào lớn hơn 428000đ
đều làm cho chiến lược giao dịch trên có lãi. (giả sử chúng ta bỏ qua phí giao dịch và quyền lợi khác như quyền lợi nhận cổ tức)
Hãy giả định tiếp tục rằng giá kỳ hạn một năm của lô cổ phiếu AGF là 380000đ/lô ( ở đây chúng ta cũng giả sử chúng ta bỏ qua phí giao dịch và quyền lợi khác như quyền lợi nhận cổ tức). Một người đầu tư có một danh mục đầu tư trong đó có cổ phiếu AGF có thể:
1. Bán cổ phiếu với giá 400000đ/lô
2. Đầu tư để có lãi suất 7%
3. Tham gia vào hợp đồng kỳ hạn “ vị thế mua” để mua cổ phiếu AGF sau 1 năm với giá 380000đ/lô.
Tổng số tiền lãi gộp là 20000đ+ 7%x400000đ= 48000đ
Trong bất kỳ tình huống nào, nơi có giá kỳ hạn thấp hơn 428000 đ, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu AGF đều có lợi khi bán cổ phiếu và tham gia vào hợp đồng kỳ hạn “ vị thế mua” theo cách vừa trình bày.
Chiến lược đầu tư đầu tiên sẽ có lợi khi giá kỳ hạn 1 năm của cổ phiếu AGF cao hơn 428000đ/lô. Vì có rất nhiều người giao dịch muốn tận dụng cơ hội này, nên nhu cầu về các hợp đồng kỳ hạn “ vị thế bán” sẽ tăng và giá kỳ hạn 1 năm của cổ phiếu AGF sẽ rơi xuống. Chiến lược thứ hai sẽ có lợi đối với những người đầu tư giữ AGF trong danh mục đầu tư của mình khi giá kỳ hạn 1 năm của cổ phiếu AGF thấp hơn 428000đ/lô. Vì những người đầu tư cố gắng tận dụng lợi thế này nên cầu về hợp đồng kỳ hạn “ vị thế mua ” sẽ tăng và giá kỳ hạn 1 năm của cổ phiếu AGF sẽ tăng lên. Giả thiết rằng các cá nhân sẽ luôn muốn tận dụng lợi thế cơ hội chênh lệch giá khi giá tăng, chúng ta có thể kết luận rằng những hành vi của các nhà giao dịch sẽ làm cho giá kỳ hạn 1 năm của cổ phiếu AGF tiến đến giá trị chính xác là 428000đ/lô. Nếu hình thành ở bất kỳ một giá nào khác cũng sẽ dẫn tới cơ hội kinh doanh chênh lệch giá. Quy luật cung cầu về hợp đồng kỳ hạn sẽ điều tiết để giá kỳ hạn luôn hướng tới giá trị của nó là 428000đ/lô. Tuy nhiên giá này (428000 đ) là giá giao hàng (hay giá thực hiện), còn giá thực tế tương lai của hàng hoá đó (cổ phiếu) hình thành ra sao còn là một ẩn số. Mức giá thực tế trong tương lai của cổ phiếu sẽ quyết
định mức lãi trong phi vụ làm ăn này và chính vì thế nó sẽ quyết định phần lớn giá hợp đồng tương lai. Với suy luận như vậy, giá trị của hợp đồng tương lai cũng là một ẩn số không ai có thể dự báo chính xác được.
1.2.2. Hợp đồng tương lai (Futures)
Hợp đồng tương lai là một hợp đồng thoả thuận trước để mua hay bán một lượng tài sản, hàng hoá hoặc một khoản tài sản tài chính tại một mức giá cố định vào một thời gian trong tương lai.
Các hợp đồng tương lai có từ rất sớm khi thị trường sản phẩm nông nghiệp cần được bảo vệ khỏi rủi ro. Người nông dân đã có hợp đồng theo ngôn ngữ Việt nam là “ bán lúa non”, “bán cà phê non”, “ bán nhãn, vải non”..vv. Đó là những hợp đồng ký trước thoả thuận họ sẽ bán sản phẩm
của mình cho nhà máy chế biến nông sản chẳng hạn và giao hàng trong khoảng thời gian nào đó khi đến mùa thu hoạch và với giá thoả thuận trước. Nếu đến khi giao hàng giá thị trường thực tế thấp hơn giá thoả thuận trong hợp đồng thì người nông dân được hưởng lợi và nhà máy chịu thiệt. Trường hợp ngược lại thì nhà máy được lợi và người nông dân bị thiệt khi giá thị trường cao hơn giá thoả thuận trong hợp đồng tương lai. Trong thực tế ở Việt nam, trong trường hợp người nông dân bị thiệt so với hợp đồng thì vì tâm lý sản xuất nhỏ, tư hữu nên nhiều người đã phá hợp đồng và bán sản phẩm của mình ra ngoài để kiếm lời. Đây là một trong những vấn đề làm đau đầu của các nhà máy chế biến rau quả ở nước ta hiện nay.
Thị trường hợp đồng tương lai đã hoạt động trong hơn cả thế kỷ để giao dịch các sản phẩm nông nghiệp và các loại hàng hoá khác và sau đó thị trường này đã mở rộng quy mô của chúng để giao dịch các hợp đồng về tài sản tài chính (như tiền tệ hoặc trái phiếu). Sau đó, vào những năm 80, chúng đã xuất hiện giao dịch các hợp đồng tương lai đối với các chỉ số của thị trường cổ phiếu, trái phiếu. Hợp đồng tương lai đối với loại chỉ số cổ phiếu phổ biến nhất chính là loại chỉ số S&P 500. Hợp đồng này giao dịch trên Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME) và một mình nó chiếm lĩnh trên ba phần tư các giao dịch về hợp đồng tương lai các chỉ số.
Tương tự như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá xác định. Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường được giao dịch tại các sở giao dịch. Để tạo điều kiện cho giao dịch, sở giao dịch quy định chuẩn hoá những thời điểm tương lai cho hợp đồng. Vì hai bên đối tác giao dịch không nhất thiết phải biết nhau, nên các sở giao dịch cung cấp một cơ chế đảm bảo rằng hợp đồng sẽ được tôn trọng thực hiện.
Khác với quyền chọn về chỉ số cổ phiếu, hợp đồng tương lai về loại này quy định một nghĩa vụ (không chỉ là quyền chọn nữa) giao hoặc nhận một số tiền mặt tương đương với một danh mục cổ phiếu. Trong khi các quyền chọn chỉ số cổ phiếu chỉ cho người nắm giữ nó biết khả năng thua lỗ đối với việc mua hay bán các quyền chọn thì hợp đồng tương lai về chỉ số cổ phiếu lại chứa đựng rủi ro không giới hạn. Vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng giao dịch các quyền chọn (khi mà rủi ro và doanh thu ít hơn), trong khi đó các nhà đầu tư có tổ chức lại có xu hướng giao dịch các hợp đồng tương lai. Khác với các hợp đồng hàng hoá khác, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu không được thanh toán dưới dạng vật chất, nhưng lại thanh toán bằng tiền mặt. Vì vậy, các bên đối tác chỉ cần thực hiện đặt một khoản tiền tính theo giá trị tương lai của chỉ số đó vào ngày đáo hạn.
Tại Mỹ, các sở giao dịch lớn nhất có giao dịch hợp đồng tương lai là Chicago Board of Trade (CBOT) và Sở giao dịch hàng hoá Chicago (CME). Tại
những địa điểm này và trên các sở giao dịch khác, có rất nhiều hàng hoá và tài sản tài chính được dùng làm tài sản cơ sở trong các hợp đồng tương lai. Hàng hoá này bao gồm: dạ dày lợn, súc vật, gỗ xẻ, đường, len, đồng, nhôm, vàng, thiếc… Các tài sản tài chính bao gồm cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, tiền tệ và trái phiếu chính phủ các loại.
Có một điểm khác của hợp đồng tương lai với hợp đồng kỳ hạn, đó là ngày giao hàng chính xác thường không quy định cụ thể. Hợp đồng được xác
định bởi tháng giao hàng và sở giao dịch quy định khoảng thời gian trong tháng cần phải thực hiện giao hàng. Đối với hàng hoá, thời kỳ giao hàng thường là cả tháng. Người nắm giữ “vị thế bán” có quyền lựa chọn thời gian giao hàng trong khoảng thời gian quy định. Thông thường, hợp đồng có thời gian giao hàng vài tháng được giao dịch vào bất kỳ thời điểm nào. Sở giao dịch sẽ quy định lượng tài sản phải giao cho mỗi hợp đồng và giá tương lai được báo như thế nào. Trong trường hợp hàng hoá, sở giao dịch cũng sẽ quy định tiêu chuẩn sản phẩm và vị trí giao hàng.
VÝ dô 4 :Hợp đồng tương lai lúa mỳ thường được giao dịch tại Chicago Board of Trade (CBOT). Quy mô hợp đồng thường là 5000 tấn. Giả sử hợp đồng cho 4 tháng giao hàng là tháng 3, 5, 7 và 11, có kỳ hạn đến 18 tháng trong tương lai. Sở giao dịch quy định chỉ tiêu về chất lượng lúa mỳ sẽ phải giao và địa điểm thực hiện giao hàng. Trong thời gian quy định trong hợp đồng hai bên buộc phải thực hiện hợp đồng. Nếu một trong hai bên không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng mà không có chấp thuận của bên kia thì sẽ bị phạt theo điều khoản phụ trong hợp đồng. Sở giao dịch là đơn vị hoà giải tranh chấp hợp đồng và nếu hoà giải không thành sẽ chuyển lên toà án kinh tế để giải quyết theo pháp luật. Tuy nhiên hai bên ký hợp đồng có thể thoả thuận thay đổi các điều khoản trong hợp đồng, thậm chí huỷ, bỏ hợp đồng.
“Giá tương lai” được thông báo thường xuyên trên ấn phẩm tài chính. Giả sử vào ngày 1/9, Giá tương lai cho tháng 12 về vàng được thông báo là 320$ / ouce ( giá này không tính hoa hồng). Tại mức giá này các nhà giao dịch đồng ý mua hoặc bán vàng và giao hàng tháng 12. Mức giá thỏa thuận này được xác
định trên sàn của Sở giao dịch theo luật cung cầu trên thị trường. Nếu nhiều người giao dịch muốn có “vị thế mua” hơn là “vị thế bán”, giá sẽ tăng, nếu trường hợp ngược lại, giá sẽ giảm.
Chúng ta hãy tổng kết sự khác nhau của hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng tương lai trong biểu sau:
Biểu 1.3 - Sự giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai
Hợp đồng tương lai | Hợp đồng kỳ hạn | |
1. Việc thế chấp (ký quỹ) | Cã | Không |
2. Rủi ro giao hàng | Không | Cã |
3. Rủi ro thanh toán | Không | Cã |
Điều chỉnh hàng ngày | Không | |
5. Giao dịch trên thị trường | Giao dịch sôi động trên thị trường chứng khoán | Hạn chế |
6. Các điều khoản hợp đồng | Đã tiêu chuẩn hoá | Thực hiện theo quy ước của hai bên đối tác |
7. Việc giao hàng | Thường không phải giao hàng (thanh toán theo kết quả chênh lệch lỗ hoặc lãi) | Thường là phải giao hàng |
8. Thời điểm giao hàng | Thường quy định trong một hoặc một số khoảng thời gian | Thường có thời điểm cụ thể |
9. Quy mô thị trường | Rộng lớn, đại chúng và người mua, người bán không biết nhau | Nhỏ bé, cá nhân và người tham gia hiểu biết lẫn nhau. |