TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------------***--------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NHỮNG TÌNH HUỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Những tình huống bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam - 2
- So Sánh Giữa Bán Hàng Truyền Thống Và Bán Hàng Đa Cấp
- Sự Khác Biệt Giữa Bán Hàng Đa Cấp Chân Chính Và Bất Chính
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Sinh viên thực hiện : Lê Hoàng Vũ Lớp : Anh 8
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thu Hường
Hà Nội, tháng 05 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN
HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH 4
1. Nghiên cứu về bán hàng đa cấp 4
1.1. Khái niệm về bán hàng đa cấp 4
1.2. Lịch sử quá trình hình thành và đôi nét về bán hàng đa cấp 6
1.3. Đặc điểm của bán hàng đa cấp 10
1.3.1. Nguyên lý phát triển của hệ thống bán hàng đa cấp 10
1.3.2. So sánh giữa bán hàng truyền thống và bán hàng đa cấp 13
1.3.3. Ưu điểm của hình thức bán hàng đa cấp 18
1.3.4. Những bất cập của kinh doanh đa cấp 21
2. Bán hàng đa cấp bất chính 22
2.1. Sự khác biệt giữa bán hàng đa cấp chân chính và bất chính 22
2.2. Nhận diện bán hàng đa cấp bất chính 27
CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐA CẤP VÀ CÁC TÌNH HUỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM 30
1. Môi trường bán hàng đa cấp tại Việt Nam 30
1.1. Sự du nhập của bán hàng đa cấp vào Việt Nam 30
1.2. Tiềm năng phát triển của kinh doanh theo mạng tại Việt Nam 32
1.3. Các quy định của pháp luật về kinh doanh đa cấp tại Việt Nam 34
1.4. Thực trạng tình hình bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam 37
2. Các tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam 41
2.1. Hoạt động bán hàng đa cấp bất chính tại công ty Sao Việt - SAVICOM .42 2.1.1. Khái quát về công ty Sao Việt 42
2.1.2. Cách thức bán hàng bất chính của công ty Sao Việt 43
2.2. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony 46
2.2.1. Khái quát về quỹ đầu tư Colony 46
2.2.2. Hành vi kinh doanh đa cấp bất chính của quỹ đầu tư Colony 47
2.3. Hoạt động kinh doanh đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi 51
2.3.1. Khái quát về công ty Sinh Lợi 51
2.3.2. Cách thức bán hàng đa cấp bất chính của công ty Sinh Lợi. 52
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG BÁN
HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH TẠI VIỆT NAM 60
1. Xu hướng phát triển của hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam 60
2. Bài học rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam 63
2.1. Nguyên nhân của tình trạng bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam 63
2.2. Kinh nghiệm rút ra từ những tình huống bán hàng đa cấp bất chính đã
xuất hiện tại Việt Nam 68
2.2.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 68
2.2. Đối với người tiêu dùng và người lao động trong xã hội 70
3. Các giải pháp ngăn chặn và phòng chống bán hàng đa cấp bất chính 71
3.1. Đối với doanh nghiệp 72
3.2. Đối với người tham gia 75
3.3. Từ phía chính phủ 77
3.4. Từ phía xã hội 81
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian khoảng 10 năm trở lại đây, có một hình thức phân phối mới trong kinh doanh du nhập vào Việt Nam được gọi dưới nhiều cái tên như: bán hàng đa cấp, kinh doanh theo mạng, kinh doanh đa cấp… được dịch từ nghĩa của cụm từ Multi Level Marketing.
Hiện nay, hình thức kinh doanh này mặc dù được du nhập cũng khá lâu nhưng vẫn là 1 đề tài mang tính nóng hổi, gây nhiều tranh cãi trong cả nước. Lợi dụng sự hiểu biết còn hạn chế của người dân đã có một số cá nhân và tổ chức cố tình làm sai lệch hình thức kinh doanh này để thu lợi bất chính. Bằng cách xây dựng những mô hình ảo, quang bá sai sự thật, thu hút người vào mạng lưới lừa đảo chúng đã phần nào tạo nên sự bất ổn định trong 1 số bộ phận dân cư. Đã có rất nhiều bài viết, phóng sự về những trường hợp lừa đảo nhưng vẫn còn có rất nhiều người bị lôi kéo vào các mạng lưới bất chính này. Từ những người thành đạt cho đến các sinh viên còn đang ngồi trên ghế của giảng đường đại học.
Trong thực trạng các bài nghiên cứu chính thức về mô hình kinh doanh này còn hạn chế. Chỉ có một vài bộ sách về kinh doanh theo mạng được các nhà xuất bản đưa ra nhưng phần lớn cũng chỉ là các kinh nghiệm cá nhân của những thành viên xuất sắc trong hình thức này tại nước ngoài. Những trang Website chính thức về kinh doanh đa cấp cũng không có nhiều. Các văn bản pháp luật do nhà nước đưa ra không theo kịp với sự biến đổi liên tục của hình thức kinh doanh này thì việc cần thiết phải có những tài liệu chuẩn mực trở nên cấp thiết. Chính vì vậy, với mong muốn được tìm hiểu kỹ hơn hình thức kinh doanh đa cấp, em quyết định lựa chọn đề tài: “Những tình huống bán hàng đa cấp bất
chính tại Việt Nam” , nhằm đi sâu vào nghiên cứu những công ty bán hàng đa cấp bất chính nhằm làm rõ sự sai phạm, tạo cơ sở tốt để đối chiếu so sánh, tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề còn đang mới mẻ này.
2. Mục đích nghiên cứu.
Với tính cấp thiết và các mục tiêu đã đề ra, em thực hiện Khoá luận nhằm thể hiện rõ phần nào tính đúng đắn của mô hình kinh doanh đa cấp và đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế sự nhầm lẫn của các cá nhân và các tổ chức bị lợi dụng trong mô hình kinh doanh này. Mong muốn mọi người, đặc biệt là các sinh viên có cái nhìn khách quan và chính xác hơn về bán hàng đa cấp. Em đi sâu tìm hiểu về hoạt động của những công ty bất chính, tập trung làm rõ những thủ đoạn lừa đảo và những sai phạm của họ, tạo cơ sở để có thể phân biệt được những công ty bán hàng đa cấp chân chính với những công ty sử dụng mô hình “hình tháp ảo”. Cùng với nó là một số ý tưởng mà em hi vọng có thể được áp dụng cho các công ty kinh doanh theo mạng tại Việt Nam..
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số công ty đang kinh doanh theo hình thức kinh doanh theo mạng tại Việt Nam, những công ty, tổ chức thực hiện bán hàng đa cấp bất chính, một số cá nhân đã và đang tham gia vào hình thức này.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Xuất xứ của mô hình kinh doanh.
+ Một số mô hình kinh doanh chính thức tại nước ngoài.
+ Một số cá nhân nước ngoài thành công với hình thức kinh doanh này.
+ Một số công ty kinh doanh đa cấp tại Việt Nam và những công ty thực hiện kinh doanh đa cấp bất chính.
+ Một số người đang tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp tại Việt
Nam.
- Thời gian nghiên cứu: từ khi phương thức bán hàng đa cấp xuất hiện ở Việt Nam ( năm 2000) cho đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp chung: phân tích, đánh giá, tổng hợp, phương pháp đối chiếu, so sánh.
+ Phương pháp thực hiện: nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước, trao đổi trên những diễn đàn trực tuyến về bán hàng đa cấp tại Việt Nam.
5. Kết cấu của đề tài.
Ngoài 2 phần Mở đầu và Kết luận, Khóa luận bao gồm những nội dung cơ bản được phân làm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan về bán hàng đa cấp và bán hàng đa cấp bất chính.
Chương II: Môi trường kinh doanh đa cấp và những tình huống bán hàng đa cấp bất chính tại Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm hạn chế kinh doanh đa cấp bất chính tại Việt Nam.
Do điều kiện tiếp xúc với thực tế chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế, đồng thời đây cũng là một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, nên Khóa luận không tránh khỏi những sự thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để đề tài được hoàn thiện.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện để tác giả thực hiện Khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm ơn ThS. Lê Thị Thu Hường đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thiện Khóa luận này.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP VÀ BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH
1. Nghiên cứu về bán hàng đa cấp
1.1. Khái niệm về bán hàng đa cấp
“Bán hàng đa cấp” là khái niệm xuất phát từ nghĩa của cụm từ “Multi Level Marketing” (MLM), tại Việt nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau như “Kinh doanh theo mạng (Network Marketing)”, “Kinh doanh đa cấp”, “Bán hàng đa cấp” “Tiếp thị đa tầng”… dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.
Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty, hay còn gọi là những nhà phân phối. Họ là các doanh nhân kinh doanh độc lập, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng và như vậy, họ có khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, chỉ cho họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là tuyến dưới (downline).
Trong “Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp” do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp