Quy Định Của Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Có Liên Quan Tới Thương Mại Quốc Tế‌

- Trong trường hợp các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế không mang quốc tịch hoặc không có nơi cứ trú ở các nước thành viên của một điều ước quốc tế về thương mại trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì các quy định trong điều ước này vẫn điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên, nếu các bên thỏa thuận áp dụng các điều khoản của điều ước quốc tế đó.

Những hiệp định môi trường quốc tế có thể được phân thành 3 nhóm chính:

- Các hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ môi trường toàn cầu, ví dụ như Công ước Viên bảo vệ tầng ô dôn và Nghị định thư Montreal về các chất huỷ hoại tầng ô dôn thực hiện Công ước trên và Hiệp định về thay đổi môi trường.

- Các hiệp định bảo vệ các chủng loại bị đe doạ, các loài chim di trú, và các loại cá và động vật biển. Ví dụ: Hiệp định về thương mại quốc tế đối với những loài có nguy cơ bị diệt chủng (CITES) và Công ước quốc tế quy định về săn bắt cá voi. Trong số các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về cách thức bắt và giết các loại động vật hoang dã và cá.

- Các hiệp định về quản lý việc sản xuất và thương mại các sản phẩm và các chất nguy hiểm. Ví dụ là Hiệp định Basel về Quản lý di chuyển và thải các chất thải nguy hiểm xuyên biên giới, Hướng dẫn Luân Đôn về việc trao đổi thông tin về các chất hoá học trong thương mại quốc tế.

Cho đến thời điểm hiện nay đã có trên 140 hiệp định quốc tế về môi trường và các công cụ quốc tế về lĩnh vực môi trường, trong số đó có khoảng 20 hiệp định có các quy định liên quan đến thương mại quốc tế.

1.3.2.1. Điều ước quốc tế đa phương

Có thể nói môi trường là một trong số những vấn đề mới của WTO, mặc dù trong lời nói đầu của Hiệp định thành lập WTO có đề cập đến việc “sử dụng tối ưu các nguồn lực của thế giới phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường và bảo tồn môi trường...” [35] nhưng trong các Hiệp định của WTO không có điều khoản cụ thể nào nói lên mối quan hệ giữa thương mại và môi trường. Vấn đề môi trường trong WTO được đề cập gián tiếp tại một số hiệp định sau:

a. Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) Điều 20 và Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) Điều 14: những chính sách nhằm bảo vệ sức khỏe con người, động – thực vật thì được miễn không phải tuân theo các quy định của Hiệp định này.

b. Hiệp định TBT, Hiệp định SPS: công nhận các nước được đề ra các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ môi trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

c. Hiệp định nông nghiệp: các chương trình môi trường không phải cắt giảm trợ cấp.

d. Hiệp định SCM cho phép trợ cấp đến 20% để các xí nghiệp có thể đáp ứng tiêu chuẩn môi trường mới.

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 4

e. Hiệp định TRIPS: có thể từ chối cấp bằng sáng chế đe dọa đến đời sống, sức khỏe con người, động - thực vật hoặc phá hoại môi trường.

Xu hướng trong các quy định của WTO là gắn vấn đề bảo vệ môi trường với các hoạt động kinh tế trong nước và thương mại quốc tế. Chính vì vậy, mặc dù các hiệp định của WTO không có quy định cụ thể về hoạt động bảo vệ môi trường, chưa có quy định trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quá trình bảo vệ môi trường nhưng các quy định của WTO đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng các tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp với các điều kiện, nhu cầu phát triển.

Ngoài ra còn một số điều ước quốc tế như: Công ước quốc tế về bảo vệ thực vật (International Plant Protection Convention) trong lĩnh vực sức khoẻ thực vật,...

Là thành viên của điều ước quốc tế, Việt Nam và các nước thành viên có nghĩa vụ thực hiện các điều khoản, nội dung của công ước. Việc gia nhập các công ước này là tiền đề quan trọng cho việc hội nhập của pháp luật Việt Nam với những tiêu chuẩn và quy phạm của pháp luật quốc tế.

1.3.2.2. Điều ước quốc tế song phương

Các điều ước quốc tế song phương tạo nền tảng pháp lý cho các quan hệ liên quan đến việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế của hai chủ thể luật quốc tế với nhau. Cũng như vậy, ở Việt Nam, các hiệp định nước ta tham gia ký kết đều ghi nhận nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia để tạo điều kiện

cho doanh nghiệp, công dân của các bên phát triển quan hệ kinh tế thương mại, đi đôi với bảo vệ môi trường:

Việt Nam - Thái Lan

Năm 2004, Bản ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thuỷ sản nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Hợp tác Vương Quốc Thái Lan hợp tác áp dụng biện pháp về vệ sinh và an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật.

Năm 2006, Thoả thuận về hợp tác kỹ thuật về bệnh động vật và kiểm soát an toàn về vệ sinh thuỷ sản giữa Bộ Thuỷ sản Hoàng Gia Thái Lan và Cục quản lý chất lượng và thú y thuỷ sản - Bộ Thuỷ sản nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Việt Nam – Trung Hoa

Năm 2007, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch đối với khỉ xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Tổng Cục giám sát chất lượng, Kiểm nghiệm và Kiểm dịch nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa.

Năm 2008, Hợp tác thỏa thuận về quản lý an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Thuỷ sản nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Cục giám sát, kiểm tra và quản lý chất lượng Trung Hoa.

Năm 2008, Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Chính Phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực thú y và kiểm dịch thực vật.

Việt Nam – Hoa Kỳ

Năm 2008, Bản ghi nhớ giữa Bộ Y tế Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Bộ Y tế và Phúc lợi con người Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm y tế.

Bản ghi nhớ giữa cơ quan kiểm dịch động vật và bảo vệ thực vật Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và Cục Thú y, cục Bảo vệ Thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về hợp tác trong động vật và bảo vệ thực vật.

Việt Nam – Bê La Rút: Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa đo lường và đánh giá sự phù hợp giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Ủy Ban nhà nước về tiêu chuẩn hóa Bê La Rút.

Việt Nam – Liên Bang Nga: Hiệp định giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ủy ban Nhà nước Liên Bang Nga về tiêu chuẩn hóa đo lường về thừa nhận lẫn nhau các kết quả của hoạt động chứng nhận và thử nghiệm.

1.3.3. Tập quán quốc tế

Cùng với pháp luật của quốc gia và điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế với tư cách là nguồn luật. Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rò ràng, được áp dụng liên tục và được các chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế chấp nhận một cách phổ biến. Như vậy, không phải bất cứ tập quán thương mại nào cũng có thể được coi là nguồn luật thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ được coi là nguồn của luật thương mại quốc tế khi nó thỏa mãn các điều kiện pháp lý nhất định.

Cơ sở pháp lý để xác định tập quán thương mại quốc tế là nguồn của luật thương mại quốc tế:

- Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời và phải được áp dụng liên tục;

- Tập quán thương mại phải có nội dung cụ thể rò ràng;

- Tập quán thương mại phải là thói quen duy nhất trong giao dịch thương mại quốc tế;

- Tập quán thương mại phải được đa số các chủ thể trong thương mại quốc tế biết và chấp nhận.

Về giá trị pháp lý, tập quán thương mại quốc tế không giống với luật quốc gia và điều ước quốc tế về thương mại quốc tế. Tập quán thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý trong thương mại quốc tế ở các trường hợp sau: tập quán thương mại được các bên thỏa thuận áp dụng ghi trong hợp đồng; tập quán thương mại được các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng; tập quán thương mại quốc tế được luật

trong nước quy định áp dụng; cơ quan xét xử cho rằng các bên chủ thể đã mặc nhiên áp dụng tập quán thương mại quốc tế trong giao dịch thương mại của họ.[10]

Bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế được đề cập gián tiếp trong các tập quán thương mại quốc tế khác nhau ví dụ như: Các tập quán quốc tế về luật biển. Điều kiện thương mại quốc tế Incoterms, trong các hợp đồng mua bán, việc sử dụng Incoterms làm nguồn tham chiếu cơ bản là điều rất cần thiết. Incoterms không đề cập tới giá hàng, quy cách phẩm chất bao bì, đóng gói; phương thức thanh toán; khi nào quyền sở hữu chuyển từ người bán sang người mua; nguồn luật áp dụng, cơ chế giải quyết tranh chấp; hậu quả của việc vi phạm hợp đồng mà chỉ phân chia rủi ro giữa hai bên trong vấn đề giao hàng. Incoterms không phải là văn bản luật mà chỉ là những khuyến nghị dưới dạng tập quán thương mại phổ biến trên toàn thế giới, chỉ có giá trị khi các bên tự nguyện áp dụng và ghi rò trong hợp đồng.

Quan điểm của Việt Nam về tập quán quốc tế nhìn chung đều thống nhất việc áp dụng tập quán theo nguyên tắc: “Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì có thể áp dụng tập quán... tập quán... không được trái với những nguyên tắc, quy định trong Bộ luật này.” [23]

Việc áp dụng tập quán quốc tế được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật thương mại 2005 về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế: “Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” [26]

1.3.4. Án lệ


Án lệ được hiểu là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật do tòa án hoặc cơ quan trọng tài ban hành. Ở các nước phát triển và các nước thuộc hệ

thống Common law, án lệ có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về kinh tế, thương mại.

Một số ví dụ về các trường hợp áp dụng án lệ trong quá trình giải quyết tranh chấp về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế:

Ví dụ: Án lệ WTO Vụ Nhật Bản – Các sản phẩm nông nghiệp, một biện pháp SPS tạm thời phải đáp ứng các yêu cầu: được áp dụng trong các trường hợp mà “các thông tin khoa học liên quan chưa đầy đủ”; phải được xây dựng “trên cơ sở các thông tin đáng tin cậy sẵn có”; nước áp dụng phải nỗ lực “tìm kiếm các thông tin bổ sung cần thiết để có đánh giá rủi ro khách quan hơn”; Phải được xem xét lại “sau một khoảng thời gian hợp lý”.

Án lệ WTO Vụ “Úc – Cá hồi”, một biện pháp SPS sẽ bị xem là “hạn chế thương mại” trên mức cần thiết nếu tồn tại một biện pháp SPS khác đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: có thể áp dụng được (có thể tính đến tính khả thi về kỹ thuật, kinh tế); cho phép đạt được mục tiêu bảo vệ về vệ sinh dịch tễ ở mức độ phù hợp; rò ràng là ít hạn chế thương mại hơn biện pháp SPS đang được xem xét.

Cho đến nay, pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương mại Việt Nam nói riêng cũng chỉ mới thừa nhận nguồn của luật bao gồm: các văn bản pháp luật do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam ban hành, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các tập quán quốc tế được Việt Nam thừa nhận. Án lệ chưa được coi là nguồn luật nói chung cũng như nguồn của luật thương mại nói riêng.

Tóm lại: Nghiên cứu những vấn đề lý luận của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường giúp luận văn có cái nhìn sâu hơn, tổng thể hơn về quá trình bảo vệ môi trường, làm cơ sở lý luận cho công tác nghiên cứu các quy định thực tế của WTO, quy định của một số điều ước quốc tế đa phương và pháp luật một số nước trên thế giới về bảo vệ môi trường ở Chương 2.

Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN TỚI THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ‌

2.1. Quy định của WTO liên quan đến bảo vệ môi trường

Kết thúc vòng đàm phán Urugoay, đến năm 1995, Ủy ban Thương mại và Môi trường (CTE) của WTO, một cơ quan chuyên trách về các vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường đã được thành lập. CTE bao gồm các thành viên của WTO và một số quan sát viên từ các tổ chức liên chính phủ. CTE ra đời với chức năng thống nhất mối quan hệ giữa thương mại và môi trường để thúc đẩy sự phát triển bền vững, đồng thời đưa ra các đề xuất thích hợp sửa đổi một số điều khoản của hệ thống thương mại đa phương, nhằm đạt được sự hài hòa giữa thương mại và môi trường. Chức năng của CTE được quy định trong Hiệp định Marrakesh, đó là “xác định các mối liên hệ giữa thương mại và môi trường nhằm thúc đẩy phát triển bền vững”.

Tuy nhiên, các thành viên WTO cũng nhận thức được rằng, WTO không phải là tổ chức bảo vệ môi trường. Nó chỉ có khả năng về chính sách phối hợp giữa lĩnh vực thương mại và môi trường được giới hạn bởi các chính sách thương mại và những khía cạnh của thương mại liên quan đến những chính sách về môi trường, có ảnh hưởng quan trọng đối với thương mại, nhất là thương mại quốc tế.

Để giải quyết những mối liên quan giữa thương mại và môi trường, thành viên của WTO chỉ hoạt động dựa trên những quy định của WTO về việc giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, họ tin tưởng rằng các chính sách về thương mại và môi trường có thể bổ sung cho nhau. Bảo vệ môi trường góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên dựa vào sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, mở rộng tự do thương mại dẫn đến tăng trưởng kinh tế, góp phần đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Để đi đến nhận thức này, vai trò của WTO là tiếp tục mở rộng tự do thương mại, đồng thời đảm bảo rằng các chính sách môi trường không cản trở thương mại và các điều luật thương mại cũng không thể đại diện chính thức để bảo vệ môi trường theo mối quan tâm của một nước.

Vấn đề môi trường chiếm vị trí khá quan trọng trong các quy định của GATT/WTO. Điều này thể hiện khá rò ngay trong lời nói đầu của Hiệp định Marrakesh: “… mở rộng sản xuất, thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khi đó vẫn đảm bảo việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường và nâng cao các biện pháp để thực hiện điều đó…”. [34]

Trong hệ thống các văn kiện, thỏa thuận, hiệp định của GATT/WTO, có một số quy định liên quan trực tiếp tới vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế. Trong số đó, đáng kể nhất là các Điều 1 và Điều 3 của GATT về việc không phân biệt đối xử, cũng như các mục của Điều 20 về ngoại lệ chung. Ngoài ra vấn đề môi trường được nêu trong các hiệp định khác, ví dụ như: Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng; Hiệp định nông nghiệp; Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT); Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS); … Các điều khoản WTO liên quan đến vấn đề thương mại và bảo vệ môi trường được trình cụ thể hơn ở dưới đây:

2.1.1. Hiệp định về tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm (TBT)


Trong thương mại quốc tế, các “rào cản kỹ thuật đối với thương mại” là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật – biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “rào cản kỹ thuật đối với thương mại”. Ví dụ: Tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng đối với máy giặt, nó cũng chứa đựng các tiêu chuẩn về môi trường, sức khỏe, lao động mà một sản phẩm cần phải

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 27/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí