sách cấm buôn bán động thực vật quý hiếm tác động làm cho việc khai thác, buôn bán động thực vật quý hiếm giảm, từ đó tác dụng đến bảo vệ môi trường; chính sách cho phép xuất khẩu than tác động làm cho các hoạt động khai thác than diễn ra nhiều hơn, từ đó gây nguy cơ suy thoái tài nguyên.
1.2.1. Tác động của luật thương mại quốc tế tới bảo vệ môi trường
1.2.1.1. Tác động tích cực
Luật thương mại quốc tế tạo thuận lợi cho hàng hóa thân thiện với môi trường tiếp cận thị trường: Quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu đang thúc ép các quốc gia hạn chế và tiến tới loại bỏ các rào cản thương mại để hàng hóa và dịch vụ được di chuyển dễ dàng giữa các quốc gia, tạo nên sự tăng trưởng thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ thì các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề môi trường toàn cầu đang có nguy cơ ngày càng gia tăng, nhu cầu người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường ở các nước ngày càng trở nên phổ biến và bắt buộc. Trước tình hình đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường) dễ được chấp nhận hơn so với các sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu nói trên. Thực tế cho thấy công ty áp dụng các biện pháp quản lý môi trường tốt như ISO 14000, HACCP... dễ được khách hàng tiếp nhận hơn, uy tín cao hơn.
Luật thương mại quốc tế tạo khả năng cạnh tranh cao cho các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường: Mặc dù việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định về môi trường trong nhiều trường hợp làm tăng chi phí sản xuất, do vậy trong ngắn hạn có thể ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hãng. Tuy nhiên, những công ty cũng như sản phẩm của họ có chứng nhận môi trường như chứng chỉ ISO 14000, nhãn sinh thái có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô sản xuất, dễ tiếp cận các thị trường khó tính.
Trong tương lai, sẽ đến một thời kỳ mà nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường là thực sự khách quan, việc có chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường như ISO 14000 chẳng hạn sẽ là
một lợi thế đáng kể trong đấu thầu quốc tế và quốc gia, tạo uy tín và vị thế của công ty trên thị trường quốc tế, tăng khả năng thâm nhập thị trường.
Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường sẽ đưa đến cơ hội để cải thiện đáng kể tình trạng quản lý chung của doanh nghiệp, nâng cao hình ảnh, uy tín, mối thiện cảm của các nhà chức trách và người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của doanh nghiệp.
Pháp luật thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo vệ mội trường được hưởng các chính sách ưu đãi: Ở phạm vi quốc gia, các doanh nghiệp áp dụng những biện pháp bảo vệ môi trường thường được ưu đãi về lãi suất trong vay vốn ngân hàng, mở rộng hoạt động, được các cổ đông quan tâm. Chính phủ nhiều nước cũng đã có nhiều chính sách và biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp có chiến lược về môi trường rò rệt. Ở bình diện quốc tế việc thực thi các hiệp định, công ước quốc tế về môi trường cũng như các tiêu chuẩn môi trường cũng được các tổ chức tài chính quốc tế ưu đãi về tài chính. Những dự án về môi trường thường nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính như IMF, WB. Chẳng hạn như với việc cam kết thực hiện hiệp định Montreal, nhiều quốc gia đang phát triển đã nhận được những ưu đãi về tài chính thông qua các quỹ đa phương được xây dựng để giúp các quốc gia đang phát triển loại bỏ việc sử dụng ODS.
Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng, nhu cầu về các loại hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo. Do vậy nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi trường. Những công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát triển tại những nước có luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và thương mại là con đường tốt nhất để truyền bá các công nghệ đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 1
- Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 2
- Quy Định Của Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Có Liên Quan Tới Thương Mại Quốc Tế
- Hiệp Định Về Các Biện Pháp Kiểm Dịch Động Thực Vật (Sps)
- Hiệp Định Về Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Liên Quan Đến Thương Mại (Trips)
Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.
1.2.1.2. Tác động tích tiêu cực
Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường tạo rào cản trong thương mại quốc tế: Việc sử dụng ngày càng rộng rãi các tiêu chuẩn và quy định môi trường trong thương mại quốc tế nhằm khuyến khích những sản phẩm thân thiện với môi trường có thể tạo nên rào cản thương mại phi thuế quan trong tương lai. Việc bảo hộ mậu dịch thông qua các hàng rào phi thuế quan đang được
nhiều quốc gia áp dụng khi các rào cản về thuế quan buộc phải loại bỏ. Xu thế dùng các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường hoặc nhãn môi trường như một trong những rào cản thương mại phi thuế quan là hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai khi các khu mậu dịch tự do được thiết lập và mở rộng ở nhiều khu vực trên thế giới. Vì vậy, việc vượt qua rào cản này có thể là một thách thức lớn lao đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nhiều năm tới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, nơi đang còn thiếu nhiều điều kiện để đáp ứng yêu cầu các nhà nhập khẩu.
Các quy định thương mại quốc tế về bảo vệ môi trường có thể là thách thức đối với các nước đang phát triển:
Thứ nhất, các công ty của các nước đang phát triển không có hệ thống quản lý tại chỗ, do đó họ có thể gặp phải những khó khăn đáng kể trong việc áp dụng các hệ thống quản lý phức tạp hơn.
Thứ hai, trong khi ở những nước phát triển thông tin về các quy định và luật pháp áp dụng có thể nhận được thông qua các kênh thông tin được sử dụng tốt, thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải đối mặt với các chi phí cao hơn trong việc thu thập thông tin đầy đủ về toàn bộ các quy định và pháp luật phải áp dụng.
Thứ ba, trong khi ở các nước phát triển việc phân tích và đánh giá môi trường được yêu cầu thường xuyên thì các công ty ở những nước đang phát triển có thể phải chịu chi phí đáng kể trong đánh giá tác động môi trường.
Các quy định, tiêu chuẩn về môi trường trong thương mại quốc tế tạo thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình sản xuất các sản phẩm dịch vụ thân thiện với môi trường.
Những khó khăn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt trong việc xây dựng và áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường:
Trước hết là thiếu các nguồn tài chính cần thiết, thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận các nguồn thông tin, khó có khả năng chịu được các chi phí có liên quan đến việc xây dựng và chứng nhận.
Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt được sự giảm bớt các chi phí cho việc đầu tư vào môi trường sinh lãi.
Thứ ba, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu cơ sở hạ tầng, khả năng vật chất sẵn có cho thiết bị môi trường bị giới hạn.
Thứ tư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đạt được đầu vào với giá cạnh tranh.
Thứ năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó đảm bảo rằng nguyên liệu thô được sản xuất theo các chuẩn cứ môi trường.
Thứ sáu, chi phí thử nghiệm, giám định và kiểm định có thể là rất cao.
1.2.2. Tác động của việc bảo vệ môi trường tới luật thương mại quốc tế
1.2.2.1. Tác động tích cực
Bảo vệ môi trường làm thuận lợi hóa việc đàm phán quốc tế về các hiệp định thương mại và môi trường: Vấn đề môi trường ngày càng trở nên hết sức quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế, khu vực cũng như toàn cầu. Những vòng đàm phán gần đây trong WTO cũng như các tổ chức thương mại khu vực, các hiệp định thương mại song phương cho thấy các cuộc tranh luận xung quanh chủ đề thương mại và môi trường gắn liền với lợi ích của các quốc gia. Trong thực tế, việc xem xét tới yếu tố môi trường đã tăng cường vai trò của các tiêu chuẩn trong các cuộc đàm phán thương mại quốc tế gần đây. Việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong các cuộc đàm phán như vậy sẽ tạo thuận lợi cho việc đưa ra nghị quyết về các vấn đề liên quan đến thương mại và môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường có thể sử dụng như là một chỉ số của sự cam kết và mong muốn của đất nước đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường thông qua việc quản lý môi trường tốt hơn trong số các tổ chức doanh nghiệp của các nước này. Lợi thế của phương pháp tiếp cận này có sức thuyết phục cao và có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc gia thế kỷ 21.
Bảo vệ môi trường làm thuận lợi quá trình tự do hóa thương mại, từ đó tác động tới chính sách thương mại quốc tế: Vì các tiêu chuẩn và quy định môi trường là các tiêu chuẩn quốc tế được dựng theo nguyên tắc thỏa thuận nên các tài liệu này
sẽ phục vụ cho việc thống nhất quan điểm của các nước trong cách tiếp cận của họ đối với nhãn sinh thái, quản lý môi trường và đánh giá chu trình sống. Nhận thức và cách tiếp cận thống nhất này sẽ giúp gỡ bỏ nhanh hơn các hàng rào trong thương mại và như vậy nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thương mại tự do.
1.2.2.2. Tác động tiêu cực
Bảo vệ môi trường làm hạn chế khả năng cạnh tranh, gây ảnh hưởng tới quá trình xây dựng các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật trong thương mại quốc tế: Những cuộc tranh chấp thương mại liên quan đến các quy định và tiêu chuẩn môi trường gần đây cho thấy nhiều quốc gia sử dụng các biện pháp và chính sách môi trường để hạn chế nhập khẩu cũng như là một phương thức để tăng cạnh tranh xuất khẩu, tăng cường chỗ đứng trên thị trường, ngay cả khi chưa có áp lực gay gắt từ khách hàng nước ngoài. Như vậy, các biện pháp môi trường có thể được sử dụng một cách tiềm tàng như một công cụ marketing ở cả trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ các điều kiện để áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa của mình. Thực tế này là một thách thức lớn đối với các quốc gia đang phát triển cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc áp dụng các biện pháp môi trường có thể làm tăng đáng kể chi phí sản xuất, do vậy làm giảm khả năng cạnh tranh.
Bảo vệ môi trường, sự hài hòa với thiên nhiên là chứng chỉ của một nền kinh tế phát triển bền vững, tuy nhiên nó vô tình đẩy các quy định, tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế trở thành rào cản tới các hoạt động kinh tế, gây ảnh hưởng tới tự do hóa thương mại. Tự do hóa thương mại là một quá trình lâu dài, gắn chặt với quá trình đàm phán để cắt giảm các rào cản thương mại. Các nước, đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển, một mặt luôn đi đầu trong việc đòi hỏi phải mở cửa thị trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại, mặt khác lại luôn tìm kiếm các rào cản tinh vi và phức tạp hơn thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn môi trường, các biện pháp hành chính nhằm bảo hộ sản xuất trong nước của họ. Việc lạm dụng chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các nước phát triển gây nên trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu của các nước đang phát triển.
Mối quan hệ giữa luật thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường là mối quan hệ biện chứng tác động lẫn nhau. Các chính sách, quy định pháp luật thương mại quốc tế có những tác động tích cực và tiêu cực tới vấn đề bảo vệ môi trường và ngược lại môi trường cũng góp phần tạo nên những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế cũng như trong quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, quy định pháp luật thương mại quốc tế. [1]
1.3. Nguồn luật điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế
Nguồn của điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế là tổng thể các nguyên tắc và quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Nguồn này bao gồm: pháp luật trong nước, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, thực tiễn xét xử của tòa án và trọng tài thương mại quốc tế (Án lệ).
1.3.1. Pháp luật quốc gia
Hiện nay, pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản, chủ yếu điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Với tư cách là nguồn điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, luật quốc gia có thể được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc không được thể hiện dưới hình thức văn bản. Nguồn này được thể hiện dưới hình thức nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật nhất định.
Pháp luật quốc gia được áp dụng để điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế trong hai trường hợp, đó là: khi các bên chủ thể thỏa thuận áp dụng và khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật của quốc gia.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có rất nhiều văn bản pháp luật là nguồn điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế:
a. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992; là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật, Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã có những quy định mang tính nguyên tắc về bảo vệ môi trường.
b. Trong hệ thống các luật, pháp lệnh về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường có thể coi là đạo luật có vị trí trung tâm (luật chung) trong hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 gồm 136 điều được chia làm 15 chương quy định 14 nhóm vấn đề quan trọng.
c. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường còn có các đạo luật, pháp lệnh về bảo vệ các thành tố môi trường (còn gọi là các đạo luật, pháp lệnh về tài nguyên). Cụ thể, đó là các đạo luật, pháp lệnh như: Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Luật Đất đai năm 2003; Luật Thủy sản năm 2003; Luật Dầu khí năm 1993 (được sửa đổi, bổ sung năm 2000); Luật Tài nguyên nước năm 1998; Luật Khoáng sản năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung năm 2005) v.v.
d. Ngoài ra, quy định về nghĩa vụ bảo vệ môi trường hoặc nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân còn nằm rải rác trong nhiều đạo luật khác. Trong số đó phải kể đến: Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đấu thầu năm 2005, Luật Nhà ở năm 2005, Luật Thanh niên năm 2005; Bộ luật Hàng hải năm 2005; Luật Du lịch năm 2005; Luật Quốc phòng năm 2005; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Điện lực năm 2005; Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004; Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004; Luật Hợp tác xã năm 2003; Luật Xây dựng năm 2003; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Hải quan năm 2001; Luật Di sản văn hóa năm 2001; Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001; Luật Giao thông đường bộ năm 2001; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2000; Luật Hàng không dân dụng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 1995); Luật về tiêu chuẩn và kỹ thuật năm 2006; Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007; Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010…
Một số đạo luật, pháp lệnh còn quy định cụ thể việc xử lý vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Trong số đó, phải kể đến Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Hình sự năm 1999, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002…
Một số đạo luật, pháp lệnh có những nội dung quan trọng liên quan đến vấn đề tài chính trong bảo vệ môi trường cũng có thể kể đến là: Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003; Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Pháp lệnh Thuế tài nguyên, Pháp lệnh Phí và lệ phí…
Luật quốc gia của các nước khác, ví dụ:
Hoa Kỳ: Luật Liên bang về Thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm (Federal Food, Drug, cosmetic Act – FDCA); Luật về bao bì và nhãn hàng (Fair Packaging and Labeling Act – FPLA); Luật bảo vệ chất lượng Thực phẩm (FQPA) 1996, Các quy định về bao gói, nhãn mác; Luật thuế quan năm 1940; Luật an ninh nông nghiệp và phát triển nông thôn...
Nhật Bản: Luật Hải Quan; Luật bảo vệ động thực vật hoang dã; Luật về các chất độc hại; Luật vệ sinh thực phẩm; Luật kiểm dịch thực vật; Luật về các bệnh lây nhiễm qua động vật; Luật trách nhiệm sản phẩm, Luật khai thác thủy sản áp dụng cho các tàu nước ngoài; Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; Luật tái sử dụng bao bì, dụng cụ chứa; Luật phòng chống biểu thị thông tin không đúng; Luật đo lường; ...
1.3.2. Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế được coi là nguồn điều chỉnh việc bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế. Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia, do đó các điều ước có giá trị bắt buộc đối với các nước thành viên trên nguyên tắc tự nguyện thực hiện các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda). Đây là nguyên tắc được áp dụng trong công pháp quốc tế nhằm điều chỉnh hành vi của các quốc gia. Như vậy, khi các nước ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế về thương mại thì các quy phạm ghi nhận trong các điều ước quốc tế về thương mại này sẽ đương nhiên áp dụng để điều chỉnh hành vi các quốc gia trong hoạt động thương mại quốc tế.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các điều ước quốc tế được áp dụng dựa trên nguyên tắc sau:
- Điều ước quốc tế về thương mại quốc tế chỉ có giá trị pháp lý bắt bộc đối với các bên chủ thể trong giao dịch thương mại quốc tế nếu các bên chủ thể này có quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở các quốc gia là các nước thành viên của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp có sự quy định khác nhau giữa điều ước quốc tế và pháp luật trong nước là thành viên điều ước quốc tế đó thì quy định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.