Hình Thành Môi Trường Pháp Luật Cho Thương Mại Theo Chế Độ Đối Xử Tối Huệ Quốc Và Đối Xử Quốc Gia, Tăng Cường Tính Cạnh Tranh Và Cạnh Tranh

3.1.1.2. Hình thành môi trường pháp luật cho thương mại theo chế độ đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia, tăng cường tính cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng trong nông nghiệp

Trong những năm gần đây, hàng loạt bộ luật, pháp lệnh đã được ban hành hoặc bổ sung: Luật doanh nghiệp chung (2005), Luật đầu tư chung (2005), Pháp lệnh đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc trong thương mại quốc tế (2004), Pháp lệnh chống bán phá giá (2004), Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (2004), Bộ luật dân sự sửa đổi, Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu sửa đổi... Hệ thống các văn bản pháp luật về hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần tạo dựng môi trường pháp lý cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung, của nông nghiệp Việt Nam nói riêng.

Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh. Trong đó điển hình là Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư chung. Trong hai luật quan trọng này, vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần đều có những ưu đãi như nhau trong việc thành lập và đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, không phân biệt đối xử.

Luật cạnh tranh (2004) đã nêu rõ các hành vi sai phạm trong cạnh tranh, theo đó, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật và Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Đạo luật cũng quy định rõ những biện pháp xử lý nghiêm khắc với các hành vi vi phạm để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong thị trường.

3.1.1.3. Xây dựng tính đồng bộ, minh bạch của hệ thống pháp luật nông nghiệp

Hệ thống pháp luật trong nước đang hướng tới bảo đảm tính đồng bộ với sự ra đời của nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng nhấn mạnh yêu cầu minh bạch hóa nhằm

thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định lâu dài ở cấp độ quốc gia cũng như quốc tế. Hiện nay, các văn bản pháp luật và chính sách nông nghiệp của Việt Nam áp dụng cho thương mại hàng hóa, dịch vụ đầu tư và sở hữu trí tuệ đã được đăng tải trên công báo và có thể tiếp cận thông qua Internet.

3.1.1.4. Bảo đảm sự tương thích của pháp luật quốc gia đối với các quy phạm của Hiệp định Nông nghiệp và pháp luật liên quan

Về cơ bản, các quy định trong Hiệp định nông nghiệp bao gồm những nội dung chủ yếu là các chính sách tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước, và trợ cấp xuất khẩu. Việc ban hành mới sửa đổi và bổ sung hệ thống pháp luật hướng tới sự tương thích giữa hệ thống luật các quy định trong nước và WTO về những vấn đề nêu trên đã được thực hiện một cách khẩn trương, và bảo đảm những thủ tục quy trình xây dựng các văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành.

3.1.2. Thách thức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

3.1.2.1. Đưa ra những yêu cầu cao đối với cải cách hệ thống pháp luật nông nghiệp

Việc gia nhập WTO là một quá trình khó khăn nhất đối với hệ thống pháp luật của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam phải thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch, tính đồng bộ, tính công bằng và tính hợp lý. Các quy định pháp lý, các quyết định liên quan đến thương mại phải được công bố công khai để cho các doanh nghiệp biết trước khi chúng có hiệu lực. Mọi yêu cầu về thông tin, thắc mắc và bình luận trong lĩnh vực nông nghiệp đều cần phải được giải đáp. Luật pháp, chính sách liên quan đến nông nghiệp phải đảm bảo tính đồng bộ, công bằng. Đề tuân thủ yêu cầu này, các đạo luật, quy định liên quan cũng cần phải mang tính chất hợp lý, phù hợp. So với những chuẩn mực quốc tế, hệ thống luật pháp của Việt Nam còn nhiều yếu kém, nhiều quy định cần được tiếp tục xây dựng, ban hành. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp.

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 11

3.1.2.2. Thực hiện những quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ

Đây là một vấn đề quan trọng trong quản lý nông nghiệp, thường có những bất đồng về lợi ích giữa các nước đang phát triển và phát triển. Về lâu dài, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ sẽ khuyến khích sự sáng tạo ngay tại các nước đang phát triển như Việt Nam nhằm tạo ra các giống cây, con mới trong nông nghiệp. Tuy nhiên, TRIPS đang có những xu hướng bất lợi cho các nước đang phát triển và kém phát triển bởi vì hầu hết các phát minh sáng chế hiện nay chủ yếu bắt nguồn từ các nước phát triển. TRIPS bảo vệ quyền của người tạo ra phát minh sáng chế và quy định người sử dụng phát minh sáng chế phải trả tiền. Trong khi đó, các nước đang phát triển lại hầu như có rất ít các phát minh, sáng chế trong lĩnh vực này.

Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện TRIPS do nông dân và các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, các thành viên của WTO lại rất quan tâm đến vấn đề này và coi đây là nội dung quan trọng trong các cuộc đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam có giai đoạn quá độ thực hiện TRIPS dài hơn, nhưng quá trình thực hiện sẽ rất khó khăn. WTO có thể áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những sai lầm trong quá trình thực hiện, thậm chí đối với cả những nước không có khả năng về mặt thể chế để thực hiện những yêu cầu này của WTO.

Việt Nam hiện là nước đang phát triển ở trình độ thấp, việc áp dụng những quy định về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung và trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng gặp rất nhiều các khó khăn, thách thức. Trong thời gian tới cần phải xây dựng những cơ chế riêng biệt áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp để thực hiện TRIPS.

3.1.2.3. Khả năng thực thi các cam kết yếu

Để tham gia WTO, Nông nghiệp Việt Nam không những phải hoàn thiện khung luật pháp đáp ứng điều kiện của một nước thành viên mà còn

phải nghiêm túc thực hiện cam kết đó. Để đáp ứng các yêu cầu trên, Nhà nước đã đề ra Chương trình xây dựng luật pháp để gia nhập WTO với hai phần: luật phục vụ nghĩa vụ của các nước thành viên WTO (bắt buộc), như: Luật cạnh tranh; Luật thương mại; Luật đầu tư (không phân biệt đầu tư trong hay ngoài nước); Luật sở hữu trí tuệ; Luật bảo vệ giống cây trồng, vật nuôi… và luật về quyền của nước thành viên (không bắt buộc) như Pháp lệnh chống bán phá giá, Pháp lệnh chống trợ cấp… Nông nghiệp Việt Nam cam kết sẽ tuân thủ các cam kết của mình ngay sau khi gia nhập WTO cho dù các cam kết này có thể mâu thuẫn với pháp luật hiện hành. Tuy vậy, việc thực thi các cam kết là khó vì yêu cầu của các nước rất cao trong khi hệ thống pháp luật nông nghiệp của ta chưa hoàn chỉnh, nhiều quy định mới được thông qua, hoặc mới ban hành nhưng chưa được áp dụng trong thực tiễn.

Theo Hiệp định về các khía cạnh sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs) của WTO, các nước thành viên phải có hệ thống bảo vệ bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, nhãn mác hàng hóa… rất nghiêm ngặt. Thế nhưng, ở nước ta, việc sản xuất hàng giả, hàng nhái, ăn cắp bản quyền, mẫu mã… vẫn diễn ra tràn lan và chưa được giải quyết triệt để. Tình hình trên làm cho các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh bình đẳng và đúng luật trên thị trường thế giới.


3.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HỘ NÔNG SẢN


Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều động thái tích cực thông qua việc ban hành các chính sách thương mại và đầu tư thông thoáng và phù hợp hơn với các quy định quốc tế. Từ một nước chưa đủ lương thực tự cung cấp trong nước, đến nay, Việt Nam đã là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới về gạo, cà phê, đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu… Thông qua các thành tích xuất khẩu, có thể thấy nông nghiệp là một trong những lĩnh vực hội nhập tích cực và năng động nhất, cùng với việc tăng cường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trong nước cũng trở nên thông thoáng hơn.

3.2.1. Chính sách pháp luật thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản

Trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của nước ta có 6285 dòng thuế, với 19 mức từ 0%-100%. Thuế xuất thuế nhập khẩu bình quân của các nước nếu tính cả các dòng thuế 0% là 16%, nếu trừ dòng thuế 0% là 24%. Thuế phổ thông bằng 150% so với các mức ưu đãi [21].

Hàng nông sản có 836 dòng thuế nhập khẩu, chiếm 13,3% tổng số dòng thuế trong biểu thuế, với 12 mức thuế từ 0%-100%. Thuế xuất thuế nhập khẩu bình quân nếu tính cả các dòng thuế 0% là 24%, nếu trừ các dòng thuế 0% là 28% [21].

Loại thuế nhập khẩu 0%: Áp dụng cho toàn bộ nhóm hàng giống cây trồng, giống vật nuôi, các loại gia, lông động vật làm nguyên liệu cho công nghiệp thuộc da và may mặc, bông xơ. Những mặt hàng này chủ yếu là nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được rất ít.

Loại thuế nhập khẩu từ 1-10%: Động vật giống khác, trừ giống, phụ phẩm chăn nuôi (xương, nội tạng), ngô, lúa mỳ, mạch, yến, kê, ngũ cốc dạng vỡ mảnh…Nhóm này cũng chủ yếu là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trong nước không sản xuất hoặc nhu cầu trong nước ít [21]

Loại thuế nhập khẩu từ 15-30%: Các loại thịt tươi, thịt đông lạnh, sữa, rau tươi các loại, gạo, đường thô, gia vị.. đây là nhóm hàng trong nước sản xuất được, có lợi thế xuất khẩu và nhu cầu nhập không nhiều [21].

Loại thuế nhập khẩu 40-50%: Quả tươi các loại, dầu thực vật tinh thể, đường tinh luyện, sản phẩm chế biến. Đây là những ngành đem lại giá trị gia tăng cao, nhưng ngành công nghiệp chế biến của nước ta chưa phát triển đúng mức với yêu cầu sản xuất nông nghiệp, khả năng cạnh tranh chưa cao, đang được bảo hộ cao thể hiện qua thuế nhập khẩu [21].

Loại thuế nhập khẩu 80-100%: Rượu, bia, nước ngọt và thuốc lá. Sản xuất trong nước đủ đáp ứng nhu cầu, có lợi nhuận cao, hàng xa xỉ không khuyến khích nhập khẩu [21].

Quá trình xây dựng và điều hành pháp luật, chính sách thuế nhập khẩu, Việt Nam thường gặp những khó khăn sau:

Nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển, chính sách thuế và phi thuế luôn phải thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế. Chiến lược phát triển của từng ngành hàng chưa được xây dựng một cách rõ ràng hoặc liên tục bị điều chỉnh, Do vậy, việc xây dựng các cam kết quốc tế thường bị động, không mang tính dài hạn.

Trong ngành nông nghiệp, sản phẩm của các ngành hàng này là đầu vào của các ngành hàng kia, bảo vệ ngành này lại ảnh hưởng đến ngành khác, ví dụ người sản xuất ngô, đậu tương đề nghị tăng thuế nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước, thì ngành chăn nuôi lại đề nghị giảm tối đa thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để hạ giá thành chăn nuôi. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các ngành khác như bông, muối, giấy…

Một số ngành hàng tuy rất nhỏ, nhưng lại là sản phẩm chính của một vùng. Bảo hộ tất cả các ngành hàng thì không được, nhưng nếu không bảo hộ thì sẽ ảnh hưởng tới cả đời sống, kinh tế xã hội của cả một vùng.

Thuế nhập khẩu là công cụ phổ biến nhất để hạn chế nhập khẩu nông sản, Mức thuế nhập khẩu đối với nông sản như phân tích ở trên hiện nay là khá cao, chẳng hạn như thuế xuất đối với rượu bia là cao có thể trên 100%, với một số loại đồ uống, quả chế biến, sản phẩm chế biến từ một số thuỷ sản và gia súc là 50%. Tuy nhiên, thuế xuất thuế nhập khẩu nông sản của ta không phải là quá cao nếu so sánh với một số nước khác trên thế giới. Nhằm bảo vệ sản xuất trong nước của mình, một số nước đã áp dụng mức thuế nhập khẩu rất cao. Chẳng hạn, thuế suất nhập khẩu đối với thịt gà ướp đông hoặc ướp lạnh của Thuỵ Sĩ là 680% và của EU là 240%, thuế suất đánh vào gạo nhập khẩu của Nhật Bản là 490%. Tuy nhiên, thuế cao như trên là "sản phẩm phụ" của quá trình thuế hoá tại Vòng đàm phán Uruguay của WTO. Tại vòng đàm phán này, các thành viên WTO phải loại bỏ tất cả các hàng rào phi thuế hạn chế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất nông nghiệp trong nước. Trong chừng mực

nhất định, các thành viên có thể nâng thuế nhập khẩu để giữ mức bảo hộ tương đương [24].

Thuế được áp dụng vừa nhằm mục đích bảo hộ, vừa nhằm mục đích thu ngân sách. Chính vì vậy, một số mặt hàng Việt Nam không hề sản xuất nhưng vẫn chịu thuế suất nhập khẩu tương đối cao (mạch nha, lúa mạch, một số loại hoa quả ôn đới). Có một số mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển các sản phẩm nguyên liệu thô và các sản phẩm chế biến. Ví dụ, đường chịu thuế suất nhập khẩu lên tới 40% (trên thực tế là hầu như cấm nhập), trong khi đó, đường lại là đầu vào quan trọng cho các ngành chế biến thực phẩm. Việc áp dụng chính sách bảo hộ cao đối với đường cũng là tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của nhiều ngành chế biến nông sản khác (chế biến nước ngọt, nước hoa quả). Hay các loại thức ăn gia súc đều chịu thuế suất 10% làm tăng chi phí đầu vào cho ngành chăn nuôi vốn là ngành Việt Nam có nhu cầu phát triển.

3.2.2. Hỗ trợ trong nước

Theo số liệu thông báo tại biểu Bảng kê khai chính sách pháp luật nông nghiệp của Việt Nam theo yêu cầu của WTO (ACC4) giai đoạn 1999 - 2001, đa số chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam nằm trong hộp xanh lá cây (gồm các hỗ trợ trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng cho nông nghiệp, hỗ trợ các vùng khó khăn, hoạt động thú y, bảo vệ thực vật,…) và chính sách thuộc "Chương trình phát triển" mà các nước đang phát triển được phép áp dụng.

Một số chính sách hỗ trợ trong nhóm các biện pháp phải cam kết cắt giảm hay còn gọi là nhóm chính sách Hộp hổ phách (Amber Box). Tuy nhiên, do mức hỗ trợ của nước ta còn thấp hơn mức tối thiểu nên không phải cam kết cắt giảm. Các hỗ trợ trong nhóm này bao gồm các biện pháp hỗ trợ theo mặt hàng cụ thể và các biện pháp hỗ trợ không theo mặt hàng cụ thể được lượng hoá trong tổng AMS.

Từ năm 2001 đến nay, các chính sách hỗ trợ trong nước cho nông nghiệp đã và đang có sự chuyển đổi theo hướng phù hợp hơn với quy định

của WTO và thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá nông lâm sản, giảm đáng kể sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường, tình hình cụ thể xin được trình bày dưới đây.

3.2.2.1. Hỗ trợ trong nhóm "hộp hổ phách" (Amber box)

Theo số liệu về các biện pháp hỗ trợ trong nhóm Hộp hổ phách (Biểu ACC4) giai đoạn 1999-2001, duy nhất mặt hàng đường có lượng hỗ trợ " hộp hổ phách" vượt quá mức cho phép. Các sản phẩm nông sản khác (gạo, thịt lợn, bông…) không nằm trong diện cắt giảm vì tổng AMS này ít hơn 10% giá trị sản xuất của từng mặt hàng đó [3].

Mấy năm qua, một mặt, để phục vụ cho quá trình đàm phán gia nhập WTO, mặt khác nhờ giá cả thị trường thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc giảm đáng kể sự can thiệp vào thị trường nông sản trong nước thông qua nhóm chính sách này. Tình hình cụ thể như sau:

* Tổng hỗ trợ tính gộp theo sản phẩm cụ thể:

Trong giai đoạn sau 2001, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng theo hướng thị trường và mở cửa đối với thương mại quốc tế, giá các nông sản ngày càng gần với mức giá thế giới.

Lúa gạo: Trước đây, vào vụ thu hoạch rộ, giá lúa gạo xuống quá thấp gây ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của nông dân, Chính phủ thường áp dụng biện pháp hỗ trợ lãi suất để khuyến khích các doanh nghiệp mua lúa tạm trữ. Thời gian hỗ trợ thường kéo dài từ 3 tháng đến 6 tháng, thậm chí 1 năm; khối lượng được hỗ trợ thường giao động từ 500 ngàn đến 1 triệu tấn gạo tuỳ thuộc vào tình hình thị trường. Đối tượng được nhận hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ là doanh nghiệp. Trong ba năm qua, Chính phủ đã chuyển đổi hình thức hỗ trợ doanh nghiệp sang hỗ trợ cho nông dân gửi lúa vào kho khi giá lúa trên thị trường thấp hơn giá sàn định hướng (Công văn số 965/CP-KTTH ngày 18/7/2003 của Chính phủ). Tuy chính sách đã được ban hành nhưng nhờ

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí