thương mại là các dạng hành vi cụ thể như: Một là, sử dụng chỉ dẫn thương mại (tên thương mại) gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh. Hành vi này nhằm mục đích lợi dụng ảnh hưởng uy tín của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác để trục lợi. Bên cạnh đó, chúng tất yếu sẽ gây thiệt hại hay làm lu mờ uy tín, danh tiếng của các cơ sở sản xuất kinh doanh và cuối cung người phải gánh chịu mọi thiệt hại trực tiếp chính là các khách hàng và người tiêu dùng do bị nhầm lẫn khi lựa chọn hàng hoá, dịch vụ cho mình thông qua các dấu hiệu, thông tin sai lệch đó. Hai là, hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền: Dạng hành vi là đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền; Loại tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại đang được bảo hộ của người khác; Mục đích của việc sử dụng này là nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng uy tín, danh tiếng của tên thương mại tương ứng. Như vậy, cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp được pháp luật điều chỉnh chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu tên thương mại và những đối tượng chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý. Đây được coi là những yếu tố không thể thiếu đối với mọi hàng hoá, dịch vụ khi lưu thông trên thị trường. Cạnh tranh là một đặc điểm tất yếu của nền kinh tế thị trường, nhưng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là hành vi liên quan đến các đối tượng sở hữu công nghiệp cần được phát hiện và xử lý nghiêm minh. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh này được pháp luật trao cho các chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp để chính họ có ý thức bảo vệ tuyệt đối các quyền cơ bản của mình.
* Các biện pháp bảo vệ quyền đối với tên thương mại
Tuỳ theo tính chất và mức độ, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và theo quy định sau đây:
Biện pháp dân sự (liên hệ, thỏa thuận, hòa giải) được áp dụng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến xâm phạm quyền đối với tên thương mại theo yêu cầu của chủ sở hữu tên thương mại hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm pháp luật về tên thương mại, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp (cụ thể là Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp thay thế Nghị định số 106/2006/NĐ-CP trước đây).
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền trong trường hợp hành vi đó có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
1.3. Pháp luật Việt Nam về bảo hộ tên thương mại
Có thể bạn quan tâm!
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 2
- Phân Biệt Tên Thương Mại Với Nhãn Hiệu Và Thương Hiệu
- Nội Dung Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại
- Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại
- Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam - 7
- Thực Trạng Pháp Luật Về Bảo Vệ Quyền Sở Hữu Công Nghiệp Đối Với Tên Thương Mại
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
1.3.1. Vài nét về pháp luật tên thương mại trên thế giới
Suốt chiều dài lịch sử phát triển của xã hội loài người, tri thức luôn là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển. Sự bùng nổ công nghệ thông tin và công nghệ kỹ thuật số với những ứng dụng to lớn của nó
trong mọi mặt của đời sống xã hội hàng ngày khẳng định điều đó. Tuy nhiên, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, vì vậy, sự hình thành, chuyển dịch và chấm dứt cũng như bảo hộ các quyền phát sinh từ tài sản vô hình có những điểm khác biệt so với tài sản hữu hình. Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp từ lâu đã trở thành mối quan tâm không chỉ của các tác giả sáng tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp, của các chủ sở hữu đối tượng đó mà còn là mối quan tâm lớn của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở những nơi, những khu vực có nền kinh tế thị trường phát triển. Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều ban hành những quy định pháp luật riêng biệt để điều chỉnh các quan hệ liên quan tới quyền sở hữu công nghiệp.
Ở đây, trước tiên cần đề cập tới việc bảo hộ tên thương mại với tư cách là đối tượng quyền sở hữu công nghiệp thông qua tìm hiểu những nét khái quát nhất của hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại ở một số quốc gia, tìm hiểu tên thương mại theo Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp – công ước quốc tế đa phương duy nhất đề cập trực tiếp tới vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại với số lượng thành viên tham gia là trên 150 quốc gia.
Pháp luật quốc tế về bảo hộ tên thương mại
Tên thương mại đã được nhắc đến trong Điều 2 của Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ký ngày 14/7/1967: “Sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; các cuộc biểu diễn của nghệ sĩ biểu diễn, các bản ghi âm và các chương trình phát sóng; các sáng chế trong tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người; các khám phá khoa học; các kiểu dáng công nghiệp; các nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ và các tên thương mại; bảo hộ chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh…”.
Bảo hộ tên thương mại theo Công ước Paris:
Điều khoản về bảo hộ tên thương mại đã tồn tại ngay từ văn bản đầu tiên của Công ước Paris vào năm 1883. Hội nghị La hay năm 1952 đã sửa đổi nội dung của điều khoản cho phù hợp hơn với các điều khoản khác của công ước.
Theo Điều 8 Công ước Paris thì tên thương mại được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Tuy nhiên, Công ước này không đưa ra quy định cụ thể về việc tên thương mại phải được bảo hộ dưới hình thức nào. Do vậy, chế độ pháp lý đối với tên thương mại tại các quốc gia khác nhau rất đa dạng. Tuy có những khác biệt nhất định nhưng ở tất cả các nước pháp luật về bảo hộ tên thương mại đều tập trung điều chỉnh các vấn đề: Những dấu hiệu nào có thể được sử dụng với tư cách là tên thương mại; trình tự xác lập quyền đối với tên thương mại; quyền và nghĩa vụ của người có tên thương mại; vấn đề bảo vệ và chấm dứt quyền đối với tên thương mại.
Vấn đề xác định tên thương mại ở nước ngoài theo công ước có một số điểm đáng chú ý như sau:
Điều 8 Công ước Paris năm 1976 quy định: Tên thương mại được bảo hộ ở tất cả các nước thành viên của Liên hiệp mà không bị bắt buộc phải nộp đơn hoặc đăng ký, bất kể tên thương mại đó có hay không là một phần của một nhãn hiệu.
Theo nguyên tắc “chế độ quốc gia” được quy định tại Điều 2 Công ước thì "tên thương mại của nước ngoài được bảo hộ như những tên thương mại của công dân nước sở tại" [8 ].
Ngoài ra, việc bảo hộ tên thương mại ở nước ngoài còn phải đề cập đến trường hợp khi pháp luật quốc gia quy định các chế độ bảo hộ khác nhau cho tên thương mại có đăng ký và tên thương mại không đăng ký (ví dụ nhằm khuyến khích việc đăng ký) thì tên thương mại của người nước ngoài không
đăng ký cũng chỉ được bảo hộ như tên thương mại không đăng ký của công dân nước sở tại.
Nếu như pháp luật ở nước thành viên của Công ước Paris coi dấu hiệu có khả năng làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn là một trong những điều kiện không được bảo hộ của tên thương mại, thì nước thành viên đó có thể đưa ra yêu cầu rằng tên thương mại nước ngoài được bảo hộ nếu như nó đã được sử dụng trên thực tế hoặc có được biết đến ở mức độ nhất định tại các nước là thành viên của Công ước Paris. Những quy định như vậy có trong "pháp luật của Đức, Pháp, Áo, Thụy Sỹ và một loạt các nước khác" [14]. Tuy nhiên, tại nhiều nước thì tên thương mại nước ngoài lại được bảo hộ không phụ thuộc vào việc nó đã được sử dụng hoặc được biết đến ở mức độ nhất định tại nước sở tại; sự kiện mang ý nghĩa quyết định ở đây lại là việc tên thương mại đó đã được bảo hộ ở một trong các nước thành viên của Công ước Paris. Ví dụ điển hình về thực tiễn trên là:
Quyết định của Tòa án thành phố Trônkheim (Na Uy) giải quyết vụ việc một công ty mỹ phẩm Na Uy mang tên thương mại “ERR A/C” (đã được đăng ký tại thành phố nói trên vào năm 1945) kiện yêu cầu cấm công ty Thụy Điển “ERR A/C” sử dụng tên thương mại này cho một cửa hàng buôn bán nước hoa của công ty được mở tại Trônkheim vào năm 1967. Tòa án đã không thừa nhận đơn kiện của công ty Na Uy vì cho rằng, tại Thụy Sỹ, bị đơn mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên lãnh thổ Na Uy và mới đăng ký nhãn hiệu đó tại thành phố Oxlô (Na Uy) là không có ý nghĩa đối với việc công nhận sự bảo hộ tên thương mại trên tại Na Uy [14].
Theo Điều 8 Công ước Paris, công ty Thụy Sỹ có quyền trước đối với tên thương mại nói trên.
giới:
Hệ thống pháp luật bảo hộ tên thương mại ở một số quốc gia trên thế
Ở các nước, pháp luật điều chỉnh tên thương mại thường dựa vào đạo
luật riêng về bảo hộ tên thương mại hoặc các văn bản luật dân sự, luật thương mại, luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, luật về nhãn hiệu… hoặc được quy định bởi các án lệ tại các nước với hệ thống thông luật. Ví dụ: Thụy Điển là một trong số ít các nước có luật riêng về tên thương mại; Luật về nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ của Philippines (Phần 3 Bộ luật Sở hữu trí tuệ) có một điều riêng về tên thương mại và nhiều điều khoản áp dụng chung cho cả ba đối tượng, nhiều điều khoản về nhãn hiệu áp dụng tương tự cho tên thương mại; "Luật Sở hữu công nghiệp (sở hữu trí tuệ) của các nước Tây Ban Nha, Mexico, các nước Mỹ La tinh, Srilanca có phần riêng về tên thương mại" [16]; tại Liên bang Nga, tên thương mại được bảo hộ trong khuôn khổ Bộ luật Dân sự, Luật về cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường hàng hoá (Điều 10 Luật Liên bang Nga về cạnh tranh và hạn chế độc quyền trên thị trường hàng hoá), Luật Bảo vệ người tiêu dùng (Điều 9 Luật Liên bang Nga về bảo vệ người tiêu dùng)…
Việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến tên thương mại ở các nước cũng không đồng nhất. Sự khác biệt không chỉ tồn tại giữa các hệ thống pháp luật quốc gia về bảo hộ tên thương mại mà còn thể hiện cả ở trong hệ thống pháp luật của từng nước, nhất là các nước với hình thức cấu trúc liên bang. Ví dụ, "tại Mỹ việc điều chỉnh các quan hệ này không thuộc thẩm quyền của chính quyền liên bang mà được xác định bởi pháp luật của từng bang" [14].
Nguyên tắc lựa chọn tên thương mại: Pháp luật nhiều nước quy định hầu như bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể được nhà kinh doanh lựa chọn làm tên thương mại cho mình. Nhà kinh doanh có thể thích dùng tên riêng của chính mình, nhưng cũng có thể tự lựa chọn một cái tên bất kỳ nào đó (không
trái với pháp luật của nước mình) để làm tên thương mại. Nguyên tắc “tự do lựa chọn” này tồn tại ở Anh, Nhật, Mỹ và một loạt các nước có hệ thống pháp luật được xây dựng dưới ảnh hưởng của các quốc gia nêu trên. Tuy vậy, trong pháp luật về bảo hộ tên thương mại của các nước này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định đối với việc lựa chọn tên thương mại. Chẳng hạn, hạn chế hoặc loại bỏ vệc sử dụng một số từ hay cụm từ riêng biệt (ví dụ, “hoàng gia”, “quốc tế”…) hoặc bắt buộc phải đưa vào thành phần tên thương mại những chỉ dẫn về tính chất, phạm vi trách nhiệm của chủ thể kinh doanh (ví dụ, “trách nhiệm hữu hạn”, “cổ phần”, “hợp danh”…).
Luật của hầu hết các nước trong hệ thống luật Châu Âu và những nước chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật này thì lại không cho phép chủ thể kinh doanh là cá nhân tự do lựa chọn tên thương mại, họ bắt buộc phải tiến hành công việc kinh doanh dưới tên riêng của chính mình, điều này có nghĩa là khi một cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh, thì họ phải sử dụng tên thật của mình làm tên thương mại mà không được lựa chọn một tên tự đặt bất kỳ nào khác. Chính bằng cách đó nên đã xuất hiện một số tên thương mại danh tiếng như SIMENS, ERICSSION… Những yêu cầu tương tự cũng được đưa ra đối với công ty hợp danh: Tên thương mại của các chủ thể này cần phải bao gồm tên thật của tất cả các thành viên sáng lập công ty hoặc tên thật của ít nhất một thành viên với việc bổ sung thêm từ “… và công ty (company)”, khi công ty được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới thì tên thương mại cũ cũng phải được chuyển giao. Đối với những liên kết tư bản khác như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… thì những yêu cầu đối với tên thương mại như trên không được áp dụng. Nhưng tên thương mại của những công ty này nhất thiết phải nêu được phạm vi hoạt động và loại hình tổ chức. Nếu tên thương mại không phù hợp với bản chất thực của công
ty sử dụng tên thương mại đó thì công ty có thể bị yêu cầu thay đổi tên thương mại của mình.
Nguyên tắc xác lập quyền đối với tên thương mại: Ở các nước khác trên thế giới, việc xác lập quyền đối với tên thương mại được hình thành trên những cơ sở pháp lý khác nhau như: Sử dụng tên thương mại (đa số các nước); Đăng ký bắt buộc (ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ như Liên bang Nga, khu vực Trung Mỹ…); Sử dụng hoặc đăng ký tên thương mại, trong đó hình thức đăng ký được khuyến khích ("ở một số nước như Thuỵ Điển, Srilanca, Tây Ban Nha " [16]).
Như vậy, việc đăng ký tên thương mại có thể mang ý nghĩa làm phát sinh quyền nhưng cũng có thể chỉ mang ý nghĩa chứng thực quyền (tương tự như đối với nhãn hiệu hàng hóa). Cụ thể, quyền đối với tên thương mại xuất hiện từ sự kiện sử dụng tên thương mại, còn việc đăng ký tên thương mại sau đó chỉ có ý nghĩa củng cố thêm quyền đã xuất hiện từ trước mà không phải là bắt buộc. Ví dụ, tại Achentina quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sự kiện sử dụng chứ không phải sự kiện đăng ký tên thương mại; trong một vụ việc được xem xét tại tòa thượng thẩm sự kiện bắt đầu sử dụng tên thương mại được xem như tình tiết là cơ sở cho việc từ chối một người khác đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trùng với tên thương mại đã được sử dụng trên, mặc dù tên thương mại đó chưa được đăng ký. Theo pháp luật Tây Ban Nha, "nếu tên thương mại là tên của chủ công ty thì quyền đối với tên thương mại xuất hiện không phụ thuộc vào việc đăng ký, còn nếu tên thương mại là tên hư cấu thì quyền đối với tên thương mại đó chỉ được công nhận sau khi nó đã được đăng ký" [14].
Một đặc trưng quan trọng của chế độ pháp lý đối với tên thương mại của các quốc gia trên thế giới là, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có những hạn chế nhất định về mặt đối tượng và không gian. Ở