Quy Định Của Pháp Luật Một Số Nước Về Bảo Vệ Môi Trường Trong Thương Mại Quốc Tế

Điều 14 của Công ước quy định “các bên tham gia phải áp dụng các thủ tục đánh giá tác động môi trường đối với các dự án có nguy cơ gây ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, và xúc tiến các biện pháp trong nước để phản ứng khẩn cấp trước những hoạt động hoặc sự việc có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học.” [6]

Nhìn chung, các quy định của Công ước mặc dù không quy định cụ thể về các biện pháp thương mại được áp dụng nhưng việc đặt ra những nghĩa vụ về môi trường (cụ thể là bảo vệ và khai thác bền vững đa dạng sinh học) tạo điều kiện cho các bên tham gia Công ước có quyền lựa chọn và áp dụng những biện pháp phù hợp với mình, trong đó có những biện pháp hạn chế thương mại.

Tóm lại, sự tham gia đông đảo vào các Công ước quốc tế về môi trường chứng tỏ hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy rằng, các chính sách thương mại, tài nguyên và môi trường có vai trò hỗ trợ lẫn nhau, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và thực sự nó đang nỗ lực giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một quốc gia để đạt được mục tiêu trở thành một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, bền vững cần khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên.‌

2.3. Quy định của pháp luật một số nước về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế

2.3.1. Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một thị trường lớn, hoạt động xuất khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ phải chịu sự điều tiết bởi hệ thống luật chặt chẽ, chi tiết, hết sức phức tạp. Một số quy định của pháp luật Hoa Kỳ về bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế được áp dụng như sau:

2.3.1.1. Một số luật về môi trường

Hoa Kỳ thường sử dụng các đạo luật hạn chế nhập khẩu nhằm khuyến khích việc bảo vệ các loài động vật như cá heo, các loài cá, chim và các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác như:

Luật bảo vệ các loài động vật biển có vú năm 1972 (MMAP): Luật này được ban hành năm 1972 cấm nhập khẩu động vật biển có vú và các sản phẩm của các

loài động vật này, trừ một số ít trường hợp đặc biệt như vì mục đích nghiên cứu khoa học. Luật này cũng dành quyền cho Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu cá hoặc các sản phẩm chế biến từ cá được đánh bắt bằng kỹ thuật dẫn đến làm chết hoặc bị thương nghiêm trọng các loài động vật có vú ở đại dương vượt quá mức tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Luật bảo tồn cá heo quốc tế: Luật này uỷ quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ký kết các thỏa thuận quốc tế tạm ngừng trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ít nhất là 5 năm bắt đầu từ 1/3/1994 tập quán cố ý bao vây cá heo bằng lưới quét trong khi đánh bắt cá ngừ. Những qui định về cấm vận nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật MMPA sẽ không áp dụng với những nước ký kết thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Luật này cũng dành quyền cho Tổng thống chỉ đạo Bộ Tài chính cấm nhập khẩu một số mặt hàng từ nước đã ký thỏa thuận tạm ngừng nói trên với Hoa Kỳ song sau đó lại không thực hiện. Bộ Thương mại có trách nhiệm theo dòi thực hiện các thoả thuận tạm ngừng.

Luật chương trình bảo tồn cá heo quốc tế 1997: Luật này được ban hành năm 1997 sửa đổi Luật MMPA cho phép nhập khẩu tự do vào Hoa Kỳ cá ngừ vây vàng và sản phẩm chế biến cá này từ các nước tham gia Tuyên bố Panama, một thỏa thuận quốc tế ký năm 1995 về chương trình bảo tồn cá heo quốc tế. Các sản phẩm nhập khẩu vào Hoa Kỳ theo Luật này phải có ký hiệu “an toàn cá heo” (dolphin- safe).

Các quy định của pháp luật thương mại quốc tế liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường - 9

Luật thực thi lệnh cấm đánh cá ngoài khơi xa bằng lưới quét: Luật này được ban hành năm 1992 nhằm hỗ trợ cho việc thực thi trên phạm vi quốc tế Nghị quyết của Liên hiệp quốc cấm đánh bắt cá bằng lưới quét qui mô lớn ở ngoài khơi xa sau ngày 31/12/1992. Theo Luật này, Bộ Thương mại có trách nhiệm định kỳ phát hiện và báo cáo lên Tổng thống những nước vi phạm lệnh cấm của Liên hiệp quốc, Trong vòng 30 ngày sau khi nhận được báo cáo của Bộ Thương mại, Tổng thống phải tiến hành tham vấn với nước bị phát hiện vi phạm để thỏa thuận chấm dứt ngay lập tức vi phạm đó. Nếu trong vòng 90 ngày tham vấn không đạt được kết quả thỏa đáng thì Tổng thống sẽ chỉ đạo Bộ trưởng Tài chính cấm nhập khẩu các loại thủy sản có vỏ (tôm, cua, sò, hến...), cá và các sản phẩm cá, và thiết bị câu cá thể thao từ

nước liên quan. Nếu nước vi phạm không chấm dứt việc đánh bắt bằng lưới quét qui mô lớn trong vòng 6 tháng sau khi bị phát hiện hoặc có hành động trả đũa đối với lệnh cấm nhập ban đầu của Hoa Kỳ thì nước đó sẽ bị cấm vận thêm các mặt hàng khác.

Đạo luật bảo vệ các loài chim tự nhiên năm 1992: Bộ trưởng Nội vụ được quyền cấm nhập khẩu các loại chim hiếm được ghi trong các phụ lục của Công ước thương mại quốc tế về buôn bán động vật có nguy cơ bị diệt chủng. [33]

2.3.1.2. Các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ

Để bảo vệ lợi ích kinh tế, an ninh, sức khỏe người tiêu dùng và bảo tồn động thực vật trong nước, Chính phủ và Hải quan Hoa Kỳ đưa ra những đạo luật quy định về vệ sinh dịch tễ hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm hạn chế hoặc cấm một số loại hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về nhập khẩu thực phẩm vào Hoa kỳ. Các quy định của FDA về nhập khẩu thực phẩm rất nhiều và chặt chẽ. Theo luật, thực phẩm nhập khẩu thuộc quyền quản lý của FDA sẽ phải được FDA kiểm tra tại cảng đến trước khi được phép nhập khẩu vào thị trường. Nếu hàng bị phát hiện không phù hợp với quy định hiện hành thì có thể bị giữ lại tại cửa khẩu. FDA có thể cho phép tái chế lô hàng cho phù hợp trước khi có quyết định cuối cùng cho phép nhập lô hàng. Tuy nhiên, mọi công việc tuyển lựa lại, tái chế hoặc làm lại nhãn hàng phải được tiến hành dưới sự giám sát của nhân viên FDA. Mọi chi phí liên quan do người nhập khẩu chịu. Nếu hàng đã được tái chế hoặc làm lại nhãn mà vẫn không đạt yêu cầu thì FDA sẽ yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy.

Việc cho phép tái chế là ưu đãi mà FDA có thể giành cho người nhập khẩu chứ không phải quyền đương nhiên các nhà nhập khẩu được hưởng. Vì vậy, nếu người nhập khẩu tiếp tục có các chuyến hàng tương tự không phù hợp, thì sẽ có nguy cơ bị FDA coi là lạm dụng ưu đãi và sẽ không tiếp tục cho phép người nhập khẩu tái chế hàng. Thay vào đó FDA sẽ yêu cầu người nhập khẩu hủy hoặc tái xuất khẩu lô hàng.

- Các mặt hàng nông sản:

Pho mát, sữa và các sản phẩm sữa: Phải tuân theo các yêu cầu của Cơ quan quản lý thực phẩm và Dược phẩm (FDA) và của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ và hầu hết phải xin giấy phép nhập khẩu và quản lý bằng hạn ngạch của Vụ quản lý đối ngoại (FAS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Nhập khẩu sữa và kem phải tuân theo các điều luật về nhập khẩu sữa. Các sản phẩm này chỉ được nhập khẩu bởi những người có giấy phép nhập khẩu do các cơ quan: Bộ Y tế, FDA, Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng, Văn phòng nhãn hiệu thực phẩm và Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cấp.

Hoa quả, rau và hạt các loại: phải qua giám định và được cấp giấy chứng nhận của Cơ quan giám định và an toàn thực phẩm thuộc bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các điều kiện hạn chế khác có thể được áp đặt bởi Cơ quan giám định thực vật và động vật thuộc Bộ Nông nghiệp theo Luật kiểm dịch thực vật (Plan Quarantine Act) và cơ quan FDA theo Luật thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm Liên bang (Federal Food, Drug and Cosmetic Act).

Động vật sống, thịt và các sản phẩm thịt: phải đáp ứng các điều kiện về giám định và kiểm dịch của cơ quan giám định động và thực vật (APHIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Các loại trên phải có giấy phép nhập khẩu của APHIS trước khi giao hàng từ nước xuất xứ. Nhập khẩu các động vật phải kèm theo chứng chỉ sức khỏe của chúng và chỉ được đưa vào qua một số cảng nhất định nơi có các cơ sở kiểm dịch. Động thực vật hoang dã và vật nuôi cảnh hoặc bất kỳ bộ phận hay sản phẩm của chúng kể cả trứng chim phải xin phép Cơ quan kiểm soát cá và động thực vật hoang dã (US Fish and Wildlife service), trung tâm kiểm dịch thuộc Bộ Y tế và cơ quan thú y của APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.

Cây và các sản phẩm từ cây: phải tuân theo các quy định của Bộ Nông nghiệp, có thể bị hạn chế hoặc cấm hoặc đòi hỏi có giấy phép nhập khẩu. Việc nhập khẩu hạt rau và các hạt giống nông sản phải tuân theo quy định của Luật hạt thực vật Liên bang năm 1939 (Federal Seed Act) và các quy định của Cục tiêu thụ nông sản (Agricultural Marketing Service) thuộc Bộ Nông nghiệp.

- Hàng tiêu dùng:

Các mặt hàng như đồ điện gia dụng, hàng điện tử... phải tuân theo quy định của Bộ Năng lượng, Hội đồng thương mại Liên bang, Điều luật: “The Energy Policy and Convention Act”, Luật Quản lý bức xạ cho sức khỏe và an toàn năm 1968 (Radiation Cotrol for health and Safety Act).

- Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm và trang bị y tế: phải tuân theo các quy định của Luật về thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm liên bang (Federal, Food, Drug and Consmetic Act) do Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FAS) của Bộ Y tế quản lý. [32]

Thực phẩm làm giả, kém chất lượng hoặc bị coi là bất hợp pháp và không được phép tiêu thụ và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt hàng thực phẩm bị coi là hàng giả kém phẩm chất trong các trường hợp sau: có tạp chất độc hoặc có khả năng gây hại lẫn vào trong quá trình sản xuất hoặc chế biến hoặc tự nhiên phát sinh; có chứa chất phụ gia mà trước khi đưa vào sử dụng FDA đã xác định là không an toàn; có dư lượng thuốc trừ sâu không được phép sử dụng, hoặc vượt quá mức theo quy định của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA); dùng các chất phẩm màu không được FDA chứng nhận; có thành phần bị coi là bẩn, ôi thiu, bị phân hủy; sản phẩm từ động vật có bệnh hay chết không phải do giết mổ; sản phẩm được chế biến, đóng gói, hoặc lưu giữ trong điều kiện không vệ sinh mà có thể bị ô nhiễm do bẩn hoặc gây hại cho sức khỏe; hàng đựng trong vật liệu bao bì có chứa chất độc hoặc chất có hại. Một số vật liệu bao bì được coi là chất phụ gia và phải tuân theo các quy định về chất phụ gia.

Theo Luật liên bang về Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm Hoa Kỳ, thực phẩm phải được chế biến tại các cơ sở đảm bảo vệ sinh, không nhiễm bẩn (ví dụ: lông chuột, phân, xác và phân côn trùng, ký sinh trùng). Thực phẩm bị bẩn được coi là hàng kém phẩm chất, bất kể nó có hại cho sức khỏe hay không và các phòng thí nghiệm có giám định có phát hiện ra các chất bẩn này hay không. Luật pháp không cho phép lưu thông các loại hàng bất hợp pháp bất kể nguồn gốc từ đâu. Người nhập khẩu phải đảm bảo các sản phẩm của mình phải được đóng gói và vận chuyển sao cho không bị giảm phẩm chất do bị hư hỏng hoặc bị ô nghiễm trên đường vận chuyển.

Hải sản: phải tuân theo các quy định của Cơ quan ngư nghiệp quốc gia (National Marinie Fisheries Service) thuộc Cục quản lý môi trường và biển thuộc Bộ Thương mại.

Hàng dệt, len, sản phẩm lông thú: phải tuân theo quy định trong Luật xác định sản phẩm may mặc (Textile Fiber Products Indentification Act); Luật nhãn hiệu hàng len năm 1939 (Wool Products Labeling Act 1939); Luật nhãn hiệu hàng lông thú (Fur Products Label Act).

Rượu cồn, bia: phải xin phép văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí thuộc Bộ Tài chính. Ngoài ra còn phải tuân theo Luật quản lý Rượu của Liên bang (Federal Alcohol Administration Act) và cấm nhập rượu, bia qua đường bưu điện. Các nhãn hiệu dán trên chai rượu cồn, rượu vang và bia phải xin chứng chỉ phê duyệt nhãn hiệu của Văn phòng Rượu, Thuốc lá và Vũ khí. Chứng chỉ này xin hoặc ảnh chụp nhãn hiệu phải gửi cho Hải quan trước khi nhận hàng. Ngoài ra nhập khẩu rượu và bia còn phải tuân theo các quy định của cơ quan FDA thuộc Bộ Y tế. Nếu nhập khẩu rượu kèm giỏ đựng chai làm từ chất liệu là cây thì phải theo các quy định thực vật của cơ quan APHIS thuộc Bộ Nông nghiệp. Trên nhãn hiệu phải ghi chú rò phụ nữ không uống rượu khi có thai; không uống rượu khi lái xe hoặc vận hành máy; uống rượu có hại cho sức khỏe... [32]

2.3.1.3. Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm

Căn cứ vào Hiệp định đa biên về những trở ngại kỹ thuật đối với hàng hóa trong khuôn khổ GATT, Luật về các hiệp định thương mại năm 1979 của Hoa Kỳ đã đưa ra những quy định việc áp dụng các tiêu chuẩn và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm tại Hoa Kỳ. Tuy vậy, những quy định đó được Hoa Kỳ áp dụng làm phương tiện để phân biệt đối xử với các loại hàng nhập. Chế độ cấp giấy chứng nhận hàng phù hợp tiêu chuẩn cũng được dùng để hạn chế hàng nhập hoặc phân biệt đối xử. Thực chất đây là hàng rào phi thuế quan để Hoa Kỳ bảo hộ hợp lệ cho sản xuất trong nước.

Chính sách của Hoa Kỳ về áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục quy trình công nhận chất lượng hàng nhập khẩu dựa trên Hiệp định hàng rào kỹ thuật đối với thương mại của vòng đàm phán Uruguay cùng với Luật áp dụng các hiệp

định của WTO và chương 9 của Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ và các văn bản luật áp dụng hiệp định này.

Được áp dụng vì mục đích an toàn sức khoẻ đối với sản phẩm nhập khẩu với số lượng lớn, gồm: thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, mỹ phẩm, thuốc, thiết bị y tế, máy X-quang và xe có động cơ. Nói chung, các hàng hóa được bán ở thị trường Hoa Kỳ dù là sản phẩm nội địa hay nhập khẩu đều phải đáp ứng được những đòi hỏi của Nhà nước về nhãn hiệu, độ an toàn và đảm bảo sức khoẻ. Nhà sản xuất nhất thiết phải chịu trách nhiệm đối với việc đáp ứng những yêu cầu trên khi đưa sản phẩm ra thị trường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành những biện pháp cưỡng bức nếu những quy định trên bị vi phạm.

Hệ thống quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật có thể do Uỷ ban cố vấn khu vực tư nhân cấp liên bang, tiểu bang, quận huyện đưa ra. Một số tiêu chuẩn do công ty bảo hiểm tư nhân đòi hỏi, sản phẩm muốn được các công ty này bảo hiểm phải thoả mãn các tiêu chuẩn của họ đề ra.

Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá. Ví dụ như: Quy định về an toàn và đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đặc biệt là nhóm hàng công; Bắt buộc nước xuất khẩu phải thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn của hệ thống HACCP; Mỹ áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế đối với các nhà sản xuất sử dụng lao động theo độ tuổi, được phép đảm bảo quyền lợi và chế độ bồi thường cho người lao động và cho phép họ thực hiện quyền tự do hội họp và tham gia vào các hiệp hội khác nhau; Quy định về bảo vệ môi trường dựa theo tiêu chuẩn ISO 19000. Trong đó các nhà sản xuất phải tuân thủ các yêu cầu về thực hiện trách nhiệm xử lý môi trường và việc sử dụng nguyên liệu không làm mất cân bằng sinh thái và các sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đạt các tính chất không gây ô nhiễm môi trường; Quy định về tiêu chuẩn chất lượng của hàng hóa được áp dụng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Đây cũng không phải là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhưng những ai không tuân thủ thì thị trường tẩy chay.

2.3.1.4. Quy định về xuất xứ và ký mã hiệu hàng hoá

Ký mã hiệu hàng hoá:


Nếu hàng hoá không được ghi mã hiệu phù hợp tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người nhập khẩu phải nộp một khoản thuế ký mã hiệu bằng 10% trị giá hải quan của mặt hàng đó, trừ khi lô hàng đó được tái xuất, tiêu huỷ, hoặc được ghi mã hiệu lại dưới sự giám sát của hải quan, trước khi lô hàng bị thanh lý.

Nhãn hiệu, thương hiệu, bản quyền:


Đạo luật về Nhãn hiệu năm 1946 và Đạo luật Thuế quan năm 1930: Cấm nhập khẩu các hàng ghi mã hiệu, nhãn hiệu có nơi nhận giả, hoặc mô tả giả mạo, kể cả việc dùng những chữ hoặc biểu tượng nhằm giả mạo việc mô tả hàng hoá. Việc bóc, tháo, che phủ hoặc thay đổi các ký hiệu tên nước xuất sứ sau khi ra nhận hàng sẽ bị xử phạt theo luật hình sự.

Luật Hải quan Hoa Kỳ quy định mặt hàng do nước ngoài sản xuất phải được ghi nhãn hiệu ở những vị trí dễ thấy, rò ràng, khó tẩy xóa, theo đúng nội dung của hàng hóa. Các quy định cụ thể về ghi nhãn mác hàng nhập khẩu như sau: nhãn hàng phải ghi rò ràng trên bao bì hàng hóa tên người mua cuối cùng ở Hoa Kỳ, tên bằng tiếng Anh nước xuất xứ. Hàng tới tay người tiêu dùng cuối cùng ghi trên các bao bì, vật dụng chứa đựng bao bì tiêu dùng của sản phẩm cũng phải ghi rò nước xuất xứ của hàng hóa bên trong. Qua nhãn hiệu hàng hóa, người tiêu dùng Hoa Kỳ phải biết được nước xuất xứ của hàng hóa.

Luật Hoa Kỳ quy định các nhãn hiệu hàng hóa phải được đăng ký tại Cục Hải quan Hoa Kỳ. Hàng hóa mang nhãn hiệu giả hoặc sao chép, bắt chước một nhãn hiệu đã đăng ký bản quyền của công ty Hoa Kỳ hoặc nước ngoài sẽ bị cấm nhập khẩu vào Hoa Kỳ, trừ khi đã có hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ở Hoa Kỳ, đã nộp cho Ủy ban Hải quan và được lưu giữ theo quy định hiện hành. Hải quan Hoa Kỳ cũng có những biện pháp tương tự để chống lại những chuyến hàng không được phép nhập mang các tên hiệu có hồ sơ lưu giữ tại cơ quan hải quan theo quy định hiện hành.

Quy tắc xuất xứ:

Ngày đăng: 27/06/2022