đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Khi một hợp đồng trong kinh doanh, thương mại bị huỷ bỏ toàn bộ, hợp đồng được coi là không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
Muốn áp dụng các chế tài này “Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại” (điều 315 Luật thương mại 2005).
Hủy hợp đồng là chế tài nặng nhất áp dụng cho việc vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Chế tài này thường chỉ được áp dụng khi các bên đã sử dụng những biện pháp khác song không mang lại kết quả. Theo Luật thương mại, để có thể hủy hợp đồng, trước hết các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng. Điều này có nghĩa là Luật thương mại chỉ thừa nhận duy nhất một trường hợp hủy hợp đồng là khi các bên có thỏa thuận sẵn rằng việc vi phạm đó sẽ áp dụng chế tài hủy hợp đồng. Việc hủy hợp đồng do hai bên tùy ý thỏa thuận và luật không quy định các trường hợp hủy. Do vậy, nếu các bên không có thỏa thuận gì về trường hợp vị nào hủy hợp đồng thì theo Luật thương mại Việt Nam là không được hủy hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận bằng điều khoản hợp đồng hoặc bằng văn bản bổ sung
hợp đồng. Trên thực tế, chế tài hủy hợp đồng thường được áp dụng khi thụ trái có sự vi phạm cơ bản các nghĩa vụ của hợp đồng:
- Người bán cố tình không giao hàng trong trường hợp người mua đã gia hạn giao hàng;
- Người bán giao hàng thiếu khi đã hết thời gian gia hạn cho việc giao hàng mà số hàng đã giao không thể đưa vào khai thác sử dụng được;
- Người bán giao hàng kém phẩm chất đến mức hàng hóa đã giao khôngthể đáp ứng được mục đích sử dụng của hợp đồng;
- Người bán giao hàng sai chủng loại, sai mẫu mà hợp đồng quy định (nếu sai mẫu nhỏ thì có thể áp dụng chế tài phạt);
- Người mua cố tình không thanh toán, dù người bán đã gia hạn;
Có thể bạn quan tâm!
- Căn Cứ Áp Dụng Chế Tài Buộc Thực Hiện Đúng Hợp Đồng
- Chế tài do vi phạm hợp đồng thương mại theo pháp luật Việt Nam - 6
- Tạm Ngừng, Đình Chỉ Và Hủy Bỏ Hợp Đồng
- Về Mối Quan Hệ Giữa Chế Tài Buộc Thực Hiện Đúng Hợp Đồng Và Các Loại Chế Tài Khác.
- Hành Vi Vi Phạm Của Một Bên Do Thực Hiện Quyết Định Của Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước Có Thẩm Quyền Mà Các Bên Không Thể Biết Được Vào Thời Điểm Giao
- Sự Kiện Bất Khả Kháng Trong Hợp Đồng Thương Mại Quốc Tế:
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Người mua không nhận hàng trong thời gian đã gia hạn thêm.
Muốn áp dụng chế tài hủy hợp đồng, bên bị vi phạm phải chứngminh việc vi phạm hợp đồng của bên kia thuộc trường hợp bị hủy (Theo Luật Thương mại là trường hợp đã được quy định trong hợp đồng) và tiến hành gửi thông báo quyết định hủy hợp đồng cho bên vi phạm. Mục đích của việc thông báo này chính là để các bên thương lượng, cho bên vi phạm biết để mà tính toán, dự kiến tổn thất và có cách xử lý. Trên thực tế, một khi hai bên đã quy ước với nhau sẽ áp dụng chế tài hủy hợp đồng trong trường hợp vi phạm đã được quyđịnh trong hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền tiến hành hủy hợp đồng cùng lúc với việc thông báo hủy hợp đồng được gửi tới bên kia. Còn nếu không có quy định trong hợp đồng thì bên bị vi phạm muốn áp dụng chế tài này phải đượcsự đồng ý của bên vi phạm. Thực tế là không có người vi phạm nào đồng ý hủy hợp đồng, kể cả khi cố tình vi phạm, vì nếu thế có nghĩa là họ tự nhận mình là có lỗi và sẽ gây hậu quả lớn. Do đó, họ thường phản đối hay im lặng. Vì vậy phải có quyết định của trọng tài, tòa án nếu
vụ việc được đưa ra giải quyết ở các cơ quan xét xử. Điểm này cũng là một điểm khác biệt của Luật thương mại Việt Nam so với Công ước Viên 1980 vì Công ước Viên theo quan điểm cho rằng hủy hợp đồng là một biện pháp bảo hộ pháp lý mà bên bị vi phạm có quyền áp dụng để bảo vệ quyền lợi của mình khi quyền lợi đó bị vi phạm nghiêm trọng.
Do đó, sự hủy hợp đồng là đương nhiên mà không cần tới sự can thiệp của tòa án hay trọng tài vì thủ tục này thường rất rườm rà, phức tạp và là một sự can thiệp không cần thiết vào quyền tự do hợp đồng và thực chất, tòa án cũng chỉ xét xem đơn xin hủy hợp đồng có hội tụ đủ các điều kiện hủy theo luật định hay ước định không. Thực tiễn hoạt động kinh doanh cũng cho thấy có những trường hợp không cần phải thông báo cũng không cần quyết định của trọng tài, tòa án mà vẫn hủy. Sau đây là một ví dụ minh chứng cho điều đó: Người bán không giao hàng trong thời gian đã gia hạn. Người mua gửi thông báo hủy nhưng người bán không chịu, vẫn tiến hành giao hàng. Lúc này, người mua không cần phải nhận hàng mà mọi phí tổn vẫn do người bán chịu. Nếu hợp đồng quy định phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì trong trường hợp này, người bán đã giao hàng nhưng vẫn không lấy được tiền hàng do người mua không tiến hành sửa đổi thời hạn hiệu lực đã hết của L/C. Như vậy, người mua không phải đưa vụ việc ra tòa án màvẫn được hủy. Nếu hợp đồng quy định phạt 5% nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, người mua vẫn có quyền quy kết người bán không giao hàng để đòi phạt 5%. Nếu người bán không chấp nhận, người mua có quyền kiện ra toà.
Việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng để lại cho các bên những hậu quả pháp lý nhất định. Theo Điều 237, hậu quả của việc hủy hợp đồng là:
- Sau khi hủy hợp đồng, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thỏa
thuận trong hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời.
Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường. Quy định “không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận” có nghĩa là nếu các bên chưa thực hiện hợp đồng thì không thực hiện nữa, nếu đang tiến hành thì phải ngừng lại, nếu đã thực hiện xong thì thôi. Còn trường hợp hai bên đã nhận được quyền lợi của nhau thì phải hoàn trả song song bằng hiện vật (trả lại hàng) hoặc bằng tiền, ví dụ người bán trả lại tiền cho người mua, ngườimua trả lại hàng cho người bán, mọi chi phí liên quan do thụ trái gánh chịu. Mọi chi phí, thiệt hại và các phí tổn, tổn thất phát sinh do việc áp dụng chế tài hủy hợp đồng gây ra đều do thụ trái, người vi phạm cơ bản của hợp đồng phải gánh chịu. Thực tế các nước phát triển như Đông Nam á cho thấy “việc bồi hoàn nghĩa vụ phải được thực hiện đồng thời” là rất khó khăn (do thường chỉ có một bên trả, bên phải trả sau thường không trả nữa) nên để bảo vệ quyền lợi của mình, các bên hay áp dụng biện pháp bảo lãnh là thông qua người thứ ba, thường là ngân hàng. Ví dụ như người bán gửi tiền vào tài khoản phong tỏa của ngân hàng, khi người mua bốc hàng lên tàu, xuất trình chứng từ thì được lấy tiền.
Việc hủy hợp đồng không có nghĩa là hai bên có thể trở lại trạng thái pháp lý và tài sản ban đầu như khi chưa ký hợp đồng (khác với hợp đồng vô hiệu). Về mặt pháp lý thì có thể coi các bên đương sự không còn nghĩa vụ gì với nhau, do đó trở lại trạng thái ban đầu. Song nếu đã có vi phạm hợp đồng hoặc một bên gặp bất khả kháng dẫn đến hợp đồng bị hủy thì ít nhất một bên của hợp đồng đã chịu thiệt hại hay đã phải bồi thường thiệt hại cho bên kia thì không thể coi là vẫn ở trạng thái ban đầu được.Trên thực tế, việc hủy hợp đồng còn dẫn đến một hậu quả nữa là gây sự mất tín nhiệm đối với nhau, ảnh hưởng đến quan hệ làm ăn sau này là điều mà không bên nào muốn. Trách nhiệm do hủy hợp đồng cũng thường lớn hơn thiệt hại
thông thường, gồm: làm giảm tài sản, chi phí phải chi thêm, lợi mất hưởng, chi phí đã chi ra cho đến lúc vi phạm nhưng không đạt được mục đích của hợp đồng (chi phí giao dịch, đàm phán, rồi chi phí mở L/C cộng với lãi của số tiền ký quỹ...).
Chế tài hủy hợp đồng có thể được áp dụng đồng thời hay kết hợp với các chế tài khác như: phạt, bồi thường, phạt và bồi thường và thường chỉ áp dụng khi các bên không thể áp dụng các chế tài khác. Do đó, các bên khi thỏa thuận áp dụng chế tài hủy hợp đồng phải cân nhắc kỹ để tránh thiệt hại nhiều.
Điểm giống nhau giữa các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng thể hiện ở hai khía cạnh cơ bản là:
Một là, về căn cứ áp dụng: Trừ trường hợp được miễn trách nhiệm, hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng với tính chất là các hình thức chế tài, được áp dụng khi có các điều kiện: (i) Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng; (ii) Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Từ quy định trên cho thấy, Luật Thương mại giành quyền chủ động cho các bên, vì vậy đòi hỏi các bên khi giao kết hợp đồng phải hết sức thận trọng trong việc thoả thuận vấn đề áp dụng các chế tài này. Trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, việc tạm ngừng, đình chỉ và huỷ bỏ hợp đồng có ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các bên, đặc biệt là bên vi phạm hợp đồng. Về nguyên tắc, bên bị vi phạm không đương nhiên có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, trừ khi pháp luật có quy định khác; bên bị vi phạm chỉ có quyền đơn phương tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng, nếu trong hợp đồng đã có thoả thuận vi phạm của bên kia là điều kiện để tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Mặt khác, để đảm bảo quyền lợi của bên vi phạm hợp đồng, Luật Thương mại còn quy định hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ để tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng phải là những vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ
hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Hai là, về nội dung: Khác với các hình thức chế tài khác, tạm ngừng, đình chỉ và hủy bỏ hợp đồng là các hình thức chế tài hợp đồng mà theo đó bên bị vi phạm hợp đồng áp dụng chế tài bằng cách không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Việc áp dụng các hình thức chế tài tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng được xem như sự "tự vệ" của bên vi phạm trước hành vi vi phạm hợp đồng của bên kia. Khi bị áp dụng các chế tài này, sự bất lợi mà bên vi phạm phải gánh chịu cơ bản thể hiện ở chỗ, bên vi phạm không được đáp ứng các quyền theo thoả thuận trong hợp đồng, do bên bị vi phạm không phải thực hiện các nghĩa vụ tương xứng. Mặt khác, bên bị vi phạm khi áp dụng các chế tài này vẫn có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Ngoài những chế tài nêu trên, các bên còn có thể thỏa thuận các biện pháp khác không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
2.5. Các biện pháp khác do các bên thỏa thuận
Luật Thương mại (2005) và Bộ Luật Dân sự (2005) ra đời đánh dấu bước phát triển của pháp luật đối với các hình thức chế tài trong thương mại nói riêng và chế định hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, trong điều kiên kinh tế thị trường, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, khi bước vào sân chơi chung của thế giới, chúng ta không chỉ phải tuân thủ các quy
định của pháp luật trong nước, mặt khác nguyên tắc tự do giao kết, tự do thoả thuận hợp đồng càng có vai trò quan trọng. Do đó, để đáp ứng yếu cầu của xu thế mở cửa hội nhập chung vào nền kinh tế thế giới, Luật Thương mại (2005) đã ghi nhận thêm hình thức chế tài do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, không phải cứ biện pháp chế tài nào do các bên thoả thuận là đều được áp dụng khi có hành vi vi phạm, mà các biện pháp khác do các bên thoả thuận phải không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
3. Mối quan hệ giữa các chế tài theo luật thương mại Việt Nam
3.1. Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại
Nói đến hợp đồng kinh doanh thương mại, không thể không nói đến điều khoản cơ bản về phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Đây là sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại, đồng thời, cũng là các chế định của pháp luật; nó tồn tại đã lâu nhưng cũng còn nhiều bất cập.
Trong thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đã xẩy ra nhiều trường hợp không xác định rõ loại quan hệ và pháp luật điều chỉnh sẽ dẫn đến khó giải quyết khi có tranh chấp: Bên vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng bị phạt ở mức thấp và/hoặc không muốn bồi thường thiệt hại; ngược lại, bên bị vi phạm muốn áp dụng luật theo hướng yêu cầu phạt vi phạm và/hoặc bồi thường thiệt hại ở mức cao nhất có thể. Chắc chắn rằng, nếu giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự, vụ án sẽ kéo dài: sơ thẩm, phúc thẩm và có thể giám đốc thẩm, kèm theo đó là ngân hàng cũng “bị vạ lây” vì doanh nghiệp chưa thu được tiền, chưa nhận được bồi thường.
Để thấy rõ tình trạng trên, bài viết xin đưa ra một ví dụ cụ thể. Trong một hợp đồng chế tạo, lắp đặt thiết bị, dây truyền nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản giữa Công ty Cơ khí T với Công ty Thức ăn thủy sản H. Trong hợp đồng, các bên
thỏa thuận nếu bên lắp đặt không thực hiện đúng hợp đồng về lắp đặt thiết bị đúng các chi tiết kỹ thuật, hoặc không đúng tiến tiến độ thì chịu phạt và bồi thường 100% giá trị hợp đồng, thực tế giá trị hợp đồng là 10 tỷ đồng. Quá trình thực hiện, bên lắp đặt không thực hiện đúng tiến độ lắp đặt (theo biên bản giám định thì tỷ lệ hoàn thành mới chỉ đạt 53% khối lượng). Vì vậy, Công ty Thức ăn thủy sản H đã khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng và đòi tiền phạt và bồi thường theo thoả thận tại hợp đồng (100% giá trị hợp đồng hay 10 tỷ đồng). Tranh chấp được giải quyết qua hai cấp xét xử của tòa án, với các bản án tuyên buộc Công ty cơ khí T phải trả một khoản tiền về phạt vi phạm bằng 100% giá trị hợp đồng cho Công ty H đúng như thỏa thuận của các bên trong hợp đồng đã ký.
Nhưng trên thực tế , các cơ quan tư pháp vẫn thừa nhận trường hợp mà tiền phạt cao hơn thiệt hại thực tế (quy phạm tùy nghi ). Vì vậy , cần có sự phân biệt
giữa chế tài phạt vi phạm với chế tài bồi thường thiệt hại , bởi vì khi môt
hơp
đồng
phát sinh tranh chấp, tuy các bên không có thỏa thuân
phaṭ vi pham
nhưng các bên
vân
đòi phaṭ vi pham
do đã có sự nhầm lân
với chế tài bồi thường thiêṭ haị.
Do bản chất của phaṭ vi pham
là phải có thỏa thuân
trong hơp
đồng , nên khi
có vi pham
xảy ra mà các bên không có thỏa thuân
phaṭ vi pham
thì các bên chỉ co
thể yêu cầu bồi thường thiêṭ haị mà thôi . Trong trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc
bồi thường thiệt hại. Quy điṇ h này của các nhà làm luâṭ là môt
quy điṇ h hơp
lý ,
phù hợp với quan hệ thương mại đang phát triển không ngừng hiện nay . Xuất phát từ bản chất của hai chế điṇ h này là khác nhau , chế điṇ h ph ạt vi phạm nhằm ngăn
ngừ a các vi pham
có thể xảy ra trong hơp
đồng , còn chế định bồi thường thiệt hại
nhằm vào viêc
khắc phuc
thiêṭ haị do hâu
quả của hành vi vi pham
xảy ra . Môt
chế
điṇ h xuất phát từ sự dự liêu
về quan hê ̣của các bên khi tiến hành ký kết hơp
đồng ,
còn một chế định xuất phát từ yêu cầu bù đắp những tổn thất do hành vi vi phạm