Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng - 16


dịch về tài sản, hạn chế tốn kém thời gian, tiền bạc cho vợ chồng nói riêng và người công chứng nói chung.

- LCC cần có quy định rõ hơn về trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu công chứng.

Trên thực tiễn, chúng tôi thấy rằng, việc công chứng không được thực hiện ngay tại thời điểm yêu cầu công chứng, thường là sau một ngày nên việc nhờ người khác nộp hộ hồ sơ yêu cầu công chứng xảy ra rất nhiều. Trường hợp này, người nộp hồ sơ yêu cầu công chứng chỉ nộp hồ sơ, còn chủ sử dụng, sở hữu tài sản sẽ trực tiếp ký hợp đồng, giao dịch nhằm tiết kiệm thời gian cho "người yêu cầu công chứng". Mặc dù hiện nay, các cơ quan công chứng đã được thành lập ngày càng nhiều nhưng rõ ràng vẫn không đáp ứng được nhu cầu công chứng tại chỗ cho người yêu cầu công chứng mà phần lớn phải hẹn người yêu cầu công chứng vào ngày hôm sau nên làm mất rất nhiều thời gian của người yêu cầu công chứng. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, LCC cần có quy định cụ thể về trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu công chứng, tạo cơ sở pháp lý cho việc tiếp nhận và thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch nói chung và các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng nói riêng.

- Quy định cụ thể về điều kiện của người làm chứng hợp đồng, giao dịch.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 của LCC, trừ trường hợp pháp luật quy định bắt buộc việc công chứng phải có người làm chứng, các trường hợp phải có người làm chứng còn lại đều liên quan đến người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký và không điểm chỉ được. Vì vậy, theo chúng tôi, người làm chứng phải là những người hỗ trợ được cho người yêu cầu công chứng bị "hạn chế" để giúp họ truyền tải được ý chí của mình đến CCV và các bên tham gia giao kết hợp đồng cũng như hiểu được các quyền và lợi ích của họ phát sinh từ việc công chứng. Người làm chứng còn có thể là những người biết rõ về các vấn đề có liên quan đến giao dịch,


hợp đồng đó, việc làm chứng của họ góp phần đảm bảo tính xác thực của hợp đồng, giao dịch công chứng.

Theo quy định của tại Khoản 2, Điều 9 của LCC thì người làm chứng chỉ cần đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến công chứng. Tuy nhiên, theo chúng tôi, quy định như vậy còn chưa đầy đủ, dễ dẫn đến việc tùy tiện yêu cầu và chỉ định người làm chứng, việc làm chứng không phát huy hiệu quả. Ví dụ: ông A và vợ là bà B yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản nhưng ông A không biết tiếng Việt mà chỉ biết tiếng Anh. Vì vậy, theo quy định của pháp luật, việc công chứng hợp đồng, giao dịch giữa ông A và vợ cần người làm chứng. Không nhờ được người biết tiếng Anh, ông nhờ tạm cô giúp việc chỉ biết tiếng Việt làm chứng. Hoặc giả sử, bà B không đọc được, cũng không nghe được nhưng lại hiểu ngôn ngữ ký hiệu, CCV lại chỉ định bà K chẳng biết gì về ngôn ngữ này làm chứng. Nếu theo quy định của LCC về điều kiện của người làm chứng thì những người làm chứng vừa nêu đủ điều kiện. Nhưng thực tiễn, việc làm chứng của họ chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc khẳng định CCV đã thực hiện đúng quy định của LCC khi việc công chứng có người làm chứng.

Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, nhà làm luật cần quy định và hướng dẫn cụ thể về điều kiện của người làm chứng trong một số trường hợp cụ thể để bảo vệ tốt nhất cho quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng như:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

+ Người không biết tiếng Việt thì yêu cầu người làm chứng biết tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu công chứng biết.

+ Người không biết chữ và không nói được nhưng biết ngôn ngữ ký hiệu thì phải yêu cầu người làm chứng biết ngôn ngữ ký hiệu để đảm bảo truyền đạt được chính xác ý chí thực sự của người yêu cầu công chứng cho

Những khía cạnh pháp lý của việc công chứng các thỏa thuận tài sản của vợ chồng - 16


CCV, đồng thời hiểu được những giải thích, hướng dẫn cần thiết của CCV, đảm bảo quyền lợi cho người yêu cầu công chứng.

+ Đối với các trường hợp khác, tùy từng trường hợp mà chấp nhận người làm phù hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của người yêu cầu công chứng.

- LCC cần có hướng dẫn cụ thể về các giấy tờ xác định quan hệ hôn nhân của vợ chồng trong hoạt động công chứng.

Trong các trường hợp công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng thì việc xác định thời kỳ hôn nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định về quyền sở hữu về tài sản của vợ chồng. Khi đăng ký kết hôn, vợ, chồng được cấp "giấy chứng nhận kết hôn" [46, Điều 14], vì vậy, giấy chứng nhận kết hôn là căn cứ để xác định ngày xác lập quan hệ "vợ chồng" của người yêu cầu công chứng, từ đó xác định các quyền và nghĩa vụ về nhân thân cũng như về tài sản của vợ chồng. Qua nhiều năm chung sống, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà vợ chồng không thể xuất trình đăng ký kết hôn khi yêu cầu công chứng (do mất, đã lâu ngày nên bị hư hỏng không đọc được các thông tin…), trường hợp này nếu chỉ căn cứ vào giấy chứng nhận kết hôn để xác định quan hệ hôn nhân của người yêu cầu công chứng và từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch cho người yêu cầu công chứng thì lại quá cứng nhắc.

Để giải quyết vấn đề này, thực tế các cơ quan công chứng thường yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ thay thế đăng ký kết hôn như: giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận quan hệ hôn nhân của chính quyền địa phương nơi đăng ký kết hôn. Trong một số trường hợp, cơ quan công chứng căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sổ hộ khẩu thể hiện rõ quan hệ giữa hai vợ chồng (ghi nhận vợ, chồng với chủ hộ) để xác định quan hệ vợ chồng và quyền sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Vấn đề này không hẳn là không có rủi ro, bởi lẽ, ngay chính bản thân chúng tôi đã từng tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng mà sổ hộ khẩu trang 1 ghi ông A là chủ hộ, trang hai ghi bà B là vợ nhưng thực ra họ không đăng ký kết hôn


hợp pháp, trường hợp này rất may là người yêu cầu công chứng đã thừa nhận. Hoặc thậm chí, rất nhiều trường hợp, vợ chồng yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn, đã ly hôn được mấy năm rồi nhưng sổ hộ khẩu vẫn ghi nhận quan hệ vợ, chồng.

Do chưa có hướng dẫn cụ thể về giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân cần phải có trong hồ sơ yêu cầu công chứng nên dẫn đến sự tùy tiện của các cơ quan công chứng trong việc yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình các giấy tờ có thể thay thế giấy chứng nhận kết hôn như trên. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, ngoài giấy đăng ký kết hôn thì pháp luật cũng cần quy định một số giấy tờ khác cũng có thể có giá trị chứng minh quan hệ hôn nhân và thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng như: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận hôn nhân của cơ quan đã cấp đăng ký kết hôn về trình trạng hôn nhân theo sổ đăng ký kết hôn đang lưu giữ. Quy định như vậy sẽ hạn chế được sự tùy tiện của các cơ quan công chứng trong yêu cầu các loại giấy tờ khác nhau để xác định "thời kỳ hôn nhân" và quan hệ hôn nhân của vợ chồng mà vẫn đảm bảo việc xác định thời điểm kết hôn và quan hệ vợ chồng một cách chính xác.

Đối với trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng do nam nữ chung sống với nhau từ trước ngày 03/01/1987 mà đến nay không đăng ký kết hôn thì việc xác định quan hệ vợ chồng và thời kiểm xác lập quan hệ vợ chồng của người yêu cầu công chứng trong trong trường hợp này là hết sức khó khăn. Bởi trường hợp này, vợ chồng không đăng ký kết hôn nên sổ đăng ký kết hôn của chính quyền địa phương sẽ không ghi nhận quan hệ vợ chồng của họ, việc xác định quan hệ hôn nhân cũng trở nên khó khăn hơn so với các trường hợp đã đăng ký mà người yêu cầu công chứng làm mất hoặc bị hư hỏng giấy đăng ký kết hôn. Đến nay pháp luật hôn nhân và gia đình cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về giấy tờ xác nhận quan hệ vợ chồng của người yêu cầu công chứng trong trường hợp này. Vì vậy, đã gây khó khăn cho CCV trong việc tiếp nhận và yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch của người yêu cầu công chứng.


Trên thực tế, chúng tôi thường hướng dẫn người yêu cầu công chứng xin xác nhận tại chính quyền địa phương về quan hệ hôn nhân "thực tế" kể từ trước ngày 03/01/1987 đến thời điểm yêu cầu công chứng và kết hợp với giấy khai sinh của con (có ghi rõ thông tin của bố, mẹ), sổ hộ khẩu (nếu có ghi nhận quan hệ vợ chồng) để thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch cho họ. Tuy nhiên, những trường hợp như thế này không hẳn là không có rủi ro. Vì vậy, chúng tôi rất mong cơ quan có thẩm quyền sớm xem xét và có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.


3.2.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo hiệu quả của hoạt động công chứng

- Quy định bắt buộc qua đào tạo nghề công chứng trước khi được bổ nhiệm làm CCV.

Điều 15 của LCC quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề công chứng, trong đó bao gồm: Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên; Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiếtiến sĩậttiến sỹ luật; Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. Quy định về việc miễn đào tạo nghề công chứng tại Điều 15 của LCC là một quy định mới so với quy định về điều kiện và tiêu chuẩn được bổ nhiệm làm CCV quy định tại Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, theo chúng tôi quy định này còn có điểm chưa hợp lý. Bởi lẽ, mặc dù những người được liệt kê tại Điều 15 của LCC đều có kinh nghiệm liên quan đến pháp luật như nghiên cứu pháp luật hoặc trực tiếp tham gia hoạt động thực thi pháp luật trên thực tiễn, tuy nhiên, hoạt động công chứng là một hoạt động đặc thù, mang tính dịch vụ pháp lý, hoạt động này đòi hỏi người thực hiện công chứng ngoài việc có hiểu biết pháp luật còn phải có kỹ năng áp dụng pháp luật và xử lý các tình huống trên thực thế (tính


Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)


dịch vụ của hoạt động công chứng). Thực tế cho thấy, rất nhiều người có học vị và chức danh rất cao nhưng họ chỉ chuyên về nghiên cứu hoặc chỉ công tác giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định (như luật sư chỉ thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh) mà các yêu cầu công chứng thì lại rất đa dạng, phức tạp nên khi ra làm thực tiễn, họ đã bị lúng túng, hoạt động không hiệu quả. Vì vậy, theo quan điểm của chúng tôi, LCC nên quy định đào tạo nghiệp vụ công chứng là điều kiện bắt buộc để được bổ nhiệm là CCV. Quy định như vậy sẽ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn về nghiệp vụ công chứng của CCV, từ đó đảm bảo được giá trị của văn bản công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng.

- Quy định về bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên tiếp nhận hồ sơ tại các tổ chức hành nghề công chứng.

Theo quy định của LCC, CCV sẽ phải thực hiện các công việc từ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, yêu cầu bổ sung giấy tờ, thụ lý hoặc từ chối việc yêu cầu công chứng, thực hiện soạn thảo hợp đồng, giao dịch nếu người yêu cầu công chứng đề nghị, kiểm tra các thông tin về nhân thân và tài sản yêu cầu công chứng khi thực hiện chứng nhận hợp đồng, giao dịch… Tuy nhiên, nếu CCV thực hiện tất cả các nghiệp vụ nêu trên thì không thể giải quyết được hết các yêu cầu công chứng. Vì vậy, hiện nay, các tổ chức hành nghề công chứng đều phải thuê nhân viên để hỗ trợ CCV thực hiện một số nghiệp vụ nêu trên.

Hoạt động công chứng là hoạt động mang tính chất dịch vụ pháp lý, người hỗ trợ cho CCV thực hiện các nghiệp vụ công chứng cũng cần phải có kiến thức về pháp luật cũng như các nghiệp vụ công chứng cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, LCC không có quy định về tiêu chuẩn cũng như điều kiện của đội ngũ nhân viên giúp việc cho CCV nên các tổ chức hành nghề công chứng có thể tự do thuê nhân viên làm việc. Vì vậy, rất nhiều trường hợp, đội ngũ nhân viên này không đảm bảo về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ


năng về nghiệp vụ công chứng cần thiết nên làm mất thời gian của người yêu cầu công chứng, không đảm bảo được chất lượng của dịch vụ công chứng, quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng cũng như giá trị của văn bản công chứng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng của hoạt động công chứng, theo quan điểm của chúng tôi, cơ quan có thẩm quyền cần tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ công chứng cho các nhân viên của các tổ chức hành nghề công chứng. Việc tổ chức tập huấn phải kết hợp hài hòa giữa việc bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật và các kỹ năng thực hiện nghiệp vụ công chứng như tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, hướng dẫn các hồ sơ tài liệu yêu cầu công chứng, soạn thảo hợp đồng, giao dịch, xác minh thông tin, hồ sơ yêu cầu công chứng…


KẾT LUẬN


Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng đã giúp vợ chồng có được nguồn vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động xây dựng nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu cuộc sống và hạn chế tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường đến gia đình. Tuy nhiên, do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên việc thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có thể không phù hợp với quy định của pháp luật, không đảm bảo được quyền và lợi ích của các bên, dễ phát sinh tranh chấp sau khi thỏa thuận. Khi yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản, vợ chồng có thể yêu cầu cơ quan công chứng soạn thảo các thỏa thuận giúp mình, vì vậy sẽ khắc phục được hạn chế về kỹ năng soạn thảo văn bản của người yêu cầu công chứng và đảm bảo nội dung của văn bản công chứng phù hợp với quy định của pháp luật. Việc yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng còn đảm bảo thể hiện đúng ý chí, nguyện vọng của vợ chồng, bảo đảm quyền và lợi ích của vợ chồng liên quan đến việc thỏa thuận về tài sản, đồng thời việc công chứng cũng tạo nên tâm lý yên tâm cho vợ chồng và bên thứ ba tham gia hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng. Hiện nay, với trình độ dân trí còn chưa đồng đều, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội còn phức tạp, chồng chéo, các quy định của pháp luật còn chưa đến được với người dân, việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng còn góp phầnbảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch về tài sản của vợ chồng. Công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng không những mang lại lợi ích trực tiếp cho vợ chồng mà còn hỗ trợ nhà nước kiểm soát các giao dịch về tài sản trong xã hội, thúc đẩy các quan hệ kinh tế - xã hội phát triển.

LCC ra đời đã phát huy được hiệu quả trên thực tế, đáp ứng được nhu cầu về công chứng hợp đồng, giao dịch của người dân, hạn chế rủi ro pháp lý có liên quan đến việc giao kết các hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc công chứng các thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập không chỉ ở quy định của LCC mà còn ở các quy định của pháp luật có liên quan. Do đó,


Formatted: Vietnamese (Vietnam)

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 02/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí