Sửa Đổi, Bổ Sung Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Có Liên Quan Đến Việc Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ Chồng

Ba là, về giấy tờ, tài liệu mà vợ, chồng cần cung cấp khi yêu cầu công chứ ng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng

Khoản 1 Điều 35 và Điều 36 Luật Công chứng đã quy định về các

giấy tờ mà vợ, chồng cần nôp

cho công chứng viên nhưng chỉ dừng lại ở mức

quy định chung chung nên đã có những cách áp dụng khác nhau giữa các công chứng viên khi giải quyết các yêu cầu công chứng. Ví dụ như quy định về "Bản sao giấy tờ tùy thân " (đã nêu và phân tích chi tiết tại mục 2.2.1.2 của luận văn), quy định về "Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có". Đây là những quy định mở nhằm trao quyền chủ động cho công chứng viên trong việc tạo lập cơ sở pháp lý nhằm xác định tính "tính hợp pháp, tính xác thực" của các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng được công chứng, nhưng đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng pháp luật một cách tùy tiện để lôi kéo hoặc sách nhiễu người yêu cầu công chứng. Hơn nữa việc công chứng viên yêu cầu bổ sung hay giản lược bất kỳ loại giấy tờ, tài liệu nào trong hồ sơ yêu cầu công chứng có thể ảnh hưởng tới cơ sở pháp lý cho việc thực hiện giao dịch của vợ, chồng. Do vậy Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành cần có những quy định cụ thể nhằm "chuẩn hóa" các loại giấy tờ đối với việc công chứng các

loại hợp đồng, giao dịch nói chung và công chứng các văn bản liên quan đến

tài sản của vợ chồng nói riêng.


Bốn là, về đia vợ, chồng

điểm công chứ ng các văn bản liên quan đến tài sản của

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Theo quy điṇ h tại Điều 39 Luật Công chứng thì việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng. Nhưng cho đến nay, Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có hướng dẫn

cụ thể việc xác định như thế nào là "có lý do chính đáng khác". Viêc quy điṇ h

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 14

chung chung như vậy dân đêń việc các cơ quan nhà nhà nước có thẩm quyền

rất khó quản lý các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứ ng ngoài trụ sở trong thời gian qua.

Nhìn từ một khía cạnh khác, thực tế cho thấy nhu cầu công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng là rất lớn. Đơn giản như trường hợp người vợ (hoặc người chồng) ốm rất nặng đang phải nằm điều trị trong bệnh viện muốn nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp này, người vợ (hoặc người chồng) bị ốm không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để thực hiện yêu cầu công chứng của mình và vì vậy việc yêu cầu công chứng tại bệnh viện có được coi là "có lý do chính đáng"?. Hoặc trường hợp người vợ và người chồng cùng là công chức nhà nước thì sẽ phải đi làm trong giờ hành chính, ngoài giờ hành chính thì các tổ chức hành nghề công chứng cũng hết thời gian làm việc. Và trong trường này nếu hai vợ chồng họ muốn công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (hoặc công chứng văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ, chồng; công chứng văn bản nhập tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào khối tài sản chung của hai người) thì việc họ yêu cầu được công chứng tại nơi ở, ngoài giờ hành chính có được coi là "có lý do chính đáng"? Thực tế trong hoạt động công chứng nói chung và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng còn rất rất nhiều các trường hợp có nhu cầu công chứng ngoài trụ sở với muôn vàn những lý do khác nhau (như trong trường hợp các công ty ký kết hợp đồng kinh tế lớn mà có đối tác là phía nước ngoài thường phải tổ chức lễ ký kết tại một địa điểm rất rộng rãi và trang trọng mang tính nghi lễ đối ngoại, nhưng hầu như trụ sở các tổ chức hành nghề công chứng của ta không đáp ứng được yêu cầu đó và họ có nhu cầu được công chứng ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng...). Thiết nghĩ các tổ chức hành nghề công chứng là đơn vị cung cấp dịch vụ công, khi người dân có nhu cầu, tổ chức hành nghề công chứng

có thể đáp ứng được nhu cầu đó và việc công chứng đó là minh bạch và đúng pháp luật thì pháp luật có cần thiết phải hạn chế? Còn việc công chứng viên do trình độ nghiệp vụ non kém hoặc bị tác động bởi các yếu tố vật chất mà thực hiện việc công chứng không đúng quy định của pháp luật thì việc công chứng đó dù có thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng hay ở nơi khác cũng vậy. Hơn nữa, bản thân công chứng viên phải chịu trách nhiệm về văn bản công chứng. Do vậy, Luật Công chứng cần sửa đổi quy định này theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân theo chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

Năm là, về người làm chứng trong công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng nói chung, quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng trong việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, Điều 9 Luật Công chứng quy định trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Như vậy, nếu một bên vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không đọc được hoặc không ký được (có thể do không biết chữ) thì khi công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng bắt buộc phải có người làm chứng và người làm chứng trong trường hợp này phải là người biết chữ. Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Công chứng thì người làm chứng có thể điểm chỉ vào văn bản công chứng thay cho việc ký nếu người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Mà người làm chứng không biết ký có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể do không biết chữ. Theo những quy định trên thì người vợ hoặc chồng không biết chữ mới cần người làm chứng, nhưng người làm chứng cũng có thể không biết chữ. Đây là một thiếu sót và do vậy, Luật Công chứng cần sửa đổi theo hướng quy định rõ hơn điều kiện trở thành người làm chứng trong hoạt động công chứng nói chung và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng.

Sáu là, về việc điểm chỉ trong công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 41 Luật Công chứng thì việc điểm chỉ được thay thế việc ký trong văn bản công chứng trong các trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Việc điểm chỉ cũng có thể thực hiện đồng thời với việc ký trong các trường hợp công chứng di chúc, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng hoặc trong trường hợp công chứng viên thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, do pháp luật không bắt buộc việc điểm chỉ trong trường hợp này nên khi thực hiện việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng thì hầu hết vợ, chồng đều từ chối việc điểm chỉ vào văn bản công chứng khi công chứng viên đề nghị. Lý do họ thường đưa ra họ đã là vợ chồng nên không thể có ai giả danh để đến ký, và họ là những người biết rõ hơn ai hết về những tài sản mà họ đang thỏa thuận định đoạt. Nhưng thực tế cho thấy hiện nay giấy tờ giả giờ đang là một vấn nạn đối với công chứng viên. Và thực tế cũng đã có vụ việc công chứng viên phải chịu trách nhiệm hình sự do người yêu cầu công chứng sử dụng giấy tờ giả như trường hợp nguyên công chứng viên Hoàng Văn Sự của Phòng công chứng số 5 thành phố Hà Nội. Và tại Hà Nội:

Từ sau khi có vụ việc vi phạm tại Văn phòng công chứng Việt Tín, nhiều tổ chức hành nghề công chứng đã yêu cầu các bên tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện việc điểm chỉ đồng thời với việc ký vào hợp đồng, giao dịch. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nhận được sự đồng thuận của người tham gia hợp đồng, giao dịch 47, tr. 11].

Do vậy, để góp phần đảm bảo tính an toàn pháp lý cho hợp đồng, giao dịch và bản thân công chứng viên, cần sửa đổi Luật Công chứng theo hướng quy định bắt buộc các bên phải điểm chỉ vào hợp đồng, giao dịch nói chung và các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng nói riêng.

Bảy là, về việc lưu trữ hồ sơ công chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Công chứng thì hồ sơ công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng bao gồm phiếu yêu cầu công chứng, bản chính văn bản công chứng (văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, hoặc văn bản khôi phục chế độ tài sản chung của vợ, chồng…), bản sao các giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp; các giấy tờ xác minh, giám định và giấy tờ liên quan khác. Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Công chứng thì bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là hai mươi năm, các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là năm năm. Thực tiễn có những giao dịch mười năm, mười lăm năm, thậm chí hai mươi năm sau mới xảy ra tranh chấp. Và khi có tranh chấp, khiếu kiện thì

hồ sơ lưu trữ có môt

vai trò đăc

biêṭ qu an tron

g trong việc phục vụ điều tra ,

xác minh, các giấy tờ có liên quan trong hồ sơ yêu cầu công chứng là căn cứ để chứng minh tính xác thực, tính hợp pháp của văn bản công chứng, hơn nữa hồ sơ công chứng còn thể hiện quá trình tác nghiệp của công chứng viên trong giải quyết việc yêu cầu công chứng. Nếu các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng lưu trữ thời hạn năm năm đã tiến hành tiêu hủy, chỉ còn lại văn bản công chứng thì khi phát sinh tranh chấp sẽ không còn chứng cứ để phục vụ công tác điều tra, xác minh. Do vậy Luật Công chứng nên quy định thời hạn lưu trữ văn bản công chứng và thời hạn lưu trữ các giấy tờ khác trong hồ sơ yêu cầu công chứng nói chung và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng là cùng như nhau.

Tám là, về Văn phòng công chứng

Theo quy định của Luật Công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập. Văn phòng công chứng do

công chứng viên thành lập, được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (nếu Văn phòng công chứng đó do một công chứng viên thành lập) hoặc theo loại hình công ty hợp danh (nếu Văn phòng công chứng đó do hai công chứng viên trở lên thành lập). Văn phòng công chứng có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ kinh phí đóng góp của công chứng viên, phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tổ chức hành nghề công chứng là nơi công chứng viên thực hiện các hoạt động nghiệp vụ. Để đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu công chứng của người dân thì các tổ chức hành nghề công chứng ngoài việc phải có đội ngũ công chứng viên chuyên nghiệp còn cần phải có các trang thiết bị phục vụ cho công việc. Một tổ chức hành nghề công chứng có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại sẽ là môi trường tốt cho các công chứng viên có điều kiện thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiệp vụ của mình. Thực tế cho thấy cơ sở vật chất của các Phòng công chứng phần lớn là tương đối tốt, tuy nhiên một số Văn phòng công chứng còn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Do vậy, để tạo môi trường làm việc thuận tiện nhất cho công chứng viên có thể phát huy khả năng của mình, Luật Công chứng cần có những quy định cụ thể hơn nữa về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, đối với loại hình công ty hợp danh, công chứng viên sáng lập có thể là thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn và được tham gia vào Hội đồng thành viên là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của doanh nghiệp. Sau đó hội đồng thành viên sẽ bầu chủ tịch hoặc giám đốc, tổng giám đốc của doanh nghiệp. Nhưng theo Luật Công chứng quy định thì người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng, là người có quyền quyết định các vấn đề của văn phòng hoàn toàn độc lập mà không chịu ảnh hưởng của bất kỳ thành viên hợp danh nào. Do vậy các Văn phòng công chứng thành lập và hoạt động theo mô hình công ty hợp danh rất lúng túng trong quản lý, vận hành Văn phòng phù

hợp với quy định của pháp luật mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho các công chứng viên tham gia sáng lập.

Hiện nay Luật Công chứng chỉ mới quy định rất đơn giản về trường hợp chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng khi Văn phòng công chứng tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy đăng ký hoạt động do Văn phòng công chứng vi phạm pháp luật hoặc không còn công chứng viên do bị miễn nhiệm. Vậy trong trường hợp Văn phòng công chứng đó chỉ có một công chứng viên mà công chứng viên đó chết thì Văn phòng công chứng đó làm thủ tục chấm dứt hoạt động như thế nào? Thực thế tại Hà Nội đã xảy ra tình huống như vậy, và gia đình công chứng viên cũng như các cơ quan hữu quan rất lúng túng không biết làm thủ tục chấm dứt hoạt động cho Văn phòng đó thế nào vì Luật Công chứng không có quy định. Mặt khác Luật Công chứng nên thay việc quy định các điều kiện và thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng bằng quy định các điều kiện và thủ tục giải thể Văn phòng công chứng sẽ chính xác hơn. Mặt khác, Luật cũng cần bổ sung quy định về việc chuyển đổi Văn phòng công chứng một công chứng viên sang loại hình Văn phòng công chứng từ hai công chứng viên trở lên hoặc ngược lại, bổ sung quy định về việc Văn phòng công chứng tạm ngừng hoạt động bởi đây là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng và thực tế đã xuất hiện nhu cầu này.

Một điểm bất cập nữa của Luật Công chứng cần phải sửa đổi là theo quy định tại Điều 27 Luật Công chứng thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan cho phép thành lập Văn phòng Công chứng (khoản 2), nhưng khi chấm dứt hoạt động thì Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan liên quan, trong đó không có ủy ban nhân dân cấp tỉnh là chưa hợp lý. Vì vậy, nên quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng công chứng cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp.

Chín là, công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng, cần sửa đổi các quy định về quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng theo hướng xây dựng một cơ chế quản lý công chứng vừa đảm bảo vai trò quản lý của nhà nước, vừa phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó phân định rõ thẩm quyền và cơ chế phối hợp giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, qua đó khắc phục được tình trạng nhà nước ôm đồm nhiều như hiện nay. Do vậy, nhà nước cần tạo điều kiện cho việc thành lập hiệp hội về công chứng trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và hiệp hội công chứng của cả nước là một đòi hỏi rất cần thiết.

Mặt khác, để nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên, hàng năm cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng công chứng viên. Cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, có chế tài và xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức hành nghề công chứng, các công chứng viên có vi phạm nhằm hạn chế những tiêu cực phát sinh.

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung pháp luật hôn nhân và gia đình có liên quan đến việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Một là, về việc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng của vợ, chồng khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Khi thực hiện việc chứng nhận văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, công chứng viên rất lúng túng trong việc xác định lý do chia tài sản mà vợ chồng đưa ra là một bên vợ hoặc chồng phải "thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng", bởi cho đến nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Theo TS. Nguyễn Văn Cừ trong "Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam", Nhà xuất bản

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí