Sự Cần Thiết Phải Hoàn Thiện Pháp Luật Về Công Chứng Các Văn Bản Liên Quan Đến Tài Sản Của Vợ, Chồng

chứng. Bản chính văn bản công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là hai mươi năm; các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ trong thời hạn ít nhất là năm năm. Trong trường hợp Phòng công chứng bị giải thể thì hồ sơ công chứng phải được chuyển cho một Phòng công chứng khác hoặc một Văn phòng công chứng do Sở Tư pháp chỉ định. Trong trường hợp Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động thì Văn phòng công chứng đó phải thỏa thuận với một Văn phòng công chứng khác về việc tiếp nhận hồ sơ công chứng; nếu không thỏa thuận được thì báo cáo Sở Tư pháp chỉ định một Phòng công chứng hoặc một Văn phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng.

Theo "Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công chứng tại thành phố Cần Thơ" năm 2010 của Thanh tra Bộ Tư pháp đối với việc thanh tra 07 tổ chức hành nghề công chứng thì:

Tất cả hồ sơ của các Tổ chức hành nghề không được đánh bút lục, không được đánh số trang và không có danh mục hồ sơ lưu đã được đưa vào lưu trữ. Mặt khác, tại một số tổ chức hành nghề công chứng như Phòng công chứng số 1, số 2, Văn phòng công chứng Trần Văn Mỹ hồ sơ lưu trữ được đánh số khác với số công chứng đã phần nào gây khó khăn cho công tác kiểm tra cũng như tra cứu hồ sơ. Ngoài ra, tại Phòng công chứng số 1, số 2; Văn phòng công chứng Trần Văn Mỹ và Văn phòng công chứng Trần Mạnh Hùng một số hồ sơ lưu gộp nhiều hồ sơ công chứng [48].

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG

CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO YÊU CẦU XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG

Từng bước xã hội hóa hoạt động công chứng là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, được đề cập từ Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác tư pháp, chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-TW, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Các văn bản này đều nhấn mạnh yêu cầu phải nghiên cứu và xúc tiến việc xã hội hóa hoạt động công chứng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị đã nêu rõ:

Hoàn thiện chế định công chứng. Xác định rõ phạm vi của công chứng và chứng thực, giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Xây dựng mô hình quản lý nhà nước về công chứng theo hướng Nhà nước chỉ tổ chức cơ quan công chứng thích hợp; có bước đi phù hợp để từng bước xã hội hóa công việc này [25].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Quán triệt chủ trương trên, Luật Công chứng đã tạo ra một bước phát triển mới trong hoạt động công chứng. Các quy định của Luật Công chứng đã phản ánh những thay đổi to lớn về mô hình tổ chức hoạt động công chứng theo hướng từng bước xã hội hóa, theo đó các Phòng công chứng chuyển sang hoạt động theo chế độ đơn vị sự nghiệp có thu và tự chủ; lần đầu tiên xuất hiện các Văn phòng công chứng tư được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Chế định công chứng viên được

đổi mới căn bản, theo đó công chứng viên được bổ nhiệm và hành nghề khi đủ điều kiện và bản thân công chứng viên phải chịu trách nhiệm cá nhân mà không bắt buộc công chứng viên phải là công chức hoặc viên chức nhà nước, do vậy đội ngũ công chứng viên đã được phát triển nhanh chóng về số lượng. Quan hệ giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng được xây dựng theo hướng là những quan hệ dịch vụ bình đẳng. Trình tự, thủ tục công chứng minh bạch hóa, đơn giản hóa, phát huy tính chủ động, tích cực của công chứng viên trong quá trình tác nghiệp, loại bỏ lối làm việc bàn giấy quan liêu, cửa quyền của công chứng viên. Bên cạnh đó, hoạt động chứng thực đã hoàn toàn tách khỏi hoạt động công chứng… Với những đổi mới mạnh mẽ như trên, hệ thống công chứng không còn mang tính chất là một cơ quan công quyền mà là tổ chức dịch vụ công nhằm phục vụ tốt nhất cho các nhu cầu công chứng của người dân.

Công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng - 13

Bên cạnh những mặt đã đạt được, sau hơn năm năm thi hành Luật Công chứng cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định. Với mục đích phát triển nhanh chóng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng đã quy định một số đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng đã dẫn đến sự không đồng đều về mặt nghiệp vụ trong đội ngũ công chứng viên và chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa cao. Sự phát triển nhanh chóng về số lượng các Văn phòng công chứng nhưng chưa có mạng lưới quy hoạch đã dẫn đến sự không đồng đều về mặt địa lý, có nơi số lượng các tổ chức hành nghề công chứng phát triển quá nhanh, thậm chí một quận đã tập trung tới 09 tổ chức hành nghề công chứng (như quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) nhưng có nơi (Điện Biên) cả tỉnh mới có 01 tổ chức hành nghề công chứng là Phòng công chứng, tháng 9/2011 Sở Tư pháp mới tiếp nhận một hồ sơ xin thành lập Văn phòng công chứng. Sự cạnh tranh không lành mạnh của một số tổ chức hành nghề công chứng do sức ép về lợi nhuận (đặc biệt là đối với các Văn phòng công chứng) đã dẫn đến việc một số tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc thu các khoản thù lao công chứng quá

cao gây bức xúc cho người dân… Những yếu tố đó một phần do hạn chế từ các quy định của Luật Công chứng, mặt khác do sự không đồng bộ trong các quy định của các quy định pháp luật có liên quan cộng thêm những yếu tố khách quan do quá trình đổi mới kinh tế, đổi mới xã hội và sự phát triển của pháp luật đã đặt ra đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về công chứng nói chung và pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng, đảm bảo cho việc thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng đạt hiệu quả.


3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CÔNG CHỨNG CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÀI SẢN CỦA VỢ, CHỒNG THEO YÊU CẦU XÃ HỘI HÓA HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG

3.2.1. Sửa đổi, bổ sung pháp luật về công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng

Một là, về chế định công chứ ng viên

Công chứng viên là người có vai trò đặc biệt quan trọng, giữ vị trí trung tâm trong hoạt động công chứng nói chung và công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng nói riêng. Nhưng nếu chỉ chú trọng đến việc phát triển số lượng công chứng viên có thể sẽ dẫn đến chất lượng đội ngũ công chứng viên không được đảm bảo. Mà việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng là một lĩnh vực tương đối phức tạp, đòi hỏi công chứng viên không những phải có kỹ năng nghề nghiệp mà còn cần có sự hiểu biết chuyên sâu về quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động này. Do vậy, để thực hiện tốt việc công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ chồng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên là yêu cầu hết sức cần thiết trong bối cảnh xã hội hóa hoạt động công chứng hiện nay. Và mặc dù Luật Công chứng đã có những sửa đổi cơ bản về chế định công chứng viên nhưng qua thực tiễn hơn năm năm thi hành Luật Công chứng và đặc biệt xuất phát từ vai trò của công chứng viên trong hoạt động

công chứng, Luật Công chứng cần tiếp tục có những sửa đổi, bổ sung về chế định này.

Trước đây, do đội ngũ công chứng viên còn mỏng nên trước yêu cầu xã hội hóa hoạt động công chứng, Luật Công chứng đã quy định đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn thời gian tập sự hành nghề công chứng rất rộng. Theo các quy định của Luật Công chứng (Điều 13, Điều 15, Điều 17 và Điều 18) thì những người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên, những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn đào tạo nghề công chứng và được miễn tập sự hành nghề công chứng khi bổ nhiệm công

chứng viên. Thưc tế thời gian qua đã chứng minh một bộ phận công chứng

viên của các Văn phòng công chứng được bổ nhiêm

nhưng đươc

miên

đào tao

và miễn tâp

sự nghề mà trước đó chưa từ ng làm trong lin

h vự c công chứ ng ,

nay hành nghề gặp rất nhiều lúng túng , non kém hoặc tắc trách về chuyên

môn nghiệp vụ. Và hệ quả kéo theo là các văn bản công chứng đạt chất lương

thấp, dẫn đến phát sinh những tranh chấp dân sự . Sự việc vừa xảy ra tại Văn phòng công chứng Việt Tín ở Hà Nội là một ví dụ . Hê ̣quả này sẽ còn kéo dài bởi phát sinh tranh chấp từ các văn bản công chứ ng không chỉ xảy ra trong

môt

vài năm mà còn phát sinh nhiều năm sau đó.


Những đối tươn

g đươc

miên

đà o tao

và miễn tâp

sự nghề công chứ ng

nêu trên là những người có trình đô ̣pháp luâṭ tương đối cao , có học hàm, học vị hoặc chức danh chuyên ngành , nhưng trong thực tế họ làm việc ở những lĩnh vực khác, hoàn toàn không có kinh nghiệm trong hoạt động công chứng.

Mà nghề công chứ ng là môt

nghề đăc

thù , đòi hỏi ngoài kiến thứ c về pháp

luâṭ và kiến thứ c về xã hôi

còn đăc

biêṭ cần kỹ năng chuyên biêṭ riêng về công

chứ ng. Theo "Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công

chứng tại thành phố Hà Nội" ngày 29/6/2010 của Thanh tra Bộ Tư pháp khi thanh tra 19 tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn thì:

Do quá dễ dãi trong tiêu chuẩn, cũng như điều kiện bổ nhiệm công chứng viên nên trình độ của các công chứng viên không đồng đều. Rất nhiều công chứng viên (của Văn phòng công chứng) là cán bộ đã nghỉ hưu nên việc tổ chức, điều hành hoạt động công chứng phần nào hạn chế [47, tr. 19].

Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ công chứng viên, Luật Công chứng không nên quy định rộng rãi những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng như hiện nay và nên bỏ quy định về việc miễn tập sự hành nghề công chứng cho các đối tượng này bởi "Nghề công chứng là một nghề chuyên sâu, chuyên nghiệp hóa nên mọi đối tượng đều phải qua một thời gian tập sự" [31, tr.2] và "không tham gia tập sự hành nghề công chứng làm mất đi cơ hội làm quen với những kỹ năng nghề nghiệp nhất định mà khó có khóa đào tạo nào có thể thay thế được" [58, tr. 8].

Luâṭ Công chứ ng cũng không quy điṇ h đô ̣tuổi hành nghề của công

chứ ng viên, điều này còn chưa phù hơp

̉i hoaṭ đôn

g công chứ ng ngoài đòi

hỏi kỹ năng về nghiệp vụ , công chứ ng viên còn cần có tư duy về nghiêp vu

sắc bén, đòi hỏi cần có sự tinh thông và "nhạy cảm" trong nghề nghiệp. Thực tế có nhiều cán bộ nghỉ hưu từ các ngành khác chuyển sang (như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên…,) nhưng chưa qua thực tiễn hành nghề công chứng. Các cán bộ này có thể năm rất chắc pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nhưng chưa chắc đã nắm chắc hoặc cập nhật thường xuyên các luật khác như

đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình…Cộng thêm yếu tố tuổi cao, sức khỏe ngày một suy giảm, trí tuệ ngày càng kém minh mẫn thì việc cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng là một đòi hỏi quá sức. Do vậy, Luật Công chứng cần bổ sung quy định về độ tuổi hành nghề của công chứng viên.

Theo kinh nghiệm của một số nước theo trường phái công chứng Latine (Pháp), việc bổ nhiệm công chứng viên và cho phép thành lập tổ chức hành nghề công chứng đều do Bộ Tư pháp thống nhất thực hiện. Trên cơ sở một bản đồ quy hoạch các tổ chức hành nghề công chứng được hình thành dựa trên khảo sát và đánh giá nhu cầu công chứng, Bộ Tư pháp chỉ bổ nhiệm một người có đủ tiêu chuẩn làm công chứng viên khi người đó đã xác định được nơi sẽ hành nghề công chứng thông qua việc được giới thiệu vào vị trí (địa điểm) hành nghề hoặc được sự chấp thuận của một tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động. Cơ quan quản lý tư pháp ở địa phương chỉ thực hiện chức năng tương tự như đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng.

Sự chặt chẽ, thống nhất trong quy trình bổ nhiệm công chứng viên và hành nghề công chứng này tạo ra sự ổn định, bền vững của hoạt động công chứng với tính chất là một hoạt động dịch vụ công, hạn chế tình trạng công chứng viên được bổ nhiệm nhưng không hành nghề hoặc số lượng tổ chức hành nghề công chứng phát triển không phù hợp với nhu cầu dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh [58].

Hai là, về trình tư thủ tục công chứng các văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Công chứng thì: "…Khi nộp bản sao thì người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản chính để đối chiếu". Như đã nêu tại mục 2.2.1.2 của luận văn, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân cũng như tránh tình trạng nhầm lẫn hoặc làm thất lạc giấy tờ gốc, trên

thưc

tế viêc

đối chiếu các giấy tờ bản chính với các giấy tờ nôp

trong hồ sơ

yêu cầu công chứ ng đươc

thưc

hiên

ngay tại thời điểm công chứ ng viên cho

người yêu cầu công chứ ng ký vào hợp đồng , giao dic̣ h. Mặt khác, trong một số trường hợp, người yêu cầu công chứng không thể xuất trình bản chính giấy

tờ về quyền sở hữu, sử dụng tại thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu công chứng. Ví dụ như trường hợp đối tượng của văn bản công chứng văn bản chia tài sản của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản đang thế chấp tại ngân hàng và ngân hàng đã có văn bản đồng ý cho vợ, chồng thực hiện quyền của chủ sở hữu, sử dụng với điều kiện phải gắn liền quyền của vợ, chồng với nghĩa vụ thanh toán; hoặc trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thì phần lớn bên nhận chuyển nhượng là người nộp hồ sơ yêu cầu công chứng nhưng lại chưa có bản chính, bởi bản chính giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sẽ được bên chuyển nhượng giao cho bên nhận chuyển nhượng sau khi hợp đồng chuyển nhượng được công chứng và bên nhận

chuyển nhượng đã thanh toán đủ tiền. Măṭ khác nếu khách hàng xuất trình bản chính để kiểm tra đối chiếu tại thời điểm nộp hồ sơ yêu cầu công chứng

thì thời điểm ký công chứng , công chứ ng viên vân phải yêu cầu khách hàng

xuất trình bản chính môt lần nữa để công chứ ng viên kiểm tra. Do vậy quy

định này cần được nghiên cứu sửa đổi cho phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân những vẫn không ảnh hưởng tới giá trị pháp lý của văn bản được công chứng.

Khoản 3 Điều 35 Luật Công chứng quy điṇ h viêc

thu ̣lý , ghi vào sổ

công chứng được thực hiện ngay sau khi tiếp nhân hồ sơ yêu cầu công chứng

văn bản liên quan đến tài sản của vợ, chồng. Trên thưc

tế rất nhiều trường hơp

người yêu cầu công chứng đã nôp

hồ sơ yêu cầu công chứ ng, hẹn ngày đến ký

nhưng lai

không đến do thay đổi ý điṇ h hoặc đã thực hiện việc công chứng đó

tại một tổ chức hành nghề công chứng khác . Do vậy, để tránh viêc công chứ ng, các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện viêc̣

tẩy xóa sổ ghi sổ công

chứ ng sau khi việc công chứng đã hoàn tất. Do vậy để tạo điều kiện cho các

tổ chức hành nghề công chứng trong việc ghi sổ công chứng cũng như thuận tiện cho việc thanh tra, kiểm tra (nếu có) của các cơ quan chức năng, việc sửa đổi quy định này trong Luật Công chứng cũng hết sức cần thiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022