Trong trường hợp nêu trên, ông Hồng và bà Trinh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong thời kỳ hôn nhân. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không ghi nhận có đồng sở hữu nào khác. Vì vậy, CCV xác định, ông Hồng có quyền sử dụng và sở hữu hợp pháp đối với tài sản tặng cho.
Ở tình huống này, bà Trinh vừa là người được tặng cho, vừa là đồng sở hữu tài sản với bên tặng cho, tuy nhiên, theo ý chí của ông Hồng và bà Trinh, việc tặng cho này là tặng cho riêng bà Trinh. Do vậy, sau khi nhận tặng cho tài sản từ ông Hồng, bà Trinh sẽ là người sử dụng, sở hữu riêng và duy nhất đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
Khi xem xét về giấy tờ tùy thân, CCV phát hiện, giấy chứng minh nhân dân của ông Hồng đã được cấp cách đây 18 năm. Theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì giấy chứng minh nhân dân "Có giá trị sử dụng 15 năm kể từ ngày cấp" [16]. Công dân phải làm thủ tục đổi giấy chứng minh nhân dân trong trường hợp "Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng" [16, Điều 5]. Đây là tình huống chúng tôi gặp rất nhiều trong thực tiễn khi giải quyết các yêu cầu công chứng. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 6 của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân thì thời hạn cấp giấy chứng minh nhân dân "tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã), và 30 ngày (ở địa bàn khác)" [16]. Như vậy, trường hợp người yêu cầu công chứng không có giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng, bị hư hỏng… mà yêu cầu người yêu cầu công chứng làm lại thì sẽ mất khá nhiều thời gian, trong nhiều trường hợp không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của người yêu cầu công chứng. Vì vậy, trên thực tế, đối với các trường hợp này, CCV thường "linh động" bằng cách hướng dẫn người yêu cầu công chứng xin xác nhận của cơ quan công an nơi có hộ khẩu thường trú. Văn bản xác nhận của cơ quan công an có dán ảnh
mới nhất của người yêu cầu công chứng, ghi nhận rõ các thông tin như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng, địa chỉ hộ khẩu, thông tin về cha mẹ... Dựa vào các thông tin xác nhận của cơ quan công an, CCV tiếp nhận và thực hiện yêu cầu công chứng của người yêu cầu công chứng.
- CCV tiếp nhận yêu cầu công chứng tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở giữa ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Minh Thùy.
Hồ sơ yêu cầu công chứng cho thấy, ông Nguyễn Văn Minh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trước khi đăng ký kết hôn với bà Nguyễn Minh Thùy. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở chỉ ghi tên người sở hữu tài sản là ông Nguyễn Văn Minh. Trường hợp này, căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở, CCV có thể xác định được quyền sử dụng, quyền sở hữu của ông Nguyễn Văn Minh đối với tài sản thỏa thuận tặng cho.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 27 của LHN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng" [46]. Tuy nhiên, trên thực tiễn, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trong nhiều trường hợp vẫn chỉ ghi tên một bên vợ, chồng. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của người liên quan đến tài sản của ông Minh cũng như xác định chính xác quyền sử dụng và sở hữu của ông Minh đối với tài sản (sở hữu riêng hay đồng sở hữu), CCV yêu cầu ông Minh cho biết về tình trạng hôn nhân vào thời điểm ông Minh được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Ông Minh khẳng định, trước khi kết hôn với bà Thùy, ông Minh chưa từng kết hôn với ai, vì vậy, tài sản thuộc quyền sử dụng, sở hữu riêng của ông Minh. Để đảm bảo chắc chắn ông Minh là người sử dụng và sở hữu riêng đối với tài sản tặng cho, CCV yêu
Có thể bạn quan tâm!
- Yêu Cầu Công Chứng Theo Ý Chí Tự Nguyện Của Vợ Chồng
- Công Chứng Thỏa Thuận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Công Chứng Thỏa Thuận Chia Tài Sản Chung Sau Khi Ly Hôn
- Công Chứng Thỏa Thuận Ủy Quyền Giữa Vợ Và Chồng
- Những Vướng Mắc Phát Sinh Trong Quá Trình Giải Quyết Yêu Cầu Công Chứng Các Thỏa Thuận Về Tài Sản Của Vợ Chồng
- Những Vướng Mắc Trong Việc Áp Dụng Luật Đất Đai
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
cầu ông Minh phải xuất trình giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm xác định tài sản tặng cho không được hình thành từ cuộc hôn nhân nào trước đó.
Như vậy, trong trường hợp này, người yêu cầu công chứng sẽ phải bổ sung thêm giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhằm giúp CCV xác định chính xác quyền sở hữu của ông Minh đối với tài sản tặng cho.
Việc tặng cho tài sản giữa vợ và chồng có thể tặng cho tài sản thuộc sở hữu của riêng một bên hoặc tặng cho phần quyền sở hữu, sử dụng của một bên vợ, chồng trong khối tài sản chung của vợ chồng. Thông thường, các trường hợp yêu cầu công chứng thỏa thuận tặng cho tài sản giữa vợ và chồng đều nhằm mục đích thiết lập quyền sở hữu riêng đối với tài sản cho một bên vợ, chồng. Sau khi nhận tặng cho, tài sản tặng cho thuộc sở hữu riêng của bên nhận tặng cho. Như vậy, việc tặng cho phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có thể làm thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản tặng cho, từ tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng thành tài sản riêng của một bên. Việc tặng cho tài sản trong trường hợp này gần giống với trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, bởi sau khi có thỏa thuận về tài sản (tặng cho hoặc chia tài sản chung) đều có thể làm thay đổi quyền sở hữu đối với tài sản, từ sở hữu chung thành sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng.
Tuy nhiên, việc tặng cho tài sản khác với chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân ở chỗ, tài sản tặng cho có thể là tài sản thuộc sở hữu riêng của một bên vợ, chồng hoặc tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ áp dụng đối với tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Mặt khác, việc tặng cho tài sản không nhằm hướng tới mục đích phân chia tài sản mà được coi như một "món quà" mà vợ chồng tặng cho nhau trong cuộc sống nên ngoài tài sản được tặng cho riêng, tất cả các tài sản khác vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Chế độ tài sản của vợ chồng không hề thay đổi, do vậy, khi vợ, chồng tặng cho nhau
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
phần tài sản từ tài sản chung thì hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo quy định Điều 30 của LHN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP không được áp dụng.
2.2.6. Thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chỉ nhằm mục đích đảm bảo quyền và lợi ích của vợ chồng và các thành viên trong gia đình trong một số trường hợp đặc biệt khi vợ chồng có "lý do chính đáng". Vợ chồng có thể thỏa thuận chia toàn bộ hoặc chia một phần tài sản. Các tài sản không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Trong trường hợp lý do dẫn đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không còn như không còn đầu tư kinh doanh hoặc rủi ro trong sản xuất kinh doanh không còn… vợ chồng có quyền thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung sau khi đã chia. LHN&GĐ năm 2000 không có điều khoản nào trực tiếp quy định về việc phôi phục chế độ tại sản chung của vợ chồng nhưng nội dung này được quy định tại Điều 9 của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Theo đó, vợ chồng có thể thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng phải được thực hiện bằng văn bản có ghi rõ các nội dung sau: "Lý do khôi phục chế độ tài sản chung"; "Phần tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên"; "Phần tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng, nếu có"; "Thời điểm có hiệu lực của việc khôi phục chế độ tài sản chung" và "Các nội dung khác, nếu có" [18, Điều 9].
Văn bản thỏa thuận có thể được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp
luật, thì văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung cũng phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật và có hiệu lực kể từ ngày được công chứng, chứng thực [18, Điều 10].
Việc pháp luật quy định và thực tế áp dụng pháp luật như thế nào để giải quyết yêu cầu công chứng thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng, chúng tôi đưa ra và phân tích tình huống dưới đây để làm rõ hơn vấn đề này:
CCV nhận được yêu cầu công chứng thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của ông Trần Đức Hoài và vợ là bà Nguyễn Thị Dung. Người yêu cầu công chứng đã cung cấp hồ sơ sau cho CCV: giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, đăng ký kết hôn, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Theo văn bản công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, ông Hoài được chia quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở. Các tài sản chung còn lại, ông Hoài và bà Dung không thỏa thuận chia.
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến hậu quả pháp lý là tài sản đã chia thuộc sở hữu riêng của mỗi bên, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên tính từ thời điểm chia tài sản chung đến thời điểm văn bản khôi phục có hiệu lực là tài sản riêng của mỗi bên (nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác).
Ở tình huống trên, ông Hoài và bà Dung chỉ thỏa thuận chia một phần tài sản, các tài sản chung khác không chia. Do đó, quyền sử dụng đất được chia cho ông Hoài thuộc quyền sở hữu riêng của ông Hoài, các tài sản chung còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của ông Hoài và bà Dung.
Việc khôi phục chế độ tài sản chung chỉ có thể đặt ra khi đã chia hết tài sản chung nhưng không phải trong trường hợp chia tài sản chung nào trong thời kỳ hôn nhân cũng chia hết tài sản chung
như đã phân tích ở trên, vì vậy, nếu chưa chia hết tài sản chung thì chế độ tài sản chung vẫn đương nhiên tồn tại mà không phụ thuộc vào thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng [39, tr. 27].
Như vậy, nếu chưa chia hết tài sản chung thì chế độ tài sản chung của vợ chồng ông Hoài và bà Dung vẫn tồn tại (ông Hoài và bà Dung vẫn sở hữu nhà chung, ô tô, xe gắn máy…) và không phụ thuộc vào thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng.
Văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của ông Hoài và bà Dung không làm triệt tiêu "hậu quả pháp lý" của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản đã chia thuộc quyền sở hữu riêng của người được chia. Trong trường hợp này, việc "khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng" sẽ không đương nhiên dẫn đến việc các tài sản đã chia "nhà ở, đất ở" của ông ĐứcHoàivà bà XuânDungtrở thành tài sản chung của ông Hoài và bà Dunghai vợ chồng. Việc khôi phục chế độ tài sản chung của ông Hoài và bà Dung chỉ là việc khôi phục chế độ tài sản pháp lý đối với các tài sản có nguồn gốc, căn cứ tại Điều 27 của LHN&GĐ năm 2000, kể từ thời điểm văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực. Như vậy, kể từ thời điểm văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, những tài sản quy định tại Điều 27 của LHN&GĐ năm 2000 là tài sản chung của vợ chồng. Tài sản riêng có được từ việc chia tài sản chung của vợ chồng vẫn là tài sản riêng của mỗi bên.
Việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng không đương nhiên "khôi phục" quyền sử dụng đất đã chia cho ông ĐứcHoàithành tài sản chung của vợ chồng như trước khi có sự kiện chia tài sản chung của ông ĐứcHoàivà bà Dung. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 32 của LHN&GĐ năm 2000: "Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung" [46]. Vì vậy, nếu ông Hoài và bà Dung mong muốn các tài sản đã thỏa thuận chia là tài sản chung thì có thể thỏa thuận nhập tài sản riêng của mỗi bên vào
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
khối tài sản chung của vợ chồng. Việc "khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng" chỉ bắt đầu tính từ thời điểm văn bản thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực. Sau khi văn bản khôi phục chế độ tài sản chung có hiệu lực, những tài sản có nguồn gốc và căn cứ tại Điều 27 của LHN&GĐ năm 2000 là tài sản chung của ông Hoài và bà Dung.
2.2.7. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của vợ chồng
Vợ chồng có thể được hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật (cùng hàng thừa kế) hoặc được hưởng di sản thừa kế theo di chúc. Trong một số trường hợp, di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản có thể được chia theo thỏa thuận của những người thừa kế. Khoản 1, Điều 684 của BLDS 2005 quy định: "Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác" [49]. Trong trường hợp, vợ chồng được hưởng di sản theo quy định của pháp luật, Khoản 2, Điều 685 của BLDS 2005 quy định: "Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia" [49].
Về vấn đề công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Khoản 1, Điều 49 của LCC quy định:
Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì họ có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác [55].
Như vậy, trong trường hợp vợ chồng cùng được hưởng thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì vợ chồng có quyền thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Việc phân chia di sản được thực hiện theo thỏa thuận, do vậy, vợ chồng có thể thỏa thuận chia đều quyền sở hữu cho mỗi bên (ví dụ: vợ 25 cây vàng, chồng 25 cây vàng), thỏa thuận phân chia theo hiện vật (ví dụ: chồng nhận ô tô, vợ nhận nhà ở) hoặc một bên "tặng cho" toàn bộ di sản cho bên kia, để bên kia sở hữu riêng đối với di sản.
Để làm rõ việc áp dụng pháp luật trong việc công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của vợ chồng, chúng tôi phân tích tình huống sau đây:
Ông Nguyễn Xuân Quảng và vợ là Phùng Thị Nga yêu cầu công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại thành phố Hà Nội. Theo trình bày của người yêu cầu công chứng: bố mẹ đẻ của ông Quảng để lại di sản gồm hai thửa đất là 120 m2 và 80 m2, theo đó, ông Quảng và vợ là bà Nga được hưởng di sản là quyền sử dụng đất 120 m2, em trai ông Quảng được nhận thửa đất còn lại. Theo thỏa thuận phân chia di sản của bà Nga và ông Quảng: bà Nga sẽ tặng cho ông Quảng toàn bộ phần di sản mà mình được hưởng theo di chúc của bố mẹ chồng.
Trong các trường hợp công chứng thỏa thuận phân chia di sản hay thỏa thuận khai nhận di sản thừa kế, ngoài việc CCV xác định giá trị pháp lý của di chúc (quyền sở hữu tài sản, hình thức, nội dung của di chúc…), CCV còn phải xác định có hay không đối tượng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 của BLDS 2005 (con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người để lại di sản).
Thực tế, việc xác định các đối tượng được hưởng di sản không đơn giản, để không bỏ sót người được nhận di sản thì trước đây tại Khoản 3, Điều 52 của Nghị định số 75/2000/NĐ-CP quy định: "Người thực hiện công chứng,