thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó và phải được công chứng" [55]. Như vậy, đối với các giao dịch liên quan đến tài sản khác mà pháp luật không yêu cầu phải công chứng nhưng vợ, chồng đã yêu cầu công chứng thì mọi thỏa thuận của vợ chồng liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải được sự đồng ý của cả vợ và chồng và sự thỏa thuận này bắt buộc phải công chứng.
Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch [55, Điều 44].
2.1.2. Yêu cầu công chứng theo ý chí tự nguyện của vợ chồng
Do trình độ hiểu biết pháp luật còn hạn chế, việc tự thỏa thuận về tài sản của vợ chồng có thể không bảo đảm các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật, không phản ánh được đúng ý của của các bên, có thể xâm phạm đến quyền và lợi ích của vợ, chồng. Bên cạnh đó, xuất phát từ yếu tố tâm lý, việc công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng được thực hiện bởi CCV độc lập, khách quan, có trình độ pháp luật sẽ tạo tâm lý yên tâm hơn cho vợ chồng khi thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản của mình. Trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, vợ, chồng có ý thức hơn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời cũng hạn chế các tranh chấp về tài sản có thể phát sinh giữa vợ với chồnghai vợ chồngh hoặc giữa vợ chồng với người thứ ba có quyền lợi liên quan đến tài sản của vợ chồng. Bởi nhiều lý do như vậy, vợ chồng đã lựa chọn yêu cầu công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng ngay cả khi pháp luật không bắt buộc thỏa thuận đó phải được công chứng. Ví dụ: Bà A ly hôn năm 2000, có
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
một con riêng. Năm 2005, Bà A kết hôn với ông B. Sau khi kết hôn với ông B, bà A được anh trai tặng cho riêng ba tỷ đồng. Bà BAmuốn dùng tiền này để mua căn hộ chung cư với mục đích để cho con riêng của mình. Để hạn chế tranh chấp về căn hộ phát sinh sau này, bà BAvà ông AByêu cầu công chứng thỏa thuận căn hộ chung cư là tài sản riêng của bà A, do bà A mua hoàn toàn bằng số tiền anh trai tặng cho riêng.
2.1.3. Công chứng thỏa thuận về tài sản của vợ chồng theo yêu cầu của bên thứ ba có liên quan đến giao dịch về tài sản với vợ chồng
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Các Quy Định Về Quyền Sở Hữu Tài Sản Của Vợ Chồng Và Việc Công Chứng Các Thỏa Thuận Về Tài Sản Của Vợ Chồng
- Yêu Cầu Đối Với Văn Bản Công Chứng Thỏa Thuận Về Tài Sản Của Vợ Chồng
- Các Trường Hợp Phát Sinh Yêu Cầu Công Chứng Thỏa Thuận Về Tài Sản Của Vợ Chồng
- Công Chứng Thỏa Thuận Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Công Chứng Thỏa Thuận Chia Tài Sản Chung Sau Khi Ly Hôn
- Thỏa Thuận Khôi Phục Chế Độ Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo LHN&GĐ năm 2000 là chế độ "cộng đồng tạo sản", theo đó, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ một số trường hợp pháp luật quy định là tài sản riêng. Để hạn chế rủi ro, đảm bảo giá trị pháp lý của giao dịch, cũng như hạn chế tranh chấp có thể phát sinh, một bên tham gia giao dịch có liên quan đến tài sản của vợ chồng có quyền yêu cầu vợ, chồng xuất trình văn bản công chứng thỏa thuận về tài sản. Trong trường hợp này, văn bản công chứng về tài sản của vợ, chồng được xác nhận của cơ quan công chứng là bằng chứng đáng tin cậy, để người thứ ba yên tâm khi tham gia giao kết các hợp đồng, giao dịch có liên quan đến tài sản củavớimột bên vợ, chồng.
Để đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn, quyền và lợi ích của vợ chồng, một số cơ quan đăng ký kinh doanh đã yêu cầu vợ chồng xuất trình văn bản công chứng thỏa thuận liên quan đến tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp để chứng minh quyền sở hữu của người góp vốn, cũng như xác định trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản đầu tư kinh doanh khi có rủi ro. Ví dụ: ông A thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hồ sơ đăng ký kinh doanh thể hiện ông góp hai mươi tỷ đồng để thành lập doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể yêu cầu ông A phải xuất trình văn bản chứng minh quyền sở hữu của mình đồi với tài sản góp vốn. Việc yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
chồng sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền xác định quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn của một bên vợ, chồng, khả năng tài chính thực hiện cam kết góp vốn và thực hiện nghĩa vụ tài sản phát sinh nếu có. Yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng, hạn chế các tranh chấp có thể phát sinh liên quan đến tài sản góp vốn, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của một bên vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình trước những rủi ro từ hoạt động đầu tư kinh doanh. Mặt khác còn đảm bảo sự an toàn pháp lý về nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tài chính để thanh toán các nghĩa vụ đối với các khách hàng của công ty cũng như nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
2.2. ÁP DỤNG PHÁP LUẬT ĐỂ CÔNG CHỨNG CÁC THỎA THUẬN VỀ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỰC TIỄN
2.2.1. Công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng
Sau khi kết hôn, ngoài tài sản chung thì vợ chồng còn có tài sản riêng. Tài sản riêng của vợ, chồng được hình thành từ nhiều nguồn gốc khác nhau như tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng, tư trang cá nhân. Về nguyên tắc, chủ sở hữu tài sản có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản riêng không bị hạn chế theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù của chế độ hôn nhân và gia đình, trong một số trường hợp, việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản riêng của vợ chồng có thể bị hạn chế. Theo quy định tại Khoản 5, Điều 33 của LHN&GĐ năm 2000: "Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định
đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng" [46]. Trường hợp này, việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả haivợ chồng. Quy định này nhằm mục đích hạn chế quyền của chủ sở hữu để đảm bảo quyền và lợi ích cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình khi tài sản chung không thể đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Việc hạn chế quyền định đoạt của vợ, chồng đối với tài sản riêng không làm thay đổi quyền sở hữu tài sản của vợ, chồng. Như vậy, tài sản riêng của một bên vợ, chồng vẫnthuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng n. Ngay cả trường hợp pháp luật hạn chế quyền của chủ sở hữu. thì cũng không làmchấm dứt quyền sở hữu riêng của vợ chồng đối với tài sản riêng.Tài sản riêng chỉ trở thành tài sản chung khi một bên vợ, chồng bằng ý chí của mình xác lập quyền sở hữu cho bên vợ, chồng còn lại theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Một trong các hình thức chuyển quyền sở hữu riêng của vợ, chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng là thỏa thuận nhập tài sản riêng của vợ chồng vào khối tài sản chung của vợ chồng.
Mặc dù, LHN&GĐ năm 2000 đã có quy định khá chi tiết về các căn cứ để xác định tài sản riêng của vợ chồng, tuy nhiên, trên thực tế, việc xác định tài sản riêng làm căn cứ để công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng lại không đơn giản.
Đối với việc công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung của vợ chồng thì việc xác định tài sản đó có thuộc quyền sở hữu riêng hợp pháp của một bên vợ, chồng hay không có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Để làm được điều này, CCV phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: căn cứ xác định tài sản riêng, xác định chế độ pháp lý áp dụng đối với loại tài sản này, căn cứ xác lập quan hệ vợ chồng (thời kỳ hôn nhân), các quy định của pháp luật đối với việc công chứng…
Để làm rõ vấn đề nêu trên, chúng tôi đưa ra và phân tích một số tình huống thường gặp trong thực tiễn sau đây:
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam) Formatted: Vietnamese (Vietnam)
- Ông Nguyễn Văn Anh kết hôn với bà Trần Thanh Bình vào năm 1980. Năm 1982, ông Anh được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đến năm 1985, ông Anh ly hôn với bà Bình. Năm 1995, ông Anh kết hôn với bà Cúc. Nay, ông Anh và bà Cúc thỏa thuận nhập tài sản riêng là quyền sử dụng đất nêu trên của ông Anh vào khối tài sản chung của vợ chồng ông Anh và bà Cúc.
Trong trường hợp này, để công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng của ông Anh và khối tài sản chung của vợ chồng ông Anh và bà Cúc, CCV cần phải xác định: quyền sử dụng đất (tài sản thỏa thuận) có thuộc quyền sử dụng hợp pháp của ông Anh và quan hệ hôn nhân giữa ông Anh và bà Cúc.
Về việc xác định quyền sử dụng đất: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên ông Anh, vì vậy có thể suy đoán, ông Anh là người có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Anh và bà Bình, CCV phải xác định ông Anh là người sử dụng duy nhất hay là đồng sử dụng với bà Bình. Trường hợp này, CCV phải yêu cầu ông Anh bổ sung thêm văn bản chứng minh quyền sử dụng riêng như: quyết định ly hôn hoặc bản án ly hôn giữa ông Anh và bà Bình; văn bản thỏa thuận về tài sản (nếu có)…
Ở tình huống này, nếu ông Anh và bà Bình không yêu cầu Tòa án chia tài sản và chưa thỏa thuận về vệc chia tài sản chung thì ông Anh và bà Bình là đồng sử dụng đối với quyền sử dụng đất. Việc thỏa thuận nhập tài sản của ông Anh vào khối tài sản chung của ông Anh và bà Cúc phải được sự chấp thuận của đồng sở hữu là bà Bình. Nếu ông Anh và bà Bình đã có thỏa thuận về việc chia tài sản, theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản riêng của ông Anh thì ông Anh có quyền nhập quyền sử dụng đất riêng vào khối tài sản chung của ông Anh và bà Cúc. Trường hợp này, Ông Anh phải xuất trình văn bản để chứng minh quyền sử dụng đất là tài sản riêng của ông Anh như thỏa thuận chia tài
Formatted: Expanded by 0.1 pt
Formatted: Vietnamese (Vietnam)
sản chung giữa ông Anh và bà Bình sau khi ly hôn hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất của bà Bình cho ông Anh…
- Năm 2011, ông Trần Bình Trọng và vợ là bà Triệu Thị Hồng yêu cầu CCV công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng của ông Trọng là quyền sở hữu nhà ở vào khối tài sản chung của vợ chồng. Theo trình bày của người yêu cầu công chứng: trước khi kết hôn với bà Hồng, ông Trọng ký hợp đồng mua một căn hộ chung cư tại thành phố Hà Nội và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở ghi tên một mình ông. Theo nguyện vọng của hai vợ chồng, ông muốn nhập tài sản riêng của mình là quyền sở hữu nhà ở vào khối tài sản chung của hai vợ chồng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CCV căn cứ giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và giấy đăng ký kết hôn để xác định quan hệ nhân thân và quan hệ hôn nhân giữa ông Trọng và bà Hồng. Bước tiếp theo, CCV căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy đăng ký kết hôn để xác định quan hệ về tài sản của người yêu cầu công chứng.
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 91 của Luật Nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở được chuyển giao bên mua từ thời điểm được tổ chức kinh doanh nhà ở bàn giao nhà (đối với trường hợp mua nhà của tổ chức kinh doanh nhà ở). Căn cứ hồ sơ yêu cầu công chứng, ông Trọng được bàn giao nhà trước thời điểm đăng ký kết hôn với bà Hồng, do vậy, căn hộ chung cư được CCV xác định là tài sản riêng của ông Trọng. Vì vậy, việc yêu cầu công chứng thỏa thuận nhập tài sản riêng của ông Trọng và khối tài sản chung của ông Trọng và bà Hồng là phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2.2. Công chứng thỏa thuận (cam kết) tài sản riêng của vợ, chồng Để đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của vợ, chồng và các
thành viên trong gia đình, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể đưa các tài sản riêng vào khai thác, sử dụng chung. Qua một số năm chung sống, các tài
sản chung và tài sản riêng bị trộn lẫn, không có hoặc không còn các bằng chứng để chứng minh tài sản đó là tài sản chung. Theo nguyên tắc làm lợi cho khối tài sản chung của vợ chồng, "trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung [46, Điều 27].
Như vậy, khi có tranh chấp, bên cho rằng tài sản đó là tài sản riêng của mình có nghĩa vụ phải đưa ra "chứng cứ chứng minh". Việc chứng minh tài sản riêng của một bên phải dựa vào các căn cứ xác định tài sản riêng theo quy định của pháp luật. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chứng cứ chứng minh có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản, văn bản thừa kế như di chúc, văn bản phân chia di sản thừa kế, văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản tặng cho tài sản; văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, đồ dùng, tư trang cá nhân...
Đối với các trường hợp, vợ, chồng xuất trình được văn bản chứng minh quyền sở hữu thì việc xác định quyền sở hữu đối với tài sản riêng trở nên dễ dàng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp, vợ, chồng không còn lưu giữ các văn bản, tài liệu để chứng minh quyền sở hữu riêng của mình thì việc xác định quyền sở hữu riêng của vợ chồng đối với tài sản có tranh chấp trở nên khó khăn, không bảo vệ quyền và lợi ích của chủ sở hữu tài sản.
Việc thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng không làm thay đổi quyền sở hữu về tài sản của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu riêng của mỗi bên. Việc thỏa thuận về tài sản riêng của một bên chỉ là sự thừa nhận và khẳng định quyền sở hữu của vợ, chồng đối với tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình. Do vậy, tài sản thỏa thuận là tài sản riêng của vợ, chồng có thể là tài sản được hình thành trước thời kỳ hôn nhân, tài sản sản do vợ chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, những tài sản riêng được hình thành do sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân hoặc những tài sản do vợ, chồng được nhận tặng cho riêng từ vợ, chồng của mình.
Thực tế, việc áp dụng pháp luật để công chứng thỏa thuận về tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện như thế nào? Để làm rõ điều này, chúng tôi đưa ra và phân tích một số tình huống có thể gặp phải khi thực hiện yêu cầu công chứng thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng dưới đây:
- Năm 2009, CCV tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng thỏa thuận tài sản riêng giữa bà Đào Minh Trang và chồng là ông Sahar Samuel Lubin.
Theo trình bày của bà Trang, bà ký Hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư để mua một căn hộ chung cư tại thành phố Hà Nội. Sau khi kết hôn với ông Sahar, bà Trang mới được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (ghi tên một mình bà). Căn hộ này được mua bằng tiền riêng của bà từ trước khi bà gặp ông Sahar. Bà Trang có con riêng 08 tuổi nên mong muốn để lại tài sản này cho con trai mình. Vì vậy, bà muốn thỏa thuận (công nhận)rõ về tàisản riêng của mìnhvới ông Sahar, nhỡ sau này có tranh chấp.
Do ông Sahar không biết tiếng Việt nên CCV đề nghị ông Sahar Samuel Lubin chọn người làm chứng cho mình. Ông Sahar Samuel Lubin nhờ ông Nguyễn Bá Dũng, người phiên dịch của mình làm người làm chứng.
Để giải quyết yêu cầu công chứng nêu trên, CCV cần xác định: điều kiện của người làm chứng và quyền sở hữu riêng của bà Trang đối với căn hộ.
+ Về người làm chứng, theo nhận định của CCV, ông Nguyễn Bá Dũng thỏa mãn quy định tại Khoản 2, Điều 9 của LCC về điều kiện của người làm chứng.
+ Về việc xác định quyền sở hữu tài sản của bà Trang:
Theo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, căn hộ chung cư được cơ quan có thẩm quyền cấp ghi tên một mình bà Trang. Thời điểm bà Trang được chủ đầu tư bàn giao căn hộ là sau khi đăng ký kết hôn với ông Sahar.