) Đe Dọa Sự Tồn Tại Của Kênh Phân Phối Bán Lẻ Truyền Thống

50% hiện nay, Internet và các ứng dụng của nó đang trở thành xu thế chủ đạo và với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển. Dù hiện nay việc đọc tin tức, nghe nhạc, chat, tìm kiếm thông tin và email vẫn là những hoạt động chính (trên 60%), game trực tuyến và mua sắm trực tuyến đang tăng trưởng ổn định. Mua sắm trực tuyến đã bắt đầu khởi sắc, đặc biệt những diễn đàn như muare.vn, là những nơi mà người tiêu dùng bán các nhãn hiệu mua từ hải ngoại với giá rẻ hơn ở các cửa hàng ở Việt Nam. Vì thế với trên 50% hộ gia đình lướt web hàng tuần và 1/3 ở nhà riêng, cần tận dụng hơn nữa loại hình quảng cáo mới và năng động này trong những năm tới.

Nhiều công ty ở Việt Nam đã lập ra những diễn đàn như là những diễn đàn để người tiêu dùng phản hồi và chia sẻ ý kiến giống như một dạng hài lòng của khách hàng và tỷ lệ trả lời nhanh hơn.

Thứ tư, hàng tiêu dùng nhanh và đảm bảo vệ sinh an toàn ngày càng được ưa chuộng. Một sự thay đổi từ từ đang diễn ra trong phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm thuộc nhóm hưởng thụ và sắc đẹp, sức khỏe và tiện lợi. Sự tiện lợi đang được tái định nghĩa, nó không chỉ còn là “liền - ngay lập tức hoặc sẵn sàng” mà còn là “dễ sử dụng”, “khiến cuộc sống của tôi thoải mái hơn và vui vẻ hơn và tiết kiệm thời gian dưới áp lực thời gian”. Xu hướng mới này được thể hiện trong thị trường thực phẩm - nơi mà sự tiêu thụ thực phẩm tươi sống đang dần chuyển sang đồ hộp với bao bì tiện lợi hơn và sự phát triển vũ bão của ngành công nghiệp thực phẩm. Những sản phẩm liên quan đến sức khỏe như trà và sữa chế biến sẵn đang dẫn đầu danh sách các mặt hàng hàng tiêu dùng nhanh phát triển nhanh. Trên 80% người tiêu dùng nói rằng “tôi sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm tốt cho sức khỏe”, điều mà ngày càng trở nên có ý nghĩa hơn sau những vụ bê bối của các sản phẩm Trung Quốc.

Tóm lại, bằng việc tận dụng một trong những xu hướng lớn ở trên, cùng với sự thấu hiểu và các cơ hội có được, các nhà sản xuất nói chung và các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng đạt được vị trí cạnh tranh hơn, đặc biệt khi môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.

III) Đánh giá những tác động của việc mở cửa cho doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam‌

1) Tác động tích cực

1.1) Đối với người tiêu dùng

Khi mở cửa thị trường bán lẻ, người được hưởng lợi nhiều nhất chính là hơn 86 triệu người tiêu dùng Việt Nam, với ý nghĩa họ sẽ được tiêu dùng nhiều hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá rẻ hơn và được hưởng các dịch vụ có tiện ích tốt hơn, tính chuyên nghiệp cao hơn. Những lợi ích đó không chỉ được đem lại vảo các nhà đầu tư nước ngoài mà các doanh nghiệp bán lẻ nội địa để có thể cạnh tranh và tồn tại cũng phải không ngừng hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình, từ đó người tiêu dùng trong nước sẽ được phục vụ tốt hơn trên nhiều phương diện.

Điều dễ nhận thấy nhất là giá cả hàng hóa sẽ có sự cạnh tranh để thu hút người tiêu dùng, đặc biệt tại thị trường ưa dùng hàng giá rẻ như nước ta. Trong bối cảnh giá cả thị trường ngày càng tăng, giá sẽ là yếu tố quyết định tạo nên doanh thu và sức mua của bán lẻ. Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã thay đổi thói quen đi chợ bằng việc đi siêu thị, mà lý do chính theo họ là do giá cả ở đây ổn định hơn, từ đó tạo nên tâm lý mua sắm thoải mái. Để giảm gánh nặng về giá cho người tiêu dùng, các siêu thị đã áp dụng nhiều biện pháp để hạn chế việc tăng giá hàng hóa, tập trung vào việc thương lượng với các nhà cung cấp, tăng dự trữ hàng giá rẻ và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi.

Hơn nữa, phân phối là cầu nối giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng, chi phí trong khâu phân phối sẽ được chuyển vào giá bán cho người tiêu dùng. Do vậy, cạnh tranh trong lĩnh vực phân phối sẽ góp phần làm giảm chi phí phân phối, từ đó làm giảm giá bán cuối cùng. Với tiềm lực tài chính dồi dào, các doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế trong việc giảm giá hàng hóa bằng những phương thức kinh doanh mua tận gốc, bán tận ngọn và những cách tổ chức, quy hoạch vùng chuyên canh thực phẩm và hàng hóa cho toàn bộ hệ thống đã giúp các tập đoàn này tiết kiệm được tầng chi phí trung gian và chủ động kiểm soát chất lượng hàng hóa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Sự có mặt của hai “đại gia” Bic C và Metro thời gian qua là một phần câu trả lời. Vẫn những hàng hoá đó, nhưng 90.000 khách hàng được cấp thẻ hội viên Metro luôn có quyền mua được hàng với giá “mềm” hơn thị trường bên ngoài hay so với các siêu thị nội địa khác giá từ 10-15%. Hiện nay, Big C đang sở hữu ba nhãn hiệu độc quyền là sản phẩm giá rẻ WOW, thịt chế biến Ebon và thực phẩm cao cấp Casino ( nhập khẩu từ châu Âu).

Khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài gia nhập vào thị trường Việt Nam sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nội địa, buộc các doanh nghiệp này phải tính toán và có các chiến lược khác nhau để giảm giá hàng hóa nhằm giữ chân khách hàng. Hơn ai hết, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự cạnh tranh này.

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 8

Lợi ích trực tiếp thấy rõ nhất là các chương trình khuyến mãi thường xuyên được diễn ra tại các siêu thị. Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại, được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài. Các mặt hàng điện tử đặc biệt là máy tính xách tay của tất cả các hãng được bán trong những siêu thị điện tử thường được khuyến mãi tặng thêm phụ kiện túi xách, phần mềm diệt virus, chuột hoặc giảm giá…

Tiếp theo, về số lượng hàng hóa sẽ tăng lên đem tới cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ kéo theo rất nhiều mặt hàng với nhãn hiệu nổi tiếng, mẫu mã phong phú, đa dạng; chất lượng vượt trội, mang lại cho người tiêu dùng cơ hội để lựa chọn sản phẩm phù hợp. Đây cũng là một ưu thế cạnh tranh rất đáng kể đối với các doanh nghiệp phân phối trong nước. Tại Zen Plaza, đã có tới hơn 240 nhãn hiệu thời trang trong và ngoài nước, và nếu tính trung bình một siêu thị trong hệ thống của Metro thường xuyên cung cấp khoảng 15.000 mặt hàng các loại thì chắc chắn không có nhiều siêu thị của doanh nghiệp trong nước có khả năng đáp ứng được.

Ngoài ra, trong hệ thống bán lẻ tại Việt Nam đang nổi lên một xu thế kinh doanh mới là chuyên môn hóa mặt hàng, tiêu biểu nhất là loại hình siêu thị chuyên doanh một nhóm hàng nhất định như điện tử, điện thoại di động, mỹ phẩm, thời

trang… Người mua khi đến những siêu thị chuyên doanh này sẽ được lựa chọn sản phẩm từ nhà sản xuất khác nhau với chất lượng đảm bảo, tiện lợi hơn so với việc phải đến từng cửa hiểu riêng lẻ để so sánh giá cả, chất lượng. Các doanh nghiệp tiêu biểu và đang dẫn đầu về thị phần trong lĩnh vực này có thể kể đến là: về mặt hàng điện tử điện máy Pico Plaza, Best Carings, Thế giới di động, siêu thị điện máy Nguyễn Kim. Các siêu thị, Trung tâm thương mại chuyên về thời trang có Diamond Plaza, Zen Plaza, Ruby Plaza, Vinatex mart. Các siêu thị, trung tâm thương mại kinh doanh nội thất lớn có thể kể đến: Melinh Plaza, Phố xinh, Nhà đẹp, An Duong Home Centre… Các loại hình siêu thị, cửa hàng chuyên doanh này hiện đang phát triển nhanh chóng, kịp thời đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Ngoài ra, chất lượng hàng hóa luôn được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng chú trọng tới chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe, và hàng hóa đa tính năng, bền, đẹp. Các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ không chỉ chú ý vào chiến lược giá mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng chất lượng sản phẩm. Tiêu biểu như hệ thống siêu thị Metro Cash & Carry đã liên kết và thiết lập được mối liên kết chặt chẽ với khoảng hơn 1.000 nhà cung cấp hàng hóa và khoảng 15.000 hộ nông dân, 15 lò mổ gia súc ở Việt Nam. Công tác quản lý chất lượng và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đã được Metro phối hợp với Sở Y tề và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện ngay từ đầu thông qua quy trình công nghệ sạch với các nhà cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn Metro dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam. Hay khi xảy ra dịch bệnh như cúm gà H5N1 và dịch lở mồm, long móng, hệ thống các siêu thị ngoại Metro, Big C, Marko có khả năng nhanh chân hơn siêu thị nội khi nhập hàng thực phẩm ngoại có nguồn gốc an toàn đáp ứng nhu cầu muốn ăn “đồ sạch” của người dân. Do vậy, các khách hàng của Metro có thể yên tâm hơn về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm khi mua hàng hóa tại siêu thị này. Không chỉ là đảm bảo chất lượng hàng hóa mà các doanh nghiệp nước ngoài còn mang đến cho người tiêu dùng trong nước cơ hội được tiếp cận với những thương hiệu hàng hóa nổi tiếng và uy tín trên thế giới như các hãng thời trang, mỹ phẩm trực tiếp đầu tư kinh doanh buôn bán tại Việt Nam.

Cuối cùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ mua hàng và hậu mãi chu đáo. Khi nhu cầu mua sắm cao mà thị trường chỉ có nhà bán lẻ nội địa phân phối, sự cạnh tranh không gay gắt nên khó có thể kích thích được những dịch vụ gia tăng. Ngược lại, với sự xuất hiện của nhiều nhà bán lẻ nước ngoài với nhiều ưu điểm vượt trội hơn thì ngay chính nhà bán lẻ trong nước cũng phải thay đổi mình từ ngay khâu phục vụ. Sau khi mở cửa thị trường với sự tham gia của các nhà bán lẻ nước ngoài, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng đã có sự cải thiện đáng kể. Tại các siêu thị điện máy, luôn có các nhân viên đứng sẵn sàng tư vấn cho khách hàng về các mặt hàng phù hợp với nhu cầu của họ. Sau khi mua về, nếu không hài lòng với sản phẩm hoặc cần trợ giúp gì, khách hàng có thể liên hệ với nhà phân phối. Nhiều nơi còn đưa ra khẩu hiệu hùng hồn “Cháy nổ cũng bảo hành”.Còn tại công ty CP máy tính Phúc Anh, dịch vụ hậu mãi rất được chú trọng. Mặt hàng máy tính đặt bàn SunPAC được đổi lại mới hoàn toàn trong thời gian tương đối dài

- 2 năm - nếu máy có sự cố phần cứng. Thậm chí, các tập đoàn bán lẻ khi nhảy vào Việt Nam sẽ đẩy mạnh việc phân phối qua mạng bằng các trang web với hai thứ tiếng (Việt, Anh). Theo đó, họ sẽ không ngại “tiêu” thời gian và cử nhân viên tư vấn đến tận nhà chăm sóc khách hàng.

Một lợi ích khác mà người tiêu dùng được hưởng là các dịch vụ giá trị gia tăng mà các siêu thị, trung tâm mua sắm trong nước đem lại. Các trung tâm thương mại đã kết hợp mua sắm với các hoạt động vui chơi giải trí, thể thao, nghỉ ngơi thư giản để phục vụ khách hàng. Đểm nổi bật nhất của LotteMart ở chỗ đây là khu trung tâm thương mại phức hợp, bao gồm cả dịch vụ mua sắm và giải trí với rạp chiếu phim hiện đại, khu bowling, khu vui chơi trẻ em, thẩm mỹ viện, dịch vụ thư viện, ngân hàng.

Không chỉ các siêu thị mà các khu cửa hàng kinh doanh tiện ích cũng tìm cách sáng tạo sự thuận tiện nhất trong mua sắm cho khách hàng. Ngoài việc lựa chọn địa điểm kinh doanh thuận lợi gần các khu dân cư, giờ mở cửa kéo dài (có thể là 24/24h), nhiều nơi còn áp dụng các dịch vụ gia tăng. Chuỗi cửa hàng tiện ích Small Mart 24h/7 thuộc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại Phạm Trang lại có thêm dịch

vụ giao báo, sữa và bánh ngọt buổi sáng cho các hộ gia đình, dịch vụ giao hàng tận nhà cả ngày lẫn đêm trong phạm vi bán kính 5km.

Các siêu thị, trung tâm điện tử điện máy cũng tăng cường chăm sóc khách hàng rất tận tình, chu đáo. Như công ty CP Thế Giới số Trần Anh, nếu khách hàng chờ quá lâu sẽ có nhân viên ra mời nước uống, ăn bánh kẹo giúp khách hàng hài lòng. Công ty tin học Mai Hoàng cung cấp các phụ tùng máy tính kèm theo miễn phí khi khách hàng tới bảo hành. Đối với những đối tượng khách hàng là học sinh,sinh viên thì những phụ tùng này quả là đáng giá vì giá mua ở ngoài có thể lên tới vài chục ngàn.

Như vậy, các tập đoàn nước ngoài khi gia nhập thị trường đã mang phương thức cạnh tranh không chỉ về giá cả, chất lượng mà cả về dịch vụ đến Việt Nam, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng và được người tiêu dùng ủng hộ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì không thể ở ngoài quy luật cạnh tranh này.

1.2) Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa

Khi mở cửa thị trường, các doanh nghiệp nội địa sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận với công nghệ mới, phương thức mới trong phân phối và quản lý phân phối. Các tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài có lợi thế hơn hẳn về kinh nghiệm kinh doanh , khả năng tài chính, khả năng áp dụng công nghệ cũng như trình độ quản lý. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả triển khai các hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp và doanh thu tăng cao của các doanh nghiệp này ở Việt Nam trong thời gian qua. Bởi vậy, nếu xác định việc mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam là cơ hội cọ xát, học hỏi kinh nghiệm thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thu được rất nhiều bài học quý báu từ quá trình mở cửa và hội nhập.

Một thuận lợi nữa cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là khi các sản phẩm, dịch vụ được đưa lên bàn cân một cách bình đẳng sẽ là dịp cho các doanh nghiệp xem lại chính mình trong thái độ, cách thức phục vụ khách hàng để thay đổi và phát triển vươn lên. Tổng công ty thương mại Sài Gòn cũng đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ sở hiện có như: đầu tư 50 tỷ đồng cải tạo. Hệ thống Co.op Mart đã đề ra chiến lược phát triển nhanh cả về

chiều rộng và chiều sâu với mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 sẽ có 50 siêu thị trên địa bàn cả nước, mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm phân phối để đủ sức dự trữ hàng hóa lớn cho kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công tác quản lý. Các doanh nghiệp khác cũng đang có kế hoạch mang tầm chiến lược về thiết lập, đổi mới và phát triển mạnh hệ thống phân phối hiện đại. Áp lực từ phía các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ở góc độ nào đó đã tạo nên động lực cho các doanh nghiệp trong nước.

Nếu các doanh nghiệp biết chủ động tìm kiếm thông tin và môi trường pháp luật, tiếp thu các kiến thức mới về quản lý hàng hóa, quản lý nhân sự, áp dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại thì đây là một cơ hội để doanh nghiệp trong nước ngày càng lớn mạnh hơn.

1.3) Đối với các nhà cung cấp và nhà sản xuất

Để sản xuất được tiến hành thuận lợi thì một vấn đề quan trọng là giải quyết vấn đề đầu ra. Các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước trước áp lực cạnh tranh đa dạng không ngừng mở rộng và cải thiện mạng lưới phân phối của mình sẽ là đối tác đắc lực giải quyết khâu đầu ra cho các nhà sản xuất.

Hiện nay hàng Việt Nam đã chiếm tới 70% lượng hàng tại các siêu thị. Tại nhiều hệ thống siêu thị lớn như Big C, Sài Gòn Co-op,... hàng Việt Nam chiếm tới 85%-90%. Metro Biên Hòa cung cấp cho khách hàng 26.000 mặt hàng thì trong đó 95% là hàng hóa Việt Nam. Còn tính chung cả 9 siêu thị Metro đang hoạt động ở Việt Nam, tỷ lệ này vào khoảng 90%.

Không những thế, thông qua kênh phân phối của các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, sản phẩm của các nhà sản xuất trong nước sẽ có cơ hội được thị trường thế giới biết đến, nhờ vậy mà cơ hội xuất khẩu tăng cao. Metro Việt Nam còn xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, chủ yếu vào hệ thống siêu thị Metro ở châu Âu. Năm 2008, doanh số xuất khẩu của Metro Việt Nam là 100 triệu USD. Hiện nay Metro đang nỗ lực cho xuất khẩu nhãn hiệu tôm, cá basa đóng hộp vốn là những sản phẩm đặc thù của Việt Nam.

Các nhà bán lẻ nước ngoài với phương thức bán hàng chuyên nghiệp, kỹ thuật hiện đại cùng với các doanh nghiệp bán lẻ nội địa am hiểu thị trường trong nước sẽ

là những kênh thông tin hữu hiệu nhất cho sản xuất, họ sẽ tư vấn cho nhà sản xuất nên sản xuất mặt hàng gì được ưa chuộng, mẫu mã thế nào, giá cả ra sao. Ngoài ra, để đáp ứng khách hàng của mình được tốt nhất, các tập đoàn bán lẻ lớn sẵn sàng hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, con giống hoặc nguyên vật liệu các nhà sản xuất. Cụ thể như Metro Việt Nam chủ động xây dựng các nguồn cung cấp sản phẩm đầu vào bằng cách phối hợp với các tổ chức nước ngoài tư vấn và huấn luyện người dân phương pháp, kỹ thuật nuôi trồng hiện đại.

Như vậy, các nhà sản xuất trong nước, đặc biệt là nông dân đã có cơ hội để phát triển và ổn định sản xuất cũng như nâng cao trình độ sản xuất thông qua mối liên kết ngày càng chặt chẽ với những nhà phân phối hiện đại, có quy mô lớn và hoạt động một cách chuyên nghiệp. Từ đó, họ sẽ có thể tạo ra được thu nhập cao hơn từ việc cung cấp cho các nhà phân phối này những sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

2) Tác động tiêu cực

Mọi vấn đề đều có tính hai mặt tốt và xấu. Khi mở cửa thị trường, bên cạnh những cơ hội và động lực để phát triển, sẽ phát sinh không ít những tác động tiêu cực không chỉ tới nền kinh tế mà còn tới toàn xã hội, đặc biệt là với lĩnh vực phân phối bán lẻ, một lĩnh vực khá nhạy cảm và có ảnh hưởng dây chuyền đến nhiều bộ phận dân cư trong xã hội.

2.1) Đe dọa sự tồn tại của kênh phân phối bán lẻ truyền thống

Dù kênh phân phối bán lẻ truyền thống hiện nay vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng trước sự gia tăng số lượng các siêu thị, trung tâm bán hàng hiện đại và sự thay đổi tập quán tiêu dùng của nhiều người thì các tiểu thương, những cửa hàng nhỏ lẻ sẽ là đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất. Hiện cả nước có khoảng 900.000 cửa hàng bán lẻ nhỏ, độc lập của hộ kinh doanh. Loại hình này chiếm 40% thị phần bán lẻ cả nước.

Thói quen và cách thức mua sắm của người tiêu dùng tại Việt Nam đang thay đổi một cách nhanh chóng. Ngày càng có nhiều người chuyển từ kênh mua sắm truyền thống sang các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện ích... Vì vậy, không chỉ những vị khách vãng lại mà cả những người khách ruột của cửa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022