Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 7

lưới với chuỗi 50 cửa hàng tại thành phố, còn Công ty CP thì đang có kế hoạch nâng cửa hàng của mình lên con số 30. Các doanh nghiệp này cho biết xu hướng sắp tới sẽ đa dạng hóa các mặt hàng để trở thành một dạng siêu thị nhỏ.

Không nằm ngoài xu hướng này, Sài Gòn Co.op, nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, trong những ngày cuối tháng 12/2008 cũng đã công bố kế hoạch phát triển chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.op Food. Khởi đầu cho kế hoạch này là việc khai trương cửa hàng thực phẩm an toàn và tiện lợi tại chung cư Phan Văn Trị (Quận 5). Bà Trần Thị Kim Quyên, Phó Tổng Giám đốc Sài Gòn Co.op cho biết trong năm 2009 triển khai được khoảng 20 cửa hàng Co.op Food và lan tỏa xuống mọi góc phố trong thành phố và dự kiến khoảng 120 cửa hàng nữa đến năm 2012. Quy mô vốn cho mỗi cửa hàng này dự kiến trong khoảng từ 2 tỉ đến 10 tỉ đồng.

Cùng với đó, Tính đến tháng 3/2010, Công ty TNHH Lương thực TPHCM (Foocosa) đã đưa vào hoạt động 44 cửa hàng tiện ích FoocoMart trên địa bàn TPHCM. Đây là mô hình cửa hàng bán lẻ được Foocosa triển khai thực hiện từ đầu năm 2009 nhằm mở rộng thị trường nội địa, đưa hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng và góp phần bình ổn thị trường. Trong năm 2010, Foocosa phấn đấu sẽ đưa thêm 20 cửa hàng tiện ích FoocoMart vào hoạt động.

Những cửa hàng như thế này sẽ bán các loại hàng thực phẩm tươi sống, đông lạnh, sơ chế sẵn… và phục vụ từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm, thậm chí 24 giờ/7 ngày. Thêm vào đó là hình thức nhận đặt hàng qua điện thoại cho khách hàng có nhu cầu nhưng ít thời gian.

Mở cửa suốt 24 giờ - bán hàng suốt đêm vừa là nét đặc trưng riêng của các cửa hàng tiện ích, vừa là nỗi lo của các nhà kinh doanh. Kết quả nghiên cứu của Sài Gòn Co-op cho thấy người dân Việt Nam chưa có thói quen mua sắm vào ban đêm. Nhưng các nhà đầu tư mới đều cho rằng, người dân chưa mua vì chưa được cung cấp dịch vụ và họ chấp nhận “chịu lỗ” các khoản chi phí mở cửa hàng ban đêm để tạo thói quen mới cho khách hàng. Mỗi hệ thống cửa hàng tiện ích đang nhắm đến đối tượng khách riêng để phát triển. Chuỗi cửa hàng bán lẻ Small mart 24/7 do Công ty Phạm Trang đầu tư chọn khách hàng là những người có thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên, năng động thay đổi cơ cấu hàng hoá ở mỗi khu vực: khu trung

tâm đô thị chủ yếu là thức ăn nhanh, thực phẩm ăn liền, chế biến sẵn... Khu dân cư mới, chung cư bán thực phẩm sơ chế, đông lạnh và tươi sống... người mua có thể yêu cầu giao hàng qua điện thoại. Công ty Đông Hưng đầu tư hệ thống B&B (Best&Buy), hoạt động tại các khu chung cư, cây xăng. Các điểm bán tại khu dân cư bắt đầu từ 6 - 23 giờ với thế mạnh hàng thực phẩm, bách hoá, các điểm bán tại cây xăng hoạt động 24 giờ trong ngày, chủ yếu hàng hoá mỹ phẩm, nước giải khát, thức ăn nhanh... Hệ thống cửa hàng V-24h mở dịch vụ bám sát nhu cầu của người dân đô thị hiện đại. Mỗi điểm bán hàng đều có máy ATM, dịch vụ điện thoại công cộng, thẻ internet, thu cước điện thoại... Ngoài thực phẩm, rau củ... V-24h còn bán văn phòng phẩm, phụ kiện điện gia dụng... Giá cả ở V-24h nằm ở giữa kênh phân phối hiện đại và truyền thống, tức thấp hơn giá bán ở siêu thị, nhưng cao hơn giá bán lẻ ở các tiệm tạp hoá.

Theo phân tích thị trường của các chuyên gia kinh tế thì kinh doanh cửa hàng tiện ích hiện là xu hướng chính. Chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện ích này không chỉ là cách doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng gần nhất mà còn là “cánh tay” nối dài cho hệ thống siêu thị vốn đang bị quá tải ở ngành hàng thực phẩm. Đây cũng là hướng đi được coi là “khôn ngoan” vì theo nhận định của Bộ Công Thương, các mô hình phân phối quy mô nhỏ và vừa vẫn có nhiều đất phát triển hơn khi thị trường bán lẻ Việt Nam còn phân tán. Bởi vậy, Bộ cũng khuyến cáo các doanh nghiệp trong nước tận dụng thời gian để xác lập thị phần khi thế mạnh chưa nghiêng về các nhà phân phối quốc tế chuyên nghiệp.

Hiện tại ở Việt Nam có khoảng 2.000 cửa hàng tiện ích ở khắp nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Dự kiến tăng trưởng của chuỗi cửa hàng tiện ích là 35% và sẽ đạt 8.700 tỷ đồng vào năm 2012[12]. Như vậy, kinh doanh tiện ích đang được các nhà bán lẻ trong nước xem là mô hình lý tưởng hiện nay.

3.3) Hướng tới thị trường nông thôn

Đã có một số doanh nghiệp bán lẻ đầu tư khai thác một thị trường rất tiềm năng – thị trường nông thôn. Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình “Kích cầu tiêu dùng” bán hàng về nông thôn với chủ đề “Tưng bừng khuyến mãi, rộn ràng mua sắm”. Công ty Siêu thị Hà Nội

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

luôn luôn đi đầu và đã gặt hái nhiều thành công. Sau 03 đợt bán hàng về các huyện ngoại thành, Công ty Siêu thị Hà Nội luôn luôn dẫn đầu về kết quả, doanh số vượt trội so với các đơn vị khác cùng triển khai thực hiện. Đợt thứ nhất, ngày ra quân đầu tiên 19/09/2009 tại thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Công ty đã chuẩn bị trên 350 mã hàng, từ chiều hôm trước, mặc dù trời nắng gắt, điểm bán hàng sát mặt đường nhựa rất nóng nực nhưng người mua, kẻ bán vẫn nhộn nhịp, tấp nập không ngừng, kết quả bước đầu rất đáng khích lệ. Đợt thứ hai, ngày 25/09/2009 tại Nhà Văn hóa huyện Quốc Oai, do trời mưa to, giông bão, gió giật đổ tung cả nhà bạt trưng bày hàng, từ giám đốc Mai Thị Liên đến từng nhân viên bán hàng, đều đội mưa bão để cứu hàng hóa, tránh thiệt hại tối đa cho công ty, đáp lại sự nhiệt tình ủng hộ của bà con, dù chỉ triển khai bán phục vụ được nửa ngày, nhưng đã để lại nhiều tình cảm tốt và ấn tượng đẹp trong nhân dân địa phương. Đợt thứ ba, ngày 22 và 23/10/2009 tại Nhà Văn hóa huyện Thanh Oai, lần đầu tiên thực hiện bán hàng liên tục 02 ngày với hơn 550 mã hàng,mặc dù trời có mưa lớn vào buổi sáng nhưng vẫn thuận lợi hơn các đợt trước, hàng hóa chuẩn bị tốt, nhiều mặt hàng được khuyến mãi, tặng kèm, giảm giá, được đông đảo nhân dân nhiệt tình mua sắm đông như ngày Hội, kết quả hơn hẳn những lần trước.

Đặc biệt để nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm của bà con nông dân và kích cầu tiêu dùng vùng nông thôn trong dịp Tết Nguyên đán 2010, từ ngày 4 đến 8/2, Tổng công ty Thương mại (Hapro) sẽ tổ chức phiên chợ tết cho người dân của 7 huyện xung quanh Thủ đô gồm: Thanh Oai, Đông Anh, Ba Vì, Hoài Đức, KCN Lệ Chi - Gia Lâm, Sóc Sơn, Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam... Tổng giá trị lượng hàng đưa về tiêu thụ tại các phiên chợ tết ở những địa điểm này từ 12-14 tỷ đồng, gồm gạo, dầu ăn, thịt tươi sống, nước mắm, thủy hải sản đông lạnh, giò chả, thực phẩm chế biến...

Những đặc điểm chính của thị trường phân phối bán lẻ ở Việt Nam kể từ sau 1/1/2009 - 7

Không chỉ hướng tới doanh số, lợi nhuận trước mắt mà các doanh nghiệp bán lẻ còn đặt mục tiêu quảng bá thương hiệu tới thị trường nông thôn. Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM đã phối hợp cùng các doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức 5 phiên chợ nông thôn. Bến Tre là địa phương thứ 5 tổ chức chương trình này lại huyện Mỏ Cày Bắc. Phiên chợ

đã thu hút khoảng 10.000 lượt khách tham quan, mua sắm, doanh thu bán hàng đạt khoảng 400 triệu đồng. Phiên chợ có 38 doanh nghiệp tham gia với những thương hiệu tên tuổi như: Vinatex, Mỹ Hảo, ICP, Kim Hằng, Vissan, Namilux, nhựa gia dụng Duy Tân... Trong 2 ngày tổ chức phiên chợ tại Bến Tre, các doanh nghiệp tham gia đặt mục tiêu không vì mục đích bán hàng (hầu hết đều chịu lỗ), mà nhằm giới thiệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng nên giá bán giảm so với giá thị trường từ 10- 30%. Ông Võ Văn Thành, Phó Giám đốc Siêu thị Vinatex (Vĩnh Long) cho biết lần này doanh số bán hàng của siêu thị chỉ đạt 15 triệu đồng, giảm 50% so với phiên chợ tổ chức ở huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), nhưng thành công là hàng may mặc như Việt Tiến, Việt Thắng, Thành Công, Thắng Lợi...của Vinatex được nông dân Bến Tre biết đến. Còn Mỹ Hảo, thương hiệu hoá mỹ phẩm tham gia xuyên suốt các phiên chợ, tiếp tục thành công, có trên 600 lượt khách đến mua hàng của Công ty hoá mỹ phẩm Mỹ Hảo.

4) Mặt bằng kinh doanh

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực phân phối đã, đang phát triển nhanh về số lượng trong vòng 10 năm qua, làm thay đổi một phần tập quán mua sắm truyền thống. Chính vì lẽ đó, mặt bằng kinh doanh là một vấn đề thu hút nhiều doanh nghiệp bán lẻ quan tâm. Câu chuyện về mặt bằng bán lẻ đã có từ lâu, ngày càng trở nên bức thiết với các doanh nghiệp nhất là khi thị trường mở cửa, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Đầu năm 2009, trước tình hình xấu của nền kinh tế thế giới, mặt bằng bán lẻ có vẻ đìu hiu và trầm lắng. Được đánh giá là thị trường bán lẻ sôi động nhất cả nước, TP.HCM có tổng diện tích mặt bằng bán lẻ gần 210.323m2 rải rác tại 17 trung tâm thương mại và các trung tâm thương mại tổng hợp. Khảo sát cho thấy, tỷ lệ cho thuê trung bình tại đây đạt hơn 90% nhưng hiện giá thuê địa điểm kinh doanh đã bắt đầu có tín hiệu sụt giảm. Giá thuê tại những khu vực đắt địa, trung tâm thành phố chỉ giảm nhẹ nhưng dễ nhận thấy nhất là giá thuê các trung tâm thương mại ngoài trung tâm đã giảm từ 7 - 10%.

Tuy nhiên, đó chỉ là trong ngắn hạn. Thực tế cho thấy thị trường bán lẻ Việt Nam đã có đủ các thành phần kinh tế tham gia và đương nhiên mức độ cạnh tranh

"nóng" dần lên. Nhưng, những tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng vẫn “ẩn mình” và điều đó dự báo "cơn bão lớn" với ảnh hưởng sâu rộng sẽ xuất hiện trong tương lai gần, nhất là khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực phân phối theo hình thức 100% vốn ở Việt Nam. Báo cáo của hai công ty tư vấn bất động sản có uy tín tại Việt Nam là Savills và CBRE đều cho thấy, mặt bằng bán lẻ cho thuê là thị trường sôi động nhất hiện nay, các trung tâm thương mại ở Hà Nội và TP.HCM hiện có tỉ lệ lấp đầy trên 90% với giá thuê trung bình ở mức khoảng từ 60-100

$/m2/tháng, trong khi đó, tại các quận trung tâm thì giá thuê tăng đến 250

$/m2/tháng. Nắm bắt được nhu cầu mặt bằng tăng cao trong tương lai gần, phân khúc mặt bằng bán lẻ tại các trung tâm thương mại có dấu hiệu sôi động với các dự án chuẩn bị khai trương trong thời gian tới.

Ngày 28/3, Công ty CP thương mại - dịch vụ VDA Đà Nẵng và Công ty CP phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) đã tổ chức khánh thành trung tâm thương mại VDA Đà Nẵng. Công trình bao gồm khối trung tâm thương mại, khu nhà phố thương mại và khối cao ốc văn phòng dịch vụ với tổng mức đầu tư trên 265

tỷ đồng. Trung tâm thương mại- dịch vụ VDA Đà Nẵng được xây dựng tại 478 Điện Biên Phủ (Đà Nẵng) trên diện tích 13.507m2 là khu phức hợp bao gồm nhà ở - thương mại, siêu thị - nhà hàng, cao ốc văn phòng 12 tầng. Đây là cơ sở đầu tiên của Công ty CP đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) tại thành phố Đà Nẵng và của miền Trung, bước đầu đặt nền móng cho quá trình xây dựng hệ

thống phân phối, bán lẻ trong khu vực và cả nước.

Còn tại Hà Nội, dự án Trung tâm thương mại Hàng Da đang được xây dựng do sự hợp tác giữa Công ty CP xây dựng Sông Hồng, Công ty CP Nhất Nam và công ty KAF. Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 2/4/2009 và dự kiến sẽ hoàn thành, đưa vào sử dụng vào quý IV/2010.Theo đánh giá của Savills Vietnam, dự án này còn có lợi thế hiếm có là một tòa nhà độc lập, nằm trên khu đất kiểu hòn đảo với bốn mặt tiền, ngay giữa khu phố cổ. Sự nhộn nhịp suốt ngày đêm của khu phố cổ sẽ khiến cho khu trung tâm thương mại được khai thác tối đa, đem lại cho những khách thuê nhiều nguồn thu nhập khác nhau, từ hoạt động trông xe 24 giờ đến kinh doanh nhà hàng, hay hoạt động quảng cáo và tổ chức sự kiện. Cũng theo

tính toán của Savills Vietnam, dự án sau khi được xây dựng sẽ phục vụ trực tiếp cho

65.000 người sinh sống trong khu phố cổ, cũng như 178.000 người cư trú tại quận Hoàn Kiếm, tất cả đều thuộc tầng lớp thu nhập vừa đến thu nhập cao, bình quân đầu người hàng năm trên 2.500$, cao hơn mức trung bình của Hà Nội 1,4 lần. Ngoài ra, trong quận Hoàn Kiếm, ước tính có khoảng 25.000 nhân viên văn phòng với mức thu nhập trung bình hàng năm hơn 6.000$. Theo đó, Trung tâm thương mại Hàng Da sẽ đem lại một môi trường bán lẻ hấp dẫn trong khi vẫn đáp ứng những khách thuê truyền thống của chợ đã phục vụ hiệu quả cộng đồng địa phương. Khu vực này sẽ có lối ra vào và bãi đỗ xe riêng để đảm bảo sự hoạt động hài hòa của các khu vực.

Sôi động hơn cả là TP.HCM – trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước. Trong các dự án được triển khai có tòa trung tâm thương mại Vincom Center nằm trên đường Lê Thánh Tôn (quận 1) sẽ đi vào hoạt động với diện tích 57.700m2 ngày 30/4 năm nay. Đây là một trong những trung tâm thương mại được chú ý, bởi nằm trên khu đất “vàng”, có mặt tiền là 3 tuyến phố chính tại trung tâm thành phố là Lê Thánh Tông, Lý Tự Trọng và Đồng Khởi. Dự án Everich trên đường 3/2 (quận 11) có tổng diện tích 24.000m2 do Công ty Phát Đạt làm chủ đầu tư cũng được khai trương trong quý 1/2010; dự án Bitexco Finacial Tower trên đường Ngô Đức Kế (quận 1) có tổng diện tích sàn bán lẻ hơn 20.000m2 do Công ty Bitexco làm chủ đầu tư sẽ được khai trương trong tháng 10/2010.Các dự án khác như SaiGon M&C Tower trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1), dự án Saigon Pearl (quận Bình Thạnh), dự án Sunrise City (đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7) với hơn 70.000 m2 cũng sẽ

được đưa vào hoạt động từ nay đến năm 2013.

5) Xu hướng tiêu dùng

Thị trường bán lẻ mở cửa, người tiêu dùng có nhiều cơ hội tiếp xúc với đa dạng các mặt hàng và nhu cầu cũng ngày càng gia tăng. Mối quan hệ giữa nhu cầu của người tiêu dùng và các doanh nghiệp bán lẻ là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau để thích ứng và càng phát triển hơn. Trước sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau, trong đó có các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại, xu hướng tiêu dùng của người dân đã có nhiều thay đổi. Ngược lại, để sinh tồn, phát

triển, các doanh nghiệp phân phối, người sản xuất phải chú ý đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng một cách hợp lý và nhiều như có thể. Xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam cũng sẽ định hướng cho ngành công nghiệp bán lẻ và sản xuất. Xu hướng mua sắm của người tiêu dùng sẽ là thông điệp gửi đến cho các nhà bán lẻ, từ đó các nhà bán lẻ chuyển tới các nhà sản xuất là phải đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm gì mà người tiêu dùng đang cần. Thế giới luôn vận động, xã hội không đứng yên và thị hiếu của người tiêu dùng cũngthay đổi theo thời gian. Nhìn chung, xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay có các đặc điểm như sau.

Thứ nhất, ngày càng nhiều người mua sắm thông qua kênh phân phối hiện đại. 80% người tiêu dùng Việt hiện có xu hướng mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại cao cấp. Thói quen mua sắm hiện đại tăng từ 9% năm 2005 lên 14% vào năm 2007 và dự kiến đạt khoảng 24% vào năm 2010. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng hội nhập và dành ít thời gian hơn cho việc đi chợ và mua sắm. Vì vậy họ sẽ theo xu hướng hiện đại, mặc dù thói quen mua đồ ăn tươi hằng ngày sẽ còn kéo dài trong một số bộ phận người dân Việt.Với kênh bán lẻ hiện đại, người tiêu dùng luôn đóng vai trò trung tâm. Quyền lợi của người tiêu dùng bước đầu được quan tâm, bảo vệ và các doanh nghiệp nội địa còn phải cố gắng rất nhiều. Đồng thời, các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại cũng cung cấp những hình thức như bán lẻ qua Internet, điện thoại, tivi, catalog, kể cả kênh bán hàng đa cấp... đã đưa lại cho người tiêu dùng rất nhiều lựa chọn.

Thứ hai, nhiều người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên dùng hàng của những thương hiệu nổi tiếng và tạo đẳng cấp. Khi vật chất tiếp tục tăng trưởng, hộ gia đình trung lưu và tầng lớp tiêu dùng trẻ nhưng đầy khát vọng của Việt Nam tiếp tục nâng cao mức sống của họ. Việt Nam cuối cùng cũng đạt đến giai đoạn thương hiệu quảng cáo kinh điển, được biết đến như “Thương hiệu là Tính cách”. Giai đoạn xây dựng thương hiệu này được chia thành giai đoạn cạnh tranh gay gắt, phân khúc tâm lý và quảng cáo lối sống tâm lý. Điều này đang tạo ra một sự chuyển hướng đáng lưu ý từ những ý tưởng và giá trị khiêm tốn, hướng về cộng đồng sang sự công nhận cá nhân hơn mang tính gia đình và những người ngang hàng. Không chỉ là những

nhãn hiệu quốc tế đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, mà có cả những nhãn hiệu Việt Nam.

Mặc dù chỉ trong giai đoạn sơ khai, mong muốn và nhu cầu được nổi bật từ đám đông đang bắt đầu hình thành trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Không ở trong phạm vi của người nghèo, các sản phẩm cá nhân, dù là điện thoại di động mạ vàng, các sản phẩm cao cấp như sản phẩm đặc biệt chăm sóc tóc hoặc chăm sóc da hoặc những chiếc xe hơi nhập khẩu, tầng lớp giàu có hơn đang chi tiền vào những mặt hàng quý hiếm như một cách làm nổi bật mình trong đám đông. Mặc dù đây chỉ là một phần nhỏ (dưới 1%), khuynh hướng này sẽ tiếp tục và sẽ diễn ra trên nhiều phương diện. Chỉ cần một lần đến trung tâm thương mại Hùng Vương (TP.HCM), bạn sẽ thấy cả những trẻ em Việt Nam cũng đang bắt đầu chạy theo văn hóa Hàn Quốc và Nhật Bản như một cách định hình phong cách riêng, rõ ràng nổi bật từ những tiêu chuẩn thông thường.

Rõ ràng, các thương hiệu và thiết kế được cá nhân hóa sẽ cho phép các thương hiệu và sản phẩm đặc biệt thâm nhập vào thị trường bằng cách tiếp cận trực tiếp với nhu cầu tiêu dùng về sự khác biệt và độc nhất.

Thứ ba, một xu hướng tiêu dùng dễ nhận thấy tại thị trường nước ta là người tiêu dùng tiếp nhận công nghệ nhanh chóng. Mặt hàng công nghệ thông tin tăng nhanh chóng. Tại thành phố và ngoại thành của Việt Nam có 58% dân thành thị và 37% dân khu vực ngoại thành có điện thoại di động riêng. Tại TP.HCM và Hà Nội, tỷ lệ này lên đến 74%. Thậm chí ở nông thôn Việt Nam, hầu như cứ ba hộ gia đình lại có ít nhất một người sử dụng điện thoại. Điều này khiến cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới và mở ra những cơ hội mới cho các chuyên viên marketing với các chiến dịch gửi thư trực tiếp và các cơ hội tài trợ. Người sử dụng điện thoại di động cũng đang mong muốn về máy điện thoại nhiều hơn so với trước đây. Dù chỉ là nhắn tin đơn giản, chụp ảnh với điện thoại hoặc lướt web, nhu cầu đối với những thiết kế sáng tạo và đa chức năng sẽ tiếp tục chi phối thị trường năng động này. Tuy vẫn đứng sau các nước phát triển như Mỹ và Singapore, sự thâm nhập Internet hiện đã chiếm 1/3 hộ gia đình thành thị Việt Nam. Với tỷ lệ máy tính tại gia vượt trên

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí