Lợi Ích Và Quy Luật Lợi Ích Cận Biên Giảm Dần

Tóm lại: từ những phân tích trên có thể kết luận chung về sự lựa chọn của người tiêu dùng đó là lợi ích.

2.2.2. Lợi ích và quy luật lợi ích cận biên giảm dần

2.2.2.1. Lợi ích

- Lợi ích (độ thoả dụng - Utility) là gì? Là sự hài lòng, thoả mãn, ưng ý của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá dịch vụ. Được ký hiệu là U

- Tổng lợi ích (TU) là gì? Là tổng thể sự hài lòng, thoả mãn ưng ý của người tiêu dùng khi sử dụng toàn bộ hàng hoá dịch vụ.

- Lợi ích cận biên (Marginal Utility) là gì? Là phần lợi ích tăng thêm (hay giảm đi) khi sử dụng thêm 1 đơn vị hàng hoá dịch vụ.

Người ta có thể tính MU bằng 2 cách:

+ Nếu xác định được hàm lợi ích có dạng U = f(x,y) (có thể là hàm cộng hoặc hàm nhân tuỳ theo mối quan hệ giữa 2 yếu tố x, y)

MUx = dU/dx; MUy = dU/dy

+ Nếu không xác định được hàm lợi ích thì

MUi = TUi - TUi-1

MUi là lợi ích cận biên của sản phẩm thứ i, i = 1,2,...,n.

MU TUi TUi1

i Q Q

i i1

2.2.2.2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật này có thể phát biểu như sau: Khi số lượng hàng hoá dịch vụ được tiêu dùng tăng lên thì lợi ích cận biên của nó sẽ giảm xuống trong một khoảng thời gian nhất định.

Quy luật này đúng hầu hết với các loại hàng hoá dịch vụ và là cơ sở giải thích hành vi mua hàng hoá dịch vụ của người tiêu dùng trên thị trường.

Ví dụ: Khi ta sử dụng bánh rán, mặc dù miễn phí (chẳng hạn được người khác mời) thì chiếc bánh đầu tiên đem lại cho ta sự thoả mãn cao nhất, nếu sử dụng tiếp chiếc thứ 2 thì sự ngon miệng sẽ giảm xuống, chiếc thứ 3 chắc chắn không ngon bằng chiếc thứ 2...

Sở dĩ lợi ích cận biên ngày càng giảm đi là do giảm sự hài lòng của bạn đối với một mặt hàng khi tiêu dùng thêm mặt hàng đó. Quy luật này nói lên khi ta tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó, tổng lợi ích sẽ tăng lên, tuy nhiên với tốc độ ngày càng chậm. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hoá đó.

Do có quy luật này cho nên khi sử dụng hàng hoá dịch vụ người tiêu dùng phải tuân theo quy tắc tối đa hoá lợi ích.

TU

Q*

Q

MU

Q*

Q

TU


0

MU


0


Hình 2.23: Đường tổng lợi ích và lợi ích cận biên


2.2.3. Đường ngân sách và đường bàng quan

2.2.3.1. Đường ngân sách

- Thế nào là sự ràng buộc ngân sách? Ràng buộc về ngân sách là lượng ngân sách của người tiêu dùng (I) với điều kiện giá cả hàng hoá đã xác định, cho biết các khả năng mua hàng hoá ở thị trường. Khi có một lượng ngân sách nhất định, người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá, dịch vụ này nhiều hơn thì hàng hoá, dịch vụ khác sẽ ít đi. Biểu hiện các khả năng mua hàng hoá khác nhau trên hình vẽ ta có một đường ngân sách.

Ví dụ: Có 240 ngàn đồng chi dùng hết cho bữa ăn và xem phim, với giá một bữa ăn là 3.000 đ và giá vé một lần xem phim là 6.000 đ.


A

H

C

E

B

Phim


40



0 80 Ăn

Hình 2.24: Đường ngân sách

Các phương án: Dùng tiền cho bữa ăn: 80 bữa thì xem phim sẽ là 0 (tại điểm A). Muốn đi xem phim 40 lần thì phải giảm số bữa ăn đi chỉ còn có 0 bữa (tại điểm B). Tỷ lệ thay thế lượng của hai loại hàng hoá đó (với ngân sách I) chính là độ dốc đường NS và cũng bằng tỷ giá của hai loại hàng hoá đó.

Từ ví dụ trên nêu công thức tổng quát: X.PX + Y.PY = I

Trong đó: Y là số lần xem phim, PY là giá 1 lần xem phim; X là số bữa ăn, PX là giá mỗi bữa ăn. I là thu nhập. Ta có: PX / PY là hệ số góc của đường NS.

2.2.3.2. Đường bàng quan

Đường bàng quan biểu thị các cách kết hợp hàng hóa khác nhau nhưng có mức thỏa mãn như nhau đối với người tiêu dùng.

Tính chất của đường bàng quan:

- Các đường bàng quan cao hơn được ưu thích hơn (đường càng xa gốc tọa độ càng đem lại cho người tiêu dùng lợi ích lớn hơn)

- Các đường bàng quan dốc xuống.

- Các đường bàng quan không cắt nhau.

- Các đường bàng quan là những đường cong lồi về phía gốc tọa độ.


Y

Y

U3

Y

U2

U1

0 X X

Hình 2.25: Đường bàng quan


Ngoài ra, đường bàng còn tồn tại hai trường hợp đặc biệt là Thay thế hoàn hảo và Bổ sung hoàn hảo.

- Khi hai hàng hóa có thể thay thế hoàn hảo thì các đường bàng quan là những đường thẳng (tỷ lệ thay giữa hai hàng hóa để cùng đạt một mức lợi ích là cố định).

- Khi hai hàng hóa là bổ sung hoàn hảo thì các đường bàng quan là những đường có hình dạng chữ "L" (mỗi mức lợi ích chỉ có duy nhất một sự kết hợp sử dụng 2 hàng hóa, không thể sử dụng hàng hóa này thay thế hàng hóa kia để đảm bảo một mức lợi ích xác định).

Tỷ lệ thay thế biên (MRS)

Là tỷ lệ cho biết cần phải đánh đổi bao nhiêu đơn vị hàng hóa này để có thêm một đơn vị hàng hóa kia mà không làm thay đổi mức lợi ích đạt được.

Tỷ lệ thay thế biên của hàng hoá X là lượng hàng hoá Y mà người tiêu dùng chấp nhận từ bỏ để đổi lại một đơn vị X nhằm bảo đảm mức lợi ích không đổi.

MRS = -Y/X

MRS và lợi ích biên:

Người tiêu dùng đổi một số hàng hoá Y lấy một số hàng X khi:

Y*MUy + X*MUx = 0 => -Y/X = MUX/MUY

=> MRS = MUX/MUY

2.2.4. Sự lựa chọn của người tiêu dùng

* Nếu người tiêu dùng sử dụng một loại hàng hoá dịch vụ X

- Không phải trả tiền (miễn phí): Để tối đa hoá lợi ích (TUmax), người tiêu dùng sẽ sử dụng ở mức tối ưu Q* với điều kiện MU 0.

- Phải trả tiền: Người tiêu dùng có thể lựa chọn mua hàng hoá X hoặc cất tiền đi. Anh ta có thể quyết định tiêu dùng thêm hàng hoá X để thu được lợi ích tăng thêm MU nếu phần lợi ích tăng thêm của anh ta lớn hơn chi phí tăng thêm (MC) phát sinh do việc mua sản phẩm đó (MU>MC), lúc đó tổng lợi ích anh ta thu được sẽ gia tăng.

Ngược lại, nếu lợi ích tăng thêm thu được lại nhỏ hơn chi phí tăng thêm (MU<MC) thì việc mua sản phẩm đó là điều kém khôn ngoan. Vì vậy, người tiêu dùng sẽ thôi mua thêm sản phẩm khi đã đạt đến mức mà ở đó lợi ích cận biên MU do sản phẩm mang lại vừa bằng với chi phí cận biên MC hay chính là giá mua sản phẩm đó.

Như vậy, để tối đa hoá lợi ích (TUmax), người tiêu dùng sẽ sử dụng ở mức tối ưu Q* với điều kiện MU = MC = P. Trong điều kiện này thì người tiêu dùng sẽ ở trạng thái cân bằng khi lợi ích cận biên của X bằng với giá của nó.

MUX = PX

MU > 0, tăng tiêu dùng Q thì TU tăng

MU = 0, tiêu dùng tới giới hạn Q* đạt TUmax MU < 0, tăng tiêu dùng Q thì TU giảm

* Nếu người tiêu dùng sử dụng nhiều loại sản phẩm

Mục đích của người tiêu dùng là đạt được sự thoả mãn tối đa với thu nhập hạn chế. Việc chi mua của họ đều phải chấp nhận một chi phí cơ hội, vì việc mua hàng hoá này đồng thời sẽ làm giảm cơ hội mua nhiều hàng hoá khác. Vì vậy, cần phải quyết định như thế nào để đạt được sự thoả mãn tối đa.

Sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ràng buộc bởi nhân tố chủ quan là sở thích của họ và nhân tố khách quan là thu nhập hay ngân sách tiêu dùng và giá sản phẩm.

Tối đa hoá lợi ích

Sự lựa chọn của người tiêu dùng chịu ràng buộc bởi đường ngân sách, cho nên, trên đồ thị điểm lựa chọn của người tiêu dùng phải thuộc đường ngân sách.

Mặt khác, người tiêu dùng lựa chọn theo sở thích và hướng tới lợi ích tối đa, cho nên, điểm lựa chọn phải thuộc đường bàng quan xa gốc tọa độ nhất (có mức lợi ích cao nhất) có thể. Khi phối hợp các đường bàng quan với đường ngân sách ta thấy có một đường bàng quan tiếp xúc với đường ngân sách, tiếp điểm của 2 đường này chính là điểm lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng khi sử dụng hàng hoá - dịch vụ.

Điểm E là điểm lựa chọn tối ưu vì nó thoả mãn 3 điều kiện cần và đủ:

- Điều kiện về lợi ích TUmax

- Điều kiện về ngân sách E thuộc AB

- Điều kiện về sở thích vì E thuộc đường bàng quan


E

U3

U2

U1

Phim

A


0 B Ăn

Hình 2.26: Điểm lựa chọn tiêu dùng tối ưu


Tại điểm lựa chọn tối ưu, đường ngân sách trở thành tiếp tuyến của đường bàng quan. Khi đó, hệ số góc của đường ngân sách và đường bàng quan bằng nhau và bằng chính hệ số góc tại điểm E. Ta có:

PX/PY = MUX/MUY

Do đó điều kiện tối đa hóa lợi ích được viết như sau:

MUX/PX = MUY/PY

Như vậy, điều kiện tối đa hóa lợi ích khi sử dụng cùng lúc nhiều hàng hóa dịch vụ với một lượng ngân sách cố định là khi những đơn vị tiền tệ được chi thêm để mua bất cứ hàng hóa nào đều mang lại lợi ích biên như nhau.

2.3. LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT VÀ HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP

2.3.1. Lý thuyết về sản xuất

2.3.1.1. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và hàm sản xuất

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bất cứ người quản lý doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến 2 vấn đề: chi phí về nguồn lực cho quá trình sản xuất kinh doanh và kết quả do hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại.

a. Các yếu tố đầu vào

Là khoản tài nguyên tiêu tốn tính theo giá thị trường và được biểu hiện bằng chi phí sản xuất như: tiền thuê đất, mua nguyên nhiên vật liệu vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất, chi phí thuê lao động, chi phí dịch vụ... được chia thành:

- Lao động: L

- Nguyên vệt liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng...: K

b. Các yếu tố đầu ra

Là kết quả thu được của sản xuất kinh doanh. Các yếu tố đầu vào được kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra những sản phẩm, được ký hiệu là Q.

Ví dụ: Xi măng của nhà máy sản xuất xi măng, vải của nhà máy dệt...

c. Hàm sản xuất

Để biểu hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí và kết quả sản xuất, giữa tối thiểu hoá chi phí sản xuất và tối đa hoá lợi nhuận người ta sử dụng một hàm số gọi là hàm sảm xuất.

* Khái niệm: Hàm sản xuất biểu hiện mối quan hệ về mặt kỹ thuật của việc kết hợp các yếu tố đầu vào khác nhau để tối đa hoá đầu ra với một trình độ công nghệ nhất định.

Hàm sản xuất tổng quát có dạng: Q = f (X1 , X2 ,...Xn) Trong đó:

Q là lượng sản phẩm đầu ra ( hàm số)

X1, X2 ,... Xn là các yếu tố đầu vào (các biến số) f: Hàm số

Nếu một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai đầu vào là K đơn vị Vốn và L đơn vị Lao động (các đầu vào khác cố định) thì hàm sản xuất có dạng:

Q = f (K, L) hay là hàm Cobb - Douglas: Q = A KL

Trong đó:

Q: Sản lượng đầu ra L: lao động

K: Vốn

A: là hằng số tuỳ thuộc vào những đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra

, : là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L

Hàm sản xuất này được hai nhà kinh tế học người Đức phát hiện ra năm 1899 khi nghiên cứu nền kinh tế nước Mỹ. Hai ông đã đưa ra phương trình tổng quát nền kinh tế Mỹ trong giai đoạn 1899 - 1912 là: Q = K0,75L0,25

Trong đó số mũ là độ co dãn của Q theo K và L , + thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô sản xuất khi sử dụng K và L.

Nếu + >1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô tăng (tăng K, L 1% thì Q tăng >1%).

Nếu + <1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô giảm (không có hiệu quả).

Nếu + =1 thì hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kinh tế của quy mô không đổi (tăng K,L 1% thì Q tăng =1%).

A là hằng số tuỳ thuộc vào: đơn vị tính của K, L và thể hiện tác động của các yếu tố khác ngoài K, L

Như vậy:

+ Hàm sản xuất thể hiện hiệu quả kỹ thuật của việc kết hợp các yếu tố đầu vào.

Nó cho biết sản lượng đầu ra tối đa có thể đạt được khi kết hợp các yếu tố đầu vào.

+ Khi các yếu tố đầu vào thay đổi về lượng và chất thì đầu ra sẽ thay đổi.

+ Nếu thay đổi công nghệ sản xuất sẽ làm đầu ra thay đổi.

- Quan niệm về sản lượng đầu ra của nhà kỹ thuật khác với nhà kinh tế học. Bởi vì nếu dưới tác động của nhà kỹ thuật thì mong muốn của họ là mang lại sản lượng cao nhất. Còn đối với nhà kinh tế học thì người ta không quan tâm đến sản lượng cao mà người ta quan tâm đến mức lợi nhuận cao nhất.

Ví dụ: Giả định là có 1 quá trình sản xuất mà sản lượng đầu ra 100 sản phẩm mỗi tuần. Trong quá trình sản xuất như vậy người ta sử dụng 2 yếu tố đầu vào K và L trong đó PK = 30 $ và PL = 20$.

Bảng 2.6: Các phương án kết hợp giữa K và L


Phương án

K

L

Q

Chi phí ($)

1

6

0

100

180

2

3

1

100

110

3

2

3

100

120

4

1

5

100

130

5

0

6

100

120

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 7

2.3.1.2. Hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi

Hàm sản xuất ngắn hạn

Trong ngắn hạn, các yếu tố sản xuất được chia làm hai loại: cố định và biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định là những yếu tố khó thay đổi trong quá trình sản xuất như nhà xưởng, máy móc, thiết bị...; yếu tố sản xuất biến đổi là những yếu tố có thể thay đổi nhanh chóng như nguyên, nhiên liệu, lao động trực tiếp...

Giả sử, với hai yếu tố sản xuất đầu vào là K và L, trong ngắn hạn, K được coi là yếu tố cố định, L là yếu tố biến đổi, hàm sản xuất ngắn hạn có dạng đơn giản như sau: Q = f(L).

Hàm số trên có thể hiểu là, với các yếu tố như máy móc, thiết bị... cho trước, sản lượng của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lượng lao động được sử dụng nhiều hay ít. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần đưa ra quyết định về lượng lao động được thuê và tương ứng với nó là mức sản lượng được sản xuất ra.

Để hiểu được cách thức ra quyết định của doanh nghiệp, chúng ta cần đề cập đến đặc điểm sản xuất trong ngắn hạn, được mô tả qua khái niệm năng suất biên và quy luật năng suất biên giảm dần.

a. Năng suất trung bình

Năng xuất trung bình của lao động APL là số lượng sản phẩm trung bình trên mỗi đơn vị lao động.

Công thức:

APL

Q = Số đầu ra/số lao động đầu vào

L

Ví dụ: Một doanh nghiệp sử dụng 10 lao động để sản xuất ra 100 đôi giày, thì năng suất bình quân của lao động là:

Q

APL L

100

10

= 10 (đôi giày/LĐ)

b. Năng suất cận biên

Năng suất cận biên là phần năng suất tăng thêm hay giảm đi khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố đầu vào (các đầu vào khác không thay đổi).

MP Q dQ Q '

X X dX

( X )

Trong đó: MPX: Năng suất cận biên của đầu vào X

Q: Sự thay đổi của sản lượng đầu ra

X: Sự thay đổi của đầu vào X (ví dụ L, K)


Năng suất cận biên của lao động là:


MPL

Q

L

Ví dụ: Với số vốn cố định, khi số lượng lao động của doanh nghiệp tăng từ 4 đến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022