Cung Cá Nhân Và Cung Thị Trường Sản Phẩm Quần Jean 27816

2.1.2.5. Luật cung

Luật cung cho biết số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được cung ứng trong một thời gian nhất định sẽ tăng lên khi giá các hàng hóa hoặc dịch vụ đó tăng lên và ngược lại.

2.1.2.6. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng

a. Hàm cung tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng

Lượng cung hàng hoá dịch vụ trên thị trường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do vậy để biểu diễn mối quan hệ này người ta sử dụng hàm số của cung (hàm cung).

Dạng tổng quát: QS (x,t) = f (PX ; C ; T ; G ; N ; E ...)

Khi nghiên cứu ảnh hưởng của từng yếu tố, người ta phải cố định các yếu tố khác (coi như các yếu tố khác không đổi).

- Giá cả hàng hoá dịch vụ (PX ): Giá cả hàng hoá dịch vụ càng cao thì lượng cung sẽ càng lớn và ngược lại.

- Giá cả các yếu tố đầu vào (C): Giá các yếu tố đầu vào tăng hoặc giảm sẽ làm cho cung giảm hoặc tăng và ngược lại

Ví dụ: Khi giá phân bón NPK tăng lên thì lợi nhuận của người nông dân sẽ giảm do đó Qs lúa gạo sẽ giảm.

Khi giá phân bón giảm, giá lúa gạo không đổi thì Qs lúa gạo tăng.

- Trình độ công nghệ kỹ thuật (T): Công nghệ sản xuất được đổi mới và càng tiến tiến phù hợp với điều kiện sản xuất cụ thể thì làm cho cung tăng.

Ví dụ: Sản xuất lúa có sự thay giống cũ bằng giống mới (có năng suất chất lượng sản phẩm cao, thích hợp với điều kiện tự nhiên) thì cung về thóc tăng.

- Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước (G): Tăng thuế thì cung giảm; trợ giá đầu vào, trợ cấp cho người sản xuất sẽ dẫn đến tăng cung.

- Số lượng doanh nghiệp (N) tham gia cung ứng trên thị trường tăng lên sẽ làm tăng tổng cung hàng hoá, dịch vụ và ngược lại

- Kỳ vọng của người sản xuất (E): ảnh hưởng ngược lại so với cầu.

Ngoài ra: Điều kiện tự nhiên cũng tác động đến cung, thể hiện rò trong nông nghiệp.

Lưu ý: Lượng cung hàng hoá X chịu tác động tổng hợp của tất cả các yếu tố xác định nó nhưng trong thực tế để tiện phân tích ảnh hưởng củatừng yếu tố đến lượng cung hàng hoá dịch vụ người ta thường giả định các yếu tố khác không thay đổi.

b. Hàm cung theo giá

Trong quan hệ hàm số, lượng cung và mức giá có thể biểu diễn thông qua phương trình: QS = f(P)

Trong đó: QS: Lượng cung về hàng hóa dịch vụ đang xét.

P: Là giá cả hàng hóa đang xét.

Hàm cung phổ biến là hàm cung tuyến tính, có dạng: QS = cP + d

Trong đó: QS: Là lượng cung.

P: Là giá hàng hóa.

a: Hệ số biểu thị mối quan hệ giữa giá và lượng cung. b: Hệ số biểu thị lượng cung khi giá bằng 0.

Hàm cung ngược (là cách viết khác của hàm cung):

P 1 Q d

S c c

Đặt: 1/c = c'

-d/c = d'

Ta có thể viết lại hàm cầu ngược dưới dạng: PS = c'.P + d'

Các hàm cung đã thiết lập ở trên được giới hạn trong điều kiện các yếu tố khác

không thay đổi, hàm chỉ thể hiện quan hệ tương quan giữa giá cả và lượng cung hàng hóa dịch vụ đang xét.

Hệ số c hoặc c' thường nhận giá trị dương nhằm đề cập đến trường hợp tổng quá của đường cung, đó là thể hiện quan hệ tỉ lệ thuận giữa giá và lượng cung.

2.1.2.7. Cung cá nhân và cung thị trường

a. Cung cá nhân

Cung của từng nhà sản xuất đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là cung cá nhân về hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

b. Cung thị trường

Cung thị trường về một loại hàng hóa hoặc dịch vụ là tổng các lượng cung cá nhân của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Ví dụ: Giả sử các yếu tố khác không thay đổi, có 4 doanh nghiệp tham gia vào việc cung ứng sản phẩm quần jean ra thị trường nhưng mức độ chấp nhận giá khác nhau. Ta có biểu cung như sau:

Bảng 2.4: Cung cá nhân và cung thị trường sản phẩm quần jean


Sản phẩm quần jean

(1.000 đồng)

Lượng cung (chiếc)

Tổng cung

của thị trường

DN1

DN 2

DN 3

DN4

100

10

50

0

0

60

125

30

100

0

0

130

150

60

150

10

0

220

175

90

200

20

0

310

200

120

250

30

20

420

225

150

300

40

40

530

250

180

350

50

60

640

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 5

Trên cơ sở nguyên lý tính toán cung thị trường từ tổng các cung cá nhân; chúng ta sẽ dựng cung thị trường của một hàng hóa nào đó với chỉ 2 cá nhân tồn tại trên thị trường, kết quả dựng đường cung thị trường thông qua đồ thị sau:


S2

S1

S

P


P2


P1


0 Q1 Q2 Q3

Hình 2.12: Dựng đường cung thị trường


2.1.2.8. Sự di chuyển và dịch chuyển của đường cung

a. Sự di chuyển của đường cung

Sự di chuyển đường cung là sự vận động dọc theo đường cung hay là sự thay đổi các điểm trên cùng một đường cung (thay đổi điểm cung).


D

B

A

0

Q

Q

Q

P


P2 P1


Hình 2.13: Sự di chuyển của đường cung

Nếu giá cả của hàng hoá tăng lên và các yếu tố khác không thay đổi thì sẽ có hiện tượng tăng lên của lượng cung.

Nếu giá cả của hàng hoá đó giảm xuống và các yếu tố khác không đổi thì sẽ có hiện tượng giảm xuống của lượng cung.

- Nếu thay đổi từ điểm A đến B : đường cung di chuyển theo hướng tăng (tăng

lượng cung). Nếu ngược lại từ B về A: đường cung di chuyển theo hướng giảm (giảm lượng cung).

- Khi giá hàng hoá đang xét (PX) thay đổi sẽ làm đường cung di chuyển.

- Khi đường cung di chuyển sẽ làm thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm lượng cung hàng hoá dịch vụ trên thị trường.

b. Sự dịch chuyển của đường cung

Sự dịch chuyển đường cung là sự thay đổi toàn bộ đường cung từ vị trí này sang vị trí khác.

- Khi các yếu tố phi giá (ngoại sinh) như: giá cả yếu tố đầu vào, trình độ công nghệ kỹ thuật, chính sách của chính phủ, số lượng người sản xuất thay đổi sẽ làm S dịch chuyển.

- Nếu dịch chuyển lên xuống dưới về phía phải (từ S sang S1): S dịch chuyển theo hướng tăng (tăng cung). Nếu dịch chuyển lên trên về phía trái (từ S sang S2): S dịch chuyển theo hướng giảm (giảm cung).

- Khi S dịch chuyển tăng sẽ gây ra 2 hệ quả: hoặc lượng cung sẽ cao hơn trước với mức giá như cũ, hoặc giá sẽ thấp hơn ở lượng cung như cũ. Nếu S dịch chuyển


S2

S

S1

P


P0


Q0

Q2

Q1

0 Q

Hình 2.14: Sự dịch chuyển của đường cung

giảm sẽ gây ra hệ quả ngược lại.

Tóm lại: Nghiên cứu đúng đắn sự dịch chuyển, di chuyển đường cầu, đường cung có ý nghĩa lớn đối với Nhà nước và doanh nghiệp là đưa ra các giải pháp tác động đúng đắn và chính xác để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu dùng, kiểm soát, điều tiết thị trường.

2.1.3. Cân bằng cung cầu trên thị trường

2.1.3.1. Trạng thái cân bằng cung cầu

Giả định rằng, hoạt động của người sản xuất và người tiêu dùng độc lập với nhau thì đối với người sản xuất sẽ hoạt động theo luật cung. Nghĩa là khi giá tăng thì họ bán nhiều, khi giá giảm họ bán ít đi và họ bao giờ cũng muốn bán đắt.

Còn đối với người tiêu dùng thì hoạt động theo luật cầu, nghĩa là hàng hoá dịch vụ tăng thì họ sẽ mua ít đi và ngược lại, họ luôn luôn muốn mua rẻ. Do đó, người sản xuất và người tiêu dùng luôn trái ngược nhau và điều này được giải quyết khi điểm cân bằng thị trường E này thì lượng cung của các nhà sản xuất (QS) bằng với lượng cầu của người tiêu dùng (QD).

- Trạng thái cân bằng là trạng thái tại đó tổng lượng cung bằng tổng lượng cầu hàng

hoá dịch vụ. Tại đây, người sản xuất thì bán hết hàng và người tiêu dùng mua đủ hàng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mình. Nếu thể hiện trên đồ thị thì đây là điểm cắt nhau giữa đường cầu, đường cung. Đó chính là điểm cân bằng của thị trường E (bao gồm giá và lượng cân bằng).

- Từ trạng thái cân bằng (điểm cân bằng) ta xác định được giá và lượng cân bằng trên thị trường. Đây chính là cơ chế hình thành giá thị trường hàng hoá dịch vụ. Điều đó có nghĩa là, trong cơ chế thị trường tự do, giá của hàng hoá dịch vụ đều được hình thành trước hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ đó.

- Ở trạng thái cân bằng thị trường, việc phân bố và khai thác, sử dụng các nguồn lực là có hiệu quả, phân phối thoả đáng lợi ích giữa người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội.

Ví dụ: Có bảng thống kê về lượng cung và lượng cầu thóc giống CR203 tại một địa phương A trong vụ mùa năm 2001

Bảng 2.5: Quan hệ cầu, cung về thóc giống CR203 ở huyện A, vụ mùa 2001


P (triệu đ/tấn)

2

3

4

5

QD (tấn/ngày)

50

40

30

20

QS (tấn/ngày)

30

40

50

60

Quan hệ cầu cung

Thiếu hụt

Cân bằng

Dư thừa

Dư thừa


Trên đồ thị dưới đây (Hình 2.15), ta thấy điểm E là điểm cân bằng, từ điểm E ta tìm được giá cân bằng (PE = 3 triệu đ/tấn) và lượng cân bằng (QE = 40 tấn/ngày)

S

E

D

P


PE = 3


0 QE = 40 Q


Hình 2.15: Trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường

2.1.3.2. Trạng thái dư thừa và thiếu hụt

Có hai nguyên nhân làm cung cầu không cân bằng, đó là:

- Nếu cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa hàng hoá dịch vụ trên thị trường (thể hiện trên đồ thị). Đây là trạng thái dư cung và trên thị trường luôn có sức ép giảm giá từ phía người bán.

Ví dụ: Khi giá là 5 trđ/tấn thì QD = 20 tấn/ngày, Qs = 60 tấn/ngày dẫn đến dư thừa 40 tấn/ngày và làm cho thị trường có sức ép giảm giá (được phản ảnh trên đồ thị).


Dư thừa hàng hóa

S

E

D

0

Q1

QE

Q2

Q

P


P1


PE


Hình 2.16: Trạng thái dư thừa (dư cung) trên thị trường


- Nếu cầu lớn hơn cung dẫn đến thiếu hụt hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Đây là tình trạng dư cầu và trên thị trường luôn có sức ép tăng giá từ phía người mua.

Ví dụ: Khi giá là 2 trđ/tấn thì QD = 50 tấn/ngày, Qs = 30 tấn/ngày dẫn đến thiếu hụt 20 tấn/ngày và làm cho thị trường có sức ép tăng giá (được phản ảnh trên đồ thị).

S

E

D

Thiếu hụt hàng hóa

0

Q1

QE

Q2

Q

P


PE P1


Hình 2.17: Trạng thái thiếu hụt (dư cầu) trên thị trường

2.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới

Cân bằng thị trường không phải là một trạng thái cân bằng vĩnh cửu mà nó có thể thay đổi khi các yếu tố của cung và cầu thay đổi. Các yếu tố đó thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cung và dịch chuyển đường cầu. Kết quả là các trạng thái cân bằng mới được thiết lập. Đó là các tình huống sau đây:

* Trường hợp 1: Tác động của sự dịch chuyển đường cung (cầu không đổi, cung dịch chuyển)

Các yếu tố xác định cầu không đổi -> đường cầu (D) cố định.

Cung thay đổi có nghĩa là các yếu tố xác định cung thay đổi -> đường cung S dịch chuyển từ S sang S1 và đường cung S1 cắt D tại E1(PE1, QE1)

Ví dụ: Đường cầu D không đổi, trong khi đó:


S1

S

E1

E

E2

D

P


PE1 S2

PE PE2



0 QE1 QE QE2 Q

Hình 2.18: Trạng thái cân bằng mới khi đường cung dịch chuyển

- Giá đầu vào Pi giảm thì đường cung S sẽ dịch chuyển theo hướng tăng S sang S2.

- Do Nhà nước tăng thuế theo kiểu sản xuất bán ra 1 sản phẩm thì phải đóng thuế t nên chuyển từ S -> S1 theo hướng giảm 1 đoạn bằng thuế t tạo nên E1.

P = PE1 - PE < t

Trong một thị trường lành mạnh thì mức tăng của giá không bao giờ vượt quá hoặc bằng thuế và bao giờ cũng nhỏ hơn thuế (t).

Vậy ai chịu thuế?

Khi không có thuế thì cả người mua và người bán theo giá PE (giá được hình thành do quan hệ cầu cung).

Khi có thuế thì người mua vẫn mua theo giá PE1 (mới), so với sự cân bằng ban đầu thì người mua chịu PE1 - PE = t/2 (nếu sự phản ánh của người tiêu dùng như nhau)

Còn người bán vẫn bán theo giá PE1 nhưng cứ bán 1 sản phẩm thì anh ta phải trừ đi thuế:

PE1 - t = PS (PS là giá mà người sản xuất thực sự nhận được sau khi trừ thuế) PE - PS = t/2 (người sản xuất chịu)

Như vậy, gánh nặng thuế sẽ đổ lên đầu của cả 2 người: người sản xuất và người tiêu dùng (phản ứng của người tiêu dùng và người sản xuất khi giá thay đổi là độ co giãn).

* Trường hợp 2: Tác động của sự dịch chuyển của đường cầu (Cầu thay đổi và cung cố định).

- Các yếu tố xác định cầu thay đổi (I, Py, T, N, E,...), đường cầu dịch chuyển từ D sang D1.

- Các yếu tố xác định cung không thay đổi, đường cung S không đổi và đường cầu mới D1 cắt đường cung S tại một điểm E1 với giá cân bằng PE1 và lượng cân bằng QE1.

Ví dụ: Thu nhập của người tiêu dùng tăng, giá của hàng hoá thay thế tăng lên…

làm cho đường cầu dịch chuyển từ D sang D1 theo hướng tăng và cung không đổi.


E1

S

E

D1

D

P


PE1 PE


O QE QE1 Q

Hình 2.19: Trạng thái cân bằng mới khi đường cầu dịch chuyển

Ngày đăng: 16/07/2022