Tính Lợi Nhuận Kinh Tế Và Lợi Nhuận Tính Toán Theo Từng Quan Điểm

c. Các loại chi phí dài hạn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để có thể tồn tại và triển trong cạnh tranh, DN phải thường xuyên đổi mới công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị. Theo đó các chi phí đều biến đổi hay trong dài hạn tất cả chi phí đều là chi phí biến đổi. Đó là:

- Chi phí bình quân dài hạn (LATC) là chi phí bình quân tính trên 1 đơn vị sản phẩm. LATC = LTC/Q (Trong đó: LTC là tổng chi phí dài hạn; Q là sản lượng sản xuất bán ra).

Tổng chi phí bình quân dài hạn (LATC) chính là chi phí ở các thời kỳ ngắn hạn cộng lại. Do đó đường biểu diễn LATC chính là đường bao đi qua điểm thấp nhất của các chi phí bình quân ở thời kỳ ngắn hạn.



ATC1


ATC2

ATC3


LATC


E3

E1


E2

Q


Hình 2.32: Đường chi phí bình quân dài hạn và ngắn hạn


- Theo đồ thị trên:

+ Ở chu kỳ thứ nhất: Doanh nghiệp xác định được chi phí bình quân ngắn hạn là ATC1 (điểm E1 - ATC1min).

+ Ở chu kỳ thứ hai: Doanh nghiệp xác định được chi phí bình quân ngắn hạn là

ATC2 (điểm E2 - ATC2min).

+ Ở chu kỳ thứ ba: Doanh nghiệp xác định được chi phí bình quân ngắn hạn là ATC3 (điểm E3 - ATC3min).

Chúng được tập hợp từ các chi phí ngắn hạn tương ứng. Ví dụ: Từ các chi phí

bình quân ngắn hạn ATC1 , ATC2 , ATC3. Ta có thể xác định LATC từ đường bao phía dưới tiếp xúc với các đường ATC1 , ATC2 , ATC3.

- Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là chi phí tăng thêm khi doanh nghiệp sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm hàng hoá - dịch vụ trong thời kỳ dài hạn. Và nó cũng là một đường cong, cắt LATC tại điểm cực tiểu.

2.3.2.2. Doanh thu

a. Tổng doanh thu

Tổng doanh thu là toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp từ bán hàng hoá và dịch vụ. Tổng doanh thu được tính như sau: TR = P * Q

b. Doanh thu biên

- Khái niệm: Doanh thu cận biên (MR) là doanh thu tăng thêm hay giảm đi khi sản xuất hoặc bán thêm một đơn vị sản phẩm.

- Cách tính: MR = TR/ Q

+ Nếu xác định được hàm doanh thu là hàm của sản lượng thì ta có hàm doanh thu cận biên dưới dạng:

MR = TR’(Q)

Trong đó: MR là doanh thu biên

TR là tổng doanh thu Q là lượng sản phẩm

TR’(Q) là đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu theo Q

+ Nếu không xác định được hàm doanh thu:

MR MRi MRi1

i Q Q

i i1


MR

MR = P

MR MR


Q

Đường doanh thu biên khi giá giảm theo sản lượng

Q

Đường doanh thu biên khi giá không đổi theo sản lượng


Hình 2.33: Đường doanh thu biên trong hai trường hợp


Đường doanh thu biên của doanh nghiệp có 2 trường hợp điển hình:

- Khi sản lượng tăng dẫn đến giá giảm, đường doanh thu biên có dạng dốc xuống dưới về phía phải.

- Khi sản lượng tăng giá không đổi, đường doanh thu biên nằm ngang.

2.3.2.3. Lợi nhuận

a. Khái niệm

Trong kinh tế thị trường lợi nhuận chính là mục tiêu tối cao của doanh nghiệp, bất luận một doanh nghiệp nào đó trong kinh doanh cũng muốn tối đa hoá lợi nhuận.

Do đó, Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu của DN khi bán hàng hoá dịch vụ và tổng chi phí đã bỏ ra. TPr = TR - TC

Trong đó: TPr là tổng lợi nhuận ; TR là tổng doanh thu; TC là tổng chi phí

Hoặc TPr = (P - ATC) * Q

Trong đó: (P - ATC) là lợi nhuận đơn vị (lợi nhuận thu được tính trên 1 đơn vị sản phẩm); Q là sản lượng sản xuất hoặc bán ra trên thị trường.

+ Lợi nhuận gộp = TR - VC

+ Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp - FC

b. Vai trò của lợi nhuận

- Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ảnh kết quả và hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận cho ta biết được năng lực tổ chức quản lý, hợp lý hoá quá trình sản xuất, tính năng động sáng tạo nắm bắt được nhu cầu thị trường và sự nỗ lực của chủ doanh nghiệp.

- Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện để doanh nghiệp tồn tồn tại và phát triển kinh doanh. Dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ và nâng cao đời sống cho người lao động.

c. Phân loại

Trong kinh tế vi mô, người ta thường phân loại lợi nhuận doanh nghiệp thành các loại sau đây:

- Lợi nhuận kinh doanh (LN tính toán) = Tổng doanh thu - Tổng chi phí tính toán

- Lợi nhuận kinh tế phản ánh đúng đắn nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kể cả hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực.

+ Lợi nhuận kinh tế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí kinh tế

hay: Lợi nhuận kinh tế = Lợi nhuận tính toán - Chi phí cơ hội.

- Lợi nhuận trung bình: thực chất nó là tỷ lệ sinh lời của vốn đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh hay nó chính là chi phí cơ hội của vốn.

- Lợi nhuận độc quyền: chính là lợi nhuận mà doanh nghiệp có được do sức mạnh thị trường. Vì họ là người duy nhất nên có quyền định giá bán sản phẩm, xác định được Q. Do vậy kiếm được lợi nhuận độc quyền, giá bán của nhà độc quyền > chi phí cận biên (MC) hay P > MC

d. Nguồn gốc của lợi nhuận

- Phát huy được lợi thế của doanh nghiệp hoặc cá nhân. Đây chính là thu nhập đương nhiên của các nguồn lực sản xuất. Vì trong quá trình sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp có thể sử dụng các nguồn lực hiện hữu vào các phương án khác nhau.

- Nắm bắt được thời cơ kinh doanh. Là phần thưởng cho sự phiêu lưu mạo hiểm, liều lĩnh trên mức trung bình, dám đương đầu với rủi ro trên mức trung bình của doanh nghiệp.

- Lựa chọn phối hợp các yếu tố đầu vào tối ưu.

- Mạo hiểm, sáng tạo, đổi mới kinh doanh.

- Kiểm soát được giá cả hàng hoá dịch vụ trên thị trường (độc quyền). Ví dụ: cách tính toán lợi nhuận (tùy thuộc quan niệm)

Bảng 2.9: Tính lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán theo từng quan điểm


Quan niệm của nhà kế toán

Quan niệm của nhà kinh tế

1. Tổng doanh thu

102tr

1. Tổng doanh thu

102tr

2. Chi phí kế toán

80 tr

2. Chi phí


- Nguyên vật liệu

50 tr

- Chi phí kế toán

80 tr

- Thuê lao động

20 tr

- CPCH về lđ của ông chủ

12 tr

- Các khoản khác

10 tr

- Lãi ngân hàng

5 tr



- Cho thuê điểm

5 tr



3. Tổng chi phí kinh tế

102 tr

3. Lợi nhuận kế toán

22 tr

4. Lợi nhuận kinh tế

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

Nhập môn kinh tế học - 9


2.4. QUYẾT ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP VỀ SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT

2.4.1. Trong điều kiện tối đa hoá lợi nhuận

Tại mức Q1, doanh thu biên MR1 lớn hơn chi phí biên tương ứng MC1. Việc tiêu thụ sản phẩm Q1 sẽ có lợi nhuận biên dương (MPr1 = MR1 - MC1). Do đó doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất cho tới mức Q*. Tại mức Q*có MR=MC và lợi nhuận biên

= 0. Việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thứ Q* không làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Khi sản xuất vượt quá Q*, chẳng hạn ở mức Q2 sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ giảm sản xuất về Q*.

Tóm lại: để tối đa hoá lợi nhuận doanh nghiệp sản xuất ở mức sản lượng Q*, tại đó MR = MC.

(Lợi nhuận tối đa không nhất thiết phải là dương, mà chỉ đơn giản là mức cao nhất có thể có so với các điều kiện cho trước).


MC

MR

MR1


MC1


0 Q1 Q* Q2 Q

Hình 2.34: Lựa chọn tối đa hóa lợi nhuận

2.4.2. Trong điều kiện tối đa hoá doanh thu

Trong sản xuất kinh doanh không phải bao giờ DN cũng đạt được lợi nhuận tối đa mà có nhiều trường hợp người quản lý DN phải đối mặt với những tình huống khác nhau. Chẳng hạn khi doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường, lúc này mục tiêu sẽ là tối đa hoá doanh thu (thường xảy ra trong ngắn hạn).

- Khi đó chọn sản lượng sao cho để có TRmax với điều kiện MR = 0.

- Ý tưởng là chiếm lĩnh thị trường -> hàng hoá bán ra cao nhất -> giảm giá.

P

Gọi Q* là sản lượng đem lại doanh thu cao nhất. Nó đạt được phải có 1 trong 2 điều kiện sau: MR = 0 hoặc ED = -1

Khi MR = 0 thì TRmax vì TRQ = P.Q

Cần có 2 điều kiện (TR)'Q= 0 và (TR)''Q < 0

=> (TR)'Q = (P.Q)'Q = MR = 0


2.5. THỊ TRƯỜNG VÀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG

2.5.1. Thị trường

2.5.1.1. Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về thị trường:

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu (là khái niệm phổ biến được nhiều nhà kinh tế học thừa nhận)

+ Cầu là những người tiêu dùng, họ phải có khả năng thanh toán và mục tiêu của

họ là lợi ích cao nhất.

+ Cung là những người sản xuất, là những người tạo ra hàng hoá - dịch vụ với mục đích là bán và mục tiêu của họ là lợi nhuận cao nhất.

Điều đó thực hiện được khi họ gặp gỡ và trao đổi với nhau.

- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển nhượng hàng hoá dịch vụ và các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh.

Nó có thể diễn ra:

+ Trực tiếp: người mua và người bán gặp gỡ trực tiếp với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ

+ Gián tiếp: người mua và người bán không hề gặp gỡ với nhau nhưng vẫn mua, bán và trao đổi được với nhau.

Ví dụ: Thị trường chứng khoán thì người mua và người bán thông qua thông tin để trao đổi với nhau.

- Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là một khâu hết sức quan trọng của quá trình tái sản xuất.

"Cầu" đây là cầu vô hình và thông qua nó mục tiêu của nó là sản xuất - phân phối

- trao đổi - tiêu dùng. Chỉ có thông qua thị trường thì mục tiêu của người sản xuất và người tiêu dùng mới thực hiện được.

- Thị trường là tổng hợp các mối quan hệ kinh tế hình thành trong các hoạt động mua, bán hàng hoá dịch vụ.

2.5.1.2. Vai trò

- Đối với người tiêu dùng:

+ Thị trường là nơi người mua gặp được người bán và thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ của họ.

+ Thị trường giúp cho người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn tiêu dùng tối ưu.

- Đối với doanh nghiệp:

+ Thị trường là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường

+ Thị trường được coi là môi trường kinh doanh, là nơi phản ánh và kiểm nghiệm chính xác nhất quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Dựa vào thị trường doanh nghiệp mới đánh giá được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tốt hay không tốt.

- Đối với Nhà nước: Thị trường là đối tượng, là căn cứ để Nhà nước đề ra các chính sách kinh tế phù hợp nhằm điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

2.5.1.3. Chức năng

Thị trường có 4 chức năng chính như sau:

- Thừa nhận, chấp nhận hàng hoá dịch vụ. Trong điều kiện của kinh tế thị trường mỗi một doanh nghiệp có điều kiện sản xuất khác nhau, chi phí sản xuất khác nhau, sản phẩm đưa ra thị trường nếu thị trường thừa nhận, người mua chấp nhận thì hàng hoá đó bán được.

- Thực hiện (giá trị và giá trị sử dụng). Vì khi quá trình mua - bán diễn ra suôn sẻ thì người bán thu về giá trị (tiền) và người mua thu về giá trị sử dụng.

- Điều tiết kích thích sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Khi nói đến thị trường phải nói đến bàn tay vô hình đó là giá của thị trường.

- Cung cấp thông tin. Thông tin chính là chức năng phát tín hiệu của thị trường cho người tiêu dùng và người sản xuất biết: Giá cả hàng hoá - dịch vụ; Quan hệ cung - cầu về 1 hàng hoá - dịch vụ nào đó; Phương thức thanh toán khi mua bán hàng hoá - dịch vụ.

2.5.1.4. Phân loại

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, người ta thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại thị trường:

- Căn cứ vào phạm vi (Hàm ý là mặt không gian mà ở đó diễn ra các hoạt động trao đổi)

+ Thị trường trong nước (nội địa): việc trao đổi chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia nào đó.

+ Thị trường quốc tế: việc mua - bán diễn ra bên ngoài biên giới quốc gia.

+ Thị trường thành thị và thị trường nông thôn

+ Thị trường đồng bằng và thị trường miền núi.

- Dựa vào đặc điểm, tính chất của sản phẩm trong quá trình tái sản xuất

+ Thị trường hàng tiêu dùng: ở đó chỉ có hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng (thị trường mua bán nông sản, thực phẩm,...hàng hoá công nghiệp tiêu dùng).

+ Thị trường yếu tố sản xuất: ở đó diễn ra các hoạt động mua bán các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất.

Ví dụ: Thị trường đất đai, lao động, vốn,...

Nếu theo cách phân loại thứ 2 này thì dưới góc độ vi mô thì nền kinh tế này chỉ có 2 tác nhân là các doanh nghiệp và hộ gia đình. Và gắn liền với nó ta chỉ thấy có 2 loại thị trường là htị trường hàng hoá - dịch vụ và thị trường yếu tố sản xuất.

Trong thị trường hàng hoá - dịch vụ các doanh nghiệp là người cung ứng và hộ gia đình là những người mua các hàng hoá đó (cầu).

Trong thị trường yếu tố sản xuất thì các doanh nghiệp là người đóng vai trò mua các yếu tố sản xuất, còn các hộ gia đình là người cung ứng.

- Căn cứ theo các khâu của quá trình lưu thông hàng hoá - dịch vụ

Hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các khâu nào?

+ Thị trường bán buôn là nơi diễn ra sự mua bán hàng hoá - dịch vụ giữa người sản xuất và các tổ chức thương mại.

+ Thị trường bán lẻ là nơi diễn ra hoạt động mua bán giữa các tổ chức thương mại và những người tiêu dùng.

- Căn cứ vào vai trò của người mua và người bán trong việc quyết định 2 yếu tố: giá thị trường và lượng hàng hoá - dịch vụ:

+ Thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

+ Thị trường cạnh tranh có tính độc quyền.

+ Thị trường độc quyền tập đoàn.

+ Thị trường độc quyền thuần tuý.

2.5.2. Cấu trúc thị trường

2.5.2.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

a. Khái niệm

Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu các nhà kinh tế định nghĩa về thị trường cạnh tranh hoàn hảo như thế nào để từ đó chúng ta sẽ phát triển lý thuyết liên quan đến các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường này.

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường trong đó có nhiều người mua và nhiều người bán nhưng mọi người đều cho rằng các quyết định mua bán của họ không ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Ví dụ: Thị trường sữa

Không người mua sữa nào tác động tới giá sữa, vì mỗi người chỉ mua 1 lượng nhỏ so với quy mô thị trường. Tương tự, mỗi người bán sữa chỉ có khả năng kiểm soát hạn chế đối với giá sữa, vì những người bán khác cũng cung ứng sữa, thứ mà về cơ bản giống hệt nhau. Vì mỗi người bán có thể bán toàn bộ lượng hàng mong muốn với mức giá hiện hành, nên hầu như chẳng có lý do gì để anh ta giảm giá; còn nếu anh ta tăng giá, người mua sẽ đi chỗ khác mua.

b. Đặc điểm

Từ khái niệm, ta nhận thấy đặc điểm quan trọng của thị trường này là số lượng sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp cung ứng không có ảnh hưởng gì đến giá cả trên thị trường. Một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo hoạt động như thể giá thị trường không phụ thuộc vào số lượng bán ra của doanh nghiệp và do vậy, doanh nghiệp được gọi là người chấp nhận giá.

Do vậy, lượng cầu và cung của một chủ thể nhất định không ảnh hưởng gì đến giá cả thị trường. Đường cầu đối với hàng hóa của mỗi doanh nghiệp sẽ là một đường nằm ngang do bất kể lượng cung của họ là bao nhiêu thì họ cũng nhận được một mức giá cố định.

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí