Trạng Thái Cân Bằng Mới Khi Đường Cầu, Đường Cung Dịch Chuyển

* Trường hợp 3: Sự thay đổi cả cầu và cung

- Các yếu tố xác định cung và cầu đều thay đổi, đường cầu dịch chuyển từ D sang D1 và đường cung dịch chuyển từ S sang S1.

Ví dụ: Trên đồ thị ở hình vẽ dưới đây người ta xác định được điểm cân bằng thị

trường (PE và QE). Khi thu nhập tăng, đường cầu sẽ dịch chuyển sang phải (nếu là hàng hoá xa xỉ) tức là từ D sang D1, còn đường cung dịch chuyển từ S sang S1; khi đó E1 là điểm cân bằng mới của thị trường với giá cân bằn mới PE1 và lượng cân bằng mới QE1. Như vậy, các yếu tố ngoại sinh thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cầu và đường cung dịch chuyển sẽ hình thành trạng thái cân bằng mới.

Thực tế, thị trường máy tính trong những năm qua xảy ra tình trạng do nhu cầu sử dụng máy tính ngày càng tăng, thu nhập người dân cũng tăng nên cầu đối với máy tính tăng lên gây ra hiện tượng dịch chuyển của đường cầu máy tính từ D - > D1; trong khi đó, công nghệ sản xuất máy tính được hoàn thiện hơn và ngày càng nhiều hãng sản xuất máy tính ra đời nên giá của máy tính giảm xuống làm dịch chuyển đường cung từ S - > S1. Kết quả là giá cân bằng của máy tính giảm và lượng cân bằng tăng lên.


S

E

E1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 210 trang tài liệu này.

D1

D

Nhập môn kinh tế học - 6

P


S1


PE PE1


0 QE QE1 Q

Hình 2.20: Trạng thái cân bằng mới khi đường cầu, đường cung dịch chuyển

Như vậy, khi các yếu tố ngoại sinh của hàm cung hoặc hàm cầu hoặc cả hai thay đổi thì sẽ làm dịch chuyển đường cung, đường cầu. Kết quả của sự dịch chuyển đó là tạo nên điểm cân bằng mới của thị trường.

2.1.3.4. Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát giá cả thị trường

a. Tại sao nhà nước phải tiến hành kiểm soát giá cả thị trường

Giá thị trường trước hết do quan hệ cung cầu hàng hoá dịch vụ quyết định. Nhưng do tác động của các yếu tố xác định cầu cung làm cho giá cả thị trường biến động lớn (sốt giá) và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng và nhà sản

xuất. Do đó, để ổn định giá và bảo vệ quyền lợi cho các tác nhân tham gia thị trường, nhà nước phải can thiệp thông qua kiểm soát giá dưới 2 hình thức: quy định giá trần và giá sàn.

b. Giá trần (Price Celing - PC)

- Khái niệm: Giá trần (PC) là giá mà Nhà nước ấn định ở mức giá tối đa (giới hạn trên của giá). Về mặt pháp lý những người sản xuất không được bán cao hơn giá trần nhà nước quy định.

- Khi nào Nhà nước ấn định giá trần: Nhà nước chỉ ấn định “giá trần” khi cung rất khan hiếm nên giá cả trên thị trường ở mức giá quá cao. Nhà nước sẽ ấn định giá trần thấp hơn giá quá cao trên thị trường. Mục tiêu của giá trần là giảm giá cho người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi cho nhóm người này. Về lý thuyết, cũng có thể ấn định giá trần cao hơn giá cân bằng tự nhiên trên thị trường; nhưng trong trường hợp này thì việc ấn định giá trần không có tác dụng vì người sản xuất (người bán) sẽ bán với giá thị trường và người tiêu dùng vẫn bị thiệt.

S

E


EC

D

Ví dụ: Do mất mùa giá lúa gạo ở thị trường tăng vọt lên là Pe = 4200đ/kg thì Nhà nước sẽ định giá trần là PC = 3500đ/kg


P


PE S1


PC


0 QE QC Q

Hình 2.21: Chính phủ áp dụng giá trần thấp hơn giá cân bằng

- Điều gì sẽ xẩy ra trên thị trường khi Nhà nước ấn định giá trần.

+ Lượng cầu của người tiêu dùng vượt quá lượng cung của người sản xuất. thị trường tồn tại trạng thái dư cầu (thiếu hụt hàng hoá).

+ Trên thị trường luôn có sức ép nâng giá nếu không tăng cung.

- Tác dụng của việc ấn định giá trần của Nhà nước:

+ Đứng về mặt pháp lý khi Nhà nước ấn định giá trần, người sản xuất, cung ứng không được phép bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ với giá cao hơn giá trần do vậy có lợi cho người tiêu dùng.

+ Ổn định giá cả thị trường trên cơ sở đó mà ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.

Nhà nước chỉ ấn định giá trần trong thời gian ngắn (giải pháp tình thế). Để giá trần có hiệu lực, Nhà nước thường phải kết hợp với việc đưa hàng hoá bán ra thị trường. Khi đó, Nhà nước trở thành người cung ứng để bán ra phần hàng hoá thiếu hụt do việc áp đặt giá trần tạo nên. Hành vi này đã làm đường cung thị trường dịch chuyển theo hướng tăng (tăng cung) và tạo nên điểm cân bằng mới với giá cân bằng mới đúng bằng giá trần (PE1= PC), lượng cân bằng mới đúng bằng lượng cầu người tiêu dùng cần mua tại mức giá trần.

- Vận dụng: Nhà nước sử dụng giá trần như 1 công cụ để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp như giá vật tư dịch vụ phục vụ nông nghiệp (trợ giá đầu vào), định giá thuê nhà tối đa (nhà thuộc sở hữu nhà nước)...

c. Giá sàn ( Price floor - PF)

- Khái niệm: Giá sàn (PF) là mức giá mà Nhà nước ấn định ở mức giá tối thiểu (giới hạn dưới của giá), về pháp lý cho phép người cung ứng được hưởng mức giá cao hơn giá thị trường tự do.

- Nhà nước chỉ ấn định “giá sàn” khi giá cả trên thị trường ở mức giá quá thấp; do đó, giá sàn luôn cao hơn giá cân bằng quá thấp trên thị trường (thể hiện trên đồ thị); bởi vì nếu giá sàn thấp hơn giá cân bằng tự nhiên trên thị trường thì đương nhiên giá thị trường tự do sẽ vẫn là mức giá trao đổi được lựa chọn, việc ấn định giá sàn không có tác dụng.


E

EF

D1

S

D

P PF PE


0 QE QF Q


Hình 2.22: Chính phủ áp dụng giá sàn cao hơn giá cân bằng


- Khi Nhà nước ấn định giá sàn thì lượng cung lớn hơn lượng cầu, thị trường tồn tại trạng thái dư cung và luôn có sức ép giảm giá nếu không tăng cầu.

- Tác dụng của việc ấn định giá sàn:

+ Có lợi cho người sản xuất thông qua việc tăng giá cho họ.

+ Ổn định giá cả thị trường, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

- Hạn chế của giá sàn là nếu ấn định trong thời gian dài tác động xấu đến sản xuất, việc khai thác, sử dụng các nguồn lực khan hiếm lãng phí, kém hiệu quả; không công bằng trong xã hội.. Do vậy, để việc định giá sàn có hiệu lực về mặt pháp lý, Nhà nước thường phải kết hợp với việc mua hàng từ thị trường vào. Hành vi này của nhà nước sẽ làm cầu thị trường tăng và điểm cân bằng mới của thị trường xuất hiện với giá cân bằng mới đúng bằng giá sàn, lượng cân bằng mới bằng lượng cung mà các nhà sản xuất cần bán tại mức giá sàn.

Vận dụng kiểm soát giá thông qua định “giá sàn” có ý nghĩa lớn đối với sản xuất nông nghiệp khi nông nghiệp được mùa, giá cả nông sản phẩm ở mức giá quá thấp (trợ giá đầu ra). Ngoài ra, vận dụng định giá sàn đối với giá thuê lao động (tiền lương, tiền công tối thiểu).

Ngoài 2 hình thức kiểm soát giá nói trên, chính phủ một số nước còn sử dụng “Quỹ bình ổn giá cả” như một công cụ để ổn định giá thị trường một số sản phẩm thiết yếu như lương thực.

2.1.4. Độ co giãn cầu – cung

2.1.4.1. Độ co giãn của cầu

P

a. Độ co giãn của cầu đối với giá cả (hàng hoá dịch vụ) ED

- Khái niệm: độ co giãn của cầu đối với giá cả được đo bằng % thay đổi của lượng cầu so với 1% phần trăm thay đổi của giá cả.

E

D %QD

P %P

Trong đó: EDP: Độ co giãn cầu đối với giá cả

% QD: Phần trăm thay đổi của lượng cầu

% P: Phần trăm thay đổi của giá cả hàng hoá dịch vụ

- Đặc điểm của EDP:

+ Nó luôn là một số âm vì P và QD có quan hệ nghịch biến. Dùng trong tính toán, ta viết EDP

+ Nó không có đơn vị tính, để tiện cho việc so sánh EDP của các loại hàng

hoá, dịch vụ khác nhau.

- Phương pháp tính:

+ Phương pháp điểm cầu: EDP = QD’ * P1 /Q1

Trong đó: (QD)’P: Đạo hàm bậc nhất của hàm cầu theo giá.

P1: Giá cả; Q1: Lượng cầu

Ví dụ: Ta có hàm cầu: QD = -10*P + 70 thì độ co giãn cầu đối với giá cả tại điểm cân bằng có PE là 3 triệu đ/tấn và QE là 40 tấn là: EDP = - 10 * 3/40 = - 0,75

+ Theo phương pháp đoạn cầu (khoảng cầu)

E D

Q2 Q1

:P2P1

P Q P

Trong đó:

Q Q2 Q1 ; P

P2P1

2 2

P

- Phân loại ED :

P

P

P

+ Có 3 loại chủ yếu: ít co giãn (ED < 1) - tức là khi P thay đổi 1% thì Q thay đổi < 1%; co giãn (ED > 1) - tức là khi P thay đổi 1% thì Q thay đổi > 1% và co giãn đơn vị (ED =1) - tức là khi P thay đổi 1% dẫn đến đúng 1% thay đổi Q.

P

P

+ Có 2 loại đặc biệt: hoàn toàn không co giãn (ED = 0) - tức Q thay đổi không đáng kể so với sự thay đổi của P, trường hợp này đường cầu thẳng đứng và hoàn toàn co giãn (ED = ) - tức là trước sự thay đổi nhỏ của P dẫn đến sự thay đổi vô cùng lớn của Q, trường hợp này đường cầu có dạng nằm ngang.

- Ý nghĩa: Độ co giãn của cầu đối với giá cả thể hiện mức độ phản ứng của người tiêu dùng đối với sự thay đổi của giá cả. Nó cho biết: khi giá của hàng hoá tăng lên (hoặc giảm xuống) 1% thì lượng cầu của nó giảm xuống (hoặc tăng lên) bao nghiêu %. Do đó, nó có ý nghĩa lớn đối với Nhà nước và doanh nghiệp trong việc tăng giá hoặc giảm giá cần thiết để xoá bỏ tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa trên thị trường.

P

Biết ED là cơ sở để các chủ thể sản xuất kinh doanh tăng giá hoặc giảm giá để

tăng tổng doanh thu hoặc tìm mức cung ứng để đạt doanh thu tối đa.

ab

b. Độ co giãn chéo của cầu đối với giá cả (ED )

- Khái niệm: Độ co giãn chéo của cầu đối với giá cả được đo bằng phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hoá này so với 1% thay đổi giá của hàng hoá kia.

E

ab

D %Qa

%Pb

Trong đó: EDab là độ co giãn của cầu hàng hoá a đối với giá hàng hoá b.

%Qa: phần trăm thay đổi lượng cầu của hàng hoá a.

%Pb: phần trăm thay đổi giá của hàng hoá b.

- Cách tính có hai phương pháp:

+ Tính theo phương pháp điểm cầu: EDab = (Qa)’Pb x (Pb/QDa) Trong đó:

(Qa)’Pb: Là đạo hàm bậc nhất của hàm cầu hàng hoá a theo giá của hàng hoá b. Pb1: Là giá của hàng hoá b

Qa1: Là lượng cầu của hàng hoá a ở mức giá Pb1 của hàng hoá b.

+ Tính theo phương pháp đoạn cầu:

ab

E D

Qa 2 Qa1

:Pb2 Pb1


Trong đó:

QaPb

QQa 2 Qa1 ;P Pb2 Pb1

a 2 b2

- Phân loại: Tuỳ quan hệ giữa hàng hoá a và hàng hoá b mà người ta có thể chia độ co giãn chéo như sau:

+ Nếu a và b là 2 hàng hoá dịch vụ thay thế cho nhau

ab

Ví dụ: gạo (ngô), thịt (cá), chè (cà phê),... thì ED > 0 vì giữa giá hàng hoá này và cầu hàng hoá kia là mối quan hệ tỉ lệ thuận.

ab b

+ Nếu a và b là 2 hàng hoá - dịch vụ bổ sung cho nhau thì ED < 0 vì P và QDa là mối quan hệ tỉ lệ nghịch.

ab

+ Nếu a và b là 2 hàng hoá - dịch vụ không liên quan thì ED = 0

- Ý nghĩa: Độ co giãn EDab cho biết khi giá của hàng hoá b thay đổi 1% thì lượng cầu hàng hoá a thay đổi (tăng lên hoặc giảm xuống) bao nhiêu%. Do đó, đối với doanh nghiệp EDab cho thấy rò được đường cầu sản phẩm của mình nhạy cảm đến mức độ nào đối với chiến lược định giá của doanh nghiệp đối thủ. Đối với Nhà nước, biết EDab làm cơ sở cho quyết định chính sách đầu tư phát triển, chính sách giá cả của các mặt hàng nhằm phân bổ có hiệu quả nguồn lực và phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia thị trường.

c. Độ co giãn của cầu đối với thu nhập

- Khái niệm: Độ co giãn cầu đối với thu nhập được đo bằng % thay đổi của lượng cầu hàng hoá dịch vụ so với 1% thay đổi thu nhập của người tiêu dùng.

E

D %QD

I %I

Trong đó: EDI là độ co giãn của cầu đối với thu nhập

%QD là phần trăm thay đổi của lượng cầu hàng hoá dịch vụ.

%I là phần trăm thay đổi thu nhập của người tiêu dùng.

- Phương pháp tính:

+ Theo phương pháp điểm cầu (điểm thu nhập):

EDI = (QD)I’ x (I1/Q1)

Trong đó: (QD)I’ là đạo hàm bậc nhất của hàm cầu theo thu nhập I1 : Mức thu nhập

Q1 : là lượng cầu hàng hoá dịch vụ ở mức thu nhập I1

ED

Ví dụ: Ta có hàm cầu đối với thu nhập như sau: QD = 40 - 20P + 6I Tính EDI tại mức thu nhập I1 = 40 và P = 10

I = (6 * 40)/80 = 3,0

+ Theo phương pháp đoạn cầu:

E D

Q2 Q1

: I2 I1

I Q I

Trong đó:

Q Q2 Q1 ; P

P2P1

2 2

- Phân loại: Tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà EDI có giá trị dương, âm hoặc bằng 0.

I

+ Nếu hàng hoá - dịch vụ là loại hàng hoá bình thường (thông thường) thì ED là một số dương.

I D

Hàng hoá - dịch vụ thiết yếu ED < 1; tức khi I tăng (giảm) 1% thì Q tăng

(giảm) < 1%.

I D

Hàng hoá - dịch vụ cao cấp (xa xỉ) ED > 1; tức khi tăng (giảm) 1% thì Q tăng (giảm) > 1%

+ Nếu hàng hoá - dịch vụ là loại cấp thấp (thứ cấp) EDI < 0 vì quan hệ I và QD

là tỉ lệ nghịch.

I

I

- Ý nghĩa: ED cho biết khi thu nhập tăng lên 1% thì lượng cầu hàng hoá dịch vụ tăng lên (với hàng hoá thông thường) hoặc giảm đi (với hàng hoá thứ cấp) bao nhiêu % (nếu các yếu tố khác không đổi). Nó thông tin rất cần thiết để dự báo cầu về các loại hàng hoá dịch vụ khi các thành viên trong xã hội khá giả hơn. Biết ED có ý nghĩa lớn đối với Nhà nước và doanh nghiệp trong việc định hướng đầu tư, tìm kiếm thị trường và hoạch định chính sách xuất nhập khẩu khi nền kinh tế tăng trưởng.

2.1.4.2. Độ co giãn của cung

Trong trường hợp chúng ta chỉ nghiên cứu co giãn của cung theo giá.

- Khái niệm: Độ co giãn cung được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cung hàng hoá dịch vụ so với 1% thay đổi của các yếu tố xác định cung.


Trong đó:

S %QS

E

P %P

ESP là độ co giãn của cung đối với giá cả P là giá sản phẩm đầu ra

%QS phần trăm thay đổi của lượng cung

%P là phần trăm thay đổi của giá cả

- Phương pháp tính:

+ Phương pháp điểm: là độ co giãn trên một điểm nào đó của đường cung.

ES

P = (QS)'P * (P1 /Q1)

Trong đó: (QS)’P: Đạo hàm bậc nhất của hàm cung theo giá.

P1: Giá cả; Q1: Lượng cung

+ Phương pháp khoảng: là độ co giãn trên một khoảng hữu hạn nào đó của đường cung:

ES

Q2 Q1

:P2P1

P Q P

Trong đó:

Q Q2 Q1 ; P

P2P1

2 2

- Phân loại:

P

+ Cung tương đối co giãn: ES > 1

P

+ Cung co giãn đơn vị: ES = 1

P

+ Cung ít co giãn: ES < 1

P

+ Cung hoàn toàn co giãn: ES = ∞

P

+ Cung hoàn toàn không co giãn: ES = 0

- Vận dụng: Căn cứ vào độ co giãn của cung với giá mà doanh nghiệp có chiến lược định giá phù hợp để đạt mục tiêu đề ra trong quá trình kinh doanh.


2.2. LÝ THUYẾT VỀ TIÊU DÙNG

2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn của người tiêu dùng

Một câu hỏi đặt ra là những người tiêu dùng thường lựa chọn như thế nào?

Với tất cả chúng ta, việc lựa chọn khi quyết định tiêu dùng thông thường đều thống nhất ở 3 điểm chính sau:

- Thứ nhất: chúng ta chỉ mua những thứ mà chúng ta thích.

- Thứ hai: sự lựa chọn của chúng ta phụ thuộc vào khả năng mua, được quy định bởi thu nhập và giá cả.

- Thứ ba: với khả năng có hạn, trong khi chúng ta lại cần đến nhiều thứ hàng hoá, cho nên chúng ta sẽ lựa chọn một tập hợp các hàng hoá sao cho lợi ích là tối đa.

Từ ba điểm trên, có thể tổng hợp thành 4 yếu tố liên quan đến sự lựa chọn của người tiêu dùng như sau:

- Thu nhập của người tiêu dùng.

- Giá cả của hàng hoá.

- Sở thích của người tiêu dùng.

- Giả định những người tiêu dùng luôn hành động để đem lại lợi ích tối đa cho bản thân.

Xem tất cả 210 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí