Nhập môn khoa học giao tiếp - 2

b) Chức năng hòa nhập

Giao tiếp có chức năng rất quan trọng đối với việc một cá nhân hòa nhập, tham gia vào một nhóm xã hội. Qua giao tiếp, con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhóm và các thành viên, ý thức được quyền lợi mà mình có được, chia sẻ khó khăn, thuận lợi, chia sẻ thông tin, tình cảm, được các thành viên khác nhìn nhận, nhờ đó mà trở thành thành viên của nhóm.

1.2.2. Nhóm chức năng tâm lý

a) Chức năng định hướng hoạt động

Trong giao tiếp, sự định hướng là khả năng thăm dò để xác định mức độ nhu cầu, thái độ, tình cảm, ý định… của đối tượng giao tiếp, nhờ đó có được những định hướng đúng đắn, kịp thời để thực hiện tốt mục đích đã đề ra. Đồng thời, trong giao tiếp con người thống nhất với nhau về mục đích, cách thức hành động, nhờ đó mà có được những đáp ứng kịp thời phù hợp với mục đích, nhiệm vụ chung.

b) Chức năng nhận thức, đánh giá

Trong giao tiếp, con người trao đổi thông tin, kinh nghiệm cho nhau nhờ đó mà hiểu biết về thế giới khách quan. Đồng thời, trong giao tiếp, mỗi chủ thể bộc lộ quan điểm, tư tưởng, tính cách… của bản thân, do đó các chủ thể nhận thức và đánh giá lẫn nhau. Trên cơ sở đó, mỗi người so sánh đối chiếu mình với người khác để có thể tự đánh giá được về bản thân mình.

c) Chức năng điều chỉnh hành vi

Trên cơ sở nhận thức, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân mình, trong giao tiếp mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá trình ra quyết định và hành vi của chủ thể khác.

d) Chức năng cảm xúc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy, giao tiếp là một trong những con đường để hình thành tình cảm của con người. Nhờ giao tiếp mà tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái, những cảm xúc tích cực, tốt đẹp (cũng có thể là ức chế và cảm xúc không tích cực), nhờ đó có thể giải tỏa những bức xúc tinh thần. Nhờ chức năng này mà giao tiếp làm cho con người có thể chia sẻ với nhau tình cảm và gần gũi nhau về mặt tinh thần.

1.3. PHÂN LOẠI GIAO TIẾP

Nhập môn khoa học giao tiếp - 2

1.3.1. Theo khoảng cách

- Giao tiếp trực tiếp

Là loại giao tiếp mặt đối mặt giữa các chủ thể giao tiếp trong cùng một không gian, trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau. Đây là loại hình giao tiếp phổ biến nhất trong đời sống con người.

Loại giao tiếp này có các ưu điểm cơ bản sau:

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ nói, con người còn sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Do đó lượng thông tin trao đổi trong giao tiếp trực tiếp thường phong phú, đa dạng hơn;

Có thể nhanh chóng nhận biết ý kiến, cảm xúc của người đối thoại; Có thể điều chỉnh quá trình giao tiếp kịp thời để đạt mục đích.

Tuy vậy, giao tiếp trực tiếp có thể bị hạn chế về mặt không gian và bị chi phối bởi các yếu tố ngoại cảnh.

- Giao tiếp gián tiếp

Giao tiếp gián tiếp là loại giao tiếp trong đó các chủ thể tiếp xúc với nhau thông qua người khác hoặc thông qua các phương tiện truyền tin như qua thư, điện thoại, internet, qua ngoại cảm…

Giao tiếp gián tiếp ít bị hạn chế về mặt không gian và sự chi phối của ngoại cảnh. Những người ở khoảng cách xa nhau vẫn có thể giao tiếp với nhau và cùng một lúc có thể giao tiếp với nhiều người. Tuy nhiên trong giao tiếp gián tiếp, chúng ta thường không nhận biết được ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của người cùng giao tiếp với mình, không biết được họ đang làm gì trong hoàn cảnh nào nên cũng không thể sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ và khó khăn hơn trong điều chỉnh quá trình giao tiếp.

1.3.2. Theo quy cách giao tiếp

- Giao tiếp chính thức

Là loại giao tiếp mang tính chất công vụ, theo chức trách, quy định, thể chế. Trong giao tiếp chính thức, vấn đề cần trao đổi, bàn bạc thường được xác định trước, vì vậy thông tin thường có tính chính xác cao. Ví dụ các cuộc hội họp, mit - tinh, trao đổi công việc, đàm phán...

Trong giao tiếp chính thức, các vấn đề cần trao đổi bàn bạc thường được xác định trước, thông tin cũng được các chủ thể tìm hiểu và cân nhắc trước nên thường có tính chính xác cao.

- Giao tiếp không chính thức

Là loại giao tiếp mang tính cá nhân, không câu nệ vào thể thức, chủ yếu dựa trên sự hiểu biết về nhau giữa các chủ thể. Ví dụ như sự tâm tình chia sẻ giữ người thân, cuộc trò chuyện giữa bạn bè...

Ưu điểm của giao tiếp không chính thức là gợi không khí thân tình, cởi mở, hiểu biết lẫn nhau và chúng ta có thể thổ lộ những nỗi niềm tâm sự, những suy nghĩ của mình, tự do trao đổi những vấn đề mà chúng ta muốn.

Trong cuộc sống, chúng ta cần biết sử dụng kết hợp giao tiếp không chính thức với giao tiếp chính thức để tạo không khí thân mật, cởi mở và gần gũi nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp chính thức đạt kết quả.

1.3.3. Theo phương tiện giao tiếp

- Giao tiếp bằng ngôn ngữ

Con người sử dụng lời nói và chữ viết để thực hiện quá trình giao tiếp. Ngôn ngữ chưa đựng giá trị ý nghĩa, giúp con người trao đổi những thông tin, cảm xúc hay tác động lẫn nhau. Đây là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người, là phương tiện giao tiếp chính.

- Giao tiếp phi ngôn ngữ

Bên cạnh hệ thống ngôn ngữ, con người còn có thể sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ như tư thế, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, trang phục… biểu hiện thái độ, tâm lí, tình cảm của bản thân, thể hiện các thông điệp gửi đến người cùng giao tiếp.

1.3.4. Theo số người tham dự trong giao tiếp

Phân loại giao tiếp theo số người tham dự trong giao tiếp có 3 loại:

- Giao tiếp song phương: Hai người tiếp xúc bình đẳng với nhau.

- Giao tiếp nhóm: Giao tiếp trong gia đình, làng xóm, cơ quan…

- Giao tiếp xã hội: Quảng giao tầm cỡ địa phương, quốc gia, dân tộc, quốc tế…

1.4. CẤU TRÚC CỦA GIAO TIẾP

1.4.1. Cấu trúc của hành vi giao tiếp

Giao tiếp là một quá trình phức tạp, trong nó bao gồm một hay nhiều hoạt động có tính chất phức tạp, mỗi hoạt động lại gồm nhiều bước, nhiều thành tố tác động qua lại với nhau. Khi đề cập đến cấu trúc của giao tiếp, người ta thường xem xét chúng thông qua các mô hình giao tiếp và cấu trúc của hành vi giao tiếp trên những quan điểm hay tiếp cận nhất định.

1.4.1.1. Mô hình về giao tiếp

Trong quá trình giao tiếp của con người, để có thể nhận dạng được các thành tố cấu thành và mối quan hệ giữa các bộ phận của nó là vấn đề không đơn giản. Để tìm hiểu được nó, cần thông qua các mô hình mà nó có thể minh họa được các thành tố đó. Có các loại mô hình giao tiếp khác nhau.

* Mô hình tuyến tính về giao tiếp

Mô hình tuyến tính về giao tiếp là mô hình một chiều, xuất phát từ các công trình nghiên cứu ban đầu về giao tiếp bằng ngôn ngữ được mở ra rừ các nhà tu từ học La Mã, Hy Lạp cổ đại, những người quan tâm đến việc đào tạo các nhà hùng biện một cách đúng đắn. Học thuyết bạn đầu này về giao tiếp đã nhấn mạnh đến vai trò của diễn giả trước công chúng, chúng phản ánh cái có thể được gọi là quan điểm một chiều về giao tiếp, cho rằng một người có thể thực hiện những hành động nhất định theo một trình tự nhất định trong khi phát biểu và gợi ra những câu trả lời nhất định theo mong muốn của khán giả.

Theo mô hình này thì diễn giả mã hóa một thông điệp và gửi nó tới người nghe theo một hay nhiều kênh giác quan. Người nghe tiếp nhận và giải mã thông điệp này. Ví dụ: bạn mua một cái máy tính, bạn nghe thông điệp ghi ở trong băng của nhà sản

xuất. Đĩa này giải thích cách cho đĩa điều hành vào hệ thống và bật máy tính như thế nào. Khi bạn làm theo hướng dẫn đó và máy tính hoạt động thì quá trình giao tiếp đã thành công.

MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP

Người gửi mã hóa

thông điệp

Tiếng ồn

Người nhận giải mã thông

điệp

Kênh

Tiếng ồn

Tiếng ồn

Hình 1.1: Mô hình tuyến tính về giao tiếp của Berko, Wolvin

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng mặc dù thường là cần thiết nhưng quá trình giao tiếp một chiều có những hạn chế nhất định. Nó bỏ qua vai trò quan trọng của người nghe trong việc phúc đáp đến người gửi thông điệp và thông điệp để cung cấp sự phản hồi. Sự phản hồi này cho phép người gửi kiểm tra để biết liệu các mệnh lệnh đó có được hiểu không, cách giải quyết có được chấp nhận không, thông điệp có rò ràng không và kênh có được mở không.

Bất cứ khi nào có thể thì những người giao tiếp cũng nên cố gắng giao tiếp với nhau để có thể phát hiện ra sự giao tiếp của họ thực sự có hiệu quả như thế nào. Khi không thể mở ra các mối tương tác để phát hiện như phải có, chẳng hạn đối với người phát tin trên đài phát thanh, vô tuyến, phóng viên báo chí, tác giả cuốn sách thì cần lưu ý đặc biệt đến việc phân tích trước về khán, thính giả để người giao tiếp/nguồn có thể cố gắng sử dụng ngôn ngữ thích hợp nhất cũng như làm rò các ví dụ, làm sáng tỏ các cấu trúc tránh “nhiều” trong giao tiếp.

* Mô hình tác động qua lại về giao tiếp

Trong mô hình (hình 1.2) thì nguồn mã hóa thông điệp và gửi nó tới người nhận thông qua một hay nhiều kênh giác quan. Người tiếp nhận và giải mã thông điệp này như trong giao tiếp tuyến tính nhưng có sự khác biệt lớn: Người nhận mã hóa phản hồi (một hay nhiều phản ứng) và gửi phản hồi này tới nguồn, vậy là quá trình trở thành hai chiều. Rồi sau đó, nguồn sẽ giải mã thông điệp phản hồi căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi và phản hồi đã được nhận, sau đó nguồn mã hóa một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được.

M«i tr•êng giao tiÒp thÝch øng

TiÒng ån

TiÒng ån

Ng•Nêiggöêii göi


m· h(mo¸· ho¸)

Ng•êiNnghËnêi

nhËn (gi¶i

gi¶i m·m·)

Kªnh

TiÒTniÒgnågnån

TiÒTniÒgnågnån

Phản hồi

Quan điểm này về giao tiếp đã tính đến những ảnh hưởng phúc đáp của người nhận. Quan điểm này cho rằng một quá trình, trong chừng mực nào đó là vòng quanh, gửi và nhận, nhận và gửi.


Hình 1.2: Mô hình tác động qua lại trong giao tiếp hai chiều (Theo Berko, Wolvin)

* Mô hình giao dịch về giao tiếp


MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP

Người mã hoá Người giao tiếp A

Người giải mã

Thông


điệp

Người mã hoá Người giao tiếp B

Người giải mã

Tiếng ồn

Tiếng ồn

MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP


Hình 1.3: Mô hình giao dịch về giao tiếp

Quan điểm của một số nhà nghiên cứu cho rằng giao tiếp là một sự giao dịch mà trong đó nguồn và người nhận đóng vai trò có thể hoán đổi được cho nhau trong suốt hoạt động giao tiếp.

Như vậy, không dễ dàng xây dựng một mô hình thật sự rò ràng về quá trình này. Trong mô hình này, tiêu biểu cho những gì mà chúng ta biết đến giờ về giao tiếp là những thay đổi được phát hiện đồng thời trong cả hai người giao tiếp. Người giao tiếp A mã hóa một thông điệp và gửi nó đi. Người giao tiếp B, sau đó mã hóa phản hồi gửi lại cho người giao tiếp A, người giải mã nó. Những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hóa và giải mã có thể xảy ra đồng thời. Là người nói, chúng ta có thể nhận một thông điệp phản hồi phi ngôn ngữ từ người nghe của chúng ta. Sự mã hóa và giải mã này có thể xảy ra liên tiếp trong quá trình giao tiếp. Bởi vì chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp cùng một lúc nên mô hình này là đa hướng. Cả hai bên giao tiếp đều là người gửi và người nhận trong sự giao dịch. Vì vậy, mô hình giao dịch về giao tiếp gần như đại diện cho việc giao tiếp đồng thời.

1.4.1.2. Các thành tố của hành vi giao tiếp

* Nguồn giao tiếp và thông điệp

Như được minh hoạ ở hình 3, quá trình giao tiếp bắt đầu khi “người giao tiếp/ nguồn” bị kích thích một cách có ý thức hay không có ý thức bởi một sự việc, một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Xuất hiện nhu cầu gửi thông điệp đi sau khi đã dùng trí nhớ để tìm ra thứ “tiếng” (ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ) thích hợp để mã hoá thông điệp: Các nhân tố như sự tri giác, các kỳ vọng, thái độ và trạng thái cơ thể đều có ảnh hưởng đến việc gửi thông điệp.

Quá trình giao tiếp rất phức tạp, bởi vì nó mang tính chất ký hiệu, sử dụng một thứ “ngôn ngữ” nào đó để đại diện cho các khách thể và ý tưởng mà chúng ta đang giao tiếp. Không may, các ký hiệu có thể không được hiểu. Ví dụ, một kỹ sư hàng không phải lựa chọn thứ “tiếng” của mình một cách cẩn thận để nói cho một ai đó không am hiểu về nguyên tắc của vận tốc gió. Các từ ngữ quá chuyên sâu về mặt kỹ thuật có thể làm rối trí người giao tiếp - người nhận và làm cho họ không hiểu được.

Để trở thành một người giao tiếp tốt, với vị trí nguồn phát thông tin, cá nhân phải tạo cho mình sự tự tin. Trong lĩnh vực nào, điều này cũng bao gồm việc thể hiện hiểu biết về chủ đề, người tiếp nhận và bối cảnh truyền đạt thông điệp. Người truyền thông điệp nếu không hiểu rò người tiếp nhận (có thể là cá nhân hay nhóm người mà mình muốn truyền thông điệp), nếu không hiểu rò sẽ dễ dẫn đến việc cách truyền thông điệp không phù hợp và bị hiểu sai.

Các thành tố của giao tiếp (theo Berko, Wolvin và Wolvin)

Người giao tiếp/nguồn

1. Những cảm nhận do ý tưởng hay nhu cầu giao tiếp gây nên

2. Lựa chọn cách truyền thông thông điệp bằng ký hiệu ngôn ngữ (mã)

3. Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm cũ để tìm ra ký hiệu ngôn ngữ nhằm truyền thông thông điệp (mã hoá)

Người giao tiếp/người nhận

1. Những cảm nhận do kích thích hay nhu cầu giao tiếp gây nên

2. Tiếp nhận ký hiệu (mã) dưới dạng méo mó

3. Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm cũ để

gắn nghĩa cho ký hiệu (giải mã)

4. Lưu giữ thông tin

5. Gửi phản hồi đi


* Kênh giao tiếp

Khi giao tiếp, thông điệp đã mã hoá được chuyển tải qua một kênh hay nhiều kênh. Nếu cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp, mặt đối mặt thì các kênh này có thể là một vài hay tất cả năm giác quan. Điển hình là chúng ta dựa vào hình ảnh thị giác và âm thanh làm các kênh khi nói và lắng nghe. Tuy nhiên, thay vì sự giao tiếp mặt đối mặt, chúng ta có thể lựa chọn để dùng một kênh điện tử có dùng âm thanh (như điện thoại chẳng hạn) hay thị giác và tính giác (vô tuyến truyền hình). Trong một số trường hợp, chúng ta có thể lựa chọn cách gửi một thông điệp đến một ai đó bằng phương tiện tiếp xúc cơ thể, chẳng hạn như vỗ vai người khác. Trong trường hợp này thì kênh xúc giác được sử dụng.

“Người giao tiếp/nguồn” nên luyện tập càng kỹ càng tốt cách lựa chọn kênh cho cuộc giao tiếp, giống như họ tiến hành việc lựa chọn các ký hiệu để dùng. Điều này là cần thiết, bởi vì các kênh khác nhau đòi hỏi những phương pháp phát triển ý tưởng khác nhau. Chẳng hạn, việc chọn các kênh điện tử đã làm thay đổi bản chất của sự giao tiếp chính trị. Các ứng cử viên tổng thống ở các nước đã từng phải đi kinh lý khắp đất nước để đọc bài diễn văn trong các chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ngày nay, thông qua việc sử dụng vô tuyến truyền hình, họ có thể đến với một số lượng dân chúng rộng lớn hơn mà không cần phải đi đâu cả. Vậy là kênh điện tử đã được thay thế cho kênh “mặt đối mặt”!

* Người nhận và thông điệp

Không tính đến kênh được dùng, thông điệp cần phải được giải mã trước khi giao tiếp (có thể) được hoàn thành. Người giao tiếp/người nhận, trên cơ sở tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng thông qua trí nhớ để các tín hiệu được phiên dịch sang hệ tiếng nói của người nhận. Thông điệp đã được giải mã này sẽ không giống hệt với thông điệp đã được người giao tiếp/người mã hoá, vì hệ thống ký hiệu của mỗi người được tạo nên bởi một tập hợp duy nhất các cảm nhận. Ví dụ, một

người nội trợ sẽ có thột cách hiểu về câu “thêm mắm muối theo khẩu vị” nghĩa là gì. Nhưng lời chỉ dẫn này có thể giải mã một cách khác nhau ở những người nhận khác nhau. Một người quản trị ngân hàng vốn thích làm đầu bếp cho các cuộc liên hoan cuối tuần ngoài trời có thể muốn thêm một chút mắm muối thôi, còn để cho khách cho thêm gia vị. Mặt khác, một người nào đó có kinh nghiệm nấu nướng hơn lại có thể giải mã thông điệp này là “thêm nhiều mắm muối vào!”.

* Phản hồi

Ngay sau khi hiểu được nội dung thông điệp đã nhận được “người giao tiếp/người nhận” đã có thể trả lời. Sự trả lời này - được gọi là phản hồi - có thể là một phản ứng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (hoặc cả hai) đối với thông điệp. Cần quan sát sự phản hồi một cách cẩn thận, bởi vì nó sẽ chỉ cho ta thấy người giao tiếp/người nhận” hiểu (ví dụ, gật đầu) hay không hiểu (ví dụ, nhún vai và nói “tôi không hiểu), khuyến khích “người giao tiếp/nguồn” tiếp tục hoặc không tán thành (ví dụ, đẩy lùi và nói “không thể được”!). Hành động trả lời, mà qua đó “người giao tiếp/người nhận” gửi phản hồi đến “người giao tiếp/nguồn”, thực sự làm thay đổi vai trò của người nhận sang vai trò của người gửi (nguồn).

* Nhiễu

Thông điệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự giải thích của mỗi một người giao tiếp, mà còn bởi cả tiếng ồn nữa. Nhiễu là bất kỳ một trở ngại bên trong hoặc bên ngoài nào trong quá trình giao tiếp. Nhiễu có thể do các nhân tố của môi trường, sự suy yếu của cơ thể, những vấn đề về ngữ nghĩa, sự tối nghĩa, những vấn đề về cú pháp, sự lộn xộn trong cách xếp đặt, tiếng ồn xã hội và những rào cản tâm lý gây nên.

* Môi trường giao tiếp

Quá trình giao tiếp luôn luôn tồn tại trong một ngữ cảnh nào đó, một môi trường nào đó. Nơi mà chúng ta hiện diện và người cùng hiện diện với chúng ta đều có ảnh hưởng đến sự giao tiếp của chúng ta. Những nhân tố như kích thước của căn phòng, màu sắc của tường, sự trang trí, kiểu và cách xếp đặt các đồ gỗ, kiểu chiếu sáng và căn phòng có đông đúc hay không… đều có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm xúc ra sao, đến cách giao tiếp kiểu giao tiếp mà chúng ta tham gia vào. Chẳng hạn như xếp đặt một lượng lớn người trong một khu vực làm việc nhỏ hẹp (như trường hợp thường xảy ra với nhóm những người đánh máy chữ trong một cơ sở thương mại lớn) có thể dẫn đến sự giao tiếp căng thẳng thiếu tự nhiên. Chúng ta cũng có phản ứng đối với các nhân tố như nhiệt độ, mùi vị, âm thanh. Vì vậy chúng cũng ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình giao tiếp của chúng ta.

* Các quan hệ trong hành vi giao tiếp

Quan hệ là vị thế, địa vị của nhân cách với tất cả những gì ở xung quanh nó, kể cả với chính bản thân mình. Bằng cách này hay cách khác, con người ta đều có quan

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí