Sự Suy Giảm Sản Lượng Vàng Khai Thác Qua Các Quý, Từ Quý 1 Năm 2006 Đến Quý 3 Năm 2008.

Hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dùng chế độ bản vị tiền giấy (trong đó có Việt Nam), đây là chế độ phát hành và lưu thông tiền giấy theo Pháp luật của mỗi nước (tiền giấy ở đây bao hàm tiền làm bằng kim loại và tiền làm bằng giấy).

Trong chế độ bản vị tiền giấy, tiền không đổi trực tiếp sang vàng được nên có thể nói tiến giấy và vàng không có mối quan hệ gì, tiền tệ không còn là dấu hiệu của vàng nữa. Vàng chỉ là một loại hàng hóa đắt tiền mà thôi. Tiền giấy là phương tiện lưu thông bắt buộc do tín nhiệm Chính Phủ mà công dân lấy tiền giấy làm phương tiện thanh toán, cất trữ...

Như vậy, theo thời gian vàng đã tách khỏi thế giới tiền tệ. Nhưng

35.500 tấn vàng không mất đi đâu. Nó chỉ thay đổi trật tự phân bổ về phương diện dự trữ với chức năng là một loại “tài sản có” quan trọng nhất biểu thị phần nào trật tự kinh tế mới giữa các nước. Hiện nay, vàng tồn tại dưới hai hình thức: vàng khối tự do được mua bán tự do trên thị trường và theo giá thị trường. Những người nắm giữ vàng theo dạng này có thể là người dân, người kinh doanh, nhà đầu cơ chuyên nghiệp, doanh nghiệp kim hoàn hay các nhà công nghiệp nắm giữ vàng với vai trò là một loại nguyên liệu thuần túy … Với mức độ khác nhau các chủ thể trên đều có thể tham gia tác động vào giá vàng trên thị trường tự do và cũng bị tác động trở lại theo những chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu về động thái (behaviour) và phương thức hoạt động của họ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn một số nguyên nhân là giá vàng biến động.

Dạng tồn tại thứ hai của vàng trong xã hội hiện đại chính là dước dạng các thỏi vàng dự trữ. Chủ nhân của những khối vàng này chỉ gồm một số ít đối tượng đặc biệt. Đó là các NHTW và các cơ quan tiền tệ, tổ chức tài chính quốc tế ví như IMF. Những nơi này vẫn tiếp tục giữ vàng – tiền tệ như là một phần dự trữ của các “liên minh” bao gồm các đồng tiền trong và ngoài nước và các chứng từ có giá khác. Đôi khi, vì sức ép giải quyết mất

cân đối trong thanh toán quốc tế, hoặc chỉ đơn giản để thay đổi cơ cấu dự trữ quốc gia theo từng thời kỳ mà các nước phải bán, cầm cố hoặc mua vào một phần quỹ dự trữ của mình. Các NHTW thường có khuynh hướng tăng thêm quỹ vàng dự trữ thông qua thị trường tự do hoặc thông qua các thỏa thuận song phương giữa các NHTW. Ngược lại, các tổ chức tiền tệ, tài chính quốc tế phải giữ một thái độ thụ động vì điều lệ các cơ quan đó chỉ cho phép hoạt động hạn chế với vàng, bất kỳ quyết định bán ra hay mua vàng vào đều cần sự nhất trí của đại đa số các thành viên.

1.1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới giá vàng thế giới


a. Cung vàng trên thế giới


Có hai nguồn cung vàng chủ yếu cho thị trường vàng thế giới.

Thứ nhất, nguồn cung vàng chủ yếu cho thị trường là từ nguồn khai

thác.


Bảng 1.1. Nguồn cung vàng quý 3 năm 2008

(so với quý 4 năm 2007)


Tấn

% thay

đổi

Giá trị

(triệu USD)

% thay đổi

(giá trị)

Sản lượng khai thác

2409

0.4%

67.2

7%

Chênh lệch tuyệt đối

-368

Cung từ khai thác

2041

-1%

56.7

6%

Cung từ các NH và định chế tài chính

286

-33%

8

-27%

Vàng tái chế

1107

-2%

31

4%

Nguồn: GFMS và tính toán của WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Nguồn cung vàng do khai thác liên tục giảm trong các năm vừa qua. Theo báo cáo của Hiệp hội vàng thế giới, sản lượng vàng khai thác của toàn thế giới trong những năm vừa qua liên tục giảm nhưng mức độ giảm sản

lượng đang ngày càng nhỏ hơn. Nếu so sánh sản lượng khai thác quý 3 năm 2008 với sản lượng của quý 4 năm 2007 thì sản lượng vàng khai thác được đã giảm 1%, khoảng 368 tấn. Sản lượng khai thác tại một số quốc gia khai thác vàng lớn trên thế giới liên tục giảm tiêu biểu nhất là Nam Phi. Sản lượng khai thác tại Indonesia, Australia và Mỹ cũng sụt giảm. Bù đắp cho sự sụt giảm này là sự gia tăng sản lượng tại các quốc gia như Trung Quốc, các nước châu Mỹ Latinh đặc biệt là Peru.

Hình 1 1 Sự suy giảm sản lượng vàng khai thác qua các quý từ quý 1 năm 2006 1

Hình 1.1. Sự suy giảm sản lượng vàng khai thác qua các quý, từ quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2008.

Nguồn: GFMS - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC Năm 2008, Trung Quốc đã vượt qua Nam Phi trở thành nước sản xuất vàng lớn nhất thế giới. Trong hơn 120 năm qua, Nam Phi luôn đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác vàng nhưng trong 10 năm qua tốc độ đã giảm nhiều, từ chỗ chiếm 70% sản lượng thế giới năm 1970 xuống còn 20% năm 1997 và 11,8% năm 2006. Không những vượt qua về sản lượng khai thác, Trung Quốc còn mới phát hiện thêm 5 mỏ vàng có trữ lượng đáng kể. Hiện trữ lượng vàng của Trung Quốc khoảng 15.000 đến 20.000

tấn. Năm 2008, Trung Quốc có khả năng sản xuất được 300 tấn vàng, bốn tháng đầu năm sản lượng đã đạt 84,039 tấn. Với sản lượng vàng ngày càng tăng dần và công nghệ ngày càng tốt hơn, Trung Quốc sẽ vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia sản xuất vàng lớn nhất trên thế giới. Sản lượng vàng của Trung Quốc đã tăng 34,84% trong 5 năm qua.

Năm 2007, sản lượng tiêu thụ ở Trung Quốc cũng tăng 23%, biến Trung Quốc thành thị trường tiêu thụ vàng thứ hai thế giới sau Ấn Độ. Sản lượng vàng tiêu thụ ở Ấn Độ giảm 50% trong khi Trung Quốc tăng 15% (112,1 tấn), Ai Cập là 15%, Nga 9% và đặc biệt tại Việt Nam với 71% (35 tấn)3. Giới khai thác và kinh doanh vàng hy vọng khi có thêm nguồn sản xuất sẽ làm giá vàng hạ và kéo nhu cầu tiêu thụ tăng trở lại. Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, khoảng 722 tấn/năm tăng 7% trong năm 2007, Mỹ đứng thứ 3 với 278 tấn (giảm 18%), thị trường Italia và Anh cũng sụt giảm, năm 2007 theo WGC cho thấy doanh số bán vàng trang sức của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục tăng 34% lên 302,2 tấn trở thành nước tiêu thụ đứng thứ 2 thế giới.

Ngoài số vàng khai thác mới, một nguồn cung nữa cho thị trường vàng thế giới chính là vàng trong dự trữ ngoại hối của của các NHTW và các định chế tài chính trên thế giới.

Cho đến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, dự trữ vàng của các NHTW và các định chế tài chính trên thế giới hầu như không có sự thay đổi lớn nào. Song, với sự thay đổi của hệ thống tiền tệ thế giới, cơ cấu dự trữ của các NHTW cũng bắt đầu có sự thay đổi. Việc hình thành Liên minh tiền tệ và đồng tiền chung châu Âu (Euro) vào ngày 01/01/1999 là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới dự trữ vàng của các NHTW. Tổng dự trữ ngoại hối của các nước thành viên khu vực đồng Euro đã vượt quá nhu cầu cần thiết, bởi vì trước đây, vàng được sử dụng để duy trì tỷ giá đồng tiền


3 Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

quốc gia theo khuôn khổ cơ chế tỷ giá (ERM), nhưng lúc này, sự can thiệp như vậy là không cần thiết nữa. Các NHTW của châu Âu đã bắt đầu “chia tay” với các khoản dự trữ vàng của mình và điều đó có tác động trực tiếp tới thị trường vàng.

Vàng là một trong những tài sản trong danh mục dự trữ ngoại hối của quốc gia. Thông thường, các nước dự trữ bằng USD, trong trường hợp USD có xu hướng mất giá, thì các NHTW sẽ có động thái xem xét khả năng nâng dự trữ vàng bằng cách bán USD để chuyển sang vàng. Điều này tác động đến cầu vàng, khiến giá vàng thế giới tăng cao. Trong trường hợp ngược lại, các NHTW sẽ xem xét khả năng bán vàng và tăng dự trữ USD. Điều này sẽ tác động tăng cung vàng, khiến giá vàng có xu hướng giảm.

Theo tính toán của các chuyên gia, trong quỹ dự trữ ngoại hối của NHTW các nước công nghiệp phát triển hiện có khoảng 30.000 tấn vàng được cất trữ từ khi vàng còn được sử dụng để đảm bảo giá trị cho đồng tiền đang lưu hành. Chỉ riêng 3.443 tấn vàng dự trữ của Đức (theo Hiệp hội vàng thế giới – Tháng 12-2008) cũng đã lớn hơn sản lượng vàng hàng năm của toàn thế giới. Nguồn dự trữ vàng của các quốc gia lớn như vậy đã giúp cân bằng giá vàng trên thị trường.

Việc dự trữ vàng của các NHTW trên thế giới hiện nay vẫn có sự phân chia theo khu vực. Các NHTW châu Á tiếp tục giữ rất ít hoặc không giữ vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Trong khi đó, các NHTW châu Âu, hiện vẫn đang nắm giữ một khối lượng lớn dự trữ quốc gia bằng vàng, đang tiếp tục có xu hướng giảm tỷ trọng vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia. Họ là những người bán vàng trong cơ cấu dự trữ quốc gia lớn nhất. Theo thỏa thuận về vàng lần 2 – Central Bank Gold Agreement 2 – CBGA2 của 15 NHTW lớn nhất trên thế giới, sản lượng vàng tối đa các NHTW này bán ra thị trường mỗi năm là không quá 500 tấn. Thỏa thuận này kéo dài 5 năm. Trong năm thứ 4 của thỏa thuận, tính tới ngày 27/09/2008 các NHTW tham

gia kí thỏa thuận mới chỉ bán 358 tấn trong số 500 tấn của năm. Đây là con số bán ra thấp nhất kể từ khi CBGA được kí kết lần đầu tiên năm 1999. Tính đến cuối năm 2008 (số lượng được thông báo ngày 09/01/2009) các NHTW đã bán thêm 48 tấn vàng, tổng số vàng được các NHTW lớn bán ra trong năm 2008 là khoảng 406 tấn. Những NHTW bán nhiều vàng nhất trong năm là NHTW Pháp (20 tấn), NHTW Hà Lan (8 tấn).4

Hình 1 2 Sản lượng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2 qua các năm từ 2004 đến 2

Hình 1.2. Sản lượng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2 qua các năm từ 2004 đến 2008.

Nguồn: WGC - Trích Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC


b. Cầu vàng trên thế giới


Chúng ta cần phân biệt vàng nguyên liệu dùng để chế biến ra sản phâm hàng hóa và vàng – tiền tệ dùng như một phương tiện đầu cơ tích trữ. Ngoài ra, có một số lớn vàng vừa là nguyên liệu vừa mang tính chất dự trữ (như vàng trong công nghiệp kim hoàn). Dạng vàng này thường tập trung ở các nước Trung Đông, Đông Nam Á và Ấn Độ. Mặt khác, các khu vực công nghiệp có nhu cầu sử dụng vàng nguyên liệu có thể cung ứng lại theo



4 Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC, trang 14

hình thức tái chế. Đối với vàng – tiền tệ, mức cầu thuần túy đáp ứng dự trữ vàng cũng rất khó xác định, vì nó bị chi phối bới mức tăng giảm dự trữ tùy theo sự biến đổi của giá vàng tính bằng bản tệ và tình hình hối đoái.

Nhu cầu của khu vực kim hoàn

Khu vực kim hoàn là nguồn tiêu thụ chủ yếu trên thị trường vàng, hàng năm tiêu thụ từ ½ đến ¾ sản lượng khai thác của các hầm mỏ. Mức cầu hàng năm của khu vực này đã tăng dần trong những năm gần đây. Mức cầu thuần tùy của khu vực kim hoàn cũng biến động tùy thuộc giá vàng tính theo đồng bản tệ của nước tiêu thụ. Trong những năm vàng tăng giá, nhu cầu đeo vàng nữ trang cũng thường tăng lên, nhất là tại các nước đang phát triển. Ngược lại, việc sản xuất vàng nữ trang tại các nước phát triển là khá ổn định. Từ đó cho thấy việc mua sắm nữ trang với mỗi nước lại có một ý nghĩa khác nhau.

Hình 1 3 Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nước tấn quý 3 năm 2008 so 3

Hình 1.3. Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nước (tấn, quý 3 năm 2008 so với quý 3 năm 2007, % thay đổi)

Nguồn: GFMS- Trích: Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC


Mức cầu của các ngành công nghiệp có sử dụng vàng

Nhu cầu về vàng trong các ngành công nghiệp không có nhiều biến động lớn và đang có xu hướng giảm đi, tuy rất nhỏ. Hai ngành công nghiệp sử dụng nhiều vàng nhất hiện nay là công nghiệp điện – điện tử và ngành nha khoa. Nhu cầu vàng trong ngành điện – điện tử tập trung chủ yếu tại các nước phát triển, trong đó nước có số cầu lớn nhất là Nhật Bản. Nhưng nếu so sánh với nhu cầu năm 2008, thì số cầu về vàng của Nhật đã giảm 15% do sự sụt giảm sản lượng các các nhà máy do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nhu cầu về vàng trong ngành nha khoa cũng liên tục giảm trong các năm vừa qua do sự thay đổi sở thích của người tiêu dùng và việc khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, con người ngày càng tìm ra nhiều các nguyên liệu mới đáp ứng được những yêu cầu của cả ngành nha khoa và của người tiêu dùng. Số cầu về vàng của ngành nha khoa năm 2008 ước tính đã giảm 11% so với năm 2007.

Hình 1 4 Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp tấn ngành điện – điện 4

Hình 1.4. Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp (tấn) (ngành điện – điện tử, ngành khác và nha khoa) (tính từ quý 1 năm 2006 đến quý 3 năm 2008)

Nguồn: GFMS - Trích: Gold Investment Digest, quý 4 năm 2008, WGC

Ngày đăng: 11/05/2022