TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Đề tài:
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ
: Lª HuyÒn Vy : NhËt 6 : 44 : ThS. NguyÔn Quang HiÖp |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ - 2
- Sự Suy Giảm Sản Lượng Vàng Khai Thác Qua Các Quý, Từ Quý 1 Năm 2006 Đến Quý 3 Năm 2008.
- Ổn Định Và Dấu Hiệu Của Sự Ổn Định Tiền Tệ
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Mục lục
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ
Lời nói đầu 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VÀNG, THỊ TRƯỜNG VÀNG VÀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 4
1.1. Giới thiệu chung về vàng và thị trường vàng 4
1.1.1. Đặc điểm và giá trị của vàng 4
1.1.2. Sơ lược về thị trường vàng thế giới 8
1.2. Tổng quan về vấn đề an ninh tiền tệ 25
1.2.1. Khái niệm an ninh tiền tệ 25
1.2.2. Ổn định và dấu hiệu của sự ổn định tiền tệ 26
1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vấn đề an ninh tiền tệ 27
CHƯƠNG II. TÌNH HÌNH NHẬP KHẨU VÀNG CỦA VIỆT NAM NĂM 2008 VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 30
2.1. Thị trường vàng Việt Nam 30
2.1.1. Đặc điểm chung của thị trường Việt Nam 30
2.1.2. Đặc điểm của thị trường vàng Việt Nam 31
2.2. Nhập khẩu vàng năm 2008 36
2.2.1. Công thức quy đổi giá vàng 36
2.2.2. Diễn biến thị trường vàng Việt Nam năm 2008 37
2.2.3. Tình hình nhập khẩu vàng năm 2008 40
2.2.4. Nhận xét chung về thực trạng nhập khẩu vàng năm 2008 53
2.3. Ảnh hưởng của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ 54
2.3.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ 54
2.3.2. Đánh giá về những ảnh hưởng thực tế của nhập khẩu vàng tới vấn đề an ninh tiền tệ của Việt Nam 59
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬP KHẨU VÀNG VÀ VẤN ĐỀ AN NINH TIỀN TỆ 69
3.1 Các đề xuất về chính sách quản lý nhập khẩu vàng 69
3.1.1. Đề xuất với chính sách quản lý nhập khẩu vàng 69
3.1.2. Đề xuất đối với chính sách tỷ giá 73
3.2 Các đề xuất liên quan đến quản lý thị trường vàng nội địa 74
3.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước 74
3.2.2. Đối với các ngân hàng thương mại 78
3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác của chính phủ đảm bảo an ninh tiền tệ khi có sự thay đổi trong thị trường nhập khẩu vàng 79
3.3.1. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình 79
3.3.2. Tăng cường quy chế lành mạnh và an toàn 81
3.3.3. Tăng cường tính thống nhất trên các thị trường tài chính 84
3.3.4. Tăng cường hợp tác quốc tế 85
Kết luận 87
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục
Danh mục các từ viết tắt
NHNN Ngân hàng nhà nước Việt Nam NHTW Ngân hàng trung ương
NHTM Ngân hàng thương mại TBCN Tư bản chủ nghĩa
CBGA Central Bank Gold Agreement – Thỏa thuận về vàng của các NHTW
SJC Công ty Vàng Bạc Đá Quý thành phố Hồ Chí Minh WGC World Gold Council – Hội đồng vàng thế giới GFMS Gold Fields Mineral Services
IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế WB World Bank – Ngân hàng thế giới
Danh mục bảng biểu
Tên | Trang | |
Bảng 1.1 | Nguồn cung vàng quý 3 năm 2008 | 13 |
Bảng 1.2 | Cầu về vàng | 19 |
Bảng 1.3 | Các quy định về cất giữ và kinh doanh vàng | 22 |
Bảng 1.4 | So sánh các mức thuế về giao dịch vàng | 23 |
Danh mục hình vẽ
Tên | Trang | |
Hình 1.1 | Sự suy giảm sản lượng vàng khai thác qua các quý | 14 |
Hình 1.2 | Sản lượng vàng bán ra của các NHTW theo CBGA2 | 16 |
Hình 1.3 | Nhu cầu vàng của ngành kim hoàn theo các nước | 17 |
Hình 1.4 | Nhu cầu vàng trong các ngành công nghiệp | 18 |
Hình 1.5 | Nhu cầu vàng cho đầu tư của Mỹ và châu Âu | 20 |
Hình 2.1 | Biểu đồ giá vàng trong nước và quốc tê quy đổi | 37 |
Lời nói đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các vận hội lớn để phát triển đất nước thì chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Một trong những nguy cơ đó là vấn đề an ninh tiền tệ. An ninh tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ tới an ninh quốc gia. Một quốc gia hùng mạnh nhất thiết phải là một quốc gia có một thị trường tài chính tiền tệ lành mạnh.
Có nhiều yếu tố quyết định vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia trong đó không thể không kể đến vai trò của thị trường vàng. Là một kim loại quý, vàng là một loại tài sản tích lũy thông dụng. Cùng với giá trị tiền tệ, vàng ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - văn hóa của mỗi quốc gia. Việt Nam lại là một quốc gia có nền văn hóa gắn chặt với vàng, cầu về vàng của người dân không ngừng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Nước ta cũng có một số mỏ quặng vàng và mỏ vàng nhưng trữ lượng không lớn, chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu của thị trường, 95% còn lại phải nhập khẩu. Quy mô và số lượng vàng nhập khẩu liên tục tăng trong những năm gần đây. Là một loại hàng hóa có giá trị cao, giá trị nhập khẩu vàng do đó cũng chiếm một phần không nhỏ trong giá trị nhập siêu của quốc gia.
Câu hỏi đặt ra ở đây là nhập khẩu vàng có liên quan như thế nào tới vấn đề an ninh tiền tệ của một quốc gia mà cụ thể là tình hình an ninh tiền tệ của Việt Nam? Đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống. Với đề tài khóa luận: “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ”, tôi mong có thể phần nào lý giải được mối quan hệ này và nêu ra một số
khuyến nghị để nhập khẩu vàng nói riêng và thị trường vàng nói chung đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, góp phần ổn định an ninh tiền tệ quốc gia.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài khóa luận nghiên cứu thực trạng nhập khẩu vàng của Việt Nam trong năm 2008 và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia. Số liệu trong bài được trích dẫn từ các báo cáo tổng kết theo quý của Hiệp hội Vàng thế giới, NHNN Việt Nam và một số báo tạp chí trong và ngoài nước.
3. Mục đích nghiên cứu
Trong phạm vi bài khóa luận này, tôi xin phép không đi sâu vào đánh giá hiệu quả của việc nhập khẩu hay kinh doanh vàng mà nội dung bài khóa luận nghiêng về phân tích và đánh giá hiệu quả của các chính sách của nhà nước trong công tác quản lý việc nhập khẩu vàng và ảnh hưởng vĩ mô của nó tới nền kinh tế cụ thể là tới vấn đề an ninh tiền tệ. Từ đó rút ra một số khuyến nghị trong công tác quản lý nhập khẩu vàng và công tác điều hành thị trường vàng để vàng trở thành một kênh đầu tư an toàn, hiệu quả cao.
4. Tình hình nghiên cứu
Nhập khẩu vàng và ảnh hưởng của nó tới vấn đề an ninh tiền tệ là một vấn đề còn khá mới và những nghiên cứu có tính khoa học về vấn đề này còn khá hạn chế. Trên thực tế đã có những khóa luận, luận án thạc sỹ kinh tế, luận án tiến sỹ kinh tế về các vấn đề kinh doanh vàng hay vấn đề quản lý ngoại hối tại Việt Nam trong đó nhập khẩu vàng cũng là một nội dung được đề cập đến tuy còn khá sơ sài. Còn về vấn đề an ninh tiền tệ thì chủ yếu chỉ là những bài nghiên cứu nhỏ, chưa thành hệ thống. Tuy vậy, những công trình bài nghiên cứu đó rất hữu ích cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài : “Nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế chính trị, khóa luận còn sử dụng các phương pháp xử lý số liệu, phân tích đối chiếu, so sánh, kết hợp lý luận với thực tiễn … nhằn rút ra những vấn đề có tính khái quát và phổ biến.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài lời nói đầu và kết luận, khóa luận có kết cấu ba chương:
Chương 1: Tổng quan về thị trường vàng và lý luận chung về vấn đề an ninh tiền tệ
Chương 2. Tình hình nhập khẩu vàng của Việt Nam năm 2008 và ảnh hưởng tới vấn đề an ninh tiền tệ
Chương 3. Đề xuất các giải pháp xử lý mối quan hệ giữa nhập khẩu vàng và vấn đề an ninh tiền tệ
Đề tài là một vấn đề mới, phức tạp đặc biệt với một sinh viên như tôi vì trình độ hiểu biết còn hạn chế, kinh nghiệm của bản thân chưa có, việc thu thập và xử lí thông tin gấp và gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đầy đủ và còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè về nội dung cũng như cách trình bày.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, thạc sỹ Nguyễn Quang Hiệp đã giành thời gian đóng góp nhiều ý kiến quý báu, bổ sung cũng như chỉnh lí nội dung và hình thức giúp tôi hoàn thành khoá luận này.