Bi Kịch Là Nạn Nhân Của Chiến Tranh


nhân vật Nàng trong Hồn trinh nữ… bi kịch của cái nghèo: nhân vật bà Diễm trong Người gánh nước thuê, nhân vật Ngần trong truyện Ngày không mút tay, ả Tuynh trong truyện Dệt cỏ…bi kịch của những mảnh đời tật nguyền, như nhân vật Hằng trong truyện Làn môi đồng trinh, Tâm trong truyện Máu của lá…bi kịch tình yêu và hạnh phúc lứa đôi như nhân vật Hạnh trong Tiếng vạc đêm, Thuận trong truyện Goá phụ đen, Trang trong Bàn tay lạnh, Sải trong truyện Con dại của đá, nhân vật Nhuệ Anh trong tiểu thuyết Giàn thiêu

…Như ta đã biết, trong văn học trước năm1975, hình ảnh người phụ nữ thường được đặt vào trong bối cảnh chính trị, xã hội, đó là con người của cộng đồng, số đông và dù có nói đến những ngang trái, éo le thì cũng chỉ đóng vai trò như là phương tiện để tô đậm phẩm chất con người cộng đồng. Còn văn học sau năm 1975, người phụ nữ như "trút bỏ bộ cánh cộng đồng xã hội", được nhìn nhận ở khía cạnh đời tư, cá nhân đặt trong những tình huống éo le, giằng xé phức tạp, như nhà văn Nguyên Ngọc đã nhận xét về truyện ngắn thời kỳ đổi mới là cuộc hành trình đi thẳng vào những vấn đề thân phận con người, thế giới bên trong của con người, ý nghĩa nhân sinh, lẽ sống, con người ở đời sâu và sắc hơn.

Người phụ nữ lúc này được đặt trong cái phức tạp muôn mặt của cuộc sống đời thường, luôn chứa đầy những mâu thuẫn giữa hiện thực và khát vọng, giữa quá khứ và hiện tại. Cũng như một số nhà văn nữ khác, Võ Thị Hảo đã quan tâm sâu sắc đến nỗi bất hạnh, sự cô đơn, đặc biệt là những bi kịch hiện thân cho số phận của những người phụ nữ. Sau đây chúng tôi sẽ đi sâu vào các kiểu bi kịch qua các nhân vật nữ.

2.2.1.1. Bi kịch là nạn nhân của chiến tranh

Sau năm1975, các nhà văn vẫn viết về chiến tranh nhưng chiến tranh không được nói tới với những chiến công bi tráng mà nó được nhìn nhận ở khía cạnh là nguyên nhân dẫn đến những đau khổ của con người, nhất là


người phụ nữ. Chiến tranh qua đi nhưng tàn tích của nó còn để dấu ấn trong hiện tại. Điều này có ở sáng tác của nhiều nhà văn nữ thời gian gần đây, những người cùng thời với Võ Thị Hảo như Nguyễn Thị Thu Huệ với Người đi tìm giấc mơ, Y ban với Điều bây giờ mới hiểu, Lê Minh Khuê với Thị trấn, Mong manh như là tia nắng… Trong sáng tác của mình nhà văn Võ Thị Hảo có sự nhìn nhận lại chiến tranh bằng cái nhìn đa diện, đa chiều. Chiến tranh là vinh quang, chiến thắng nhưng cũng là đắng cay, khốc liệt, tổn thất, mất mát và đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến những bi kịch cho người phụ nữ, những nạn nhân bé nhỏ, yếu đuối. Chính chiến tranh đã lấy đi tuổi thanh xuân, ước mơ và cơ hội hạnh phúc của người phụ nữ đẩy họ đến số phận bi kịch. Thảo trong Người sót lại của Rừng Cười là người duy nhất sống sót trong năm cô gái ở rừng Trường Sơn. Chiến tranh đã cướp đi tuổi trẻ, vẻ đẹp thanh xuân của những cô gái nơi chiến trường: “Bốn cô gái trẻ măng nhưng mái tóc chỉ còn là một dúm xơ xác”. Thảo nhập ngũ với mái tóc óng mượt dài chấm gót nhưng cũng bị dòng nước khe màu xanh đen thớ lợ nơi chiến trường vặt trụi dần như các chị mình. Họ đã bị tổn thương bởi cái cô đơn đặc quánh và khắc nghiệt của chiến tranh. Họ ở đây qua ba mùa mưa rầu rĩ và đang ở giữa mùa khô thứ tư bỏng rát, chiến tranh đã để lại những phế tích đáng thương, những cô gái càng ngày càng trở nên tách biệt với đồng loại, họ trở nên hoang dã và nhiều lúc họ nhưng hoá điên: “Trên sàn chòi khấp khểnh, ba cô gái đang vừa cười vừa khóc, tay dứt tóc và xé quần áo. Còn một cô khác trẻ hơn đang chạy tới chạy lui ôm đầu đầy tuyệt vọng”. Họ là nỗi ám ảnh với anh lính: “Sau chín năm ở chiến trường, nay tôi đã nhìn thấy ở Rừng cười, cái cười méo mó, man dại của chiến tranh…Tôi rùng mình khi nghĩ rằng, người yêu tôi, em gái tôi, cũng đang cười sằng sặc như thế, giữa một khu rừng mênh mang nào đó…Tôi sẵn sàng chết hai lần cho họ khỏi lâm vào cảnh ấy”. Chiến tranh đã tàn phá họ không chỉ về nhan sắc mà còn cả


về tâm hồn. Thảo tuy may mắn sống sót và trở về từ Rừng cười- Trường Sơn, chốn giáp ranh giữa địa ngục và trần gian nhưng giờ đây sự thảm khốc của chiến tranh không buông tha mà vẫn in dấu lên cuộc sống hàng ngày, ám ảnh trong những giấc mơ của cô, nó chi phối số phận của cô trong hiện tại và tương lai. Thoát khỏi nỗi cô đơn đặc quánh nơi rừng già thì Thảo lại rơi vào nỗi cô đơn khác, nỗi cô đơn ngay giữa đồng loại của mình, vì biết mình thật là quỷnh, thật khó nhập cuộc. Cô thường nhăn mặt khi nhớ đến lần gặp lại đầu tiên sau mấy năm xa cách người yêu: “Thảo xuống tàu, vai đeo ba lô, thân hình gầy gò trong bộ quân phục lạc lõng, qua làn môi nhợt nhạt, mái tóc xơ xác…làm anh ngỡ ngàng đến không thốt nổi một lời”. Dẫu đã rất cố gắng nhưng Thảo không thể không so bì khi nhìn thấy bạn bè, những cô sinh viên văn khoa cùng phòng đến cả trong giấc mơ họ cũng môi cười rất thanh thản, mặt ửng hồng, trông đáng yêu làm sao. Còn Thảo thì thường qua đêm với hai loại giấc mơ, một là thời thơ bé mơ nhặt được cặp ba lá hay trứng vịt đẻ rơi, hai là giấc mơ tuổi thanh xuân: “Cô chỉ thấy tóc rụng như trút, rụng đầy khuôn ngực đã bị đâm nát của chị Thắm và từ trong đám tóc ấy nẩy ra hai giọt nước mắt trong veo và rắn câng như thuỷ tinh, đập mãi không vỡ”. Sự đối lập ngay cả trong giấc mơ đó, khiến Thảo thấy mình càng trở nên lạc lõng. Nhất là khi thấy cô bạn gái học cùng lớp với Thành có đôi môi mòng mọng như nũng nịu, với làn da trắng hồng, tươi mát, trẻ trung nhìn Thành bằng ánh mắt say mê ngưỡng mộ…cô biết là họ thầm yêu nhau, họ đẹp đôi quá và lại ở gần nhau. Càng mặc cảm và tủi thân hơn, Thảo sống khép mình và dần xa lánh Thành. Ngày còn ở Rừng Cười, tình yêu với Thành là một trong những đốm lửa sáng nhất giục giã cô cố nhoài ra khỏi cuộc sống hoang dã chốn rừng sâu. Cô đã khao khát đến cháy lòng được trở về và ngả vào vòng tay say đắm của Thành, thì giờ đây cô lại đau đớn tự nguyện xa lánh Thành, để Thành được hạnh phúc bên người con gái khác. Bởi hơn ai hết Thảo hiểu rằng,Thành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


gắn bó với cô chỉ bằng nghĩa chứ không có tình. Xót xa thay, Thảo không điên nơi rừng già và chiến trường khốc liệt thì nay cô gần như hoá điên khi tự viết cho mình những lá thư vào mỗi tối thứ năm, để rồi lại nhận được nó vào mỗi chiều thứ bảy và bị mọi người xa lánh, cả khoa chê trách, dè bỉu về tội phụ tình…Đau đớn đến tột cùng khi cô vừa cười, vừa khóc trong một trạng thái gần như vô thức. Thảo là người may mắn sống sót nơi rừng cười nhưng hạnh phúc chẳng còn sót lại nơi cô. Thảo là nạn nhân của chiến tranh, là người bước ra từ cuộc chiến khốc liệt đó nhưng cũng có người không trực tiếp tham gia chiến tranh mà hậu quả của nó lại không bỏ qua họ. Đó là những người phụ nữ bất hạnh trong Trận gió màu xanh rêu. Chiến tranh đã phá huỷ cuộc đời họ, nó phá huỷ không chỉ ở một thế hệ mà ở nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Nhân vật chính của truyện là hai mẹ con người phụ nữ có chồng là một chiến sĩ đã hy sinh trong chiến tranh. Nỗi mất mát quá lớn, mất đi người chồng, người cha của con gái mình khiến chị không muốn tin vào sự thật đó. Để rồi lúc hoá điên bà vẫn tin, đài người ta báo nhầm đấy thôi. Làng trên chả có hai người báo tử rồi lại lừng lững về là gì. Em biết anh còn sống mà. Bà bỏ làng đi lang thang khắp nơi để tìm kiếm, khiến đứa con gái mới mười sáu, mười bảy tuổi cũng phải bỏ học đi lang thang theo mẹ. Bước chân tình cờ lại đưa bà dạt đến làng Đẽo- cái làng đa số là đàn bà đã luống tuổi và khô héo, cái làng có chung nhau một ngày giỗ cho những người chết trận. Cuộc sống thiếu vắng đàn ông đã biến những người phụ nữ trở thành lầm lũi, hàng ngày còng lưng đẽo đá và mong chờ một ngày giỗ chồng chung của làng. Có bao nhiêu người chết trận và có bao nhiêu làng Đẽo mà ở đó có những người đàn bà với đôi tay nổi bật vì nó to xù và sần sùi như tay đàn ông, cùng nhau chít khăn trắng, đầu đội mâm cỗ kéo nhau tới bệ đá trước tượng đài ở chân núi để làm giỗ chung. Chiến tranh thực sự đã mang đến nỗi đau và sự mất mát quá lớn không gì có thể bù đắp được cho con người, chiến tranh toả ánh hào

Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 6


quang là thế, nhưng phải trả với giá quá đắt ở cuộc sống của những người thiếu phụ chờ chồng. Nỗi đau không dễ gì mất đi, nhưng “dám nhìn thẳng vào mặt trái của triến tranh cũng là một cách thể hiện, một thái độ thẳng thắn tiếng nói của chính giới mình” [55], để biết trân trọng hơn những chiến công, để thấy được ý nghĩa của cuộc sống hoà bình. Mặc dù chiến tranh đã qua đi, nhưng đằng sau cái vẻ bình yên của cuộc sống hiện tại, lại có không biết bao người đang bị giày vò trong những mất mát không gì có thể bù đắp nổi, nó đã để lại vết sẹo hằn sâu nơi trái tim những người phụ nữ, để rồi mỗi khi nhắc tới, họ lại dường như không thể chịu nổi bởi sự gợi lại vết thương lòng mà họ đã cố đào sâu, chôn chặt. Bà đồng trong Dây neo trần gian từng chịu nỗi đau mất một người yêu trong chiến tranh, để khi nghe nhắc đến chuyện cũ: “mắt bà đồng bỗng long lên sòng sọc. Lúc này trông bà đích thực là một người điên. Một người điên trẻ trung chỉ hơn nàng dăm tuổi. Đôi mắt có hàng mi dài của bà vằn đỏ…và bộ ngực lép của bà vồng lên trong nhịp thở dồn”. Bà đã từng an ủi tâm lý chiến tranh cho không biết bao người, vậy mà bà lại không làm chủ được trước nỗi đau của chính mình. Người con gái trong Hồn trinh nữ bất hạnh vì cũng là nạn nhân của chiến tranh, Nàng đã hy sinh tuổi thanh xuân để chờ đợi người yêu đi lính đến lỡ thì. Chiến tranh mang đi một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng với lời hẹn ước và sau mười bẩy năm trả về cho nàng một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép và mang theo lối sống nơi chiến trường. Từ vóc dáng, đến cử chỉ, hành động, lời nói của anh hằn sâu sự khốc liệt của chiến tranh, đến nỗi trong tiệc cưới anh “không biết nói chuyện gì khác ngoài chuyện chém giết. Anh kể về những bữa tiệc sơn hào hải vị và ngập máu trong triều đình, về cung cách người ta giết nhau trong thời bình và say sưa mô tả các kiểu chết của nhiều người khác nhau dưới tay kiếm của anh”. Nghe những chuyện sặc mùi máu và chết chóc của chồng trong đêm tân hôn, người trinh nữ lỡ thì kể từ đó luôn sống trong nỗi ám ảnh


và sợ hãi về tội ác mà chồng nàng đã làm có lúc nàng ôm mặt rú lên kinh hãi, khi lại co rúm lại, quay mặt vào trong cố kìm tiếng khóc, chỉ bởi nàng trông thấy những oan hồn và bóng ma về đòi chồng nàng trả mạng. Bi kịch đời nàng là ở đây, sống trong mòn mỏi đợi chờ những mười bẩy năm trời, đến quá lứa lỡ thì và ngày chàng trai trở về những tưởng nàng sẽ được hưởng niềm hạnh phúc trọn vẹn, ai ngờ niềm hạnh phúc vừa đến thì đã mãi mãi là xa vời với nàng. Chiến tranh không chỉ cướp đi của nàng một chàng trai bẽn lẽn, ngượng ngùng, với lớp lông măng ngăm ngăm trên mép ngày nào, rồi trả về cho nàng một người đàn ông có cái nhìn lạnh lẽo như thép, đôi bàn tay nhuốm máu và không biết đến nụ cười, mà còn cướp đi niềm khao khát hạnh phúc của nàng ngay trong đêm tân hôn. Cái đêm mà với chồng nàng, đó là sự buồn bã, đau đớn và tuyệt vọng để rồi gầm lên như một con thú vừa bị đâm một nhát, “thế là hết, đêm tân hôn cũng là đêm vĩnh biệt, phần thưởng cuối cùng cho người lính quá nửa đời phụng sự đấng quân vương”, xách kiếm trên tay anh bỏ đi biệt xứ. Còn với nàng đó là nỗi ám ảnh và sự sợ hãi đến hễ có tiếng chân hay tiếng động mạnh là đưa tay lên ôm mặt, trở thành tật không sao bỏ được cho tới chết nàng vẫn là trinh nữ hai tay che mặt, và ngay cả khi đã hoá thân thành loài trinh nữ mà mỗi bước chân đi qua vẫn làm nàng giật thót mình. Như vậy, có thể thấy bi kịch trong và sau chiến tranh đối với người phụ nữ ở sáng tác của Võ Thị Hảo đã trở thành một vết hằn sâu: “Khi cuộc chiến xảy ra thì họ lại chính là những người nhoi nhoai ra khỏi nó muộn nhất và gần như không bao giờ họ nhoài ra được cái vũng đẫm máu ấy. Nỗi đau khổ của đàn bà cũng như một sự cứu chuộc thế giới” Giọt buồn giáng sinh.

Võ Thị Hảo luôn nhìn những người phụ nữ với cái nhìn cảm thông trân trọng ngay cả khi họ mắc lỗi lầm, như người vợ trong Biển cứu rỗi dẫu có phụ bạc chồng, biến “ngôi nhà bên đường chiến tranh! Động mạch của chiến tranh!” thành nơi diễn ra “những cuộc giao hoan vội vã thoảng mùi chết chóc


trước khi đi vào họng tử thần” của những người lính và rồi để lại đằng sau những đứa trẻ khác bố lít nhít trứng gà trứng vịt ... Chị không thể là người đàn bà chờ đợi chồng đến bạc tóc cũng chỉ bởi: “Cả làng trắng đàn ông, chỉ còn lại đây đó các ông già lụ khụ. Ra trận và ra trận! Đàn bà vác cày, cầm súng, đi lấp hố bom và bị buộc phải trở thành đàn ông. Trong khi đàn bà được tạo hoá sinh ra để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông”…Thấu hiểu được tâm trạng và nỗi lòng của những người phụ nữ phải gánh chịu những đau thương mất mát quá lớn ấy, nhà văn không chỉ hướng ngòi bút vào việc lên án chiến tranh mà còn thể hiện sự cảm thông sẻ chia và đó là tiếng nói tri âm của người đồng giới.

2.2.1.2.Bi kịch của cái nghèo

Võ Thị Hảo từng trăn trở: “Khi phải gánh quá nặng, đôi vai họ thường sẽ vạm vỡ hơn. Nhưng đàn ông và một xã hội văn minh nên biết xét lại mình, khi mà họ đã buộc cho đôi vai của người phụ nữ trở nên vạm vỡ!” [13]. Người phụ nữ trong cuộc sống đời thường phải lo âu, suy nghĩ, dằn vặt, tính toán để mưu sinh, họ trở thành nạn nhân của cái nghèo. Với trái tim nhạy cảm và lòng nhân hậu nhà văn Võ Thị Hảo luôn dành sự quan tâm đến những cuộc đời bất hạnh, những cảnh ngộ éo le, họ hiện lên mỗi người một cảnh đời, một số phận nhưng có chung một bi kịch đó là do cái nghèo gây nên. Từ những người có tuổi vất vả làm thuê kiếm tiền sinh sống, đến những người chăm chỉ làm việc tần tảo sớm hôm mà vẫn cứ đói. Sự nghèo đói vây hãm và đeo bám họ như một thứ nghiệp chướng và cũng từ cái nghèo lại kéo theo nhiều nỗi cơ cực khác trong cuộc đời họ. Bà Diễm trong Người gánh nước thuê không gia đình, không con cái, một người đàn bà bé loắt choắt, mặt nhăn nheo, “gầy sạm chỉ còn hai con mắt, bà vừa đi vừa lắc lư cái lưng còng, chiếc đòn gánh không bao giờ rời khỏi đôi vai còm cõi của bà. Nó bám chặt lấy bà như một thứ nghiệp chướng, nó và bà hợp thành một chỉnh thể của sự bất hạnh”. Bà


sống bằng nghề gánh nước thuê, những nhà có máu mặt thì thuê bà và hàng ngày bà cứ phải gánh những thùng nước trên đôi vai còm cõi vốn đã còng xuống vì thời gian và sự vất vả khổ cực để nhận lấy những đồng tiền thuê ít ỏi và thái độ khinh thị của mọi người. Đang sống trong sự đơn độc, lẻ loi, cảm thông với người cùng cảnh ngộ, bà đã bảo ông Tiếu đến ở cùng, hai con người già cả nghèo khổ, bất hạnh, nương tựa vào nhau những ngày cuối đời. Nhưng người đời quá vô tâm và tàn nhẫn, xem đó là trò cười và mang ra trêu đùa, chòng ghẹo đến độ ông Tiếu không chịu nổi sự xúc phạm đó, ông chết trong sự tủi hờn và niềm u uất của người cha cả đời làm nghề gánh nước thuê mong mỏi tìm thấy đứa con bị mất tích trong chiến tranh mà bao năm qua vẫn bặt vô âm tín. Bà Diễm vốn đã côi cút, nghèo khổ và bất hạnh, hai con người vừa mới nương tựa vào nhau để sống nốt quãng đời còn lại chưa được bao lâu thì sự ra đi đột ngột của ông Tiếu với lời trăng trối tìm lại đứa con giúp ông, làm bà lại thêm gánh nặng trong nỗi khốn khổ, bất hạnh và càng côi cút, cô độc hơn giữa cuộc đời và có lẽ với bà niềm hạnh phúc mãi là xa vời vợi. Nhân vật Ngần trong Ngày không mút tay là một người phụ nữ còm cõi chịu thương chịu khó vất vả tối ngày với nghề bán ốc luộc để nuôi chồng (nghỉ mất sức lao động) và một lũ con nheo nhóc. Nàng là chiếc ruột ốc èo uột phải cõng cả một toà vỏ nặng lê đi, lê mãi không được ngưng nghỉ dẫu làm việc cật lực tối ngày nhưng cái đói cái nghèo vẫn bám riết lấy gia đình chị. Trước cảnh túng đói quay quắt của gia đình, để chồng con có một ngày được ăn thịt (một ngày không mút tay), chị đã phải ba tháng một lần, không bán ốc luộc ra đi rất sớm và về rất muộn, với vẻ mặt bơ phờ, một xâu thịt trong tay và một nắm tiền. Đó là những lần Ngần dấu chồng con đi bán dần máu chảy trong huyết quản của mình để nuôi gia đình, dẫu bị chồng hiểu lầm nhưng chị vẫn âm thầm chịu đựng. Sự nghèo khổ vây hãm, đeo bám lấy gia đình chị nên lam lũ mấy, vất vả mấy vẫn không đủ ăn, lại thêm một nỗi cơ cực khác đè tiếp lên đôi vai

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí