Nữ Quyền - Ý Thức Về Hạnh Phúc Của Người Phụ Nữ


2.1.2. Nữ quyền - Ý thức về hạnh phúc của người phụ nữ

Nói đến ý thức về phái tính trong văn học Việt Nam, ta có thể thấy nếu ở phương Tây, ngự trị trên đỉnh Olempo là thần Zớt thì ở phương Đông các vị thần tối cao chủ yếu cũng gắn với đàn ông. Vị thế kẻ mạnh của đàn ông còn thể hiện ở khâu sáng tạo và tiếp nhận văn học. Những cuộc thù tạc, đàm đạo văn chương chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau, nó không có chỗ cho nữ nhi thường tình…Văn hóa khổng giáo (tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam) cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò áp chế của đàn ông so với đàn bà “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”.Tư tưởng trọng nam khinh nữ “ Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…còn ảnh hưởng đến tận ngày nay khiến cho cấu trúc dân số bị nghiêng lệch trầm trọng ở một số nước nhất là các nước phương Đông. Vai trò thống trị của đàn ông ngoài sự ủng hộ tuyệt đối của thiết chế xã hội còn trở thành một nét tâm lí phổ biến kéo dài từ thời này qua thời khác. Trong dân gian người đàn ông Việt bao giờ cũng giữ tư cách là kẻ chinh phục, khi ý nhị thì:“Bây giờ mận mới hỏi đào- vườn hồng đã có lối vào hay chưa”?…Khi táo tợn thì:“Gặp đây anh nắm cổ tay- anh hỏi câu này có lấy anh không”?...Như vậy, cho dù là tiếng nói hồn nhiên nhất, ít bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, văn học dân gian vẫn xác nhận vai trò kẻ mạnh của đàn ông so với đàn bà. Trong văn học trung đại, về cơ bản giới cầm bút vẫn thuộc về đàn ông. Thực ra, trong vòng cương tỏa của tư tưởng nam quyền đã bắt đầu xuất hiện những tài năng văn học là nữ giới như: Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan và đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Mặc dù giàu tinh thần nổi loạn và phản kháng nhưng những khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ vẫn chủ yếu là những tiếng than thân trách phận. Đó chính là lí do khiến Bà chúa thơ Nôm phải ao ước:“Ví đây đổi phận làm trai được- thì sự anh hùng há bấy nhiêu” Đề Đền Sầm Nghi Đống. Có thể nói ẩn chứa trong câu thơ đó một trạng thái tâm lý không chỉ riêng của Hồ Xuân Hương mà là của giới nữ


bởi muốn lên sự nghiệp, muốn có sự nghiệp thì người phụ nữ phải đổi thân phận. Song thực tế đó chỉ là mong ước và mong ước kia một mặt cho thấy sự đổi phận ấy dường như là bất khả trong thực tế, mặt khác gián tiếp xác nhận vị thế ưu thắng của đàn ông. Phải bước sang xã hội hiện đại khi trình độ dân trí được nâng cao, người phụ nữ bắt đầu được đi học, được tự do bầu cử, tầng lớp công chức đã có sự tham gia của phụ nữ thì cán cân công bằng về giới mới bắt đầu được hiện thực hóa và người ta đã bắt đầu bàn đến vai trò của người phụ nữ. Đặc biệt là giờ đây người phụ nữ có quyền li hôn chính đáng và được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên quá trình ấy không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi và nhanh chóng mà phải trải qua rất nhiều quanh co, sóng gió.

Vai trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao trong chính thể mới sau 1945 với sự ra đời của Hội phụ nữ Việt Nam. Đó là tiền đề văn hóa và xã hội thuận lợi để văn học nữ tính có cơ hội phát triển, so với trước đây đội ngũ các nhà văn nữ cầm bút đã đông hơn và tài năng của họ được thừa nhận rộng rãi hơn. Nhiều tác phẩm của họ có ảnh hưởng đến công chúng và được giảng dạy trong nhà trường từ phổ thông đến đại học. Những thay đổi trên đây trong lĩnh vực văn học thể hiện sự thay đổi rất lớn về ý thức phái tính và thái độ đề cao vai trò của nữ giới. Trong nhiều tác phẩm, người phụ nữ được hình dung như những anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thời đại như Chị Sứ (Hòn đất của Anh Đức), Chị út Tịch (Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi), Nguyệt (Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu)…Tuy nhiên do yêu cầu của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, đời sống tinh thần của nữ giới mới được khai thác nhiều ở khía cạnh xã hội mà chưa được chú ý nhiều đến đặc trưng về giới. Vấn đề âm hưởng nữ quyền chủ yếu nằm trong hệ tư tưởng chung của thời đại chứ chưa trở thành mối quan tâm thực sự của nhà văn với tư cách là người kiến tạo những tư tưởng nghệ thuật riêng của chính


mình. Trong sự phát triển mạnh mẽ của đất nước và những nỗ lực tạo nên sự bình đẳng về giới kể từ 1986 đến nay đã tạo nên những tiền đề cơ bản để giúp người đàn bà thoát khỏi sự áp chế của đàn ông, giúp họ có khả năng tồn tại độc lập và có khả năng tự quyết số phận của mình. Người phụ nữ khi này không còn quanh quẩn nơi xó bếp, góc nhà mà đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Nhiều phụ nữ được cử giữ những chức vụ cao trong hệ thống chính trị. Nhưng quan trọng hơn ý thức về giới một cách tự giác đã ăn sâu vào tâm thức của đội ngũ cầm bút và tạo nên âm hưởng nữ quyền trong văn học. Hình tượng người phụ nữ vốn xuất hiện từ rất lâu trong văn học, nhưng những phẩm chất, giá trị, cũng như đời sống tinh thần và thể xác của họ luôn được nhìn bằng đôi mắt của người đàn ông. Chỉ khi những vấn đề trên thoát khỏi hệ quy chiếu giá trị theo quan điểm nam quyền thì văn học nữ tính mới xuất hiện đầy đủ với đúng nghĩa của nó. Như vậy văn học nữ tính chỉ có thể xuất hiện trong điều kiện xã hội đạt đến một trình độ dân chủ nhất định. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì văn học nữ tính Trung Quốc bắt đầu từ phong trào Ngũ Tứ và đặc biệt phát triển mạnh vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, văn học sau 1986 cũng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn học nữ tính và đến nay nó phát triển đến mức có người cho rằng nền văn học đương đại Việt Nam “Âm thịnh dương suy” với sự góp mặt của những cây bút có thực tài như: Phạm Thị Hoài, Lê Minh Khuê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ…và gần đây là Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Nguyễn Ngọc Tư… những cây bút này đã đem đến cho văn đàn những tiếng nói mới mẻ, buộc các nhà văn và các nhà phê bình nam giới phải thừa nhận tài năng của họ.

Trong bài viết Tản mạn về dục tính và nữ quyền Nguyễn Vy Khanh chỉ ra: “ Nữ quyền có khuynh hướng đi với văn chương dục tính” [29]. Tuy nhiên, ở đây người viết không có ý đồng nhất nữ quyền với khuynh hướng văn chương dục tính, mà chỉ nhìn nhận ở khía cạnh dục tính là một lĩnh vực để


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

người nữ thể hiện quyền của mình. Lý do: “ tính dục có vẻ là mặt trận duy nhất mà phái nam có và chịu thua phái nữ. Thành trì bảo vệ cho phái nam còn một góc hớ hênh là tính dục. Do đó không có gì lạ khi phái nữ cần nói lên tiếng nói phản kháng hay nữ quyền thì họ dùng ngay lợi khí tính dục” [53]. Phan Huyền Thư, một giọng thơ nữ trẻ trước đây quan niệm: “Từ vô thức, tôi không bao giờ dám nói về tính dục một cách trắng trợn. Về khía cạnh nào đó, tôi vẫn dùng ý thức để kiềm nén, dùng cái khôn ngoan để lấp liếm nó đi”. Còn bây giờ: “Tình dục là căn bản để nhận diện thơ trẻ. Thơ nói về tình yêu, chăn gối thời nào cũng có nhưng để tình dục bước chân mạnh mẽ vào văn chương thì phải tìm ở ngôn ngữ thơ ca hiện đại” [24]. Dục tính không có gì là xấu nó như một giá trị người muôn thủa đi vào văn chương, nó muốn vươn tới một tiêu chí xác lập nhân văn, chống lại những tín niệm đạo đức lỗi thời bóp nghẹt tự do của con người. Chủ đề tình dục trong văn chương rất phổ biến ở văn học phương Tây nhưng ở Việt Nam do ảnh hưởng của đạo đức nho giáo và tinh thần khắc kỷ của một thời chiến tranh nghiệt ngã, chủ đề này gần như một vùng cấm trong văn chương chính thống. Năm 2005 bạn đọc Châu Á phải sững sờ trước hiện tượng phái nữ "vùng lên" trong văn chương, tiêu biểu là Trung Quốc. Thế rồi, một loạt sách của các nhà văn nữ Trung Quốc được dịch và giới thiệu tại Việt Nam gây sửng sốt cho người đọc. Tình dục trở thành chủ đề trọng tâm khiến nhiều tác phẩm được bàn tán ồn ào, được xếp vào loại "sốt" như: Điên cuồng như Vệ Tuệ, Quạ đen, Búp bê Bắc Kinh,…đại diện cho các tác phẩm vừa kề là Búp bê Bắc Kinh của Xuân Thụ, một cô gái mười bẩy tuổi. Cuốn sách này đã gây chấn động Trung Quốc vì mô tả một cách bộc trực sự thức tỉnh về mặt tình dục của một cô gái trẻ .Qua đó nói lên khát vọng làm chủ: Tôi là của tôi và tôi có quyền sử dụng tôi, bất chấp dư luận. Sự say mê nhục cảm của Xuân Thụ, thái độ điềm nhiên khi nói về tình dục và phong cách viết vừa trữ tình, vừa thô ráp dường như gây sốt cho giới trẻ Trung


Nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo - 5

Quốc. Cùng với Quạ Đen của Cửu Đan, Điên cuồng như Tệ Tuệ của Vệ Tuệ, Búp bê Bắc Kinh như một cuộc đột phá về đạo đức, một thái độ thách thức của giới trẻ đối với những chuẩn mực đạo đức đậm màu sắc của phong kiến của Trung Quốc xưa. Nó phô bày những đổi thay, rạn vỡ dữ dội của xã hội hiện đại.

Ở Việt Nam, theo một nguồn tin trên trang www evan.com.vn ngày 25/01/2007 có người viết: “Cách đây khoảng 20 năm, một tác phẩm của nhà văn Đào Hiếu từng bị dư luận tẩy chay, phê phán nặng nề. Chỉ vì trong đó, tác giả viết nhân vật chính quá bản năng về tính dục, nhớ người yêu đến nỗi phải ôm ấp, hít ngửi chiếc quần lót của nàng cho đỡ nhớ ”[32]. Tuy nhiên, vài năm sau đó, cùng với làn sóng đổi mới mở cửa hội nhập, dư luận xã hội dần tỏ ra cởi mở, dân chủ hơn trước những nhu cầu đa dạng của cá nhân, trong đó có nhu cầu tình dục. Tuy nhiên, phải có thời gian những động thái của đời sống mới được biểt đạt trong văn học. Lúc đầu còn dè dặt có vẻ chỉ giới hạn trong các cây bút nam. Những tác giả nữ động đến vấn đề này thường được xem là mạnh mẽ, táo bạo, thậm chí bị phê phán đi ngược truyền thống kín đáo, thùy mị của nữ giới. Thời gian gần đây, chính các cây bút nữ đã gây xôn xao dư luận khi họ đề cập đến lĩnh vực nhạy cảm này. Bạn đọc, có người khen họ là mới mẻ có người chê là quá trần trụi, nhưng đó là một hiện tượng có tính toàn cầu, nối tiếp những Cửu Đan, Vệ Tuệ, Sơn Táp…là Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư…

Năm 2005, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư được xem như một bứt phá ngoạn mục so với cách viết thật thà, nhà quê trước đó của cô. Cây bút nữ được yêu mến bởi những tác phẩm viết về nông thôn Nam bộ, với những nhân vật hiền như cá rô kho tộ, bỗng trở nên bạo liệt trong Cánh đồng bất tận. Không ít người vốn yêu quý giọng văn Nguyễn Ngọc Tư trước đây, phải kêu lên ghê quá, khi tác phẩm này có những đoạn diễn tả con người bản năng


thật trần trụi, dữ dội. Ở tập truyện Bóng đè của nhà văn trẻ Đỗ Hoàng Diệu cũng rất đậm màu sắc sex. Nhà văn Nguyên Ngọc, trong lời giới thiệu, đã khen giọng văn của Diệu: “Thấm đẫm nữ tính, tỉnh táo nhiều khi đến tàn nhẫn mà vẫn thật mê hoặc…”[32]. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên nhận định:“ Gần như chủ yếu, Đỗ Hoàng Diệu viết về phụ nữ và dục tính. Cô dùng người nữ và dục tính như một bộ mã để gửi đi một thông điệp của mình cho cuộc sống này. Bóng đè là một truyện ngắn tiêu biểu, hay cả về nội dung và cách viết…”[32]. Không phải ngẫu nhiên Bóng đè được một nhà văn lớn giới thiệu một cách trân trọng, một nhà phê bình khen hết lời, ít nhất thì ngôn ngữ trong truyện cũng lột tả cực kì chi tiết những pha bị cưỡng hiếp nó đã gây sốc cho nhiều người đọc, nhất là bạn đọc nữ. Cuối năm 2006, tập truyện ngắn I am đàn bà của nhà văn nữ Y Ban khiến nhiều người từng yêu thích giọng văn của chị phải sững sờ. Nếu Đỗ Hoàng Diệu mượn giấc mơ để mô tả chuyện tình dục, thì ở I am đàn bà, Y Ban phô bày dục năng của nhân vật một cách trực tiếp. Chị để nhân vật thổ lộ ham muốn tình dục một cách rất tự nhiên. Ngôn ngữ giàu thi vị khi trước đến tập truyện ngắn này hầu như không còn, nhường lại cho những ngôn ngữ mô tả kiểu dòng văn học “linglei” của Trung Quốc: Tôi là của tôi và tôi có quyền sử dụng tôi. Trong lĩnh vực thơ ca, nơi được xem là "thánh địa của ngôn từ" ý thức về nữ quyền càng bộc lộ rõ. Thơ Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư nói nhiều đến khát khao yêu và được dâng hiến. Nhiều người nhận xét thơ họ viết về tình dục nhưng Vi Thùy Linh trong bài: Tôi sống cật lực như thế để ngày mai sẽ chết, lớn tiếng khẳng định:“Tôi không viết về tình dục mà là viết về tình yêu. Đó là tình yêu đích thực hòa quện cả thể xác lẫn tâm hồn[30]. Từ ý thức về vẻ đẹp của thân thể thơ họ đã trình ra những cách diễn đạt táo bạo, họ muốn đi tìm một thứ ngôn ngữ tải những trạng thái cảm xúc bùng nổ tràn trề sức xuân, chất sống, họ chủ trương phải dám là mình đến tận cùng trang thơ. Vi Thùy Linh đã tâm sự “Dù không


còn ai làm thơ, tôi vẫn làm thơ. Chỉ có một độc giả, tôi vẫn làm thơ, mãnh liệt và thành thật” [30]. Phan Huyền Thư đã táo bạo, công khai nói những điều mà các thế hệ trước hoặc không dám hoặc chỉ làm lén lút. Người đàn bà trong thơ chị đầy nữ tính có chút hoang dại, vừa ra lệnh đồng thời vừa hạ mình, cất giấu từ những dịu ngọt nhất cho tới liều độc dược mạnh nhất. Cùng với những cây bút mới nổi Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Y Ban…các sáng tác của Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh mang một chiều sâu suy nghĩ và những trải nghiệm cuộc sống. Họ viết nhiều, viết sâu về tình yêu, một tình yêu với những đợi chờ, khao khát và ham muốn chẳng bao giờ nguôi và chẳng bao giờ toại nguyện.Truyện của họ kể về rất nhiều mối tình dang dở, chia lìa, tan vỡ mặc dù người trong cuộc tha thiết nâng niu, cũng vì thế mà truyện nào cũng chan chứa hoài niệm về một tình yêu, một hạnh phúc trong quá khứ, khát vọng tình yêu trở thành nỗi đau. Riêng Võ Thị Hảo lại luôn dành cho trái tim người phụ nữ, cho số phận người phụ nữ lòng yêu thương, đau xót sâu sắc nhất, thân phận người phụ nữ trở thành tâm niệm thường xuyên da diết trong những trang viết của chị. Với quan niệm nghề văn là một sự cứu rỗi,“sứ mệnh của nhà văn là chia sẻ niềm vui, nỗi đau và thức tỉnh lương tri”[14],Võ Thị Hảo đã thực sự mang lại cho nhân vật văn học những kinh nghiệm sống từ những trải nghiệm trong cuộc đời mình. Sáng tác của chị đầy ắp những nỗi lo lắng mơ hồ về cuộc đời mênh mông bất tận, vừa như thiên đường vừa như địa ngục đối với con người, đặc biệt là đối với người phụ nữ, trong khi “phụ nữ được tạo hoá sinh ra để làm chiếc dây leo đẹp quấn yểu điệu quanh cây đại thụ: Người đàn ông”(Biển cứu rỗi)…vậy mà cuộc đời lại đầy dẫy những cạm bẫy, những trái ngang khổ đau, bất hạnh. Đặc biệt tính nữ quyền thể hiện rất rõ trong sáng tác của Võ Thị Hảo ở sự quyết liệt đấu tranh dành giữ tình yêu, sự bình quyền trong tình cảm và khẳng định giới mình. Nhân vật trong sáng tác của chị có khi rất mực nhu mì, dịu dàng


cũng có khi rất mực nhẹ dạ và cuồng si nhưng khi cần cũng quyết liệt đến cứng cỏi. Người đọc thường bắt gặp trong sáng tác của chị là “những người đàn bà khổ vì yêu, rút hết gan, hết ruột để yêu và hy sinh cho tình yêu bất cần những hệ lụy sau đó”[55]. Nhưng nhìn sâu vào những mất mát, những đau thương ấy, ta thấy người phụ nữ không chỉ tội nghiệp mà còn đáng yêu, đáng kính trọng vô cùng. Họ nhẹ dạ, cả tin khi yêu và cũng mạnh mẽ, quyết liệt đến với tình yêu, họ yêu đến cháy bỏng và luôn mong muốn đem lại hạnh phúc cho người mình yêu dẫu phải chuốc lấy bất hạnh, phải cô đơn lẻ loi suốt đời. Nhân vật nữ trong sáng tác của chị sẽ là sự thể hiện rõ nhất điều này.

2.2. Bình diện xã hội- tư tưởng, nhân văn của nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo

2.2.1.Vấn đề số phận bi kịch của các nhân vật nữ trong sáng tác Võ Thị Hảo

Võ Thị Hảo là nhà văn của người phụ nữ bởi vậy trong sáng tác của chị thường thấy đó là tiếng nói thương cảm với người đồng giới vì theo đặc trưng tâm lý, phụ nữ tồn tại với tình cảm hướng nội nên luôn muốn tìm được sự đồng cảm và viết về người phụ nữ cũng có nghĩa là họ hướng ngòi bút vào chính mình.

Qua khảo sát 54 tác phẩm có 18 tác phẩm không viết về nhân vật nữ, còn lại 36 tác phẩm là viết về nhân vật nữ. Trong tất cả nổi lên một đặc điểm,nhân vật phụ nữ không còn là những cô thanh niên xung phong trong “môi trường vô trùng” như trong văn học trước đây nữa mà là những con người của cuộc sống đời thường, với những lo toan và tình cảm rất đỗi đời thường nhưng hết sức phức tạp. Những biến cố cuộc đời cô đọng lại thành những tấn bi kịch đè nặng lên số phận nhân vật nữ trong sáng tác của Võ Thị Hảo. Có rất nhiều bi kịch: bi kịch là nạn nhân của chiến tranh như Thảo trong truyện Người sót lại của Rừng Cười, những người phụ nữ bất hạnh trong Trận gió màu xanh rêu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023