Những Nhân Tố Tác Động Đến Quy Trình Nghiệp Vụ Nhập Khẩu Nguyên Vật Liệu .

được thì nhà nhập khẩu phải có thái độ nghiêm túc, hợp tác, thận trọng xem xét yêu cầu của bên kia để có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp tình, hợp lý hậu quả do lỗi của mình gây ra đồng thời đưa ra hình thức bồi thường thích hợp.

Nếu tranh chấp xảy ra mà các bên không thể tự giải quyết thì có thể nhờ đến sự phán quyết của Hội đồng trọng tài mà hai bên đã chỉ định trong hợp đồng. Bộ hồ sơ kiện phải có đủ các chứng từ đã được lập trong hồ sơ khiếu nại, thư khiếu nại và trả lời thư khiếu nại của các bên và đơn kiện. Gửi bộ hồ sơ này cho Toà án hoặc Hội đồng trọng tài xem xét giải quyết. Các quyết định của Toà án sẽ là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp lý mà các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện.

1.2. Những nhân tố tác động đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu.

Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, nhà xuất khẩu hoặc nhà nhập khẩu phải làm một công việc để tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã ký. Số lượng và nội dung các công việc mà công việc cần làm phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

1.2.1. Một số quy định nhà nước về việc nhập khẩu nguyên vật liệu.

Nhà nước sử dụng các công cụ và chính sách để điều tiết nền kinh tế, điều tiết hoạt động của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế ấy. Trong đó, chính sách và công cụ quản lý nhập khẩu mà nhà nước ban hành là để điều tiết hoạt động nhập khẩu nói chung cũng như hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu nói riêng của các doanh nghiệp kinh doanh XNK. Những biện pháp quản lý nhập khẩu chủ yếu mà nhà nước Việt Nam hiện đang áp dụng là:

Thuế nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu.

Tỷ giá và chính sách có liên quan.

Các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải biết được những quy định cụ thể và đặc điểm chính sách quản lý nhập khẩu của nhà nước nhằm đảm bảo kinh doanh theo đúng phương hướng, chính sách và luật pháp của quốc gia. Đây là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đối với các mặt hàng đã mà doanh nghiệp đã ký hợp hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Có những mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu phải xin giấy phép

xuất khẩu hoặc nhập khẩu ở các cơ quan quản lý nhà nước; có mặt hàng không phải xin.

Cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, danh mục các mặt hàng phải xin giấy phép trước khi xuất khẩu, nhập khẩu giảm dần.

Muốn biết mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu có phải xin giấy phép hay không thì trước khi ký kết hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp phải tìm hiểu cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua trang web của Bộ Thương mại, hoặc của các cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc qua cơ quan tư vấn của Cục Hải quan tỉnh, địa phương mà doanh nghiệp có trụ sở hoạt động.

1.2.2. Đặc điểm của hàng hoá ảnh hưởng đến quy trình nghiệp vụ nhập khẩu nguyên vật liệu.

Mỗi loại hàng hoá lại có những đặc điểm riêng của nó. Ví dụ như hàng nông sản là loại hàng mau hỏng, dễ biến đổi chất lượng còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kềnh, khối lượng và kích cỡ lớn,... Chính những đặc điểm riêng này của hàng hoá sẽ quy định cách bao gói, xếp dỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình nhập khẩu và chuyên chở hàng hóa.

Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hoá khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuỳ theo yêu cầu của cơ quan hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người nhập khẩu sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp.

1.2.3. Phương thức về điều kiện thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là một trong số các nghiệp vụ của ngân hàng trong việc thanh toán giá trị của các lô hàng giữa bên mua và bên bán hàng thuộc lĩnh vực ngoại thương. Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay là:

Chuyển tiền bằng: Điện chuyển tiền (TT: Telegraphic Transfer Remittance) hoặc bằng Thư chuyển tiền (MTR: Mail Tranfer Remittance).

Người mua sẽ chuyển tiền của mình thông qua một ngân hàng trong nước cho người bán một phần hoặc toàn bộ giá trị lô hàng (tuỳ theo hợp đồng ngoại thương).

Theo phương thức này người chuyển tiền (Remitter) ra lệnh cho ngân hàng của mình (Remitting bank) chuyển cho ngân hàng mà người bán (bên thụ hưởng) có tài khoản (Beneficiary bank). Sau khi nhận được tiền thì người bán sẽ tiến hành giao hàng.

Trả tiền lấy chứng từ (C.A.D: Cash Against Document): Người mua sẽ ký với ngân hàng C.A.D một bản ghi nhớ gồm 2 phần:

o Mở một tài khoản tín chấp (Trust account) mang tên người mua cho người bán hưởng lợi.

o Yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán mà người bán phải xuất trình cho ngân hàng C.A.D

Sau đó người mua chuyển tiền vào tài khoản tín chấp. Ngân hàng C.A.D thông báo cho người bán về việc tài khoản tín chấp đã được mở. Sau khi nhận được thông báo từ ngân hàng, người bán tiến hành giao hàng và thành lập bộ chứng từ thanh toán. Nếu bộ chứng từ hợp lệ thì ngân hàng C.A.D sẽ thực hiện thanh toán cho nguời bán. Ngân hàng C.A.D sẽ chuyển bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.

Nhờ thu (Collection): Người bán sau khi giao hàng sẽ ủy quyền cho ngân hàng, nhờ ngân hàng thu hộ tiền hàng của người mua ở nước ngoài.Có 2 loại nhờ thu:

o Nhờ thu chấp nhận chứng từ (D/A: Document Acceptance)

o Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)

Tín dụng thư (L/C: Letter of Credit): là một cam kết thanh toán có điều kiện bằng văn bản của một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng) đối với người thụ hưởng L/C (thông thường là người bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ) với điều kiện người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ phù hợp với tất cả các điều khoản được quy định trong L/C, phù hợp với Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được dẫn chiếu trong thư tín dụng và phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ (ISBP).

1.2.4. Các điều kiện thương mại quốc tế

Incoterms 2000 bao gồm có 13 điều kiện giao hàng mẫu, chia thành 4 nhóm: C, D, E, F. Trong đó, nhóm E gồm 1 điều kiện (EXW), nhóm F gồm 3 điều kiện (FCA, FAS, FOB), nhóm C gồm 4 điều kiện.

Các điều khoản chủ yếu của Incoterms 2000:

1. Nhóm E (nơi đi)

1.1. EXW (nơi đi) - Giao tại xưởng :

Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ để giao hàng khi hàng đã sẵn sàng tại nơi sản xuất (ví dụ: xưởng SX, nhà máy, nhà kho ...) cho người mua. Người bán không có trách nhiệm phải bốc xếp các hàng hoá đó lên ôtô của người mua hoặc thanh toán hàng cho xuất khẩu, trừ khi có những thoả thuận khác. Người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc bốc dỗ hàng từ địa điểm người bán nơi quy định.

2. Nhóm F (Phí vận chuyển chưa trả)

1.2. FCA (cảng đi) - Giao cho người chuyên chở:

Nghĩa là người mua hoàn thành nhiệm vụ để chuyển hàng khi đã đuợc bàn giao đã thanh toán cho xuất khẩu, cho đến các phí chuyên chở do người mua quy định tại một địa điểm hay điểm đã xác định. Nếu không rõ địa chỉ do người mua chỉ định, người bán có thể chọn trong phạm vi một địa điểm hay hàng loạt các địa điểm đã quy định nơi chở hàng có thể bốc hàng được, phải trả phí. Theo thực tế thương mại, hỗ trợ của người bán hàng được yêu cầu trong khi làm hợp đồng với người chuyên chở (như đường sắt hay vận tải hàng không) người bán hàng có thể xác nhận các rủi ro và chi phí của người mua.

1.3. FAS (cảng đi) - Giao dọc mạn tàu:

Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã để dọc mạn tàu tại cảng hay xà lan bốc dỡ hàng tại cảng đã quy định. Có nghĩa là người mua phải chịu tất cả chi phí và rủi ro hoặc sự thiệt hại cho hàng hoá lúc nào đó. FAS yêu cầu người mua hàng phải thanh toán hàng cho xuất khẩu.

1.4. FOB (cảng đi) - Giao lên tàu:

Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng hoá, chi phí bốc dỡ hàng hoá trên tàu tại cảng cho lên tàu quy định.

2. Nhóm C (Phí vận chuyển đã trả)

2.1. CFR (cảng đến) - Tiền hàng và cước phí

Nghĩa là người mua phải trả chi phí mua hàng và giá vận chuyển cần thiết để mang hàng tại cáng đến quy định nhưng mọi rủi ro vi mất mát hoặc thiệt hại đến hàng hoá cũng như bất cứ chi phí phát sinh nào có thể xẩy ra khi hàng đã giao lên boong tàu, được bàn giao từ người bán sang người mua, khi hàng đã qua đường ray của tàu trong cảng vận chuyển. Điều kiện CFR yêu cầu người bán hàng phải thông quan hàng cho xuất khẩu.

2.2. CIF (cảng đến) - Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí.

Theo điều kiện vận chuyển mà người bán hàng đã báo giá gồm chi phí hàng hoá, bảo hiểm vận tải biển và tất cả các phí vận chuyển đến cảng đến quy định.

2.3. CPT (cảng đến) - Cước phí trả tới

Nghĩa là người bán trả phí vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định. Rủi ro vì mất mát hoặc hư hao hàng hoá cũng như bất kỳ một chi phí phát sinh nào đó có thể xẩy ra sau thời gian hàng đã được giao để vận tải theo vận đơn chuyên chở. "Vận chuyển" nghĩa là thực hiện nhiệm vụ chuyên chở bằng bất kỳ điều kiện nào kể cả đường sắt, đường bộ, đường biển, đường hàng không, vận tải thuỷ nội địa hoặc bằng sự kết hợp theo mô hình kiểu này. Mục đích cuối cùng là hàng đến đúng nơi quy định như đã thoả thuận. Theo điều kiện CPT yêu cầu người bán hàng thanh toán hàng cho xuất khẩu.

2.4. CIP (cảng đến) - Cước phí và phí bảo hiểm trả tới.

Nghĩa là nguời bán có cùng nhiệm vụ như điều kiện CPT nhưng phải bổ sung là người bán phải uỷ nhiệm bảo hiểm vận chuyển đề phòng sự rủi ro do mất mát của người mua hoặc hao hư về hàng hoá trong lúc vận chuyển. Nguời bán hợp đồng về bảo hiểm và trả phí bảo hiểm . Theo điều kiện CIP yêu cầu người bán thanh toán hàng cho xuất khẩu.

3. Nhóm D (nơi đến)

3.1. DAF (biên giới) - Giao tại biên giới.

Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã thanh toán cho xuất khẩu tại một điểm hay nơi tại biên giới chỉ định, nhưng trước Hải quan của quốc gia kề bên. Điều khoản về "Biên giới" có thể dùng cho bất kỳ nơi đường biên giới nào của nước xuất khẩu.

3.2. DES (cảng đến) - Giao tại tàu.

Nghĩa là người bán phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng cho người bán tại boong tàu không thanh toán nhập tại cảng đến đã quy định. Người bán hàng phải chịu tất cả chi phí và rủi ro có liên quan đến việc mang hàng đến cảng đến quy định.

3.3. DEQ (cảng đến) - Giao tại cầu cảng.

Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã sãn sàng cho người mua tại cảng đến quy định, đã thanh toán nhập khẩu. Người bán hàng chịu mọi rủi ro và thuế, ngoài các chi phí khác cho việc gửi hàng.

3.4. DDU (điểm đến) - Giao hàng chưa nộp thuế.

Nghĩa là người bán thực hiện đầy đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng đã sãn sàng tại cảng đến quy định. Ngoài ra người bán hàng chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến việc mang hàng đến cảng (gồm thuế, các chi phí chính thức kháctrong nhập khẩu) cũng như các chi phi khác trong việc làm các thủ tục hải quan. Người mua phải trả bát kỳ một chi phí phát sinh nào hoặc bất kỳ một sự rủi ro nào do thất bại trong việc thanh toán hàng nhập khẩu.

3.5. DDP (điểm đến) - Giao hàng đã nộp thuế.

Nghĩa là người bán hàng thực hiện đầu đủ nhiệm vụ để giao hàng khi hàng hoá đã có mặt tại địa điểm quy định của nước nhập khẩu. Người bán hàng chịu mọi rủi ro và chi phí, gồm các loại thuế và ngoài các chi phí khác trong việc giao hàng, thanh toán cho nhập khẩu.

Chương 2 – Giới thiệu về Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư C&T

2.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty

Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư là doanh nghiệp cổ phần hóa từ Doanh nghiệp Nhà nước - Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư theo Quyết định số 42/QĐBXD ngày 15 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103001488 ngày 04 tháng 03 năm 2003 sở kế hoạch và đầu tư Tp.Hồ Chí Minh cấp.

Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần xây dựng và Kinh doanh Vật tư

Tên tiếng Anh: Construction and materials trading joint stock company Tên viết tắt: Công ty C&T

Logo: Trụ sở chính Lầu 6 số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu phường Bến Nghé Quận 1 1


Trụ sở chính: (Lầu 6) số 9 – 19 Hồ Tùng Mậu, phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (08).38295604

Fax: (08).38211096

Website: www.cnt.com.vn Email: cnt@cnt.com.vn Mã số thuế: 0301460120

Vốn điều lệ: 100,150,690,000 vnđ

- 28/05/1976: Xí Nghiệp Cung Ứng Vật Tư Vận Tải trực thuộc Tổng Công Ty Xây Dựng Số 1.

- 26/05/1981: Chuyển thành Công ty Cung Ứng Vật Tư Vận Tải theo Quyết định của Bộ Xây Dựng.

- 24/02/1990: Bộ Xây Dựng bổ sung chức năng nhận thầu xây dựng và đổi tên là Công Ty Xây Dựng và Cung Ứng Vật Tư.

- 15/01/2003: Bộ Xây Dựng ban hành Quyết định Cổ phần hoá Công ty và với tên gọi là Công ty Cổ Phần Xây Dựng và Kinh Doanh Vật Tư (C&T).

- 04/03/2003: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tp. Hồ Chí Minh ký Quyết định cấp giấy phép Đăng ký Kinh doanh số 4103002148.

- 28/07/2008: Cổ phiếu Công ty C&T chính thức lên sàn chứng khoán HOSE.

- 01/01/2009: Hiệp Hội Thép Việt Nam chứng nhận là thành viên chính thức. Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Vật tư là Công ty thành viên của

Tổng Công ty Xây dựng số 1-Bộ Xây Dựng được thành lập từ năm 1981 và chuyển sang cổ phần hoá từ tháng 1/2003.

Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, từ một xí nghiệp hoạt động đơn ngành cung ứng vận tải, C&T đã trở thành một Công ty đa ngành và khẳng định được vị thế vững vàng trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật tư.

Trong quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tích nổi bật như được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương lao động hạng 1-2-3 vì thành tích tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm và được Bộ Xây dựng tặng danh hiệu thi đua xuất sắc ngành xây dựng 10 năm liền trong giai đoạn 1990-2000, 4 năm liền trong giai đoạn 2000 -2004, bằng khen của Chính Phủ, của Bộ Xây Dựng và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Giấy Chứng Nhận Thành Viên của Hiệp Hội Thép Việt Nam, của Câu Lạc Bộ Doanh Nghiệp Việt Nam, Báo Điện Tử Viet Nam Net (VNR

500) bầu chọn là một trong 500 doanh nghiệp dẫn đầu tại Việt Nam năm 2007 và 2008.

Ngày 28/07/2008, Công ty C&T chính thức trở thành doanh nghiệp thứ 155 niêm yết và giao dịch trên sàn chứng khoán Sở Giao dịch Hồ Chí Minh, với mã CNT.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022